Biểu hiện bệnh tiểu đường

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Biểu hiện bệnh tiểu đường

18/04/2015 03:59 PM
607
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một bệnh khá nguy hiểm, được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển. Việc biết trước các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sẽ giúp chủ động ngăn ngừa biến chứng.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tiểu đường

1. Những tín hiệu khả nghi của bệnh tiểu đường

Thực tế cho thấy, có những người mắc bệnh tiểu đường với những triệu chứng điển hình, rất dễ chuẩn đoán chính xác. Thế nhưng đối với một số bệnh nhân tương đối đặc thù, vì triệu chứng không đủ điển hình, thường dễ bị chẩn đoán sai. Trong số họ có người có khả năng trong cơ thể sớm đã thiếu Insulin, nồng độ đường huyết cao, thế nhưng lại không có triệu chứng rõ rệt. Có người mạch máu tim, thận tạng đều biến chứng thậm chí ngay từ đầu đã có biểu hiện " ba nhiều một ít". Vì vậy đối với số bệnh nhân này cần phải chú ý cao độ. Hễ phát hiện thấy những tín hiệu khả nghi dưới đây thì cần tiếp tục theo dõi.

- Những người có lịch sử gia đình mắc bệnh tiểu đường. Vì bệnh tiểu đường là một loại bệnh có quan hệ tới di truyên, trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường thì khả năng tính mắc bệnh tiểu đường tương đối lớn, vì vậy hễ có tình huống này cần phải kiểm tra chẩn đoán chính xác bệnh.

- Những phụ nữ đẻ con quá to ( có trọng lượng khi sinh vượt quá 4kilogam). Những phụ nữ bị bệnh tiểu đường mang thai trong tình trạng bệnh tiểu đường không được khống chế tốt, có thể khiến cho thai nhi có thể trọng vượt quá bình thường. Nói chung, thai nhi quá to thường chứng tỏ là người mẹ có thể mắc bệnh tiểu đường, chỉ có điều là không rõ rệt mà thôi.

- Nhiều lần sảy thai hoặc thai nhi chết trong tử cung mà không rõ nguyên nhân. Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới biến chứng rõ nguyên nhân. Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới biến chứng bệnh lí ở mao mạch, ảnh hưởng tới sụ trưởng thành phát triển của thai nhi, thường khiến cho san phụ đẻ non hoặc thai chết.

Những người béo phì và sau khi ăn xong từ hai đến ba giờ có triệu chứng của bệnh huyết áp thấp như hoảng sợ, hồi hộp, đổ mồ hôi, ru tau, thiếu sức đói khát v.v.. Phản ứng đường huyết thấp là biểu hiện thời kỳ đầu của người béo mắc bệnh tiểu đường.

- Những tín hiệu khác: ngứa ngáy ngoài da, đặc biệt với phụ nữ ngứa ngáy ở ngoài âm hộ, cũng là một trong những tín hiệu của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những người mắc phải bệnh mọc mụn, lở loét ngoài da hóa mủ chữa lâu không khỏi, đặc biệt là nhữn người mọc mụn xuất hiện vào mùa đông càng cần phải chú ý, bệnh lao phổi tiến triển nhanh, điều trị chống lao hiệu quả không tốt, ở đầu ngón chân, ngón tay mẩn ngứa hoặc cảm giác quá mẫn cảm; nước tiểu không trong thậm chí bí đái, viêm mạch quản chi dưới, lở loét hoặc hoại thủy. Tuổi còn trẻ mà đã bị đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm rõ rệt; phù thũng, đi tiểu ra albumin kéo dài dương tính, thậm chí còn phát sinh tăng chứng u rê huyết, bệnh đau tim, tắc động mạch cơ tim mang tính không đau v.v.. đều là những tín hiệu khả nghi của bệnh tiểu đường, trong dó có một số triệu chứng là biến chứng biểu hiện lần đầu tiên, thực ra không hiếm thấy trong công tác lâm sàng. vì vậy không thể xem thường những tín hiệu khả nghi, phòng ngừa chẩn đoán sai, chữa trị sai kéo dài bệnh tật.

2. " Ba nhiệu một ít" đã hình thành như thế nào?

" Ba nhiều một ít " ( tam đa nhất thiểu) là triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường, tức là uống nhiều, đi tiểu nhiều, ăn nhiều và thể trọng giảm nhẹ. Có thông tin cho biết, đi tiểu nhiều chiếm từ 58% đến 78%, miệng khát uống nhiều chiếm từ 58% đến 67% , số người mệt mỏi gầy yếu chiếm khoảng 50%.

Khi sự chuyển hóa của bệnh tiểu đường rối loạn, quá trình oxy hóa đường gluco ở trong các cơ quan, tổ chức tế bào phát sinh trở ngại, vì thế khiến cho năng lương sản sinh ra bị giảm thiểu, tức thì liền sản sinh ra các triệu chứng như yếu đuối vô lực, tinh thần không phấn chấn, rất dễ mệt mỏi và đau đầu v.v... khi đường huyết vượt quá 8,9 đến 10 mmol/l ( 160 đến 180 mg/dl liền vượt quá năng lượng hấp thụ lại đường gluco của thận tạng thì trong nước tiểu đường sẽ dương tính. Đường huyết càng cao, đường trong nước tiểu càng nhiều. Do áp lực thẩm thấu của nước tiểu tăng cao khiến cho lượng nước hấp thụ về của thận tạng giảm thiểu làm tăng lượng nước tiểu. Lượng nước tiểu thường tỷ lệ thuận với hàm lượng của đường, trong nước tiểu mà đường trong nước tiểu bài tiết ra càng nhiều thì lượng nước tiểu cũng càng nhiều. Tổng lượng nước tiểu mỗi ngày có thể đạt từ 5 lít thậm chí tới 10l lít, người bệnh nặng mỗi ngày từ trong nước tiểu có thể bài tiết ra ngoài trên 500 gam đường gluco

Do tiểu nhiều, trong cơ thể người bệnh đã mất đi một lượng nước lớn, vì vậy miệng khát phải có nhu cầu uống nhiều. Đường gluco là nguồn chủ yếu  cung cấp năng lượng và nhiệt lượng cho cơ thể con người. Để duy trì bảo vệ hoạt động của cơ thể thì cần phải bổ sung đền bù lại số lượng đã mất đi trong nước tiểu, vậy người bệnh có nhu cầu ăn nhiều, uống nhiều. Trong khi đó, người bệnh tiểu đường thiếu Insulin, cơ thể không thể lợi dụng đường gluco được , khiến cho sự tiêu hao chất albumin và mỡ ở trong cơ thể tăng lên nhiều. Đồng thời do đường huyết đã không thể sinh thành đường glucogen để dự trữ lượng nước bị mất, cho nên thể trọng của người bệnh bị giảm nhẹ, thể hiện rõ sự gầy gò yếu đuối.

Những thiếu niên mắc bệnh tiểu đường đều thể hiện trạng thái thể trọng gầy gò, bị bệnh lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, dấn tới thân thể thấp bé. Ngoài ra thường có chứng đái dầm trong đêm, vì vậy đái dầm thường trở thành tín hiệu phát bệnh tiểu đường ở nhi đồng.

Do công năng bài tiết nước tiểu gia tăng, thận nang có thể tăng to làm cho người bệnh luôn cảm thấy đau lưng.

Trên lâm sàng, những người bệnh xuất hiện triệu chứng điển hình " ba nhiều một ít " chỉ có khoảng trên dưới 1/5, đại đa số bệnh nhân chỉ có một hoặc hai trong số các triệu chứng " ba nhiều một ít ". Đối với những người này cần phải tăng cường chú ý, không được xem nhẹ tới khả năng có thể mắc bệnh tiểu đường để kịp thời chữa trị.


Những biểu hiện của bệnh tiểu đường không nên bỏ qua

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một bệnh khá nguy hiểm, được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển, gắn liền với nhiều biến chứng ở các cơ quan như não, thần kinh, thận mắt, mạch máu và đặc biệt là tim mạch. Việc biết trước các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sẽ giúp chủ động ngăn ngừa biến chứng.

Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đã được chẩn đoán xác định, cần theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm sau đây:
  • Đường huyết cao trên 15 mmol/L;
  • Triệu chứng khát nước nhiều, đi tiểu nhiều tăng lên;
  • Đau chân khi đi lại;
  • Vã mồ hôi, run chân tay;
  • Đau bụng, nôn, buồn nôn;
  • Có các biểu hiện của biến chứng như lú lẫn, ý thức chậm chạp hoặc hôn mê, sốt kéo dài, tê chân tay, loét chân, đau ngực, khó thở, tiểu ít, phù, mờ mắt, liệt, ho kéo dài…
Ngoài ra cũng cần chú ý đến các biến chứng nặng có tính chất cấp cứu của những bệnh nhân tiểu đường để xử trí kịp thời như:
  • Hôn mê tăng thẩm thấu: Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị có thêm các tình trạng làm mất nước như sốt, dùng thuốc lợi tiểu, uống ít nước do một lý do nào đó… hoặc dùng thuốc làm tăng đường huyết như steroid…
  • Bệnh nhân có biểu hiện khát nước tăng lên, ý thức chậm chạp, ngủ nhiều rồi đi dần vào hôn mê.
  • Hôn mê nhiễm toan-ceton: Bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin tự ý bỏ thuốc hoặc có thay đổi chế độ dùng thuốc như do nhầm lẫn, hay có thêm biểu hiện của bệnh nhiễm trùng, chấn thương. Biểu hiện của tình trạng cấp cứu là bệnh nhân tiểu nhiều, buồn nôn và nôn, đau bụng, ý thức chậm chạp dần rồi đi vào hôn mê.
  • Hôn mê hạ đường huyết: Đây là tình trạng bệnh nhân bị hạ đường huyết do uống thuốc hay tiêm thuốc insulin quá liều hoặc dùng thuốc đúng liều nhưng bệnh nhân bỏ ăn, ăn ít; hoạt động thể lực nhiều hơn ngày thường.
  • Triệu chứng xảy ra bao gồm ý thức chậm chạp, lú lẫn, vã mồ hôi, run chân tay, cảm giác đói dữ dội và nặng thì gây hôn mê.
Những bệnh nhân tiểu đường khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở trên phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không được tự ý chăm sóc bệnh tại nhà để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Lời khuyên : Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường
  • Lượng cơm mỗi bữa nên dùng từ 1,5-2 bát. Chống đói bằng cách ăn thêm nhiều rau, thịt trong bữa ăn. Lượng rau cải hàng ngày từ 20-35g như xà lách, cải bắp. Có thể ăn nhiều trái cây như lê, táo, nho nhưng không nên ăn trái cây quá ngọt như chuối, mít, sầu riêng.
  • Không nên ăn quá nhiều chất béo như bơ, thịt quay, da gà, vịt, lòng đỏ trứng. Dầu olive, dầu phộng tốt hơn dầu cọ.
  • Không dùng mật ong, bánh kẹo, sữa, bánh ngọt, nước trái cây. Nên dùng đường hóa học thay thế vị ngọt trong cà phê. Vitamin, chất khoáng hoàn toàn không cần thiết với người bệnh.
  • Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp tránh được các biến chứng về tim mạch.

Các biểu hiện ngoài da của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh khá nguy hiểm, được xem như là “đại dịch” ở các nước đang phát triển. Rối loạn chuyển hóa đường gây nhiều biến chứng hệ thống mà chủ yếu là các thương tổn hệ tim mạch, mắt, thận tiết niệu, hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, da và niêm mạc. 

Có tới gần 1/3 số bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện bệnh ngoài da, niêm mạc. Hầu hết do bệnh diễn tiến nhiều năm và do việc điều trị bệnh tiểu đường không tốt dẫn đến các biến chứng này. Bệnh học cho thấy, các mạch máu nhỏ và có thể cả các rối loạn thần kinh tham gia vào bệnh lý này. Các vị trí hay bị tổn thương là cẳng chân, cẳng tay, đùi, các đầu xương.
Có tới một nửa số bệnh nhân tiểu đường bị các thương tổn này, nam mắc nhiều hơn nữ. Thương tổn bắt đầu là sẩn có hình tròn, bầu dục, màu đỏ đậm, kích thước khoảng 0,5 - 1cm. Tổn thương tiến triển chậm, có vảy da và để lại sẹo teo màu nâu. Bệnh lý da loại này thường kèm các thương tổn võng mạc mắt, bệnh lý thận và thần kinh ngoại biên.
 

- Các bệnh lý do tổn thương mạch máu lớn:
Biểu hiện là các vữa xơ động mạch gây nên ở các đầu chi, với biểu hiện bàn tay, bàn chân có những cơn xanh tím và lạnh. Hậu quả có thể gây thương tổn nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, huyết khối mạch não, xơ thận, hoại thư chân, tay.
- Bệnh lý thần kinh do tiểu đường: Những bệnh nhân lớn tuổi bị tiểu đường thường bị các thương tổn thần kinh vận động và cảm giác ở các đầu chi. Chính các thương tổn thần kinh này dẫn đến nhiều tổn hại cho tay, chân người bệnh mà điển hình nhất là loét lỗ đáo bàn chân không đau, có thể dẫn đến viêm xương. Loét nặng hơn do bàn chân bị rủ, mất cảm giác làm người bệnh không biết nên loét càng nặng hơn. Chân còn bị khô da do mất tiết mồ hôi, các biểu hiện khác là phù, đỏ da và teo da. Các ngón chân cũng bị tổn hại, hoại tử, hoại thư và viêm xương. Kẽ chân thì ẩm ướt làm cho dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm.
- Các nhiễm trùng da do tụ cầu, liên cầu nhóm A, với các biểu hiện nhọt, nhọt cụm, lẹo mắt. Biến chứng nghiêm trọng có thể gặp là viêm tai giữa do Pseudomonas có thể dẫn đến hủy hoại thần kinh sọ não, viêm màng não gây tử vong. Một số vi khuẩn khác như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas gây hoại thư sinh hơi trên da.
-Nhiễm nấm Candida albicans ở miệng, kẽ móng, sinh dục và các nếp gấp lớn của da là bệnh lý rất thường gặp trên người bệnh tiểu đường, đặc biệt trên những người không kiểm soát được đường huyết.
- Một số bệnh nhân tiểu đường còn bị bệnh gai đen (acanthosis nigricans), đó là vùng da bị đen dày ở nách, có nhú gai. Điều trị khó, bệnh có thể nhẹ khi kiểm soát được đường huyết.
- Các biểu hiện khác của da trong bệnh tiểu đường, đó là teo mỡ dưới da, hay gặp ở mặt trước xương chày. U hạt hình nhẫn lan tỏa, xuất hiện các bọng nước, chứng ngứa da, gây cứng khớp và da bị vàng sáp, xơ cứng da, bạch biến, liken phẳng, u vàng, các u mềm treo trên da, viêm nang lông…
- Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị bạch biến cao hơn ở người bị tiểu đường nhưng tiến triển không khác so với người bình thường mắc bệnh này. U hạt hình nhẫn lan tỏa là bệnh da mạn tính, không triệu chứng và thường gặp ở vùng lưng bàn tay, chân, khuỷu. 
- Bọng nước do tiểu đường, các tổn thương trông giống như là vết phồng rộp do bị bỏng nhưng có thể xuất hiện tự nhiên, kích thước thường lớn, không bị đau và không có biểu hiện viêm tấy đỏ. Chúng thường xuất hiện ở mặt lưng của ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Thông thường các phỏng nước này sẽ lành sau khoảng 2- 3 tuần mà không để lại sẹo. Những bệnh nhân bị tổn thương thần kinh do tiểu đường hay bị mắc loại tổn thương này.

Biến chứng bàn chân do tiểu đường.
- U vàng
(xanthomas): trên da nổi những đám da vàng sẫm, mềm. Chúng thường xuất hiện ở phần lưng tay, mu chân, cẳng chân và hông. Nam giới trẻ mắc tiểu đường týp 1 thường hay mắc tổn thương u vàng. Khi xét nghiệm mỡ máu và cholesterol máu thường rất cao, nếu đường máu ổn định tốt, các u mỡ vàng này có thể sẽ biến mất.
- Chứng xơ cứng ngón tay (sclerodactyly): thường gặp ở 1/3 số bệnh nhân mắc tiểu đường týp 1. Biểu hiện da tay dày khô, các ngón tay teo cứng. Mu bàn tay trông như sáp, da ngón chân dày. Ngón tay bị cứng và mất đi một số cử động. Trong một số trường hợp hiếm gặp, khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu tay cũng có thể bị cứng lại.
- Trên bệnh nhân tiểu đường lâu năm sẽ gây biến chứng xơ vữa mạch máu làm cho tưới máu nuôi dưỡng cho da bị giảm sút dẫn đến một số thay đổi trên da như: da bị mỏng đi, sáng màu, rụng lông và sờ vào thấy lạnh. Cảm giác lạnh ngón chân. Khi đi lại kể cả với khoảng cách ngắn cũng thấy đau chân. Sự thiếu máu khiến cho các vết thương lâu lành những tổn thương rất nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn nặng nếu không điều trị sớm.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý