Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

18/04/2015 03:59 PM
949

Nhiều trẻ sơ sinh thường khóc vào ban đêm, dân gian thường gọi là “khóc dạ đề”. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, hiện tượng khóc về đêm có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp là khóc dạ đề thực sự, còn hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột.

 Các bậc cha mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ảnh: Gettyimages
Hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi. Thời gian khóc thường kéo dài 5 phút nhưng cũng có khi nửa tiếng và có thể lặp lại hằng ngày, ban ngày trẻ vẫn ăn, ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kèm theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc trẻ được chăm sóc trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamin D.

Ngoài ra, đó cũng có thể là biểu hiện trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như nôn, hay khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì cha mẹ không cần phải quá hoảng hốt. Khi dỗ cần bế ở tư thế mà bé ưa thích, đu đưa nhẹ nhàng và hát ru để trẻ dễ ngủ lại. Không nên tập trung nhiều người cùng dỗ trẻ một lúc vì có thể khiến trẻ hoảng sợ. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm... cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh. Cha mẹ nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là không nên giữ trẻ quá kỹ trong phòng tối vì trẻ bị thiếu vitamin D sẽ bị bệnh còi xương và có thể mắc các bệnh về hô hấp, da liễu do môi trường ẩm thấp. Có những trường hợp trẻ vừa bị còi xương, vừa suy dinh duỡng nên nhẹ cân, người mệt mỏi hay quấy khóc nhưng cha mẹ vẫn chủ quan. Vì thế, nhiều trẻ đến khám muộn khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.         

Con khóc dạ đề! Đây quả thật là nỗi ám ảnh với các bậc làm cha làm mẹ, vì việc này có thể phá tan hầu như mọi lề thói sinh hoạt của gia đình và khiến bạn khổ sở vì mất ngủ. Dưới đây là 5 mẹo để các mẹ dỗ bé khóc dạ đề.

Các chuyên gia đã định nghĩa về tình trạng khóc dạ đề ở trẻ em như sau: khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi, trẻ sẽ quấy khóc rất lâu trong ngày (có thể kéo dài đến ba giờ liền) và lặp lại nhiều lần trong tuần (ba lần hoặc hơn). Bạn hãy đưa con đến bác sĩ để kiểm tra tổng quát và chắc chắn không có nguyên nhân nào khác khiến con khó chịu và khóc như vậy; nếu không có gì nguy hiểm nhưng bé vẫn cảm thấy khó chịu và quấy khóc thì dưới đây là vài phương cách bạn có thể thực hành ngay tại nhà để giúp bé có giấc ngủ ngon lành:

1. Cho bú

Có thể cho bé bú mẹ hoặc một bình sữa ấm, và cho bé ợ thường xuyên. Thường thì việc này sẽ làm bé no và ấm bụng, từ đó sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, dù đó không phải là giờ giấc mà bé thường bú. Nhưng nếu bé không muốn ăn thêm, bố mẹ có thể cho bé dùng ti giả thay vì bình sữa, vì việc bú mút nói chung có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu.

2. Tắm nước ấm

Cho bé tắm với nước ấm, trong một mùi hương nhẹ nhàng cũng sẽ khiến bé dễ chịu. Vừa tắm cho bé, vừa mát xa nhẹ nhàng sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái, thích thú và cả buồn ngủ nữa. Sau khi tắm xong, hãy mặc cho con bộ quần áo rộng rãi, thoải mái trước khi quấn bé và dỗ bé ngủ lại. Bạn cũng có thể “dùng chiêu”, thêm cho cũi nằm của con một chút mùi hương tương tự để giúp kéo dài cảm giác thích thú như khi được tắm trong nước ấm. Tuy nhiên, cần tham khảo nhiều ý kiến của người có kinh nghiệm, hoặc sự chỉ dẫn của bác sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp và an toàn cho việc tắm rửa, hay sản phẩm có mùi thơm để giúp bé thực sự có được giấc ngủ ngon.

webtretho_giúp con ngủ ngoan

Những chuyển động nhẹ nhàng có thể giúp con dễ ngủ hơn (Ảnh: Inmagine)

3. Làm ấm

Mua một túi chườm và đổ vào đó nước ấm (nhưng tuyệt đối không phải nước nóng sôi nhé). Bạn có thể dùng nó để chườm lên bụng cho con, sự ấm áp này sẽ có tác dụng làm bé cảm thấy dễ chịu một cách hiệu quả.

4. Âm thanh

Những lời ru nhẹ nhàng hay tiếng đọc thơ rì rầm… nói chung là những âm thanh quen thuộc như khi con còn nằm trong bụng mẹ và lắng nghe nhịp tim của mẹ, điều đó sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu. Nhiều người mẹ chọn cách mở nhạc êm dịu hay đơn giản chỉ là tiếng tích tắc tích tắc của đồng hồ cũng có tác dụng tốt đối với trẻ.

5. Chuyển động

Đung đưa bé một cách nhẹ nhàng cũng là phương pháp làm giảm “khó chịu” một cách hiệu quả. Bạn có thể đung đưa con trong lòng mình, bế đứng, áp đầu bé lên vai bạn hoặc cho bé vào xe đẩy… Tất cả những cách trên đều được, miễn là bạn điều chỉnh chúng thật nhẹ nhàng, đều đặn, có nhịp điệu nữa thì càng tốt. Những chuyển động ấy chắc chắn có thể đưa con vào giấc ngủ dễ chịu.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
1 dua tre suot 3 thang dau ngoai an va ngu chi bit khoc .moi nguoi da lam du moi cach ma tre khong het khoc .nhung roi tu nhien tre het khoc va tro lai cuoc song binh thuong.giai thich hien tuong khoc keo dai ngay cua tre
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Người ta gọi là khóc dạ đề đó bạn
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý