Có nên ăn nhiều trứng khi mang thai?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Có nên ăn nhiều trứng khi mang thai?

26/11/2015 12:00 AM
283

Chúng ta đều biết trứng gà rất bổ dưỡng cho bà bầu nhưng ăn thể nào là đủ và an toàn thì không phải ai cũng biết.

Ăn trứng bao nhiêu là đủ trong thai kỳ?

Vì sao trứng gà tốt cho bà bầu?

Trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể. Đối với những người thiếu máu cũng nên ăn nhiều trứng gà để hấp thụ lượng sắt vừa phải.

Trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người). Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư.

Vì vậy, trứng gà có chứa rất nhiều dưỡng chất mà không phải loại thực phẩm nào cũng có. Những loại dưỡng chất này lại đặc biệt tốt cho cơ thể nhất là phụ nữ mang thai và nó đương nhiên có lợi cho bà bầu.

Ngoài ra những người sắp làm mẹ nên ăn điều độ trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này. Một số nghiên cứu khoa học còn cho biết, ăn trứng gà đầy đủ khi mang thai giúp thai nhi có làn da trắng hồng.

Ăn trứng bao nhiêu là đủ trong thai kỳ? - 1
Trứng gà chứa rất nhiều dưỡng chất mà không phải loại
thực phẩm nào cũng có. (ảnh minh họa)

Ăn bao nhiêu là đủ?

Một quả trứng gà (hoặc vịt) cung cấp khoảng 13 vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Trứng còn giàu protein và colin (một chất cần cho sự phát triển của não thai nhi). Tuy nhiên, trứng lại chứa nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, bạn chỉ nên ăn từ 3-4 quả trứng mỗi tuần tùy cách chế biến để bạn cảm thấy ngon miệng nhất.

Ăn thế nào để an toàn nhất?

– Với món trứng luộc: bạn nên lật đều hai mặt của quả trứng khi nước sôi, đun thêm khoảng 5-7 phút nữa. Nếu đun sôi trứng quá 10 phút, phần bên trong quả trứng sẽ xảy ra các phản ứng hóa học. Trong protein của trứng có chứa nhiều methionine (một loại axit amin thiết yếu). Nếu bị đun nóng trong thời gian dài, chất này sẽ phân hủy thành sunfua, sau đó tiếp tục kết hợp với sắt có trong lòng đỏ trứng tạo thành hợp chất sunfua sắt, làm bạn khó tiêu hóa mà cũng khiến nhiều chất dinh dưỡng khác bị bay mất.

Lưu ý: Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm nước lã sau khi trứng chín để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, cách làm này lại thiếu vệ sinh bởi vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng. Vì vậy, bạn nên dùng nước sôi để nguội ngâm trứng chín thay vì nước lã.

Ngoài ra, nếu muốn trứng dễ bóc, bạn có thể thả chút muối vào nồi khi luộc trứng. Muối ăn vừa có tính sát trùng vừa làm cho màng trứng co lại nên dễ bóc.

Ăn trứng bao nhiêu là đủ trong thai kỳ? - 2
Trứng cần được chế biến chín kỹ trước khi ăn. (ảnh minh họa)

– Với món trứng ốp: Bạn nên lật đều hai mặt trứng trên chảo, dùng đũa (hoặc thìa) ấn nhẹ phần lòng đỏ của trứng xem còn lòng đào hay không.

– Với món trứng kho: Bạn cũng nên đảo đều trứng trong nồi để trứng chín đều. Sau đó, bạn đậy vung, để nhỏ lửa và rim trứng trong phòng 5-7 phút.

– Với món trứng muối: Trứng muối được xếp vào loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao, tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng nhiều. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, trong quá trình chế biến, các nhà sản xuất đã sử dụng vôi muối hoặc chì để ủ trứng. Thai phụ bị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì nên hạn chế món trứng nói chung và trứng muối nói riêng vì chúng chứa nhiều cholesterol.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý