Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì, cha mẹ nên biết

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì, cha mẹ nên biết

07/12/2015 12:00 AM
310

4 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng đánh dấu những thay đổi của trẻ. Vì vậy việc chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi là việc không đơn giản chút nào. Trẻ biết làm gì khi được 4 tháng tuổi? Mẹ hãy chú ý nắm bắt các biểu hiện của bé để có cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi phù hợp nhé.

1. Bé đã bắt đầu biết lẫy, có thể tự nâng đầu lên khi nằm sấp

bé tập lẫy 300x211 4 tháng tuổi, trẻ đã biết làm những gì?

                                      Hầu hết trẻ tự tập lẫy khi được 4 tháng tuổi

Theo các bác sĩ Nhi khoa thì hầu hết các bé biết tự lật từ nằm ngửa sang nằm sấp ở 4 tháng tuổi”. Biết lẫy không chỉ giúp tăng vận động tự lập cho bé mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, đứng về sau. Ngoài ra, học lẫy còn giúp bé phối hợp hoạt động cơ bắp, giúp bé khỏe mạnh. Cơ bắp khỏe mạnh là chìa khóa giúp bé học ngồi, bò và thực hiện nhiều hoạt động quan trọng khác. Tùy mỗi bé mà bé có thể biết lật từ sấp sang ngửa hay lật từ ngửa thành sấp trước tiên. Tuy nhiên hầu hết các bé biết lật từ ngửa sang sấp trước.

Khi thấy bé lẫy, bố mẹ cần tạo tư thế thoải mái cho bé. Một tay bé gập lại, chống khuỷu tay lên đệm; trong khi tay kia duỗi thẳng ra. Tư thế này tạo thuận lợi khi bé muốn lật từ nằm sấp sang nằm ngửa. Cho bé ít đồ chơi trong tầm tay với của bé khi nằm sấp. Bố mẹ cũng cần phải chú ý để đảm bảo an toàn cho con, tránh để con bị ngã.

2. Bé đã bắt đầu bập bẹ tập nói

Tù 4 tháng tuổi bé đã bắt đầu bập bẹ tập nói những từ đầu tiên. Và cũng từ đây, bạn cần phải theo sát quá trình trẻ tập nói để giúp trẻ phát triển và hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Hãy trả lời tương ứng với những gì trẻ làm. Khi trẻ phát ra những âm thanh bập bẹ, hãy đáp trả trẻ bằng những âm thanh tương tự. Đôi khi, hãy hành động như thể bạn hiểu chính xác âm thanh ấy có nghĩa gì hay chỉ cần gây ra những âm thanh vui tai để trả lời bé.

Dành thời gian để “ngồi và nói chuyện” với bé mỗi ngày. Bạn đã quá bận rộn với việc chăm sóc bé nên khó có thời gian rỗi chỉ để nói chuyện; thêm nữa, nhiều cha mẹ cho rằng việc đó là ngớ ngẩn. Tuy nhiên, đây là một hình thức tương tác với trẻ vô cùng quan trọng. Hãy đặt trẻ ở vị trí mà mặt bạn gần với mặt trẻ và nói với bé bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu bạn. Cũng phải chắc chắn rằng bạn sẽ cho bé cơ hội “trả lời”.

3. Bé đã phát hiện ra cơ thể mình và bắt đầu nghịch nghợm.

bé mút tay 4 tháng tuổi, trẻ đã biết làm những gì?

                                     Mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi nhé.

Bắt đầu từ những ngón tay nhỏ xinh của mình. Lúc này bàn tay của bé đã trở nên linh hoạt hơn và khi bạn đặt vào tay của bé một vật gì đó, bé có thể giữ được trong vài phút, thậm chí giơ tay giữ đồ chơi và mẹ nên cẩn thận vì rất có thể bé sẽ cho vào miệng mút đấy.

4. Bé bắt đầu mọc răng

Trẻ mọc răng chậm sẽ phải đến tháng thứ 6, thứ 7. Tuy nhiên đa số các b3es sẽ bắt đầu nhú răng khi được 4 tháng tuổi. Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, có thể kèm theo sốt nhẹ. Mọc răng thường làm bé bị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí có thể sút cân. Vì vậy bạn nên vỗ về bé, dành thời gian chăm sóc dinh dưỡng và chú ý các biểu hiện ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ để xử lý kịp thời.

Khi mọc răng, bé có thể sẽ gặp các triệu chứng như:

 – Bé bị sốt:  Bố mẹ cần cặp nhiệt độ theo dõi thân nhiệt trẻ, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, có thể cho bé uống thuốc hạ sốt tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống và cho trẻ uống theo đúng chỉ dẫn.

- Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sền sệt 3 – 4 lần/ngày, trong vài ngày. Nếu lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi ngoài nhiều lần hơn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám.

5. Bé đã bắt đầu tập ăn dặm

bé ăn dặm 4 tháng tuổi, trẻ đã biết làm những gì?

                      Giai đoạn đầu tập ăn dặm nên cho bé ăn một lượng ít thức ăn

Khi bé bắt đầu ăn dặm, lúc đầu chỉ nên cho bé ăn một loại thức ăn mới trong ngày với một lượng ít (khoảng 2, 3 thìa thức ăn) để theo dõi khả năng dung nạp của bé. Mẹ lưu ý gia đoạn đầu tập ăn dặm không cần phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc 4 nhóm thực phẩm, chỉ cần bé quen với mùi vị là được.

Vì mới tập ăn dặm nên mẹ nên cho bé ăn sữa công thức hoặc bột gạo pha với sữa mẹ hoặc chọn loại bột ngọt ( bột có vị ngọt như bột gạo sữa hay bột trái cây, bột rau củ,…). Khi nào bè quen rồi thì mới chuyển qua bột mặn (ví dụ như bột thịt, bột tôm, bột gà….)

Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm nước trái cây, hoặc nạo, dầm những loại trái cây mềm cho bé ăn.

6. Nhận thức của bé

Trẻ 4 tháng tuổi rất chú ý đến người chăm sóc mình. Bố mẹ rất dễ nhận thấy mỗi lần bố mẹ đi xa xa trẻ, bé thường giận dỗi và khóc thét lên. Bé sẽ thích thú khi nhìn thấy bố mẹ. Mắt bé sẽ luôn theo dõi khi bố mẹ di chuyển trong phòng.

Trẻ 4 tháng tuổi sẽ quan tâm và muốn khám phá nhiều hơn thế giới xung quanh sống động . Vì vậy mẹ cần phải có cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi sao cho phù hợp để bé có thể phát triển cả về thể chất cũng như trí tuệ.

Mẹ thấy không, bắt đầu bước sang tháng thứ 4, bé có rất nhiều thay đổi. Mẹ hãy chú ý những thay đổi đó ở bé để có cách chăm sóc tốt nhất.

 

Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi

4 tháng tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.

Bé có thể làm gì ở mốc 4 tháng tuổi này?

Xã hội/ Cảm xúc

- Cười có ý thức, đặc biệt là cười với người khác.
- Bắt chước một vài chuyển động và biểu cảm gương mặt như cười hoặc cau mày.
- Thích chơi với người khác và có thể khóc nếu ngừng chơi.

Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi  1

Ngôn ngữ/ Giao tiếp

- Bắt đầu bập bẹ.
- Bập bẹ kèm theo cảm xúc và bắt chước âm thanh bé nghe thấy.
- Khóc bằng nhiều kiểu khác nhau để thể hiện bé đói, đau, mệt.

Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)

- Thể hiện cho bạn biết khi bé buồn hay vui.
- Phản ứng lại với những tác động bên ngoài.
- Với đồ vật bằng một tay.

Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi  2
- Kết hợp giữa tay và mắt, ví dụ nhìn đồ chơi và đưa tay ra với.
- Mắt nhìn theo vật chuyển động từ bên này sang bên kia.
- Nhìn gương mặt người khác một cách chăm chú.
- Nhận ra người thân và đồ vật ở khoảng cách nhất định.

Vận động/ Phát triển thể chất

- Nâng đầu lên một cách chắc chắn, không cần trợ giúp.
- Dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Cho bé nằm úp bé có thể lẫy về vị trí nằm ngửa.

Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi  3
- Có thể cầm một thứ đồ chơi và lắc.
- Cho tay vào mồm.
- Khi nằm úp, dồn lực vào khủy tay rướn lên.

Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển

- Ôm và nói chuyện với bé; cười và luôn vui vẻ trong lúc bạn làm.
- Lập thời gian biểu chặt chẽ cho việc ăn và ngủ của bé.
- Hãy lưu tâm tới những gì bé thích và không thích; bạn sẽ biết được cách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của bé và biết những gì bạn có thể làm để bé vui.
- Bắt chước những âm thanh của bé.
- Tỏ ra hào hứng và cười với bé mỗi khi bé của bạn phát ra âm thanh.
- Có những khoảng thời gian yên tĩnh đọc sách và hát cho bé nghe.
- Đưa cho bé đồ chơi hợp với lứa tuổi, ví dụ như xúc sắc hoặc tranh ảnh màu.
- Chơi các trò chơi ví dụ như ú òa.

Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi  4

- Tạo không gian an toàn cho bé để bé với đồ chơi và khám phá xung quanh.
- Đặt đồ chơi gần bé để bé có thể với hoặc đá chân.
- Đặt đồ chơi hoặc xúc sắc vào trong tay bé và dạy bé nắm lấy.
- Giữ bé đứng thẳng trên mặt sàn, hát hoặc nói chuyện với bé trong lúc bé 'đứng' có sự hỗ trợ.

Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:

- Không nhìn theo vật khi vật chuyển động.
- Không cười với người khác.
- Không cất được đầu lên một cách chắc chắn.
- Không ú ớ hoặc phát ra âm thanh.
- Không cho tay vào miệng.
- Không dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Có vấn đề trong việc chuyển động một hoặc 2 mắt theo các hướng.

St.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý