Sau khi sinh có nên nằm than để sưởi ấm không?

seminoon seminoon @seminoon

Sau khi sinh có nên nằm than để sưởi ấm không?

18/04/2015 04:24 PM
3,707
Sau khi sinh có nên nằm than để sưởi ấm hay không. Vào mùa lạnh phải làm thế nào để sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất.

Một quan niệm sai lầm:


 Đi bộ rất tốt đối với phụ nữ mang thai. Ảnh: TL


Một thói quen và tập quán tồn tại từ xưa đến nay ở một số vùng là phụ nữ sau khi sinh nằm trên giường, dưới là một chậu than để sưởi, đặc biệt là chị em ở vùng sâu, vùng xa, sinh con vào mùa lạnh. Theo quan niệm cũ, nằm than có lợi là giữ ấm cơ thể, giúp trẻ và sản phụ cứng cáp hơn. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, nằm than sau sinh lợi ít mà hại nhiều.

Theo quan niệm trước đây, khi sinh, sản phụ bị mất một lượng máu ít nhất 300ml. Do vậy, cơ thể của sản phụ sẽ yếu và lạnh hơn so với bình thường. Mặt khác, khi mang thai, tim, mạch máu, cơ, phổi... của sản phụ phải tăng cường hoạt động để nuôi thai nhi. Sau sinh, các trạng thái này bị "cắt" đột ngột làm cơ thể của người mẹ có sự dao động và thân nhiệt hạ xuống. Do đó, sản phụ phải nằm than để cơ thể ấm lại, máu huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn. Cũng có quan niệm cho rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn; lâu dài về sau, sản phụ không bị đau nhức mình mẩy, không bị lạnh run...

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, khi than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2 mà sản phụ thì thường được sắp xếp nằm trong phòng kín gió, nên lượng khí CO2 sẽ bay quanh quẩn trong phòng. Người mẹ có sức chịu đựng, có thể không bị ảnh hưởng CO2 nhưng với trẻ sơ sinh, nếu hít phải khí CO2 ­ dễ bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ... Ngoài ra, không phải lúc nào người thân sản phụ cũng có thời gian để thường xuyên canh mẻ lửa than nên có khi quá nóng, có khi lại quá nguội. Sản phụ vừa quen với ngưỡng nóng thì lửa tàn lại làm cho sản phụ lạnh hơn. Trạng thái nóng rồi lạnh bất thường cũng không tốt cho sức khỏe của sản phụ và trẻ. Đáng nói hơn là nằm than sẽ dễ bị bỏng, nhất là đối với trẻ sơ sinh vốn có làn da rất mỏng. Nằm than trong mùa hè oi bức càng dễ làm da bé nổi mụn rộp. Nếu không chăm sóc tốt, trẻ dễ bị nhiễm trùng da. Nằm than sau khi sinh làm tăng tiết mồ hôi, khiến cả sản phụ lẫn trẻ đều bị mất nước.

Mặt khác, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn, sản phụ không bị đau nhức... Cần biết rằng những bệnh lý sau sinh như đau lưng, hay quên... là do dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, lao động chân tay chưa hợp lý... của sản phụ trong quá trình mang thai và sau khi sinh.

Mặc dù ít gặp trường hợp sản phụ và trẻ nằm than bị ngạt do khí CO2 dẫn đến tử vong, nhưng đã có nhiều trường hợp sản phụ và trẻ phải nhập viện vì nằm sưởi than. Sản phụ thì bị lở lưng, trẻ thì bị bỏng, mụn rộp nổi lên khắp người, nhiễm trùng da và lan sang các bộ phận khác. Vì vậy, thay vì nằm sưởi than, sản phụ chỉ cần vận động sớm, với động tác nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông tốt, không bị tắc nghẽn mạch máu, các cơ sớm phục hồi, hiện tượng nhão cơ ít xảy ra, da không bị nhăn. Nếu muốn giữ ấm cho trẻ và sản phụ, có thể sử dụng bóng đèn tròn đặt dưới gầm giường nhưng nên nhớ phải điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa, không quá nóng.

Khi chăm sóc sản phụ sau sinh, cần tránh những quan niệm thiếu cơ sở khoa học, như: nằm sưởi than; ăn uống kiêm khem quá mức, không đủ chất dinh dưỡng... Nên cho sản phụ ăn đủ chất, ăn nhiều món. Sản phụ phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ... Sản phụ nên vận động sớm bằng các động tác nhẹ và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý...


Giữ ấm cho mẹ và bé sơ sinh trong ngày đại hàn:



1. Với những bé sinh đủ ngày, đủ tháng và sức khỏe bình thường

- Sau khi sinh, nên cho cho bé nằm chung với mẹ ngay, để bé có thể cảm nhận được hơi ấm và tình yêu của mẹ.

- Chú ý giữ ấm các điểm quan trọng dễ bị nhiễm lạnh nhất trên cơ thể bé: lòng bàn chân, tay, chỏm đầu (thóp) và phổi. Để làm tốt việc này, trong những tuần đầu sau khi sinh, bạn cần đội mũ và đi tất tay, tất chân cho bé.

- Sau khi cho bé đi tiêu, tiểu, bạn cần thay tã lót ngay để bé không bị ướt, bị nhiễm lạnh.

- Cho bé ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Đối với những bé sơ sinh đẻ đủ tháng nên để nhiệt độ trong phòng từ 22 – 24oC. Đối với những trẻ đẻ thiếu tháng, nên giữ nhiệt độ trong phòng ở mức 24 – 26oC.
Cách ủ ấm bé sơ sinh những ngày đại hàn

- Khi cho bé ra ngoài, cần cho bé mặc đủ ấm, đặc biệt lưu ý giữ ấm vùng thóp đầu, và gan bàn chân bé. Khi vào trong phòng ấm, bạn nhớ cởi bớt đồ cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi sẽ dễ bị nhiễm lạnh.


Ủ ấm bé sơ sinh ngày đại hàn, Làm mẹ, giu am cho be, giu am cho be so sinh, giu am tre mua dong, phuong phap kanguru, giu am be, u am be, nuoi con khoe, lam me, bao phu nu
Giữ ấm cho bé sơ sinh. (Ảnh minh họa).


- Trong đêm lạnh, nên đắp thêm chăn cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, có thể gây khó thở.

- Tắm nắng cho bé vào lúc nắng sớm ấm áp (khoảng 9-10 giờ sáng vào ngày thường và 10-11 giờ vào những ngày đông) và nên sử dụng quạt sưởi nếu trời lạnh.

- Nhiều bà mẹ sợ bé bị lạnh nên ôm ấp con thường xuyên kể cả khi đi ngủ. Làm như vậy không tốt bởi cơ hội truyền nhiễm vi khuẩn cho bé thông qua đường hô hấp hay tiếp xúc ngoài da rất cao. Đó là chưa kể đến trường hợp, mẹ ngủ say có thể dùng tay hay chăn bịt kín Mũi của trẻ dẫn đến bị ngạt thậm chí tử vong.

2. Với những bé sinh non hoặc có vấn để về sức khỏe

Những em bé này thường có sức đề kháng yếu, nên bên cạnh việc giữ ấm như các bé bình thường; bé thiếu tháng, bé yếu cần được chăm sóc đặc biệt để sớm thích nghi với môi trường bên ngoài.

Một phương pháp giữ ấm đơn giản, nhưng hiệu quả được các bác sĩ khuyến khích là giữ ấm cho bé bằng phương pháp Kangaroo

Phương pháp Kangaroo là gì?

Phương pháp Kangaroo còn gọi là phương pháp chuột túi hay da kề da là cách ôm giữ sát trẻ vào ngực trong làn áo của người ôm trẻ sao cho có sự tiếp xúc da kề da giữa trẻ và người giữ trẻ. Mang tên Kangaroo vì phương pháp này giống như cách một con chuột túi mẹ giữ con, vừa để dùng hơi ấm của mình giữ ấm con vừa để bảo vệ con. Phương pháp này giúp trẻ mới ra đời vẫn giữ được sự mật thiết với cơ thể mẹ. Bố cũng có thể thực hiện phương pháp này nhưng tốt hơn nên để mẹ thực hiện vì mẹ cũng có thể đồng thời cho con bú.



Những lợi ích của phương pháp chuột túi

- Đối với mẹ, phương pháp chuột túi duy trì mối quan hệ tình cảm mẹ con gắn bó như lúc còn trong bụng mẹ. Nhờ đó xây dựng niềm tin về khả năng chăm sóc trẻ của mẹ. Điều này làm tăng lượng sữa mẹ lên gấp hai lần giúp các bà mẹ có nhiều sữa hơn và cho con bú tốt hơn.

- Đối với con, hơi ấm của mẹ truyền qua con giúp ổn định nhiệt độ cơ thể trẻ, sự âu yếm của mẹ giúp trẻ an tâm. Ngoài ra nhịp tim, nhịp thở của mẹ cũng giúp trẻ ổn định nhịp thở và nhịp tim vốn rất dễ rối loạn thường gây nên những cơn ngừng thở, suy hô hấp phải xử trí cấp cứu.

* Về tâm lý, sự gần gũi của mẹ giúp trẻ vơi đi nỗi lo lắng, sợ hãi ở môi trường bên ngoài, tạo nên giấc ngủ dài hơn, trẻ ít khóc hơn. Những điều này vừa giúp trẻ tăng cân vừa làm sâu đậm tình cảm mẹ con.

* Phương pháp cũng có tác dụng tích cực trên sức khỏe của trẻ, giúp trẻ ít bị nhiễm trùng bệnh viện, ít bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các nghiên cứu cũng cho kết quả có nhiều hứa hẹn trong điều trị cơn khóc dạ đề cũng như tác dụng tích cực trên sự phát triển vận động của trẻ.

Các bà mẹ có thể thực hiện phương pháp chuột túi như thế nào và trong bao lâu?

- Việc áp dụng phương pháp chuột túi sau sinh càng sớm càng tốt, Mỗi trẻ sơ sinh đều có những điểm khác nhau nên bắt đầu một cách nhẹ nhàng, thường từ một đến hai lần trong ngày, ấp bé vào ngực mỗi lần ba mươi phút, thay đổi tư thế cho bé bú rồi lại ấp bé vào ngực. Sau đó có thể kéo dài đến vài giờ, thực hiện hai đến ba lần trong ngày.

- Khi thực hiện phương pháp này các bà mẹ nhận biết bé khỏe bằng cách sờ tay chân bé thấy luôn ấm áp và trẻ cũng có cùng nhịp thở và nhịp tim với mẹ.

- Thời gian thích nghi về nhiệt độ của trẻ sơ sinh là từ ba tuần đến một tháng. Do vậy các bà mẹ có thể thực hiện phương pháp này trong khoảng thời gian trên hoặc cho đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định, lúc này trẻ sẽ tự rời mẹ ra.

Phương pháp Kanguroo cũng rất hiệu quả với các em bé sơ sinh bình thường và ngày càng được các bà mẹ sử dụng.


(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con e dc 14thag tai sao moi lan an hoac uog sua noi hay bi oi voi lai ben hog co cua no bi noi mut gi ko bt lieu mut do co lien quan gi den chuyen no bi oi ko
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Chào em, Qua thư em mô tả, từ lúc bé sinh đến giờ bé hay nôn trớ có thể bé bị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Đây là một hiện tượng sinh lý, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, trẻ càng lớn thì trào ngược càng giảm dần nhờ các cấu trúc của bộ máy tiêu hóa phát triển hoàn chỉnh hơn và chế độ ăn cũng đặc dần. Chính vì vậy mà BS ở Viện dinh dưỡng bảo em khi lớn bé sẽ hết. Trào ngược dạ dày - thực quản thường gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, đa số trẻ thường khỏi sau 1 tuổi nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 2 - 3 tuổi và ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Hiện tượng trào ngược của bé có thể là do trào ngược sinh lý thôi, em yên tâm không cần điều trị, vì không ảnh hưởng đến cân nặng của bé mà ngược lại cân nặng của bé phát triển rất tốt Để khắc phục tình trạng nôn trớ của bé, các cữ bú và ăn nên chia nhỏ, nhiều lần trong ngày, không nên cho bé bú hoặc ăn quá no, sau bú - ăn không nên cho bé nằm ngay, khi cho bé bú bình cần phải cho sữa xuống đều, tránh cho bé bú nhiều hơi. Em cũng chú ý hạn chế cho bé dùng nước cam, quýt, bưởi, bồng bé thẳng đầu cao và vỗ lưng cho bé, khi bé ợ rồi mới để nằm xuống, cho bé nằm đầu cao 30 độ, mặc quần áo thoáng mát
Con tôi được 14tháng không biết tại sao mỏi lan uống sữa hoặc ăn cơm mà nếu cháu ho là ói ra hết với lại bên cổ của bé có nổi một mụt gì đó không biết đi khám bác sĩ cũng không biết vậy cho cháu hỏi liệu mụt đó có liên quan gì đến việc cháu bé bị ói không ạ và cháu có nên đưa bé đến bệnh viện khám không
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Cháu bị ói có thể là dấu hiệu của hệ tiêu hóa yếu, cách thức cho bé ăn hay tư thế cho bé ăn.Mụn ở cổ chị nên đưa bé đến viện da liễu khám xem nhé.Chúc bé hay ăn chóng lớn
các vùng kín của mẹ và con có nên hơ háp bằng lửa và lá trầu không không?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Tôi có đứa con gái đang mang thai 2 tháng , cháu thường hay bị ói khi ăn và không ngữi được mùi cá được ,vì thế cháu không ăn được gì và có được chăng nữa cũng là rất ít ,như vậy làm sao cung cấp đủ năng lượng cho mẹ con thai phụ .Xin vui lòng cho tôi biết cách khắc phục . Cám ơn nhiều .
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Chj cho e hoj.neu sjh thuog trog mua lanh nay e hk nam than nhug e chj mua thuot bắc ve xong cho e dk hk.con ebe thj lam sau de dk am hk faj lah za.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý