Xơ gan cổ chướng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Xơ gan cổ chướng

18/04/2015 03:57 PM
497

Hầu hết bệnh nhân xơ gan có rất ít triệu chứng. Xơ gan có thể được gợi ý bởi vàng da. Những triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, suy nhược và chán ăn có thể xảy ra. Ngứa do sự trào ngược của mật vào trong máu và da. Dễ bầm tím là hậu quả của sự giảm sản xuất protein kết cụm do bệnh gan.


Dịch có thể tích tụ trong ổ bụng (cổ chướng) và sưng chân như là kết quả của sự tắc nghẽn máu qua gan. Ðây là biến chứng xa hơn do giảm sản xuất protein của gan xơ . Dịch có thể bị nhiễm trùng(viêm phúc mạc vi khuẩn) và có thể đe doạ sự sống. Thường hơn, dịch gây khó chịu trong bụng và tăng cân.

Bởi vì dòng máu qua gan chậm trong gan xơ, do đó máu trở về tim từ ruột non phải tìm những cầu nối luân phiên. Ðiều này thường dẫn đến phình mạch như túi phình tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày. Tĩnh mạch với thành mỏng này có thể bị vỡ dưới áp lực cao và gây ra xuất huyết nội. Ðiều này có thể dẫn đến ói ra máu, tiêu phân đen, và thậm chí sốc.

Gan của bệnh nhân xơ gan giảm khả năng lọc chất độc (như amoniac) gây tích tụ trong máu. Ðiều này dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc rối loạn nhân cách (bệnh não). Chứng hay quên, mất tập trung, rối loạn tâm thần và ít ngủ có thể là hậu qua của xơ gan. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, mất ý thức (hôn mê) và hơi thở yếu có thể xảy ra. Bệnh nhân cũng nhạy cảm với thuốc mà bình thường được lọc bởi gan. Ðây là một vấn đề đặc biệt quan trọng của thuốc an thần và thuốc ngủ.

Suy thận thường đi kèm với suy gan. Việc sản xuất nước tiểu giảm khi xơ gan tiến triển xấu hơn . Xơ gan giai đoạn cuối, thận bị hư hoàn toàn (hội chứng gan thận) thường gây tử vong.

Xơ gan được coi là một bệnh trong “tứ chứng nan y”, ngày nay với những tiến bộ của y học hiện đại, đã có những hướng mới mở ra cho các bệnh nhân xơ gan, đặc biệt là việc kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng giúp ổn định lại chức năng gan hay làm chậm sự tiến triển của bệnh, việc chẩn đoán sớm và tìm ra nguyên nhân để điều trị cũng cần được nhấn mạnh.



Xơ gan có biểu hiện gì?

Xơ gan là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng cấu trúc bình thường của gan bị biến đổi và thay thế bằng mô xơ sẹo không còn chức năng, thường gây ra bởi quá trình viêm kéo dài tại gan do nhiều bệnh lý khác nhau như xơ gan do ứ mật; hóa chất, thuốc; thiểu dưỡng; ký sinh trùng; rối loạn chuyển hóa... nhưng thường gặp nhất là tình trạng lạm dụng rượu và nhiễm virut viêm gan . Các thương tổn trong xơ gan thường không thể hồi phục được nhưng hoàn toàn có thể làm chậm hoặc ngăn cản các thương tổn này bằng việc điều trị hợp lý.

Thời kỳ đầu, xơ gan thường không có triệu chứng, về sau tùy thuộc từng mức độ có các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù, cổ trướng, suy giảm chức năng tình dục..., nặng hơn có những triệu chứng của biến chứng như nôn ra máu và đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, hôn mê gan, suy thận, các biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc do xơ gan ung thư hóa...

Xử trí thế nào với các biến chứng của xơ gan?

Có thể nói, hiện chưa có cách nào có thể điều trị đặc hiệu hay làm đảo ngược lại quá trình bệnh lý. Điều trị xơ gan đòi hỏi những hiểu biết về bệnh sử, sinh lý bệnh và diễn tiến của bệnh; căn cứ vào nguyên nhân và mức độ thương tổn của gan. Trong đợt tiến triển, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, ăn đủ chất, hợp khẩu vị; đủ calo, nhiều sinh tố, đạm; hạn chế mỡ, ăn nhạt khi có phù. Về thuốc, dùng các thuốc làm tăng cường chuyển hóa tế bào gan như vitamin C, B12; glucocorticoid dùng trong đợt tiến triển của xơ gan do viêm gan virut, xơ gan ứ mật; các thuốc tăng cường chuyển hóa đạm; khi protein trong máu giảm nhiều dùng các dung dịch có chứa albumin hoặc các loại đạm tổng hợp; khi có phù, cổ trướng to cần phối hợp dùng các thuốc lợi tiểu, hoặc chọc dịch cổ trướng khi có chỉ định...

Nhận biết và kiểm soát các biến chứng là yếu tố quan trọng

Các biến chứng thường gặp của xơ gan như vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, cổ trướng, nhiễm khuẩn màng bụng tiên phát, hội chứng gan thận, bệnh não gan...

Với giãn tĩnh mạch thực quản có 3 chiến lược điều trị cần được xác định đó là phòng ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, điều trị chảy máu tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản và phòng chảy máu trở lại. Phòng ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân có biểu hiện giãn tĩnh mạch từ mức độ vừa trở lên, tập trung vào việc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa và dùng các biện pháp tác động trực tiếp lên tĩnh mạch như tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su là biện pháp phòng ngừa ban đầu làm giảm tỷ lệ chảy máu và tử vong liên quan tới xuất huyết. Các thuốc nhóm chẹn beta giao cảm không chọn lọc như propranolol, nadolol, các nitrates và biện pháp cơ học như tạo các đường nối thông từ tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch chủ bằng TIPS (Transjugular Intrahepatic Portosystemic Shunt) hay phẫu thuật giúp đều giúp làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Các biện pháp cơ học làm giảm áp cửa rõ rệt tuy vậy lại có thể gây ra bệnh não gan nhanh hơn nên không thể là các biện pháp phòng bệnh ban đầu. Trong trường hợp chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, trước hết cần hồi sức ổn định tình trạng huyết động, dùng kháng sinh dự phòng, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch các thuốc có tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa somatostatin, vasopressin, cân nhắc các biện pháp tiêm xơ hoặc thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su.

Các biến chứng khác như cổ trướng, nhiễm khuẩn màng bụng, ung thư hóa... cũng cần được đánh giá và điều trị hợp lý, kịp thời. Trong giai đoạn nặng thường có biểu hiện hôn mê gan, điều trị nhấn mạnh tới việc loại trừ các yếu tố thúc đẩy như chảy máu, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải... Chế độ ăn giảm đạm, dùng các thuốc giúp làm giảm lượng amoniac như neomycin, metronidazol, lactulose...

Chế độ ăn hợp lý

Rượu - Sát thủ

Điều cấm kỵ đầu tiên đối với gan là rượu vì rượu là sát thủ tàn phá gan nhanh và mạnh nhất. Xơ gan có thể diễn tiến âm thầm qua trên mười năm uống rượu. Bệnh nhân thấy ăn mất ngon, sụt cân dần, người gầy ốm, teo cơ hai chân.

Người bị XGCT cần cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây. Bệnh nhân bị XGCT phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối natri 2,5 g muối ăn một ngày. Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Người bị bệnh gan nên uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày, tránh ăn mỡ động vật, bơ, thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.

Để phòng bệnh xơ gan, nên hạn chế uống rượu và tiêm phòng viêm gan B (cần tiêm sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.

 (st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bệnh nhân sơ gan giai đoan cuố?i phải hạn chế hoặc cắt hăn đạm trong khẩu phần ăn, nhằm mục đích gì
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
cach chua benh so gan co chuong
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng bệnh xơ gan cổ chướng tiến triển khá phức tạp, do đó bệnh nhân không được lạm dụng thuốc, tránh tăng gánh nặng cho gan, bệnh nhân nên tìm ra nguyên nhân bệnh, sau đó điều trị, đồng thời cũng cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ về bảo vệ gan, tức là nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và điều trị bằng dinh dưỡng, chỉ có kết hợp nhiều phương diện thế này thì khả năng bệnh nhân hồi phục mới càng lớn. Bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc chữa xơ gan từ cây xạ đen
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý