Dạy bé tập nói

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Dạy bé tập nói

18/04/2015 03:57 PM
324
Để bé yêu nhà mình không rơi vào tình trạng chậm nói thì các mẹ và cả gia đình cần có sự dạy dỗ bé đúng cách, dưới đây là các cách để dạy bé tập nói mà các mẹ nên biết:
Những ai làm cha mẹ hầu hết đều mong đợi giây phút bé yêu phát ra những lời đầu tiên, dù bập bẹ nhưng thật dễ thương phải không? Có nhiều cha mẹ nôn nóng vì mãi mà bé vẫn không chịu nói, đừng quá nôn nóng, hãy thật kiên nhẫn dạy bé theo những cách dưới đây. Rồi một ngày “chiếc loa phát thanh tí hon” sẽ làm bạn ngạc nhiên đấy!
Ảnh: Inmagine.

Theo các nhà nghiên cứu thì  “Từ 4 – 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu lảm nhảm những từ có 2 âm tiết như: baba hay mama”, nó là tiền thân của những từ đầu tiên theo bản năng mà bé tự phát ra.

Các giai đoạn mà bé phải đi qua bao gồm; phát âm nguyên âm (0 – 3 tháng), nhân rộng theo cách bập bẹ, có nghĩa là lặp lại những âm thanh cùng một phụ âm như: bababa, dadada, (4 – 6 tháng), tăng bập bẹ với nhiều âm thanh pha trộn (6 – 9 tháng).

Dưới đây là 10 mẹo có thể giúp cho bé tăng cường khả năng diễn đạt những từ đầu tiên

1. Tham gia vào cuộc “đàm thoại kỳ lạ” của bé

Dù chưa hiểu bé diễn đạt gì, bạn vẫn có thể tham gia vào “cuộc hội thoại” với tất cả niềm vui và sự hào hứng của bé. Đáp lại những âm thanh ngọt ngào và tiếng trọ trẹ dễ thương ấy bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu, nói chuyện…Bé sẽ bắt đầu hiểu là bố mẹ lưu tâm mình, đó là một thông tin liên lạc hai chiều cho và nhận, nó giúp bé thích trò chuyện và cởi mở hơn.

2. Trò chuyện với bé

Trò chuyện với bé sẽ giúp bạn xây dựng vốn từ vựng hàng ngày của mình, lại tăng cường sự gần gũi với con và giúp bé học từ ngữ chuẩn hơn.

3. Trả lời tiếng khóc của bé

Khóc thật ra là một cách giao tiếp của bé khi đòi hỏi những nhu cầu của cơ thể. Bạn trả lời lại là cách bạn đáp ứng những nhu cầu ấy, chẳng hạn bạn sẽ nhận biết được lúc nào bé bệnh, đói, mệt mỏi…Đó là một cách chia sẻ thông tin kỳ lạ nhưng lý thú.

4. Nói chuyện phiếm với bé

“Bé “măm” xong rồi, bây giờ mẹ sẽ thay tã cho bé nhé, thay tã xong bé sẽ chơi với bà để mẹ nấu cơm nhé”…Khi bạn nói với bé những điều này, bé sẽ tự tạo được khả năng liên kết sự việc và biết kết nối, xâu chuỗi mọi thứ thật logic, điều này giúp bé phản ứng nhanh trong khả năng sử dụng ngôn ngữ.

Ảnh: Inmagine.

5. Hát những bài hát ngắn

Nếu không thể hát được những bản nhạc dài và khó, bạn có thể hát những bản ngắn. Quá trình lặp đi lặp lại các từ trong bài hát sẽ là bước đầu tiên để ghi nhớ những lời mà bé yêu thích để từ từ bé sẽ bắt chước theo.

6. Đọc cho bé nghe

Trẻ em quan tâm đến sách sớm hơn bạn nghĩ. Hãy thử đọc cuốn sách ưa thích của bạn hoặc những cuốn truyện tranh mà bé thích ngắm nhìn thật thường xuyên, bạn sẽ thấy bé ngồi yên chăm chú. Cũng giống như khái niệm đằng sau những bài hát yêu thích của bé, sự lặp lại những gì bạn đọc từ sách sẽ giúp bé xây dựng vốn từ vựng cơ bản.

7. Chơi đùa cùng bé

Khuôn mặt của bé trở nên ủ dột, rồi bé mếu và khóc thì có lẽ là vì bé mệt mỏi. Bạn giúp bé thư giãn bằng những đồ chơi bé thích, cùng chơi với bé và tập cho bé đánh vần từng món một.

8. Học từ bạn bè

Nếu bé đã đến tuổi đi mẫu giáo mà vẫn chưa nói sõi thì bạn nên cho bé tiếp cận nhiều với môi trường học tập, dạy thêm cho bé nói những từ đơn giản. Có bạn bè, trò chuyện nhiều, bé sẽ tự tin để nói tốt hơn.

9. Khuyến khích sự cố gắng của bé

Khi bé bắt đầu nói huyên thuyên cả ngày và phát âm sai, bạn đừng cười bé, hãy để bé được tự tin nói những gì bé thích. Nhiều cha mẹ thấy con nói lung tung thường bật cười, điều đó sẽ cản trở bé học nói.

10. Kiên nhẫn

Cha mẹ không thể nói thay con nhưng có thể khuyến khích con nói lời đầu tiên. Tuy nhiên hãy nhớ rằng mỗi bé con có sự phát triển khác nhau và vì thế sẽ có bé nói sớm nhưng cũng có bé nói chậm hơn một chút. Đừng quá lo lắng và hãy kiên nhẫn đợi chờ, rồi bạn sẽ được nghe bé thốt ra những lời dễ thương mà thôi. Hẳn bạn cũng sẽ bớt lo lắng khi biết rằng mãi đến năm bốn tuổi, nhà bác học Einstein mới bắt đầu biết nói.

Nhũng chú ý cho bố mẹ khi dạy trẻ tập nói, tùy vào từng độ tuổi mà bố mẹ cần lưu ý cách dạy o trẻ phừ hợp nhất!

Trẻ thơ trước 5 tháng tuổi

Tuy bé đã tự phát ra tiếng “ba ba”, “ma ma”, nhưng vẫn là loại tập phát âm vô ý thức. Vậy mà, người Nói vô tình, người nghe hữu ý, bạn nhất định cho rằng trẻ đang gọi bạn, bạn tỏ nỗi mừng vui ra nét mặt và đáp ứng tích cực.

Mặc dù chỉ là bạn mừng hụt, nhưng sự khẳng định của bạn là sự cổ vũ lớn lao và phản xạ có điều kiện với trẻ, khiến nó vui lại gọi, và dần dần kết hợp lại với hình ảnh bạn.

Do đó, trong giai đoạn này, ngoài việc Nói chuyện nhiều với trẻ, bạn cần phải tận dụng khả năng nắm bắt tín hiệu, dùng hình thức đối thoại này, khuyến khích tích cực luyện tập phát âm của trẻ.

Trẻ 6 tháng tuổi

Bé đã có thể phát âm “bi bô”. Lúc này, bạn cần Nói chuyện với trẻ nhiều hơn.

Khi nói, nhất định cần ở vị trí chính diện đối với trẻ, khiến nó có thể nhìn rõ miệng của bạn, điểm này rất quan trọng.
Phải thường xuyên gọi tên con, để con có phản ứng. Khi chơi với con, cần bảo cho con biết các bộ phận trên cơ thể nó: “Đây là tay, đây là chân, đây là tai, mắt, mũi, mồm…” Cứ như thế nhiều lần. Sau đó, hỏi lại con: “tai đâu?” để nó chỉ ra.

Khi được 7 – 8 tháng tuổi

Dạy con tập nóiTrẻ có thể tự nhiên phát ra một số âm tiết đơn âm, có một số trẻ có thể phát ra âm tiết song âm như: “ma ma”.

Lúc này, bạn nên dùng tiếng phổ thông chính xác, dễ hiểu Nói với trẻ và sao cho con chú ý đến nét mặt của bạn khi Nói chuyện, hiểu được những biểu hiện tình cảm của bạn nó được gợi ý trong khi quan sát bạn, lắng nghe tiếng Nói của bạn.

Ngôn ngữ là công cụ giao lưu tình cảm của con người. Bởi vậy, khi bón cơm cho trẻ, bạn chớ có “im như thóc”, “cốt cho nhanh hết”, mà khi bón cơm, cần để cho bé cảm nhận được tình yêu của bạn, vừa bón cơm vừa Nói với trẻ: “Đến đây con!” “ăn cơm nhé!” “ăn miếng nữa nào! tốt, ngoan lắm!”

Khi tắm cho trẻ, bạn Nói “Rửa cái tay nhỏ này!”, “kỳ cái chân xinh xinh này!”.

Khi mặc quần áo cho trẻ, bạn vừa mặc cho con vừa nói: “Xỏ tay này trước, xỏ tay kia sau!…” 
Những lời Nói đầy tình yếu ấy của mẹ khiến cho trẻ dần dần hiểu được ngôn ngữ. Thế là, vô hình chung bạn đã thực hiện việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ đấy!

Trẻ 9 – 10 tháng

Bé có thể quan sát tỉ mỉ và bắt chước động tác của người lớn, lại có thể hiểu được một số ngôn ngữ của người lớn nữa.
Lúc này, bạn cần chú trọng dạy trẻ liên kết giữa từ và động tác tương ứng. Ví dụ, vẫy tay Nói “tạm biệt”, gật đầu Nói “cảm ơn”, vỗ tay Nói “hoan hô”. Và bạn có thể vừa Nói vừa làm động tác như “nhắm mắt”, “giơ tay”… để cho trẻ luyện tập theo ý nghĩa lời Nói làm động tác tương ứng. Đồng thời, bạn còn cần phải chú ý gợi mở cho trẻ liên hệ một số từ với vật phẩm thường thấy.

Ví dụ, khi mở ti vi bảo cho trẻ biết: “Đây là tivi!”. Sau đó lại hỏi: “Tivi đâu?”. Để nó quay người tìm kiếm hoặc dùng tay chỉ. 
Lại có thể liên hệ tới thực phẩm con ăn uống, đồ chơi con chơi để Nói với nó một số lời đơn giản, khiến đứa trẻ liên hệ giữa ngôn ngữ, với sự vật và động tác.

Sau 11 tháng tuổi

Trẻ rất thích “bí ba bí bô” Nói chuyện, không những biết Nói một số danh từ như “Ba ba”, “ma ma”, mà còn biết sử dụng một số động từ như: bế, ăn…
Hơn nữa, bé còn biết phối hợp giữa nét mặt, động tác với lời nói. Ví dụ với những thứ bé không muốn ăn, bạn đưa cho bé, bé lắc đầu và Nói “không”. Đương nhiên phát âm vẫn chưa chính xác, thậm chí có một số âm người lớn nghe không biết nó Nói gì.

Trẻ thường dùng một số tư thế tay và nét mặt để biểu đạt ý muốn của mình. Chú ý thời kỳ này, bạn cần tạo nhiều điều kiện cho trẻ Nói chuyện, luôn luôn đưa con đi chơi bên ngoài, mở rộng phạm vi sinh hoạt, tăng cường kiến thức và lợi dụng sự vật và vật thực trẻ được tiếp xúc, dạy trẻ nói.

Khi trẻ phát âm không chuẩn, bạn nên kịp thời phát lại làm mẫu và yêu cầu nó luyện tập ngay một lượt, nắm chắc mọi cơ hội sửa chữa, uốn nắn những âm nó Nói không chính xác.

Bạn phải đặc biệt chú ý dạy trẻ phát âm thật chính xác hai âm n và l để tránh sau này trẻ lẫn lỗn hoặc chỉ phát được một trong hai âm đó. Khi con Nói “ngọng” nhất thiết bạn không được cười bé, nếu không, sẽ làm tổn thương đến tính tích cực tập Nói của con.

Tránh Nói ngọng theo trẻ

Có một số cha mẹ khi dạy trẻ nói, thích sử dụng loại ngữ trẻ dùng, như: "tị ơi tị" (chị ơi chị), “ơm ơm” (cơm), “ún on” của mẹ, (cún con của mẹ)… và cho rằng những từ ngữ sinh động này rất thú vị, có thể dẫn trẻ đến hứng thú. Kỳ thực đây là một phương pháp sai lầm.

Ngôn ngữ là công cụ giao lưu tư tưởng của con người, là cơ sở tiếp thu giáo dục, bồi dưỡng năng lực biểu đạt ngôn ngữ cho trẻ phải quy phạm hoá ngay từ ban đầu khi trẻ tập nói. Điều đó rất có lợi cho việc học tập của trẻ sau này.

Bản thân lời Nói của trẻ nhỏ không phù hợp với quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ, có tính hạn chế rất lớn, bất lợi cho việc giao lưu.Trẻ quen sử dụng ngữ của nó, thì một thời gian dài, cũng rất khó thoát ra khỏi cái ngữ ấu trĩ đó, do đó tạo thành nghèo nàn ngôn ngữ, ảnh hưởng đến sự giao tiếp và phát triển năng lực trí tuệ của trẻ. 
Mặt khác,nói ngọng với trẻ là một cách lãng phí sức lực và thời gian bởi điều đó không giúp ích gì cho khả năng diễn đạt của bé.

Phát triển năng lực biểu đạt của trẻ là một môn nghệ thuật. Mỗi bậc cha mẹ đều phải coi trọng việc tạo nên môi trường ngôn ngữ gia đình tốt đẹp, nỗ lực dạy cho trẻ thứ ngôn ngữ vừa sinh động, có hứng thú, dễ tiếp thu, lại phù hợp với quy phạm ngôn ngữ tiêu chuẩn hoá.

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý