Món ăn trị cảm lạnh và cúm

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Món ăn trị cảm lạnh và cúm

18/04/2015 04:06 PM
6,401
Món ăn trị bệnh cảm lạnh cực dễ làm mà hiệu quả vô cùng. Dưới đây là 1 số công thức nấu món ăn trị bệnh cảm lạnh mách bạn.


Cháo hành củ: hành 20 củ, gạo lức 60g. Tất cả vo sạch, đổ nước vừa đủ, nấu cháo chín thì cho hành vào. Chia nhiều lần ăn trong ngày, mỗi lần ăn 1 bát. Tác dụng: làm ra mồ hôi, giảm sốt, ho. Trị cảm phong hàn, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau bụng đi ngoài.

Cháo hành, gừng: gừng tươi 5 lát, hành cả rễ 6 nhánh, gạo 60g. Tất cả rửa sạch, đổ nước vào đủ, nấu thành cháo, cho gừng, hành rồi đun tiếp một lúc nữa, cho đường vào là được. Ăn nóng ngày 1 bát. Công dụng: làm ra mồ hôi, giải ho cảm lạnh sổ mũi.

Cháo lá tía tô:lá tía tô 12g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá tía tô, cho 200ml nước sắc còn 100ml, bỏ bã, lấy nước cho gạo đã vo sạch vào, thêm 500ml nước nữa nấu thành cháo đặc. Công dụng: chữa ho, cảm phong hàn, sốt, thở gấp, ngực khó chịu. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần sáng và tối.


Món cháo, canh thuốc dùng khi bị cảm - 1
Cháo tía tô chữa ho, cảm phong hàn, sốt (nguồn ảnh: internet)


Cháo gừng, đường mạch nha:gừng tươi 25g, đường mạch nha 150g. Gừng cạo vỏ rửa sạch thái nhỏ để sẵn. Gạo đãi sạch cho vào nồi với gừng tươi, đổ vào 1 lít nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu cháo chín cho đường vào. Ngày ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát, ăn nóng. Công hiệu: giải cảm, tán hàn, trừ ho.

Cháo bách hợp, chuối: bách hợp 12g, chuối 2 quả, đường phèn vừa đủ. Nghiền bách hợp thành bột, chuối bóc vỏ thái thành miếng. Đổ chung vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa, sau giảm nhỏ lửa cho đến lúc cháo chín đặc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát, ăn liền 7 ngày.

Cháo bối mẫu, đường phèn: xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 50g, gạo lức 50g. Giã nhỏ bối mẫu, gạo vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, nấu thành cháo, múc cháo vào bát to, cho đường phèn và bột bối mẫu vào, đảo đều lên là ăn được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con, ăn lúc nóng. Bệnh khỏi vẫn ăn tiếp 3 ngày nữa. Công dụng: mát phổi, giảm ho, tiêu đờm, trị trẻ em ho khò khè.

Cháo táo đỏ, bí ngô: bí ngô 1 quả, táo đỏ 500g, đường dỏ 200g. Bí ngô, táo rửa sạch, bỏ vào nồi nấu với đường đỏ, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 bát. Tác dụng: thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng. Trị trẻ ho lâu ngày.


Món cháo, canh thuốc dùng khi bị cảm - 2
Cháo bí đỏ trị trẻ ho lâu ngày (nguồn ảnh: internet)


Cháo nhị bì, cam thảo:tang bạch bì (vỏ rễ cây) 10g, địa cốt bì 10g, cam thảo 3g, gạo lức 50g. Tất cả vị thuốc rửa sạch cho vào nồi đổ nước vừa đủ, đun 30 phút, bỏ bã, lấy nước cho gạo vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1 bát con. Ăn liền 4-5 ngày. Tác dụng: thanh phế nhiệt, mát máu, lợi tiểu, trị trẻ em ho kéo dài, ho đờm có máu, mặt phù nề.

Canh mộc nhĩ, nước quýt: mộc nhĩ trắng 100g, nước quýt 200g, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch mộc nhĩ, bổ cuống, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến chín nhừ mộc nhĩ thì cho nước quýt vào đun tiếp đến khi sôi là được. Dùng ăn điểm tâm. Tác dụng: bổ khí, ích thận, hóa đờm, trừ ho, trị trẻ em ho khan, ho đờm có máu.

Canh cá diếc nấu hạnh nhân: cá diếc 1 con, hạnh nhân ngọt 10g, đường đỏ vừa đủ. Làm cá sạch, cho vào nồi với hạnh nhân. Đổ nước vừa đủ đun to lửa, khi sôi đun nhỏ lửa tới chín nhừ. Ăn cá uống canh trong ngày. Tác dụng: kiện tỳ, ích khi, hoạt lạc, lý phế, trị viêm phế quản mạn tính, khí âm bất túc, ho có đờm lâu ngày.

Canh cải gừng:rau cải tươi 500g, gừng tươi 10g, muối vừa đủ. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi, đổ nước 1200ml, nấu cạn còn 700ml, cho muối vào là được. Ngày ăn uống 2 lần. Tác dụng: trừ ho cảm phong hàn, đờm trắng khó ra, gân cốt đau nhức.

- Nước chanh: Nước chanh là thức uống tuyệt vời để làm dịu đau cổ họng, làm sạch máu, và nới lỏng chất nhầy trong họng. Cách đơn giản nhất là thêm một nửa thìa cà phê nước cốt chanh vào một tách nước ấm để uống hàng ngày.



- Cháo gà: Ngay từ hồi thế kỷ XII, bác sĩ và triết gia người Do Thái, Maimonides, đã phát hiện ra rằng cháo gà có thể điều trị cảm lạnh và cúm.

- Mù tạt: Mù tạt có công dụng làm giảm sốt, loại bỏ độc tố và giúp chữa lành các màng nhầy trong phổi.

- Gừng: Trà gừng có thể giúp tiêu diệt vi trùng, như là một chất kháng virus và cũng rất tốt cho dạ dày. Đun sôi hai muỗng canh gừng tươi với hai cốc nước trong mười lăm phút, sau đó để nguội rồi uống. Hoặc có thể dùng gừng để tắm, giúp kích thích bạch huyết và thoát mồ hôi.

- Tỏi: Nhìn chung, tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, tỏi còn có tính chất chống nấm, kháng khuẩn và kháng virus. Các nhà nghiên cứu ở Anh phát hiện ra rằng tỏi có thể tăng tốc độ phục hồi từ bệnh cúm và tăng sức đề kháng.

- Bạc hà: Trà bạc hà giúp thoát mồ hôi. Nên uống một tách trà bạc hà trước khi đi ngủ sẽ giúp tránh được những cơn sốt hay cảm lạnh về đêm.
 


Thực phẩm trị cúm và cảm lạnh



- Dầu thầu dầu: Đặt gói dầu thầu dầu được đặt trên ngực có thể giúp lưu thông đến phổi.

- Cam và trái cây: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Vitamin C được tìm thấy trong nước ép cam, nếu uống hàng ngày, có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cúm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ 6 giờ lại uống 1.000mg vitamin C sẽ có thể giảm, hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng cúm.

- Sữa chua: Trong sữa chua có chất men có thể khôi phục lại các vi khuẩn đường ruột.





- Cây bạc hà đắng: Tinh dầu của cây bạc hà đắng còn được sử dụng làm thành phần của thuốc ho xi-rô. Vì vậy mà trà làm từ loại cây này cũng có tác dụng trị ho.

- Mật ong: Mật ong có đặc tính chữa bệnh rất lớn. Nó có thể được dùng để giảm ho và tăng khả năng miễn dịch. Một thìa mật ong và một chút nước cốt chanh tươi cũng có thể tạo thành một loại xi-rô trị ho hiệu quả, nhất là đối với trẻ em.

- Trà gừng và thì là: Thêm một muỗng cà phê hạt thì là và một chút gừng khô hoặc tươi vào một ly nước sôi. Uống những khi cần thiết sẽ làm giảm cơn lạnh và triệu chứng cúm.

- Muối: Muối dùng để súc miệng rất tuyệt vời và có thể làm dịu cổ họng bị đau. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.

- Kiwi: Kiwi có lợi trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đó là bởi trong quả kiwi có lượng Vitamin C cao và dường như có tác dụng bảo vệ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em.



 
- Nước: Uống nhiều nước giúp tăng cường sự lưu thông trong cơ thể. Tắm cũng vậy. Tắm nước nóng hoặc nước gừng có thể giúp hạ sốt.

- Hoa cúc: Được sử dụng trong y học cho hàng ngàn năm, hoa cúc có thể được có tác dụng dù là ở dạng trà để uống hay tinh dầu hoa cúc để hít. Hít hơi nước từ chiết xuất từ ​​hoa cúc đã được cho rằng có thể giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh.

Lưu ý: Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ, cần đi khám để được điều trị tích cực hơn. Nhất là khi có các dấu hiệu như yếu đi đột ngột, hoặc sốt cao... thì nên đi bác sĩ càng sớm càng tốt


- Kinh giới 15 g, bạc hà 5 g, đạm đậu xị (đậu đen chế) 10 g, gạo 100 g. Kinh giới, Bạc hà, Đạm đậu xị nấu trong 5 phút từ khi sôi (không nên nấu lâu), lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín, thêm nước thuốc, nấu chung. Mỗi ngày 2 lần, ăn lúc nóng, một liệu trình là 3 - 4 ngày. Thích hợp dùng trong bệnh cảm, phát sốt ớn lạnh, đau đầu, đau họng, bứt rứt mất ngủ và thời kỳ đầu liệt thần kinh mặt.

- Phòng phong 15 g, hành 2 cọng, gạo 100 g. Phòng phong, hành nấu lấy nước, bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, chờ khi cháo chín thêm vào nước thuốc, nấu cháo loãng. Mỗi ngày 2 lần, ăn ngay lúc nóng, dùng liền 3 ngày. Thích hợp cho người bị cảm lạnh, phát sốt ớn lạnh, sợ gió, ra mồ hôi trộm, đau đầu, đau mình, lạnh đau tê các khớp. Món ăn thích hợp hơn cho người bệnh già và trẻ dạng suy yếu.

- Hành lá to với lượng vừa đủ, nếp 60 g, gừng tươi 5 lát, giấm 5 ml. Hành cắt thành đoạn dài 3 cm (dùng 5 đoạn), cùng nếp vo sạch, gừng lát nấu thành cháo. Sau cùng nêm giấm, ăn ngay lúc nóng. Sau ăn đắp chăn cho vã mồ hôi nhẹ. Thích hợp cho người cảm lạnh, ho. Món ăn này không dùng chung với mật ong.

- Gừng tươi 50 g, gạo rang 50 g, đường đen vừa đủ. Gừng tươi rửa sạch cắt lát mỏng, cùng gạo rang nấu cháo, nêm đường đen trộn đều. Ăn ngay lúc nóng, ngưng ăn sau khi lành bệnh. Thích hợp dùng trong bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi chảy nước mũi, ho có đàm loãng, chán ăn. Cũng có thể dùng cho người bệnh nôn ói do lạnh. Không dùng cho người cảm nóng và nôn ói do nóng dạ dày.

- Đạm đậu xị (đậu đen chế) 20 g, Kinh giới 6 g, Ma hoàng 2 g, Sắn dây 30 g, Sơn chi 3 g, Thạch cao sống 60 g, gừng tươi 3 lát, hành 2 cọng, gạo 100 g. Trước tiên các vị thuốc cho vào nồi đất nấu chung (nấu khoảng 5 phút, không lâu), bỏ bã lấy nước, cho vào gạo, cùng nấu cháo loãng. Ăn ấm lúc đói, mỗi ngày 3 lần, ngưng ăn sau khi vã ra được mồ hôi, hạ sốt. Thích hợp dùng trong bệnh cảm mà gây sốt cao, phổi nóng phát suyễn, đau đầu, không mồ hôi, bứt rứt, mất ngủ, họng khô miệng khát, và những người nhiễm bệnh do virus gây sốt cao không vã được mồ hôi. Không dùng cho người bệnh cảm lạnh, sợ lạnh.

- Bạc hà khô 15 g (tươi 30 g), gạo 100 g, đường phèn vừa đủ. Trước tiên nấu lấy nước bỏ bã (nấu 2 phút, không lâu). Gạo vo sạch nấu cháo, chờ khi cháo chín, nêm đường phèn vừa đủ và nước thuốc Bạc hà, nấu sôi gấp. Ăn khi ấm, mỗi ngày 2 lần. Thích hợp cho người bị cảm nóng, đau đầu mắt đỏ, cổ họng sưng đau. Cũng có thể làm thức uống ngừa say nắng vào mùa nóng.

- Thạch cao sống 60 g, Sắn dây 25 g, Đạm đậu xị (đậu đen chế) 2 g, Kinh giới 5 g, Ma hoàng 1,5 g, gừng tươi 3 lát, hành 3 cọng, gạo 100 g. Các vị thuốc trên rửa sơ, rồi nấu lấy nước bỏ bã, cho lắng cặn, gạo vo sạch thêm nước, sau khi nấu sôi, thêm nước thuốc, hành nấu thành cháo loãng. Ăn ngay lúc nóng, sau khi ăn vã mồ hôi hạ sốt thì ngưng. Thích hợp cho bệnh cảm sốt cao không giảm, phổi nóng ho suyễn, đau đầu, bứt rứt, mất ngủ, không mồ hôi, miệng khát, họng khô...

- Nếp 60 g, gừng tươi 5 g, hành 5 cọng, giấm 15 ml. Trước tiên nếp vo sạch cùng gừng tươi cho vào nồi đất nấu cháo, sau khi sôi lại thêm hành, nấu tiếp, chờ khi cháo chín, nêm giấm, nấu sơ thì dùng. Khi chữa bệnh cảm, nhất định ăn ngay lúc nóng, mỗi ngày 2 lần, dùng liền 3 ngày. Sau khi ăn lên giường đắp chăn cho ra mồ hôi nhẹ là tốt nhất. Sau khi vã mồ hôi cần tránh gió lạnh. Thích hợp cho bệnh cảm lạnh, đau đầu, ớn lạnh, phát sốt, đau nhức mình mẩy, nghẹt mũi chảy nước mũi, ho, nhảy mũi... Lưu ý: không dùng cho người bệnh cảm nóng, sốt cao bứt rứt, sợ nóng không sợ lạnh. Trong chế biến, giấm phải nêm vào sau, không nấu lâu.

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tác dụng bí đao đối với sức khoẻ
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Công dụng bí đao đối với sức khoẻ
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
chong em bi cam cum may ngay roi lai haybi nhuc dau sot va nong lanh that thuong nua ai biet cach tri xin noi cho e biet qua so nay nhe01636527118 e cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý