Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì và có sự thay đổi nào

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì và có sự thay đổi nào

07/12/2015 12:00 AM
346

Thay đổi về thể chất

Não bé đang trong quá trình phát triển nên bé bắt đầu quá trình học hỏi ngay từ lúc này. Các mẹ sẽ thấy bé ngày càng hiếu động, linh hoạt hơn. Bé sẽ cố gắng với tất cả những gì ở cự ly gần sau đó nắm chặt trong lòng bàn tay như thú bông, tóc của mẹ…và không ngừng lắc, giật chúng.

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Khi cầm được bất cứ vật gì bé đều muốn cho vào miệng ngậm, đây cũng là một cách để bé nếm và “khám phá” thế giới. Một số bé ở giai đoạn này đã bắt đầu mọc răng sữa nên bé thấy khó chịu và hay quấy khóc.

Đến tháng thứ tư thì cơ cổ bé đã hoàn toàn cứng, đầu bé không bị lắc lư khi bế. Khi được đặt nằm sấp, bé đã có thể ngẩng cao đầu, dùng hai khuỷu tay chống kết hợp với hai chân để lẫy. 

Giấc ngủ của bé cũng đã ổn định hơn. Mỗi đêm bé có thể ngủ liền một mạch 7-8 tiếng, còn ban ngày sẽ có khoảng 2 giấc ngủ ngắn nên trung bình bé ngủ 14-16 tiếng một ngày.

Thị giác của bé ngày càng phát triển, nếu như ở tháng thứ 3 bé chỉ nhìn được những màu sắc tương phản trên đồ vật thì đến tháng thứ tư bé có thể nhìn rõ và chi tiết hơn, ví dụ chiếc cúc màu đỏ trên chiếc áo màu đỏ. Bé có thể dõi theo mọi chuyển động của vật thể và con người một cách linh hoạt. Mắt và tay bé phối hợp nhịp nhàng hơn, ví dụ như khi nhìn thấy đồ vật gì bé liền cho tay ra với.

Ngoài ra, màu mắt của bé cũng sáng hơn một chút và sẽ có vài sự thay đổi nhỏ trước khi màu mắt cố định vào lúc 6 tháng tuổi.   

Thay đổi về mặt tinh thần

Ngoài những đặc điểm như ở lúc 3 tháng tuổi (thích được trò chuyện, âu yếm, thích ngắm  nhìn con người và sự vật xung quanh…) thì bé 4 tháng tuổi không có nhiều sự thay đổi về mặt tinh thần.

Bé bắt đầu biết nghịch ngợm, ví dụ như cầm sau đó thả đồ vật xuống đất để xem bố mẹ có nhặt nó lên không. Bé cũng thích mở to miệng cười và ngắm nhìn mọi người xung quanh, nhất là khi mẹ và mọi người hỏi chuyện.

Cách thức giao tiếp

Khi nhận ra người quen, bé sẽ cười rất tươi thể hiện bé đang vui mừng. Bé đã biết biểu lộ những cảm xúc phức tạp hơn trên khuôn mặt mình, từ khóc, cười, nhăn mặt cho đến cau mày giận dữ...

Đây là giai đoạn đầu bé biết bập bẹ bắt chước những từ bố mẹ nói dù chưa được rõ ràng. Khi khóc bé cũng có nhiều “giọng” khóc khác nhau để thể hiện bé đang đói, mệt, hoặc đau…

Lời khuyên cho các bà mẹ: ngoài những lưu ý như 3 tháng trước, các mẹ có con 4 tháng tuổi nên chú ý:

- Khi bế bé thường hay giật tóc hoặc những thứ bé với được do đó các bà mẹ không nên đeo khuyên tai, vòng cổ…tránh gây thương tích cho cả mẹ và bé.

- Do bé có thói quen cho đồ vật vào miệng ngậm, nuốt nên các mẹ không nên để những vật thể nhỏ như pin, nắp bút, đinh…xung quanh chỗ bé nằm.

- Bé có xu hướng với đồ vật ở trước mặt nên không được đặt những vật có thể gây nguy hiểm cho bé như cốc, ấm nước sôi ở cự ly gần.

- Khi bé có dấu hiệu lạ như bị lác mắt nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

- Một số bé biết lẫy muộn vì các mẹ thường chỉ cho bé nằm ngửa, muốn bé nhanh  biết lẫy thì khi bé thức nên để bé nằm sấp giúp các cơ của bé khỏe hơn, ngoài ra có thể đặt xung quanh những đồ vật bé ưa thích để bé cố gắng với đến chúng (khi bé ngủ thì không được đặt nằm sấp do bé dễ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).

- Vì bé đã cử động được khá nhiều nên không được để bé nằm trên giường, ghế một mình nếu không bé sẽ bị ngã.

- Lập “thời gian biểu” cho bé để bé hình thành thói quen thời gian ăn, ngủ. 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý