Nghệ thuật thăng tiến trong công việc

seminoon seminoon @seminoon

Nghệ thuật thăng tiến trong công việc

18/04/2015 04:01 PM
628
Nghệ thuật thăng tiến trong công việc là điều không quá khó nếu bạn nắm được những điểm cốt yếu. Sẽ có rất nhiều thứ phải làm để có được một sự thăng tiến nghề nghiệp như ý muốn. Bạn bắt đầu từ đâu? Bạn đã học hỏi được những gì? Kinh nghiệm của bạn ra sao? Bạn cần làm những gì?...



10 chiến lược giúp thăng tiến trong công việc:


1. Nói chuyện với sếp của bạn

Hãy ngồi xuống và có một cuộc trò chuyện thẳng thắn và trọng điểm với sếp hiện tại của bạn về tương lai nghề nghiệp tại công ty. Bạn nên nhấn mạnh rằng bạn mong muốn hiệu quả công việc đang làm sẽ đáp ứng tối đa các mục tiêu của công ty, chia sẻ các mục tiêu sự nghiệp của bản thân bạn với sếp. Các sếp luôn tôn trọng một biểu hiện tự tin và chín chắn ở nhân viên.

2. Yêu cầu nhiều hơn

Việc sẵn lòng giúp đỡ các phòng ban, tập thể khác trong công ty, hay đơn giản đề nghị nhiều hơn các trách nhiệm, sẽ làm gia tăng giá trị của bạn trong công ty. Không chỉ có vậy, nếu bạn yêu cầu được làm thêm công việc, công ty sẽ thấy được ở bạn một mối quan tâm và khát vọng giúp đỡ các phòng ban và công ty gặt hái thành công chung. Nó cũng nhấn mạnh một vai trò nổi bật của bạn trong các hoạt động kinh doanh của công ty.

Bạn đừng ngại việc khó, chính việc khó mới giúp bạn trưởng thành hơn cũng như tạo dựng được lòng tin với cấp trên. Sự nhiệt tình chấp nhận những thử thách mới là rất quan trọng. Đôi khi cách tốt nhất để bộc lộ điểm mạnh của bạn chính là thử nghiệm những công việc mới khó khăn hơn. Rất có thể bạn sẽ học hỏi được thêm nhiều điều, đồng thời sếp sẽ ấn tượng hơn về tinh thần làm việc của bạn, từ đó ghi nhớ rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ họ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

3. Tình nguyện trợ giúp các ban quản trị, tư vấn

Nếu bạn có một mục tiêu nghề nghiệp vượt xa khỏi những gì bạn đang làm với công việc hiện tại, hãy tìm kiếm các cơ hội mới khi tình nguyện trợ giúp hay phục vụ các ban cố vấn, ban quản trị công ty - nơi mà bạn có thể xây dựng danh tiếng là một người luôn sẵn lòng, nhiệt thành và tận tuỵ với công ty, với ngành nghề kinh doanh cụ thể của bạn.

4. "Mài sắc" các kỹ năng con người của bạn

Việc có được các kỹ năng giao tiếp, mối quan hệ hữu hảo với mọi người luôn đóng vai trò quan trọng để có được sự tôn trọng của sếp và các đồng nghiệp trong công ty, cũng như thu hút sự chú ý của những người bên ngoài, có thể mở rộng cánh cửa nhiều cơ hội mới cho bạn trong tương lai. Hãy biểu lộ sự thân thiện, trách nhiệm và cầu thị. Bạn cũng nên cẩn thận lắng nghe mọi người và rèn luyện kỹ năng của một nhà giao tiếp rõ ràng, hiệu quả.

Việc bạn gửi một bức thư hay gọi điện thoại cho một đồng nghiệp nhờ xin nghỉ ốm chỉ khiến cấp trên cho rằng rõ ràng là bạn chỉ đang bịa ra một lý do nghỉ phép. Bạn nên gọi điện thoại trực tiếp cho sếp của mình bởi khi đó sếp sẽ nhìn nhận bạn là một người tôn trọng cấp trên.

Đối thoại luôn có lợi cho cả cấp dưới và cấp trên, qua đối thoại hai phía đều đón nhận được những thông tin phản hồi thiện chí. Nếu cấp trên hay đồng nghiệp của bạn làm một việc gì đó mà bạn thích, hãy nói cho họ biết. Một câu đơn giản là: “Tôi đánh giá cao sự ủng hộ của ông trong cuộc họp sáng nay” sẽ khiến họ để ý và xem lại hành động của mình đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Những phản hồi tích cực sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa bạn và sếp hay đồng nghiệp.

5. Thể hiện tính sáng tạo

Bạn đừng bao giờ ngần ngại đưa ra những sáng kiến mới và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn nhạy bén với mọi thay đổi của thị trường. Hãy kiên trì theo đuổi và đề xuất những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề có thể giúp bạn, và cả sếp của bạn, được thành công hơn.

Ai trong chúng ta cũng có thể đề xuất những ý tưởng cải thiện kinh doanh khác nhau. Mọi người sẽ không chỉ khâm phục cách suy nghĩ sáng tạo của bạn mà cả cách bạn yêu thích chúng, mong muốn biến chúng thành hiện thực.

6. Tìm kiếm một nhà giáo huấn

Hãy phát triển các mối quan hệ hỏi học giữa bạn với bất kỳ ai, cho dù trong hay ngoài công ty. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có đến bốn trong năm sự tiến cử, đề bạt chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi một nhân viên có nhiều kinh nghiệm và ở cấp bậc cao hơn trong công ty. Những người này luôn là các nguồn thông tin và hướng dẫn sự nghiệp tuyệt vời cho bạn.

7. Tự khuếch trương bản thân

Bạn hãy học hỏi những nghệ thuật tự đánh bóng và đề bạt bản thân thích hợp nhất. Nếu bạn có được một sự hoàn thành công việc xuất sắc hay xây dựng được những chương trình, kế hoạch thành công, hãy đảm bảo rằng mọi người sẽ biết đến nó - đặc biệt là những nhân vật có ảnh hưởng trong công ty, những người có thể giúp bạn thăng tiến sự nghiệp hiệu quả nhất. Hãy để tất cả mọi người thấy rằng bạn đang tìm kiếm một sự thăng tiến nghề nghiệp hay một bước kế tiếp cao hơn trong sự nghiệp của bạn.

8. Không ngừng học hỏi

Một cách thức thăng tiến sự nghiệp đã được kiểm nghiệm đó là không ngừng học hỏi và trang bị cho bản thân những kiến thức mới. Bạn cần luôn tiếp thu những xu hướng phát triển nổi bật hay những phát kiến mới trong lĩnh vực chuyên môn của bạn và đảm bảo rằng bản sơ yếu lý lịch hiện thời của bạn luôn phản ánh những kỹ năng cần thiết đó.

9. Mạng lưới

Hãy gia tăng sức mạnh cho mạng lưới cá nhân và các mối quan hệ của bạn bằng việc gia nhập các tổ chức chuyên nghiệp, tham gia các cuộc thảo luận ngành và thậm chí là cả những hoạt động tình nguyện. Càng nhiều người biết về các điểm mạnh và năng lực của bạn, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hơn.

10. Xây dựng danh tiếng của bạn

Trong kinh doanh, danh tiếng của bạn là yếu tố giá trị nhất mà bạn có được. Hãy xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy, chuyên nghiệp và hợp tác. Bạn cần hành động đúng mực cùng một phong cách ăn mặc lịch sự. Bạn cũng có thể quảng bá tên tuổi bản thân rộng rãi hơn nhờ việc tham gia các buổi hội thảo, thường xuyên phát biểu hay viết các bài báo.

Sự thăng tiến nghề nghiệp nằm trong tay bạn, tất cả chỉ còn là việc bạn suy nghĩ và thực hiện các mục tiêu đặt ra như thế nào mà thôi.

 Những câu nói tối kị trong công việc


Dưới đây là 7 câu nói “tối kỵ” bạn nên tránh tại nơi làm việc:
Dưới đây là 7 câu nói “tối kỵ” bạn nên tránh tại nơi làm việc:

“Đó không phải là công việc của tôi”

Câu này sẽ được hiểu rằng: “Tôi sẽ không giúp đỡ anh/ chị vì nhiệm vụ đó không thuộc trách nhiệm của tôi”. Có thể đồng nghiệp tiếp cận bạn vì muốn bạn hòa đồng hơn với nhóm hoặc thực sự cần bạn giúp. Dù tình huống là gì, bạn nên tận dụng cơ hội này để chứng tỏ sự nhiệt tình, thân thiện của mình. Giúp đỡ đồng nghiệp lúc này và sau này bạn có thể nhận lại sự giúp đỡ của họ.

“Sao người như vậy lại được thăng chức?”

Dù bạn không hài lòng khi sếp mới của mình là người thiếu năng lực nhưng hãy giữ điều đó trong lòng. Tuyên truyền ý kiến tiêu cực về những người khác làm bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và nhỏ nhen. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nêu ý kiến của mình một cách khéo léo trong các buổi đánh giá hiệu quả làm việc hay khi được lãnh đạo cấp cao hỏi tới.

“Lương của tôi quá thấp”

Có thể bạn kiếm được ít tiền hơn đồng nghiệp hay thậm chí là thấp nhất trong văn phòng nhưng đi ca thán việc đó với tất cả mọi người bạn gặp sẽ không giúp ích gì cho bạn. Nếu bạn thực sự cảm thấy mình xứng đáng được tăng lương, hãy nói chuyện với sếp. Và khi nói chuyện với anh/ cô ấy, bạn không nên nhấn mạnh rằng lương hiện tại quá thấp. Hãy nêu dẫn chứng cụ thể rằng bạn đáng được nhiều hơn.

“Tôi không có thời gian để thực hiện công việc đó”

Câu này sẽ được hiểu rằng bạn không muốn làm nhiệm vụ đó. Nếu thực sự bận rộn, hãy chia sẻ thẳng thắn với sếp về cách ưu tiên hóa công việc của bạn để đảm bảo rằng bạn hoàn thành những công việc quan trọng nhất trước. Làm như vậy chứng tỏ bạn sẵn lòng với công việc và muốn hoàn thành từng nhiệm vụ một cách tốt nhất trong thời gian nhất định.

“Đó không phải là lỗi của tôi”

Khi gặp sai sót trong công việc, thay vì phản ứng một một cách cá nhân như thể mọi người đều đổ lỗi cho bạn, bạn nên bình tĩnh, tìm mọi cách khả thi để giải quyết vấn đề, đồng thời rút ra bài học cho bản thân. Phong cách làm việc chuyên nghiệp này sẽ khiến mọi người nể bạn hơn.

“Tôi sẽ chú tâm tới vấn đề đó”

Trong công việc, mọi người, đặc biệt là sếp không quan tâm tới việc hứa hẹn cố gắng, làm hết sức mình… Họ quan tâm tới kết quả, liệu bạn làm được việc đó hay không. Nếu bạn không thể, hãy thẳng thắn trình bày bạn cần những trợ giúp gì để hoàn thành công việc.

“Đừng nói chuyện này với ai”

Thậm thụt rỉ tai đồng nghiệp về những thông tin bạn cho là “hot” và dặn họ không nên nói với ai, bạn có dấu hiệu của một một người hay “buôn chuyện” chốn công sở. Muốn người khác không “buôn chuyện” về mình, trước tiên hãy hạn chế “buôn chuyện” về họ. Thậm chí, nếu bạn có ưu tiên biết những “tin mật” của công ty như ai sẽ được tăng lương hay ai bị sa thải, đừng tiết lộ cho người khác.

“Tôi không biết làm việc đó như thế nào”

Câu này có thể được hiểu theo 2 cách: một là, “Tôi không biết” (điều này khiến bạn trở thành người thiếu năng lực trong công việc), hai là “Tôi không muốn làm việc đó” (điều này khiến bạn trở thành một nhân viên lười biếng). Phản ứng được đánh giá cao hơn khi được giao/ nhờ một việc bạn chưa từng làm là “Tôi chưa từng làm việc này trước khi. Liệu anh/ chị có thể hướng dẫn tôi được không?” Điều này chứng tỏ bạn sẵn sàng học hỏi cũng như trợ giúp người khác.



Một số điều cần lưu ý khi muốn thăng tiến trong công việc:


- Có kế hoạch từ trước: Về vấn đề này, tác giả của cuốn sách bàn về vấn đề xây dựng thương hiệu cá nhân" Frame 01 - Jay Jessup cho rằng, những người có được công việc tốt nhất, phù hợp nhất đều là người có chiến lược riêng cho bản thân họ trong một hoặc nhiều năm. Ông lấy Oprah Winfrey - MC truyền hình nổi tiếng của Mỹ như một dẫn chứng hoàn hảo nhất. "Trên mỗi bước đường, cô ấy thường có kế hoạch , dự định cụ thể cho những thành công sắp tới của mình và cô ta luôn nghĩ suy nghĩ trước mọi vấn đề khoảng 5 năm".

Vì thế, một khi bạn muốn thành công, muốn có sự thăng tiến trong nghề nghiệp, bạn phải lên kế hoạch cho bản thân. Từ việc cần chuẩn bị những gì, phải làm theo các bước như thế nào... bạn đều phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và lường trước mọi tình huống. Một kế hoạch chặt chẽ bao giờ cũng hứa hẹn thành công như mong đợi.

- Nói rõ yêu cầu của bạn: Nếu bạn muốn được thăng chức, hãy trình bày rõ ràng nguyện vọng đó với sếp. Đừng bao giờ ngại ngần về vấn đề này bởi nếu bạn không nói ra, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có được cơ hội để phát triển ở vị trí cao hơn. Bởi đơn giản rằng, chẳng ai tự nhiên thăng chức, tăng lương cho bạn nếu ngay cả bản thân bạn không thấy điều đó là cần thiết.

- Phát triển bản thân trong vai trò mới: Trước khi bạn yêu cầu đựoc thăng tiến, hãy dành một thời gian dài để chuẩn bị chu đáo mọi việc. Tốt nhất là bạn nên quan sát xem loại công việc nào phù hợp mà bạn đang muốn làm, những chiến lược cần thiết để công việc đó đạt hiệu quả cao và hãy làm việc theo hướng đó. Khi cảm thấy mọi thứ đã phù hợp, đâu vào đấy, bạn hãy tiến hành những nhiệm vụ cụ thể cho công việc bạn đang theo đuổi. Nhưng dù sao cũng nên cẩn thận, đừng vì thế mà gat bỏ mọi lời khuyên hữu ích của những người có kinh nghiệm đi trước.

- Thể hiện năng lực tiềm tàng trong bạn: Nếu bạn muốn một vị trí mới, cao hơn thì đây là lúc bạn nên phát huy những khả năng tiềm ẩn của mình. Đó là lời khuyên của Dan Bowling - cựu phó giám đốc nhân sự của tập đoàn Coca-Cola. Không một vị sếp nào muốn có những nhân viên chỉ biết lo sợ, hoài nghi. Ngược lại, họ luôn cần những người tự tin, năng đông, sẵn sàng đối mặt giải quyết mọi vẫn đề bằng cái nhìn lạc quan, tích cực, bởi đó là những người đi đầu và xứng đáng với vị trí tiên phong.

-Hết mình vì công việc: Trong bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, những người làm ra tiền luôn là những người được giữ lại làm việc, gắn bó lâu dài. Bạn luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu và hãy chắc chắn sếp cũng nhận ra sự cố gắng đó.

- Làm việc "face-to-face": Dù đang sống trong thời đại công nghệ cao nhưng làm việc từ xa thông qua chat, email... không phải là một ý tưởng hay nhất là khi bạn đang muốn được thăng chức. Tốt nhất là nên đối diện, đối thoại trực tiếp với mọi người để có thể tìm hướng đi tốt nhất cho công việc một cách nhanh chóng.

- Thay đổi bản thân: Có những vị trí công việc mà sếp luôn cảm thấy bạn không thể nào thay thế được, và đó là rào cản trên con đường thăng tiến của bạn. Vì thế, hãy thay đổi bản thân, rèn cho mình khả năng thích nghi cao với công việc, có thể giải quyết tốt mọi việc, chịu được áp lực cao. Có như thế, một lúc nào đó, sếp sẽ không nhận thấy đó là vị trí mà bạn "không thể thay thế" nữa mà là coi bạn như một ứng viên tiềm năng.

- Chú ý trang phục: Khi đã có ý định muốn được thăng chức, bạn nên ăn mặc phù hợp với vị trí công việc mà bạn muốn, chứ không phải ăn mặc theo những gì bạn đang có. Nên nhớ, gam màu tối luôn làm nổi bật lên vẻ sang trọng và thể hiện tính quyền lực.

Vì thế, hãy cố gắng tìm hiểu một chút để có được sự sâu sắc trong cách chọn trang phục.

- Gây ấn tượng tốt với sếp: Tìm hiểu xem sếp đang muốn gì và liệu bạn có thể giúp được gì không. Nếu bạn thực sự quan tâm đến mong muốn của sếp, nghĩa là bạn đang gây được ấn tượng tốt trong lòng sếp và cơ hội nghề nghiệp chắc chắn sẽ đến với bạn.

Có thể, những gợi ý trên đây chẳng còn xa lạ gì với bạn nhưng hãy nghĩ xem, bạn đã bao giờ nghiêm túc suy nghĩ về hiệu quả của chúng hay chưa. Tất nhiên, để có thể thăng tiến trong công việc, yêu cầu về năng lực luôn đặt lên hàng đầu, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng đừng quá coi như những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt xung quanh.

  (St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý