Nghệ thuật ứng xử với cấp trên

seminoon seminoon @seminoon

Nghệ thuật ứng xử với cấp trên

18/04/2015 04:01 PM
3,174
Nghệ thuật ứng xử với cấp như thế nào để có thể thăng tiến và thuận lợi trong công việc? Đó là những điều mà bất cứ nhân viên nào cũng phải biết, dưới đây là một số nguyên tắc cho các bạn tham khảo:


Cấp trên là nữ giới:

- Dùng trạng từ khi báo cáo

Phụ nữ thường ít dùng từ theo đúng nghĩa đen. Thay vào đó, họ hay dùng các trạng từ như “luôn luôn”, “hầu hết…” để nhấn mạnh điều muốn nói. Do vậy, bạn cố gắng nói chuyện với cấp trên theo cách đó. Thay vì nói: “8 trong 10 lần thương thảo, tôi đều thuyết phục được khách hàng kí hợp đồng”, bạn hãy nói: “Hầu như lần nào thương thảo, tôi cũng kí được hợp đồng”.

- Chịu đựng tốt những buổi nói chuyện căng thẳng

Buổi nói chuyện của cấp trên có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Nó không chỉ liên quan đến công việc hiện tại mà cả các vấn đề đã xảy ra trong quá khứ, mối nguy hiểm ở tương lai… Cuộc trao đổi này của cấp trên có thể không theo trình tự nào cả. Lúc này, bạn nên là thính giả kiên nhẫn.


- Gương mặt biểu cảm

Nếu không muốn cấp trên hỏi: “Nãy giờ có nghe tôi nói không đấy?”, bạn hãy bộc lộ cảm xúc qua gương mặt. Điều đó chứng tỏ bạn đang lắng nghe và thấu hiểu họ. Ngoài ra, một gương mặt sáng, thân thiện của nhân viên luôn tạo ấn tượng với cấp trên. Thực hiện những điều trên không quá khó, bạn thử xem.


Nghệ thuật ứng xử với cấp trên - 1
Khi sếp nổi nóng thì bạn nên cử xử nhẹ nhàng, tế nhị (Ảnh minh họa).


Cấp trên là nam giới:

- Đưa ra mỗi lần một ý kiến

Bộ não đàn ông được chia ngăn và chuyên biệt hóa, tức là trong một thời gian nhất định, họ chỉ làm được một việc cụ thể nào đó.

Vì thế, khi trình bày ý tưởng hoặc báo cáo với cấp trên, bạn nên làm rõ từng ý một. Khi đã kết thúc ý này mới nói tiếp ý khác.

Để cấp trên phân biệt rõ ràng từng ý kiến, bạn nên dùng những từ như “thứ nhất là…”, “thứ hai là…”. Nếu không, báo cáo của bạn sẽ khó gây ấn tượng. Phái nam thường nói những câu ngắn, trực tiếp, đúng nghĩa đen. Vì thế, trước cấp trên, bạn nên nói đúng trọng tâm.

- Không nên khuyên răn

Đàn ông không muốn bị xem là kẻ bại trận. Thế nên, cấp trên cũng không thích bị phê bình. Do đó, khi cùng bàn luận về một sự cố, bạn tránh nói những câu để cấp trên cảm thấy họ sai.

Cấp trên cũng không thích được khuyên răn. Vì vậy, tốt nhất hãy nói bạn tin là họ đủ khả năng để giải quyết vấn đề.

- Gây ấn tượng bằng con số

Đàn ông có cách tiếp cận logic và giỏi về con số. Vì thế, nếu muốn khoe thành quả, bạn hãy nói cụ thể như: “Tôi đã làm tăng doanh số lên 70% so với 6 tháng đầu năm”, “Số hợp đồng ký kết tăng gấp ba…”.

Nên hay không nên?

- Biểu lộ sự quan tâm: Khi cấp trên phát biểu, bạn hãy nghiêng đầu về phía họ. Bạn cũng nên gật đầu để thể hiện sự tán thành và tâm đắc với điều họ nói. Thế nhưng, đừng gật nhiều quá, kẻo họ cảm thấy bạn thiếu kiên nhẫn.

- Chú ý đến vị thế: Khi đứng hay ngồi, hãy chọn vị trí và tư thế thấp hơn cấp trên, nhưng cũng đừng làm quá, kẻo bạn bị đánh giá là nịnh bợ.


Hãy biết tạo ấn tượng tốt trong mắt sếp

Tạo ấn tượng tốt về bản thân trong mắt sếp là điều rất quan trọng, vì nó giúp cho công việc của bạn trôi chảy hơn, làm sếp chú ý tới bạn hơn...và bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hãy biết tạo ấn tượng tốt với sếp bằng những điều không quá khó mà không cần đến “quà cáp, phong bao”. Thực hiện theo những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trong mắt sếp của mình:

1. Khâu chuẩn bị: Hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng (như báo cáo chẳng hạn), và nộp chúng cho ông chủ của bạn để ông ta hiểu rằng công việc vẫn đang tiến hành trôi chảy. Mỗi khi đối diện với sếp, bạn cần chuẩn bị tốt trong đầu tất cả những vấn đề liên quan đến công việc được giao phó.

2. Làm tốt công việc của bạn: Khi bạn làm tốt công việc nghĩa là bạn đang làm lợi cho công ty và sếp của mình. Không một ông chủ nào lại không đánh giá cao nhân viên của mình khi anh ta không những thể hiện được năng lực, trình độ; mà còn làm việc có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc của mình.

3. Chia sẻ sự tán dương: Hãy để cho ông chủ của bạn tín nhiệm những việc bạn đã, đang và sẽ làm. Hãy cố gắng để sếp nhận ra những hiệu quả mà bạn đạt được trong công việc và ban thưởng cho bạn xứng đáng. Nhưng nhớ rằng, đừng giành lấy ánh hào quang cho riêng mình dù đó là thành công của riêng bạn mà hãy chia sẻ thành công với sếp của bạn - điều này sẽ làm cho sếp chia sẻ với bạn những cơ hội công việc về sau.

Nếu ông chủ của bạn…không tốt

Sếp của bạn là người có nhiều điểm không tốt như: quá khiêm khắc, không biết đánh giá nhân viên và khiếm nhã...? Bạn không chịu đựng được sếp của mình? Bạn ghét công việc bởi vì ông chủ của bạn? Tuy nhiên, bạn vẫn phải có cách ứng xử với những ông chủ ấy - để làm sao bạn vẫn làm việc tốt và không bị mất việc!

Những dấu hiệu của một ông chủ không tốt:

Không tin vào cấp dưới của mình.
Không tôn trọng nhân viên.
Không đưa thông tin phản hồi dù nhân viên có đề nghị.
Không cho phép nhân viên biết đến những quy trình cần thiết cho công việc của họ.
Thô lỗ với nhân viên.
Hăm dọa nhân viên quá đáng.
Không tin tưởng vào sự cân bằng giữa công việc và gia đình (quá áp đặt nhân viên làm việc mà không quan tâm đến thời gian họ phải dành cho gia đình của mình).
Chỉ nói mà không thực hiện.
Bạn phải biết ông chủ bạn không tốt ở điểm nào, để dễ dàng học cách cư xử với ông ta.

Bạn cần làm gì?

1. Đưa ra những bản báo cáo để khẳng định công việc vẫn được thực hiện một cách đều đặn Hãy trình bày với sếp những tiến triển trong công việc của bạn theo một lịch trình thường xuyên: hàng tuần, 2 tuần/lần hoặc hàng tháng. Điều này sẽ giúp mối quan hệ giữa bạn và sếp ngày càng khăng khít hơn, công việc đạt hiệu quả hơn.

2. Tập trung vào vấn đề, chứ không phải là ông chủ Có lẽ ông chủ không phải là nguyên nhân, bạn phải xem lại vấn đề "rắc rối" ở đây là gì! Đừng e ngại "gạt" sếp bạn sang một bên để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến công việc không trôi chảy. Hãy xem xét vấn đề một cách khách quan và bao quát.

3. Làm việc thân thiện với sếp và không chống đối. Hãy xung phong nhận việc để sếp tin tưởng vào những thành quả công việc mà bạn đạt được, rồi bạn sẽ được sếp giao phó nhiều công việc hơn.

4. Có vài phút sau giờ công sở. Bạn đã từng muốn sếp cho bạn hai phút để trình bày một ý tưởng mới nhưng ông ấy không có thời gian? Hãy mời sếp uống một loại đồ uống nhẹ nhàng sau giờ làm việc để thảo luận về vấn đề này, nhưng nhớ hãy chuẩn bị chu đáo những gì muốn nói một cách ngắn gọn và rõ ràng.

5.Thay đổi sang bộ phận khác hoặc rời khỏi công ty. Nếu tất cả mọi sự cố gắng của bạn thất bại, hãy đề nghị được chuyển sang làm việc ở bộ phận khác. Còn nếu như sếp của bạn có quá nhiều... khuyết điểm mà bạn không thể cùng hợp tác, bạn có thể lên kế hoạch để chuyển đổi công việc.

 Ứng xử khi tính cách của sếp không tốt:

Với người sếp lười biếng: Xử lí một cách thông minh

Nếu cấp trên thường xuyên đến muộn về sớm, giao việc không công bằng, rất nhiều kế hoạch tốt không được sử dụng kịp thời do sự chỉ thị của sếp, nếu công việc có sai sót, mọi trách nhiệm do bạn gánh chịu. Lúc này bạn có nên báo cáo cấp trên của sếp?

Điều này có thể giúp bạn tránh được tiếng xấu. Nhưng nếu tình trạng lười biếng của sếp công khai bởi chính bạn bị rất có thể tạo nên sự bất lợi cho bạn. Bạn có thể thử dùng biện pháp sau: khi sếp không có ở văn phòng, mời người có thể làm chứng để họ hiểu được tình hình thực tế.


(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)

 Với người sếp thiếu trách nhiệm: Dùng cách ứng xử mềm mỏng

Với những người sếp công tư không phân minh, dùng thời gian làm việc giao việc riêng, bạn có thể từ chối một cách khéo léo với tiền đề là không ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Cần nói không ngay từ đầu, ví dụ: khi sếp yêu cầu bạn viết báo cáo cho con gái, chắc chắn bạn sẽ không muốn thực hiện, hãy cho sếp biết là bạn không thể giúp.

Nếu sếp giao việc khi đã hết giờ làm, sự việc sẽ dễ giải quyết hơn nhiều, bạn có thể dùng lí do: mình có buổi hẹn không thể vắng mặt. Nếu sếp vẫn tiếp tục nhờ bạn, hãy viện những lí do tương tự, để sếp tự ý rút lui.

Với người sếp tình cảm dễ bị tổn thương: Hãy tìm cách an ủi

Nếu sếp lưu lại một mình trong văn phòng khi mọi người đã ra về hết. Sếp cũng cảm thấy bị áp lực từ công việc và có những vấn đề trong cuộc sống gia đình. Khi chuyện tình cảm của sếp gặp khó khăn hãy an ủi. Nhưng nếu bạn cố tình hỏi vấn đề riêng tư hoặc có ý định riêng thì bạn đang gặp sai lầm lớn.

Ngay cả khi sếp cảm thấy yếu đuối, họ chỉ muốn sự quan tâm thích hợp, một tách trà nóng đủ để sếp hài long. Nếu thích hợp , bạn có thể kể chuyện cười giúp sếp giải tỏa tâm trạng. Hãy hiểu rằng, sự quan tâm của bạn bắt nguồn từ sự đồng cảm chứ không có ý lợi dụng.

Nếu tình huống xảy ra trong thời gian làm việc, thì bạn có thể cho sếp thấy sự quan trọng và trách nhiệm của mình với công việc, đây chính là động lực hữu hiệu để sếp quên đi căng thẳng trước mắt.

  Với người sếp gia trưởng: Không nên sợ hãi

Mẫu người này cho rằng chỉ cần không ngừng ra uy với nhân viên sẽ khiến họ bị thu phục. Với sếp có tính cách bá đạo như trên, bạn cần cho họ cảm thấy giá trị tồn tại của bạn. Đặc biệt là khi sếp dùng lời nói to tát, bạn cần phải suy xét kĩ trước khi trả lời. Điều quan trọng là bạn không cảm thấy sợ hãi, dũng cảm kiên trì sẽ giúp bạn có kết quả như ý.

Với người sếp thích theo đuổi nữ nhân viên: Tìm lí do từ chối thích hợp

Khi gặp phải nam cấp trên lợi dụng quyền lực, địa vị để theo đuổi nữ nhân viên cho dù họ đã có vợ, một số người lựa chọn xin nghỉ việc hay tìm việc khác để tránh rắc rối nhưng đó chỉ là biện pháp tiêu cực. Nếu bạn có một vị trí nhất định trong công ty thì quyết định trên sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Do vậy, thượng sách chính là không bị rơi vào cái bẫy hay không đắc tội với sếp và không làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại.

Nếu sếp trực tiếp mời hẹn bạn, bạn có thể nhận lời nhưng chỉ là một cuộc hẹn ngắn, nếu bạn có cơ hội hãy làm bạn với vợ sếp, điều này khiến sếp không có cơ hội đạt được mục đích.

Với người sếp thay đổi liên tục

Với những người sếp thiếu kiên định không quyết đoán, quyết định thay đổi theo từng ngày sẽ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi và sếp có cơ hôi nắm bắt khuyết điểm, và bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi việc.

Sự thay đổi là do sếp không muốn gánh vác trách nhiệm của mình, biểu hiện sự thiếu tự tin với chính mình, để đối phó với mẫu người này, bạn nên ghi nhớ mỗi công việc được sếp giao, đề phòng khi cần thiết, đay cũng là thói quen tốt cho công việc.

  Với người sếp đa nghi: Nộp báo cáo hàng ngày

Với những người sếp luôn nghi ngờ sự chăm chỉ của nhân viên, khiến cấp dưới bực bội và mệt mỏi. Hãy nộp báo cáo cho sếp sau một ngày làm việc, cho biết bạn đã làm những công việc gì của ngày hôm đó, điều này giúp bạn đánh đuổi sự nghi ngờ từ sếp và bạn yên tâm làm việc hơn.

Với người sếp đáng ghét: Tránh sự xung đột chính diện

Với người sếp đáng ghét không phải bởi họ có năng lực làm việc không tốt, mà đơn giản chỉ là về phương diện cá nhân có thể do tính cách không hợp, nóng tính hoặc có những hành vi bạn không thể chấp nhận. Nếu bạn gặp phải mẫu người như vậy nên dùng thái độ nào để ứng phó với họ? Cho dù không thích đến mấy, tốt nhất không nên thể hiện trước mặt họ.

Đặc biệt khi sếp là người nắm giữ chức vụ quan trọng trong công ty, cần hết sức chú ý, không nên có hành động quá khích, tránh cuộc chạm mặt trực tiếp bởi điều này có thể khiến bạn càng có ấn tượng xấu về sếp và tạo áp lực cho mình. Vì vậy để công việc được tiến hành thuận lợi cách tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách với họ.

Với người sếp nóng tính: Nên giữ bình tĩnh

Sếp cũng là người, và cũng có lúc tâm trạng không được tốt, có thể vấn đề do công việc gặp sự cố, cấp trên phê bình hay vấn đề cá nhân. Khi này sếp rất nhạy cảm dễ nổi nóng, giận dữ, bạn nên giữ thái độ bình tình nhẹ nhàng. Đợi sếp lấy lại bình tĩnh hãy tìm sếp giải thích, hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều. Rất có thể khi tâm trạng đã thoải mái hơn sếp sẽ chủ động tìm bạn.


Sự khác nhau giữ sếp Việt và sếp nước ngoài:


1. Làm việc với sếp Việt Nam
Sếp tất nhiên giỏi hơn nhân viên rồi, song sếp cũng là người, cũng có những khiếm khuyết nhất định. Bạn đừng cố công thay đổi sếp, hãy học cách dung hòa và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp.

Coi sếp như một khách hàng 

Bạn có thể có nhiều sếp khác nhau trong khi làm việc. Một vài người đưa cho bạn ý kiến phản hồi và luôn “nháy mắt” động viên khi bạn cố gắng làm việc tốt. Nhưng cũng có những sếp hay kiểm soát quá mức hoặc thiếu năng lực tổ chức. Dù cho sếp của bạn là người thế nào, bạn cũng cần phải xác định rằng hoặc là bạn hợp tác làm việc với họ, hoặc là chống lại. Rõ ràng cố gắng làm việc một cách hòa hợp với sếp là biện pháp dễ hơn và khôn ngoan hơn. 

Bạn từng có những biện pháp rất tốt để điều chỉnh quan hệ với khách hàng. Vậy tại sao không đối xử với sếp như cách bạn làm với khách hàng. Sếp của bạn cũng có những mong đợi nhất định và bạn hãy cố gắng đáp ứng tốt những mong đợi này. Hãy nhớ rằng quan hệ của bạn với sếp là mối quan hệ quan trọng nhất tại nơi làm việc. Quan hệ tốt sẽ giúp bạn hài lòng với công việc và có nhiều cơ hội để thăng tiến. 

Bắt đầu quan hệ bằng những bước đi đúng 

Sếp của bạn chắc không từ chối nếu bạn thảo luận thẳng thắn cùng sếp những vấn đề cơ bản như trách nhiệm công việc, những mục tiêu cần đạt được, những giá trị quan trọng trong công ty, cách làm việc hợp lý và hiệu quả nhất. 

Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với sếp. Điều này không chỉ là những bản báo cáo hàng tuần về các dự án mà còn bao hàm sự gặp mặt để cùng nhìn lại các vấn đề lớn. Chính bạn phải tự đề xuất những buổi gặp này để tìm ra sự tương đồng với cấp trên. 

Cố gắng hiểu sếp của bạn 

Bằng cách quan sát và đặt câu hỏi, bạn có thể biết nhiều hơn về “thế giới” của sếp. Cố gắng để ý đến phạm vi trách nhiệm, quá trình làm việc của sếp. Thậm chí bạn cũng nên biết về mục tiêu trong công việc, quan hệ với sếp lớn và cả những áp lực trong công việc của sếp. 

Đặt mình vào vị trí của sếp, bạn có thể hiểu được những gánh nặng mà họ đang phải chịu hay những mong muốn của sếp. Những hỗ trợ tự nguyện của bạn sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn và có thể được giao những công việc mới và vị trí mới. 

Truyền thông hiệu quả 

Bạn cần tìm ra cách hợp lý nhất để truyền thông tới sếp của bạn. Có sếp thích trò chuyện trực tiếp, nhưng cũng có người thích nhận email hay điện thoại hơn. Bạn cũng cần tìm hiểu xem sếp của bạn ưa một sự trình bày ngắn gọn về vấn đề hay là một bản báo cáo chi tiết. 

Hãy nói với sếp điều bạn cần 

Một khi bạn đã tìm ra cách tốt nhất để giao tiếp cùng sếp, hãy chủ động nói chuyện với sếp, đề xuất những gì bạn cần để khiến cho công việc trôi chảy, đừng bắt sếp phải “đoán già đoán non”. Có thể bạn cần đào tạo thêm về máy tính để thực hiện việc thuyết trình chẳng hạn. Hãy giải thích rõ tại sao bạn cần điều đó và sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn ra sao. 

Ứng xử với các sếp “khó chịu” 

Những gợi ý ở trên có thể thực hiện với đa phần các sếp, nhưng cũng có một vài lãnh đạo có cách “hành xử đặc biệt” gây trở ngại trong công việc. Dưới đây là một vài dạng tính cách “khó chịu” và những “phương thuốc” để giải trừ. 

Kiểu sếp “nhỏ nhặt”, kiểm soát vượt quá mức cần thiết 

Sếp của bạn cần tin tưởng vào bạn nhiều hơn. Bạn hãy chủ động làm rõ những trách nhiệm phải hoàn thành từ những nhiệm vụ nhỏ cho tới những nhiệm vụ lớn. Bạn cần nỗ lực để làm tốt công việc nếu không bạn càng mất đi sự tin cậy và bị “soi” nhiều hơn nữa. 

Kiểu sếp “không phải là sếp”, thiếu quyết đoán, do dự, mập mờ

Thay vì đưa ra các câu hỏi, hãy đưa cho sếp vài sự lựa chọn đi kèm với những nhận xét rõ ràng. Hãy chống lại sự mập mờ bằng cách hỏi lại cho sáng tỏ. Bạn cũng cần tránh sự chần chừ của sếp bằng cách khẳng định thời hạn cuối của bạn và theo sát những cái bạn cần 

Kiểu sếp tận dụng triệt để, vắt kiệt nhân viên 

Hãy bố trí một cuộc gặp gỡ để nói chuyện về những quyền lợi và trách nhiệm của bạn, những giới hạn mà bạn có thể làm hoặc không. Bạn cũng có thể gợi ý cần một người hỗ trợ trong những lúc cao điểm. 

Sử dụng những chiến lược “ứng xử với sếp” ở trên để tạo ra một mối quan hệ hòa hợp, hữu ích và đôi bên cùng có lợi với cấp trên của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng chỉ cần một ít cố gắng để phù hợp với phong cách làm việc của sếp nhưng lợi ích thu lại sẽ rất lớn. 

Hãy nhớ rằng, hòa thuận với sếp của bạn có nhiều ý nghĩa hơn bất cứ yếu tố nào khác để thuận lợi trong công việc.
2. Làm việc với sếp nước ngoài
Do những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, quan niệm sống, bạn có thể gặp nhiều khó khăn khi làm việc với người nước ngoài. Để làm việc với sếp Tây một cách suôn sẻ, bạn không thể vô tư như làm việc với “sếp nhà”. Hãy tham khảo những lưu ý dưới đây.

Nói để sếp hiểu, hiểu điều sếp nói 

Công việc sẽ rơi vào bế tắc, không giải quyết được nếu bạn không thể diễn đạt hết ý mình bằng ngôn ngữ của sếp và không hiểu sếp nói gì.

Để giải quyết vấn đề, bạn hãy trau dồi vốn ngoại ngữ. Dù chuyên môn vững nhưng làm việc với sếp mà phải thường xuyên nhờ cậy thông dịch viên, bạn có nguy cơ bị "chê" đấy.

Hãy dùng ngôn ngữ chung 

Bạn không nên nói chuyện với người thứ ba bằng tiếng Việt trước mặt sếp. Hãy sử dụng chung ngôn ngữ của công ty. Nếu không sếp sẽ nghĩ bạn là người bất lịch sự hoặc đang nói xấu họ.

Lên kế hoạch chi tiết

Sự tùy hứng không có trong “từ điển làm việc” của các sếp người nước ngoài. Tác phong làm việc của họ rất chuyên nghiệp và có trật tự. Tốt nhất, bạn nên lên kế hoạch cụ thể và thời gian thực hiện công việc cấp trên đã giao.

Chuẩn bị tốt, bạn sẽ không phải lúng túng khi bị sếp “sờ gáy” và hỏi bất kỳ chi tiết nào trong chuỗi công việc.

Chứng tỏ tinh thần trách nhiệm 

Bạn cần hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với công việc. Không nên đổ lỗi cho người khác khi xảy ra sự cố. Bạn cũng đừng ngần ngại yêu cầu được giúp đỡ, sếp sẽ sẵn sàng có gợi ý hay để gỡ rối cho bạn.

Học cách trả lời dứt khoát “Yes” hoặc “No”

Dứt khoát và thẳng thắn là ưu điểm trong tác phong làm việc của người nước ngoài. Vì thế, nếu sếp hỏi bạn có thể đảm đương được công việc hay không, hãy trả lời “Yes” hoặc “No” rõ ràng. Không nên do dự hoặc trả lời chung chung: “Tôi nghĩ mình có thể...”.

Không nên làm việc riêng 

Bất kỳ vị sếp nào cũng đều không thích nhân viên lạm dụng thời gian ở công ty để làm việc riêng. Trong đó, ăn vặt và “tám” là những điều tối kỵ.

Làm hết việc

Áp lực công việc là điều bạn nên chuẩn bị khi làm việc với sếp Tây. Với họ, chỉ làm hết việc chứ không hết giờ. Họ trả mức lương thỏa đáng vì mong muốn bạn hoàn thành tốt công việc.

Lúc cần, bạn sẵn sàng làm việc quên thời gian với tinh thần trách nhiệm cao. Điều đó sẽ khiến sếp hài lòng.

Thể hiện sự năng động, sáng tạo, tự tin

Sếp Tây thường đánh giá nhân viên qua hiệu quả công việc. Họ muốn bạn thể hiện sự năng động, sáng tạo. Nếu không đáp ứng, bạn sẽ sớm bị loại khỏi “cuộc chơi”.

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cách lam bài báo cáo và trình tự nnooj dung
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Cứ gắng làm tốt việc của mình là được. Còn tìm cách làm thỏa mãn xếp thì càng mệt hơn đó
NẾU SẾP TRANH CÔNG VỚI BẠN BẠN SẼ LÀM GÌ
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Ôi dời ơi chuyện này đầy, lần sau cố gắng khôn hơn đừng để bị như thế nữa, quẫn quá chuyển công ty thôi
NẾU SẾP LA MẮNG BẠN TRƯỚC MẶT NGƯỜI KHÁC BẠN SẼ LÀM GÌ
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Im lặng thế thôi, người ta là sếp và mình là nhân viên được người ta thuê mà.Nhưng nếu sự việc quá đáng mà mình ko sai gì có thể cãi.CÔng bằng mà
Tôi khong the in trang tôi cần, tại sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Mình là một nhân viên kinh doanh nước ngoài có bằng cấp chuyên môn và làm việc rất tích cực,chăm chỉ, luôn cố gắng và Hi vọng sẽ đươc Thăng tiến.các báo cáo công việc của tôi rất đầy đủ và chi tiết lại bị sếp đánh giá là dài dòng, thừa thải,không.Cần thiết.các báo cáo sau mình rút ngắn lại thì sếp cho rằng thiếu thông tin,không rõ ràng.tóm lại là sếp không hài lòng.theo các bạn mình nên làm gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Mình là một cán cơ sở, hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người( Đặc biệt là bộ mặt cau có của sếp chỉ vì một lý do, sếp sợ nhân viên giỏi hơn mình, mọi công việc báo cáo sếp, sếp chỉ ờ hữ cho qua,vì khi triển khai thực hiện mời sếp xuống dự, sếp gần như không biết nội dung của hội nghị hôm này gồm nội dung gì, vấn đề thứ 2 ở sếp không có quan điểm đúng đắn là nam giới nhưng chuyên ngồi buôn dưa lê nghe ngóng chuyện linh tinh về giận nhân viên vô cớ. Theo các bạn mình có thể làm gì để sếp thay đổi cách nghĩ?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý