Amip ăn não người

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Amip ăn não người

18/04/2015 04:00 PM
300
Amip ăn não người là bệnh gì? Triệu chứng của bệnh amip ăn não người là gì? Nguyên nhân gây bệnh amip ăn não người. Phòng ngừa và điều trị amip ăn não người như thế nào?

Amip ăn não người

Theo y văn thế giới, amip “ăn” lên tới não người có tên là Naegleria fowleri. Loại ký sinh trùng này thường được tìm thấy trong những vũng nước tù như ao hồ, sông, suối.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Michael Beach, chuyên gia của Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) nghiên cứu về các chứng bệnh bắt nguồn từ nước thì Naegleria fowleri là loại amip ưa nhiệt, khi nhiệt độ tại các hồ nước ấm dần lên thì chúng sẽ hoạt động mạnh hơn.

Ký sinh trùng này chui vào cơ thể bằng đường mũi. Khi xâm nhập cơ thể người, amip Naegleria fowleri sinh sôi rất nhanh, sau đó di chuyển lên não. Tại não, loại amip này hầu như không tiếp tục di chuyển mà tồn tại, ký sinh ở đó và chủ yếu sống bằng nguồn dinh dưỡng nhờ ăn các tế bào não.




Hình ảnh ký sinh trùng amip Naegleria fowleri tấn công và "ăn não" - Ảnh: CDC 


Bị nhiễm amip Naegleria fowleri, bệnh nhân sẽ bị viêm màng não.

Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh nhân khi bị nhiễm loại amip Naegleria fowleri thường là sốt nhẹ, đau đầu, cứng cổ. Vào thời kỳ cuối, khi não người bệnh đã bị amip Naegleria fowleri phá hủy nghiêm trọng, bệnh nhân có triệu chứng tâm thần, thay đổi hành vi, có ảo giác rồi dẫn đến tử vong.

Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng bệnh hầu như đều dẫn đến tử vong (tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 98%).

Bác sĩ Quang cho biết amip gây bệnh đường tiêu hóa hay nặng hơn là ap-xe gan có thuốc đặc trị được nhưng trường hợp lên tới não thì bệnh viện chưa gặp bao giờ.


Amip ăn não người nguy hiểm thế nào?


'Amip ăn não người' xuất hiện ở VN khủng khiếp mức nào?
Amip xâm nhập qua xoang mũi và lên não.
Bác sĩ Quang cho biết: Ký sinh trùng ăn não người một khi chui vào não thông qua đường mũi sẽ nhanh chóng kết liễu nạn nhân trong thời gian ngắn nhất.  

Naegleria fowleri nhiễm vào người thông qua mũi xoang, len lỏi dần đến tế bào thần kinh khứu giác để tìm đường xâm nhập vào não bộ vật chủ.

Nhiệt độ cao là yếu tố chính gây nên tình trạng viêm nhiễm lan rộng, vì loại ký sinh trùng này hoạt động mạnh trong điều kiện ao hồ ấm áp, tù đọng.

Nên khi bơi ở trong môi trường này rất dễ bị nhiễm. Nếu bị nhiễm Naegleria fowleri, nạn nhân hầu như chắc chắn sẽ bị viêm màng não. Các triệu chứng bao gồm sốt, nôn ói, cổ cứng và nhức đầu ở phần trán.

Naegleria fowleri có thể xâm nhập và tấn công vào hệ thần kinh trung ương. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra, song nhiễm trùng như thế thường dẫn đến kết quả là tử vong cho bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 98%.

“Naegleria fowleri cũng có thể tìm thấy trong hồ bơi chưa được xử lý đúng cách hoặc nước máy nhiễm khuẩn. Cần ghi nhận là loại ký sinh trùng này không hoạt động để tấn công người, và chúng chủ yếu ăn vi khuẩn. Tuy nhiên, khi lọt đến não, chúng nhân lên nhanh chóng và bắt đầu ăn tế bào não để tồn tại”, bác sĩ Quang nói.


'Amip ăn não người' xuất hiện ở VN khủng khiếp mức nào?Các cơ quan chức năng nên điều tra nguồn gốc amip ăn não này xuất hiện ở đâu? Có thể ở quê Phú Yên của anh T. cũng có thể ở TP.HCM nơi anh T. sinh sống. Từ đó, khoanh vùng, khuyến cáo người dân không nên bơi lội ở những nơi này. 'Amip ăn não người' xuất hiện ở VN khủng khiếp mức nào?

ThS. BS Huỳnh Hồng Quang, Trưởng khoa nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhiệt đới (Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn)

Khi vào não, vi trùng bắt đầu phá hủy và ăn tế bào não từng phần một bằng cách dùng một dụng cụ hút kéo dài từ bề mặt tế bào rồi gây bệnh lý viêm não màng não

Về triệu chứng bệnh, bác sĩ Hồng Quang phân tích: “Các triệu chứng khởi đầu của nhiễm trùng bắt đầu là 1-14 ngày kể từ khi phơi nhiễm mầm bệnh. Các triệu chứng ban đầu bao gồm nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, sốt, cứng cổ

.

Ca bệnh đầu tiên tại Việt Nam


Sau khi xét nghiệm mẫu bệnh phẩm các bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới TPHCM phát hiện ký sinh trùng amip ăn não người khiến một bệnh nhân tử vong.
            Ảnh: Lê Nguyễn
Sau khi xét nghiệm mẫu bệnh phẩm các bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới TPHCM phát hiện ký sinh trùng amip ăn não người khiến một bệnh nhân tử vong. Ảnh: Lê Nguyễn.

Đây là loại ký sinh trùng có khả năng tấn công vào não người và ăn thịt dần các tổ chức tế bào não. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư), cho biết chưa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nào bị ký sinh trùng amip ăn não người.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Trưởng khoa Ký sinh trùng (Trường ĐH Y Hà Nội), cho biết, Viện Sốt rét Ký sinh trùng &Côn trùng T.Ư (SRKST&CT) từng ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị amip tấn công não. Rất ít trường hợp trong số đó bị tử vong.

Tại Bệnh viện Mắt T.Ư, mỗi năm ghi nhận từ 4 đến 5 bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do amip. Phần lớn những bệnh nhân này bị nhiễm ký sinh trùng khi mắt bị tổn thương do va đập vào bùn, đất hoặc vật dụng có chứa amip.

Một vài ngày sau khi bị tổn thương mắt, nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời, có thể phục hồi được thị lực.

Nếu điều trị muộn sẽ để lại hậu quả xấu do amip tấn công sâu vào mắt, sinh sôi lên nhiều lần và hủy hoại tế bào mắt gây đau và mù mắt. Trong khi đó thuốc điều trị ký sinh trùng gây bệnh ở mắt hiện rất hiếm tại Việt Nam. Vì thế bệnh nhân cần đi khám, phát hiện sớm để được điều trị kịp thời.

Địa phương nào của VN cũng có amip

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đề, bệnh nhân bị nhiễm amip ăn não dễ bị cơ sở y tế tuyến dưới chẩn đoán nhầm với bệnh khác như chữa theo hướng bệnh nhân bị khối u khiến bệnh nhân tử vong.

Khi xét nghiệm thấy đúng bệnh nhân bị nhiễm amip ăn thịt não thì chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Đây là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Bác sĩ Cấp cho biết, ký sinh trùng amip tồn tại từ rất lâu chứ không phải mới xuất hiện, nó xâm nhập vào cơ thể người qua phân và nước bẩn. Theo nghiên cứu mới được công bố gần đây về ký sinh trùng amip do PGS.TS Nguyễn Văn Đề thực hiện, amip xuất hiện trên khắp các tỉnh thành phố tại Việt Nam.

Ký sinh trùng lây lan và phát tán khi phân chứa amip được bón rau hoặc đổ xuống sông, hồ, ao khiến ký sinh trùng lan rộng.

Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh ở nông thôn cao hơn thành thị và phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do phụ nữ thường xuyên làm công việc đồng áng. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh rất thấp.

Ký sinh trùng amip có trong tất cả các loại rau nếu rau đó được tưới bằng phân hoặc nước nhiễm amip. Vì thế, các chuyên gia về ký sinh trùng khuyến cáo nấu chín rau ít nhất ở nhiệt độ 70 độ C, không tắm ở ao hồ bẩn, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Theo Viện SRKST&CT, có 5-10% dân số mang ký sinh trùng amip trong cơ thể. Bệnh sẽ khởi phát khi người mắc giảm sức đề kháng khiến đường ruột yếu đi, amip sẽ theo đường máu tấn công gây áp xe gan, áp xe não.


Amip ăn não người có thể có trong nước muối tự pha:


Nạn nhân đã qua đời là một người đàn ông 28 tuổi và một phụ nữ 51 tuổi sống tại Louisiana (Mỹ), được báo cáo là có sử dụng nước muối để rửa xoang.

Kết quả kiểm nghiệm mẫu nước sinh hoạt gia đình của các bệnh nhân trên cho thấy tất cả đều có "amip ăn não người" (tên khoa học là Naegleria fowleri), một loài vi sinh vật đơn bào nguy hiểm có thể chui vào mũi người và xâm nhập vào não gây tử vong. Các nhà nghiên cứu tin rằng khi các nạn nhân dùng nước máy chưa qua khử trùng để pha dung dịch nước muối nhỏ vào mũi, đã vô tình "mở đường vô điều kiện" cho "amip ăn não người" di chuyển vào não bộ.

Súc rửa mũi bằng nước muối để làm thông xoang và phòng bệnh mũi xoang là một phương pháp rất phổ biến ở Ấn Độ và nhiều nước Nam Á. Từ đầu tháng Tám, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ đã cảnh báo không nên sử dụng phương pháp súc rửa mũi này bởi trong nước muối có thể chứa Naegleria fowleri và các loại vi khuẩn khác. Trên thực tế nếu vi khuẩn đi vào cơ thể bằng đường tiêu hóa thì acid ở ruột có thể tiêu diệt được vi khuẩn, song khoang mũi và xoang lại không hề có khả năng phòng vệ như thế.


Cơ quan y tế khuyên người dân chỉ nên dùng nước vô trùng hoặc nước cất để pha dung dịch muối súc rửa mũi. Ảnh: Health.thefuntimesguide

Nói về hoạt động của vi khuẩn Naegleria fowleri, Jonathan Yoder, một nhà dịch tễ học làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, "amip ăn não người" khi xâm nhập vào não người sẽ cư ngụ ở môi trường chất lỏng bên trong hộp sọ. Sau đó "quái vật" sẽ bắt đầu nhân lên rồi ăn các tế bào não và giết vật chủ chỉ trong vài ngày.

"Đây là một điều kiện rất hiếm hoi nhưng chắc chắn là thảm họa cho bệnh nhân và gia đình họ", Jonathan phát biểu trên Reuters Health.



Đường đi của amip từ môi trường tự nhiên vào cơ thể người - Ảnh: CDC



Triệu chứng

Các triệu chứng thứ phát bao gồm lú lẫn, u ám, thiếu tập trung và xuất hiện cơn co giật. Sau khi các triệu chứng bắt đầu, diễn tiến bệnh nhanh chóng qua 3-7 ngày và có thể chết xảy ra từ 7-14 ngày kể từ khi phơi nhiễm.

Điều trị:

Theo nghiên cứu của Giáo sư Michael Beach, hiện tại, chưa có một phương pháp hay loại thuốc nào điều trị có hiệu quả cho những người bị nhiễm loại amip này. Tuy nhiên rất may là rất hiếm gặp trường hợp bị nhiễm amip “ăn não".


Phòng bệnh

Cách phòng bệnh tốt nhất là chỉ nên tắm, bơi, lặn ở những nơi nước sạch và sử dụng dụng cụ kẹp mũi bảo vệ khi bơi, lặn trong các hồ nước có nguy cơ có mầm bệnh.


(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý