Làm gì khi bị sếp mắng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm gì khi bị sếp mắng

18/04/2015 04:08 PM
3,590

Theo các chuyên gia nhân sự, môi trường làm việc áp lực cao ngày nay đã khiến tình trạng mạt sát, chửi đổng trở thành hiện tượng không hiếm gặp nơi công sở. Bạn cần phải làm gì để ứng phó với những tình huống “phun châu nhả ngọc” này?

 

 

Theo Chris Posti, chủ tịch công ty tư vấn nhân sự Posti & Associates, cho biết “Có nhiều lý do khiến dân công sở nói đệm những từ ngữ không hay. Nhưng cho dù đó là do giận dữ, bực bội, stress, muốn thể hiện cái tôi hay thiếu vốn từ thì đều đưa đến kết quả tiêu cực và thậm chí dẫn đến các phản ứng nóng nảy.

“Nếu chẳng may bạn là người nhận lãnh những lời không hay đó, hãy cân nhắc phản ứng tùy theo người đối diện bạn là ai. Nhưng dù sao đi nữa, giữ bình tĩnh luôn là điều đầu tiên phải làm và đừng ăn miếng trả miếng”, Posti cho biết.

Nếu đó là khách hàng…

Nếu khách hàng dùng lời lẽ khiếm nhã với bạn, thật khó để bạn có được phản ứng tốt nhất. Dưới đây là những điều bạn cần làm:

Lắng nghe thật kỹ những gì khách hàng muốn nói, hiểu và phân tích tình huống từ góc nhìn của khách hàng. Có thể họ muốn than phiền với bạn về sản phẩm hay dịch vụ của công ty, nhưng cảm xúc quá đà khiến lời lẽ sử dụng không phù hợp. Cho dù bạn bị đối xử thậm tệ như thế nào đi nữa thì bạn vẫn phải đảm bảo tính chuyên nghiệp của mình.


Cho dù bạn bị đối xử thậm tệ như thế nào đi nữa thì bạn vẫn phải đảm bảo tính chuyên nghiệp của mình. (Ảnh minh họa)

Theo Jonar Lader, tác giả cuốn sách “Làm sao để mất bạn và chọc giận sếp” cho biết, “Một khi khách hàng đang giận dữ, họ sẽ không nghe lọt tai những lời biện bạch của bạn nên tốt nhất là cứ để họ trút ra hết.” Nếu bạn cũng nổi nóng thì chẳng khác nào thêm dầu vào lửa. Thay vì vậy, hãy giữ bình tĩnh và nhấn mạnh với khách hàng các giải pháp cho vấn đề nêu ra. Nếu khách hàng vẫn không hài lòng, hãy nhờ đến gáim sát hoặc cấp trên của bạn.”

Nếu đó là đồng nghiệp…

Cuộc đấu khẩu với đồng nghiệp có thể để lại “di chứng” dai dẳng. Dưới đây là vài điều bạn cần cân nhắc:

Bạn khó mà nuốt trôi nếu người đồng nghiệp mà hàng ngày bạn đối mặt nay mạt sát bạn hay thậm chí là chửi thề. Thay vì vội vàng đáp lại ngay lúc đó, bạn hãy cho người đồng nghiệp nọ thời gian để tĩnh tâm lại. Matt Angello, chuyên gia đào tạo của Tâp đoàn tư vấn Bright Tree cho biết, “Hãy đợi sau khi tình hình dịu lại rồi hãy nói chuyện với họ.”

Khi nói chuyện với họ, bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp của mình bằng cách khẳng định rõ mong muốn làm việc trong môi trường tôn trọng lẫn nhau và hy vọng sẽ không có chuyện tương tự xảy đến. Hầu hết chúng ta đều giữ thái độ “thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện” và cho qua, nhưng theo Alexander Kjerulf, tác giả cuốn sách “Giờ làm việc vui vẻ”, bạn cần nói rõ suy nghĩ của mình về mối quan hệ với đồng nghiệp. Có thể sẽ mất thời gian để bỏ qua mâu thuẫn và gầy dựng lại quan hệ nhưng ít ra bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn tại nơi làm việc của mình.

Nếu đó là sếp…

Nếu sếp chửi bạn một trận rõ đau sau một dự án nào đó, phản ứng của bạn có thể bị trả giá bằng chính công việc của bạn. Dưới đây là cách thức giúp bạn xử trí tình huống:

Một người sếp thô lỗ sẽ giúp bạn học được cách đối nhân xử thế. (Ảnh minh họa)

Theo Posti, “Phản ứng của bạn sẽ tùy thuộc vào mức độ thân thiết giữa bạn và sếp”. Đôi khi cũng thật khó để dùng lý trí phân giải vì sao sếp lại ứng xử như thế, bạn cần cân nhắc các khả năng trước khi đưa ra quyết định nên phản ứng thế nào. Theo Nader, mặc dù có những sếp rất vô lý và thiếu chuyên nghiệp, phần lớn các sếp đều có lý do khi tỏ ra giận dữ như vậy. “Có thể bạn nghĩ sếp la bạn quá đáng vì những chuyện nhỏ nhặt nhưng những lỗi nhỏ đó thực chất là giọt nước làm tràn ly.”

Sau khi đã bình tâm và cân nhắc, lúc nói chuyện với sếp, bạn cần khéo léo lồng ghép cảm xúc của mình rằng bạn cảm thấy chán nản và mất tinh thần khi sếp dùng những lời như thế, đồng thời phải nhấn mạnh giải pháp mà bạn nghĩ ra để giải quyết tình hình.

Nhưng nếu sếp thường xuyên mạt sát bạn, có lẽ bạn nên nghĩ đến phương án chuyển việc và quan trọng hơn, xem đây là bài học kinh nghiệm, “Một người sếp thô lỗ sẽ giúp bạn học được cách đối nhân xử thế”.

Nhiều người vẫn chọn cách “im lặng là vàng” khi bị sếp quát mắng, quở trách kể cả khi biết rõ sếp đang bắt nạt mình một cách vô cớ.

Đôi khi, vì muốn "lên mặt", tìm cách đổ lỗi cho một ai đó khi công việc không thuận lợi, nhiều vị sếp chẳng ngần ngại quát nhân viên ầm ĩ trước mặt các đồng nghiệp. Một lần, hai lần còn có thể bỏ qua, nhưng nếu không phải lỗi của bạn, đừng mãi nhường nhịn như thế. Bởi các cụ vẫn thường nói "được đằng chân lân đằng đầu", nếu không phản ứng gì, bạn có thể mãi trở thành nơi để sếp trút giận mà thôi.

Ứng phó khi bị sếp bắt nạt

Cam chịu chỉ khiến bạn dễ bị coi thường - (Ảnh minh họa)

Sự cam chịu bất công đó khiến bạn ít nhiều ấm ức trong lòng và chỉ khiến đồng nghiệp nhìn bạn bằng ánh mắt thương hại, thậm chí coi thường mà thôi. Bởi vậy, đối với những vị sếp quen bắt nạt nhân viên, bạn nên tìm cách ứng phó phù hợp. Stacy Harris, giám đốc nhân sự của Bersin & Associates - một công ty nghiên cứu và tư vấn dịch vụ đã chỉ ra những cách giải quyết sau:

- Hiểu rõ bản chất vấn đề

Dù là sếp đang cố tìm cách bào chữa cho chính mình, đổ hết lỗi cho bạn hay vì tức giận mà bắt nạt bạn thì cũng đều gây trở ngại không nhỏ khi bạn muốn tìm cách giải quyết vấn đề trong hòa bình. Lúc đó, bạn đừng vội vàng phản ứng gay gắt mà hãy ngồi lại nhìn nhận vấn đề xem liệu có phải vấn đề đó vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn hay không. Sai đến đâu, bạn hãy nhận lỗi đến đó.

Ứng phó khi bị sếp bắt nạt

Đôi khi, bạn cần phải phản ứng để sếp biết rằng, bạn không phải là kẻ nhu nhược, dễ bắt nạt - (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, hãy đợi đến lúc sếp nguôi giận mới vào gặp sếp để nói chuyện cho rõ ràng. Nếu đó là vị sếp anh minh, chắc chắn, họ sẽ hiểu bạn không phải là người dễ bị lấn lướt.

- Đề cao lòng tự trọng

Thông thường, những người hay bị bắt nạt là những người tạo cho sếp cảm giác họ yếu đuối, ít phản ứng. Với áp lực từ sếp, nếu bạn cứ im lặng chịu đựng thì càng dễ bị tổn thương. Nhưng đề cao lòng tự trọng không có nghĩa là bạn cứ đùng đùng “bật” lại sếp, cãi nhau tay đôi giữa văn phòng hay cao giọng tuyên bố bỏ việc.

Thay vào đó, hãy dành thời gian thư giãn với bạn bè, gia đình hoặc tình nguyện tham gia các dự án mới sếp vừa nhận về. Sự tự tin, niềm lạc quan và tinh thần luôn vui vẻ, phấn chấn của bạn sẽ khiến mọi việc thuận lợi, sếp cũng dần dần nhìn bạn với con mắt khác. Cố gắng khẳng định bản thân và tạo lập vị trí cho mình, để sếp và đồng nghiệp nhận ra chân giá trị của bạn, để rồi dù có muốn, sếp cũng chẳng dễ dàng gì cất lời bắt nạt bạn được nữa.

Ứng phó khi bị sếp bắt nạt

 

Thế nhưng, hãy tìm cách phản ứng thật khéo léo, đừng vì những mâu thuẫn nhỏ mà nảy sinh chuyện lớn - (Ảnh minh họa)

- Phản ứng khéo léo

Tất nhiên, chẳng ai muốn phản ứng với sếp, lại càng không ai thích có những bất đồng, mâu thuẫn, nhất là khi người thuộc cấp trên của mình. Thế nhưng, như thế cũng không có nghĩa là bạn cứ phải "nhũn như con chi chi" để giữ hòa khí. Nếu bị "đàn áp" quá mức, bạn cũng nên để sếp thấy bạn không hài lòng với cách đối xử như vậy. Bạn có thể gửi email cho sếp để tránh những ồn ào nơi công sở.

Nếu việc làm đó không mang lại kết quả gì, bạn nên nhờ cấp trên can thiệp bởi những vị sếp cấp cao hơn có thể nhìn rõ và phân loại đúng sai chính xác, biết cách tháo gỡ những rắc rối này. Một khi bạn đã có lời, chắc chắn người ta sẽ để ý và giải quyết giúp bạn.

- Rời bỏ công ty

Đây là giải pháp cuối cùng khi những giải pháp khác không mang lại hiệu quả. Nếu đã làm mọi cách mà sếp vẫn chứng nào tật nấy, bạn cũng đừng cố gắng ở lại và nhẫn nhịn để giữ hòa khí nữa. Một khi sếp đã cố tình không hiểu phải trái, không chịu nhìn nhận những nỗ lực hàn gắn của bạn thì việc rời công ty chẳng có gì phải hối tiếc. Bởi nếu bạn cứ cố gắng bám trụ, sếp sẽ nghĩ rằng bạn đang rất cần việc làm và chẳng biết đi đâu nên họ càng bắt nạt bạn nhiều hơn.

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xep gou dien cho toi.luc do toi ban ko nghe dt dc.toi chua kip dien thoai lai thi bi xep goi dien mang toi va bao rang toi nen xem lai y thuc cua mjh.hsau den cong ty toi lai bi quat cho.mot tran vi chuyen do.tu do cu noi chuyen voi toi lai bi xep quat.toi phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
toi lam cong chuc nha nuoc day, ma cung bi an mang thuong xuyen, nhuc nha lam,
co the Sep ban dang khong hai long voi ban ve van de gi do, nhung chuyen nay de giai quyet thoi, ban chi can co gang hoan thanh tot nhung cv lan sau va co dip hay giai tro chuyen voi sep ban ve viec nay. Nhung neu nhu... Sep yeu ban thi se ko con cau tra loi dau.
bạn không nên nhịn,cứ nói thẳng ra ông ấy chẳng cs quyền gì hách dịch như vậy.Tôi thường xuyên phải đụng độ sếp phó, ông ta càng tức càng tìm cơ hội dìm tôi, nhưng tôi làm càng tốt , vừa rồi thi GVG ông ta còn nói xấu cho tôi trượt, nhưng tôi vẫn đạt.Hãy cố gắng làm tốt việc, và kéo đồng minh vào, như vậy tên tiểu nhân như ông ta sẽ cay cú thôi
hom nay toi di lam cong vieccua toi la kiem hang,toi kiem hang cua chi trong cung ca thay hang hu toi ko noi.khi xep hoi tao bao che,toi bi xep mang,bay gio toi phai lam j
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Sep la nguoi hai mat thi toi phai lam sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
sáng nay toi cãi nhau với sếp.Nói đúng hơn là tôi bị ông ta chửi.Sếp phó của tôi là tên đại tiểu nhân.May mà ông ta chẳng có quyền gì trong công việc của tôi.Vì tôi là công chức nhà nước.Nghĩ mà thấy thương những người làm tư nhân mà gặp ông sếp hách dịch.
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Neu ban hieu duoc Sep la nguoi phai chiu rat nhieu trach nhiem va ap luc ban se hieu tai sao Sep ban noi nong. Hay co gang tim hieu nguyen nhan de moi quan he trong cv tot hon nhe.
tôi đi làm trong công ty chuên về đồ hoàn kim .công việc của tôi là bắn tem .tôi có bắn sai trọng lương đá vào sản phẩm .và đã bị khách hàng trả lại.tôi bị sếp gọi lên và mắng té tát .bây giờ tôi rất chán và buồn .tôi phsir làm sao?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
toi cung chan met moi vi cong viec va sep mang
sep toi luon mang toi nhu com bua, tham chi con chui ngu khung khong kha noi, vui thi thoi, buon thi oi thoi. nhung ma quen roi. Nhung cai gi cung co gia cua no thoi.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Mình làm kiếp nhân viên mà bạn
Nhân viên ko có nghĩa là người để sếp mạt sát như vậy, mình cũng là con người mà, tuy đi làm thuê nhưng ai cũng mong muốn công việc thuận lợi, mang lại lợi nhuận cho ông chủ. Có gì thì bình tĩnh giảng giải, ko thể động tí là chửi được. Sếp như thế ko đáng gọi là sếp
tôi cũng vây! vì tôi tương đối nhỏ tuổi và it kinh nghiệm nên sếp nói chuyện với tôi một cách rất sổ sàng và mất lịch sự. Sếp sẵn sàng la mắng tôi bất cứ khi nào.
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
hom nay , toi cung bi xep mang vi toi pho to khong dung,nhug do ko de y quan ph«t nen chinh ho da poto nham, sau do moi loi lam toi deu ganh chiu, xep mang toi mot tran ko ra gi, toi thay nhuc nha va buon qua cac ban oi
con giun xeo lam cung quawn vi vay dung chiu am uc trong long ma phai phanh phui ra tam su cua minh truoc mat de sep hieu minh khongf phai la mot ke nhu nhuoc
Thực ra mắng cũng có nhiều cái, mắng để bản thân mình lớn.Mình ít kinh nghiệm, bị mắng là đúng rồi.Cần phải lấy đó làm động lực phát triển
Tối qua lúc rời công ty sếp không nói gì, mà ngồi chửi mình cho làm ca đêm nghe. Lúc sau thasy trên Line chửi mình thậm tệ. Tại bạn ý lúc trước thích mình, mà minhf dửng dưng nên dạo này ăn hành suốt. Cv thì ban ý ko lo,toàn vào xưởng đi tán mấy em công nhaan cười phớ lớ. Bực bội!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý