Những điều cần lưu ý khi đi xin việc

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Những điều cần lưu ý khi đi xin việc

18/04/2015 04:24 PM
642
Những điều cần lưu ý khi đi xin việc để bạn có thể đạt được mục đích của mình. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn nhé.



Mánh khi đi xin việc:

Công ty tuyển việc muốn biết:

- Bạn là người sẽ kiếm tiền cho công ty, hay chỉ giúp công ty tiết kiệm chi phí mà thôi.

-Bạn biết cách làm việc theo nhóm, hay chỉ thiên về hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cá nhân.

-Bạn có hòa đồng được vào văn hóa tập thể của công ty hay không.

Bạn phải thể hiện những gì?

-Bạn đã giúp làm lãi hoặc tiết kiệm cho công ty được như thế nào.

-Những tình huống khủng hoảng nào từng xảy ra ở cơ quan cũ và bạn hành động ra sao để xử lý.

-Bạn đã tham gia vào những dự án theo nhóm nào và hoàn thành công việc ra sao.

-Bạn đã thể hiện khả năng lãnh đạo của mình thế nào trong những tình huống phức tạp để tập hợp mọi người xung quanh nhằm đạt một mục đích chung nhất định.

-Những lầm lỗi mà bạn đã mắc phải và cách bạn tự sửa chữa hậu quả ra sao.

-Những buổi học huấn luyện dưới dạng nào đã giúp bạn trưởng thành trong chuyên môn.

Một cuộc phỏng vấn cần được diễn ra dưới dạng đối thoại, nghĩa là ngoài việc trả lời các câu hỏi mà người tuyển dụng đưa ra, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi thắc mắc của bản thân.

Cuối cùng xin nhắc bạn cần cố gắng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của mình. Lo lắng quá sẽ khiến bạn quên mất những điều cần nói và tỏ ra là con người thiếu tự tin trong mắt của người tuyển việc.


Trính bày hồ sơ gây ấn tượng ban đầu:

1. Bìa hồ sơ

Bìa hồ sơ là cái đập vào mắt những người tuyển dụng đầu tiên, cho nên khi bạn mua hoặc tự mình làm bìa hồ sơ, thì bìa hồ sơ ít nhất cũng phải đảm bảo chứa được nguyên vẹn khổ giấy A4, trông nó phải sạch sẽ, tránh tẩy xóa lem nhem, khi bạn xếp hồ sơ vào trong bìa không gập lại mà để thẳng theo đúng chiều. Điền đầy đủ các thông tin cá nhân như địa chỉ liên lạc, số điện thoại, e-mail…để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với bạn.

2. Cách trình bày hồ sơ

Trình bày hồ sơ phải rõ ràng, sạch sẽ, và bạn cũng thật cẩn thận và chú ý đến những lỗi chính tả hay các lỗi về ngữ pháp. Điền đầy đủ vào các thông tin cần thiết vào sơ yếu lý lịch, không nên bỏ trống các mục.

● Đơn xin việc bạn có thể đánh máy hoặc viết tay là phần quan trọng nhất trong bộ hồ sơ nên bạn cần trình bày ngắn ngọn, súc tích nhưng vẫn phải chứng minh được năng lực của bản thân, các thành tích trong học tập, hay những công trình, đề tài nghiên cứu khoa học mà bạn đã tham gia. Trình bày chi tiết và cụ thể về những kinh nghiệm và quá trình công tác của bản thân, và bạn cũng nên bày tỏ nguyện vọng của mình được làm việc tại công ty mình dự tuyển.

● Những điều cần lưu ý khi trình bày: Nét chữ rõ ràng, khoảng cách giữa các dòng và các đoạn không nên quá hẹp, căn chỉnh trên, dưới, căn trái, căn phải cho văn bản nhìn cân đối. Giấy in nên chọn loại giấy trắng A4 có chất lượng tốt, nếu như có các văn bằng, chứng chỉ  nên là bản photô có công chứng và tất cả nên để ở khổ giấy A4 để đảm bảo tính đồng nhất. Sự bất cẩn không đem lại kết quả tốt cho bạn.


3. Sắp xếp hồ sơ

Thông thường việc sắp xếp bộ hồ sơ thì mỗi người có một cách khác nhau, tuy vậy bạn nên sắp xếp như sau: Đầu tiên là đơn xin việc làm, tiếp theo sơ yếu lý lịch, sau đó là bản sao các bằng cấp, loại giấy tờ hoặc bằng cấp nào càng quan trọng thì đưa lên trước. Sau đó bạn hãy đóng tất cả các giấy tờ lại thành một tệp và gửi cho nhà tuyển dụng. Nếu không đóng chắc chắn, trong quá trình xem xét hồ sơ của nhà tuyển dụng, bạn có thể bị thất lạc một số giấy tờ trong bộ hồ sơ của bạn.

Trước khi nộp hồ sơ xin việc bạn nên kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ xem cần bổ sung gì không.
Trên đây là một số gợi ý giúp bạn có bộ hồ sơ hoàn thiện và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.


Những lỗi tuyệt đối tránh khi đi xin việc:


1. Đến trễ

Không có cách gì dễ dàng để mất điểm trong mắt vị sếp tương lai của bạn bằng việc đến trễ.

Ấn tượng đầu tiên luôn còn mãi. Và đáng tiếc thay, đến phỏng vấn muộn nói lên rằng “Tôi không đáng tin” hoặc “Tôi chẳng quan tâm đến thời giờ của ông.”

Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ cố gắng đến sớm trong mọi cuộc phỏng vấn. Bằng cách đó, những yếu tố khách quan như thời tiết xấu, tắc đường hay nhận được một cú điện thoại vào phút cuối sẽ ít có cơ làm hỏng con đường tìm việc của bạn.

2. Tỏ thái độ không mấy thích thú

Dù có bất cứ điều gì xảy ra, đừng tỏ thái độ chán ngán trong buổi phỏng vấn. Ngay cả khi bạn cảm thấy chẳng gì có thể khiến bạn nhận công việc này, hãy giữ thái độ chăm chú và cố gắng tỏ ra quan tâm đến cuộc nói chuyện.

Nếu bạn có những cử chỉ không mấy đẹp mắt, người phỏng vấn bạn sẽ nhớ chúng và đem kể lại với nhiều người khác. Hãy nhớ rằng người phỏng vấn bạn không sống trên hoang đảo. Anh ta còn có bạn bè, người thân và các đối tác làm ăn. Biết đâu một trong số đó sẽ là người có ảnh hưởng tới công cuộc tìm kiếm việc làm của bạn sau này thì sao.

3. Đi phỏng vấn khi chưa chuẩn bị kĩ càng

Ở đây, chuẩn bị có nhiều cách hiểu khác nhau.

Trước tiên, mọi nhà tuyển dụng đều yêu cầu bạn phải có những hiểu biết nhất định về công ty cũng như vị trí mà bạn nộp đơn xin việc. Nắm chắc những thông tin dạng này thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự muốn có công việc này.

Hãy tìm kiếm thông tin qua nhiều nguồn khác nhau như Internet, các báo, tạp chí và cả những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn xin vào làm.

Ngoài ra, sự chuẩn bị còn bao gồm việc tự mình đặt ra các câu hỏi tiềm năng và chuẩn bị trước câu trả lời. Bạn cũng có thể tìm kiếm những câu hỏi cũng như câu trả lời thường gặp trong các bài báo trên mạng hoặc tại các hiệu sách. Và cũng đừng quên mang theo một bản copy lý lịch và các tài liệu liên quan phòng trường hợp cần thiết.

4. Chẳng quan tâm đến phong cách ứng xử của bản thân

Cho dù những từ như “xin phép”, “thưa ông”, và “cảm ơn” có vẻ lỗi mốt đến đâu, đừng bao giờ xoá chúng khỏi từ điển ngôn ngữ của bạn.

Những từ ngữ đơn giản kể trên có thể giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong lòng nhà tuyển dụng. Đừng ngắt lời người phỏng vấn bạn nếu không cần thiết và hãy nhớ đừng nhìn ngó lung tung.

Cố gắng giữ thái độ hoà nhã và tránh dùng tiếng lóng, nhai kẹo cao su và đi đứng lòng khòng khi đến phỏng vấn. Đừng bao giờ xem nhẹ tầm quan trọng của những cử chỉ lễ độ bởi chúng thể hiện sự tôn trọng bản thân cũng như những người xung quanh bạn.

5. Ăn vận quá cầu kì

Dù muốn dù không, buổi phỏng vấn xin việc không phải là nơi bạn thể hiện cá tính. Luôn ghi nhớ rằng mục tiêu của bạn là tìm được việc làm chứ không phải thể hiện phong cách thời trang của mình.

Chính vì thế, bạn không nên ăn vận quá cầu kì bởi điều đó sẽ phân tán sự tập trung của người phỏng vấn dành cho bản thân cũng như trình độ của bạn.

Những thứ nên tránh trưng ra trong buổi phỏng vấn gồm: những light tóc màu lạ lẫm, đeo quá nhiều trang sức và lớp trang điểm dầy cộp cùng với những bộ đồ quá gợi cảm chỉ hợp khi đi chơi.

6. Nói dối

Không bao giờ cho phép mình nói dối trong một buổi phỏng vấn. Thông thường những lời nói dối thường rất vụng về và dễ bị phát hiện. Nếu nhà tuyển dụng bóc mẽ bạn ngay trong buổi phỏng vấn, cơ hội có việc làm của bạn gần như dưới 0. Chẳng có ai muốn thuê người mà họ không tin tưởng cả.

Trường hợp phải đến khi bạn vào làm người ta mới phát hiện bạn nói dối trong buổi phỏng vấn, đó có thể là cái cớ để đuổi việc bạn. Ngay cả khi bạn vẫn giữ được việc, bạn cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn bởi chính bạn đã huỷ hoại lòng tự trọng của mình trong mắt sếp.

7. Ngại ngùng

Khi đi phỏng vấn, đừng tỏ ra quá khiêm nhường. Hãy kể về những kĩ năng nghề nghiệp và thành tích của bạn bởi sẽ chẳng có ai nói thay bạn những điều này cả.

Không nên chỉ dựa vào bản lí lịch, nó chỉ là phương tiện giúp bạn có cơ hội vào vòng phỏng vấn mà thôi. Khi đã tiến tới đó, chính bạn mới là người thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn xứng đáng có được công việc đó.

Nếu bạn sợ bị hiểu nhầm là kiêu căng thay vì tự tin, tốt hơn hết, hãy tập trước với một người bạn hoặc người thân, bởi họ sẽ là người đưa ra những lời nhận xét chân thành giúp bạn sửa đổi.

8. Quên nói lời cảm ơn

Ngay khi buổi phỏng vấn kết thúc, nhớ bỏ ra vài phút để viết lại những ấn tượng của bạn đối với người phỏng vấn, những điều bạn đã chia sẻ và bất cứ điểm gì bạn thấy thích thú trong buổi phỏng vấn.

Thời gian lý tưởng nhất đế làm việc này là ngay khi ra khỏi phòng phỏng vấn bởi lúc này cảm xúc của bạn vẫn còn nguyên vẹn. Những thông tin này sẽ được bạn sử dụng khi viết thư cảm ơn người phỏng vấn và tốt hơn hết hãy gửi thư ngay ngày hôm sau.


Những điều cần làm:


Chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng
 
Ứng viên nào tham gia phỏng vấn cũng đều am hiểu những lĩnh vực cụ thể có giá trị với doanh nghiệp nhưng ứng viên nào biết vượt qua giới hạn chỉ thuần tuý am hiểu kiến thức và thể hiện khả năng vận dụng kiến thức tốt nhất sẽ giành được công việc. Các nhà quản lý cấp cao nói chung thường muốn tuyển những người chú tâm và am hiểu tầm bao quát.
 
Mẹo: Thể hiện rõ rằng bạn tường tận các khía cạnh của vấn đề và hiểu tầm quan trọng của chúng; rằng bạn biết cách sử dụng và tổng hợp thông tin.


7 điều cần làm khi đi phỏng vấn ở công ty lớn - Kỹ năng phỏng vấn

Hiểu rõ những vấn đề họ đang quan tâm
 
Bạn nên tìm hiểu trước ở nhà để hiểu rõ không chỉ thông về công việc hay cơ hội thăng tiến ở vị trí bạn đang ứng tuyển mà còn cả công việc của người quản lý ở cấp cao hơn. Bạn có biết người này phải báo cáo công việc với ai không và sếp của sếp đó quan tâm đến những vấn đề gì.
 
Mẹo: Sử dụng những điều đã tìm hiểu được đó trong cuộc trò chuyện khi phỏng vấn. Hãy tỏ thái độ quan tâm không chỉ tới những điểm cụ thể của công việc mà còn tới sản phẩm và thị trường của công ty đó. Hãy hỏi những câu mang tính mở rộng như “Ông/bà nghĩ như thế nào và sự phát triển ở thị trường Ấn Độ?”
 
Tìm kiếm những câu trả lời
 
Các sếp luôn tìm kiếm những ứng viên là người tư duy sáng tạo, có thể tập trung vào việc tìm ra những giải pháp. Việc chứng tỏ bạn am hiểu các chi tiết của vấn đề mà công ty đó đang phải đương đầu không quan trọng bằng việc bạn thể hiện thái độ sẵn sàng tìm kiếm các lựa chọn và giải pháp để giải quyết khó khăn đó.
 
Mẹo: Hãy nghĩ về những khó khăn trong quá khứ bạn đã tìm ra và cố gắng giải quyết. Bạn cần thể hiện thái độ sẵn sàng đảm trách những vấn đề nan giải.
 
Thể hiện tinh thần gan góc và có bản lĩnh
 
Dù người phỏng vấn bạn là ai thì bạn cũng nên chứng tỏ mình là người có bản lĩnh. Những người đứng đầu một tổ chức luôn cần và muốn có xung quanh họ những người không ngại nói ra chính kiến và tự tin khẳng định ý tưởng của mình.
 
Mẹo: Hãy chuẩn bị sẵn một ví dụ về khoảng thời gian bạn không ngại phải tự lực cánh sinh và những hành động của bạn đã tạo ra thay đổi thực sự.
 
Thể hiện bạn cũng là người mềm mỏng khi cần thiết
 
Tất nhiên là bạn nên nói rõ và khẳng định ý tưởng của mình nhưng cũng có những lúc các sếp của bạn lại muốn, và thậm chí rất cần bạn biết chấp nhận quyết định đã được đưa ra ngay cả khi bạn không đồng ý.
 
Mẹo: Hãy nghĩ về những kinh nghiệm trong quá khứ bạn có thể thảo luận để chứng tỏ bạn hoàn toàn thoải mái khi đương đầu với những thách thức của một môi trường năng động.
 
Lắng nghe

 
Cũng giống như việc bạn cố gắng chứng tỏ mình trong khi phỏng vấn không phải là người quá nhút nhát tới mức không dám nói điều gì, bạn cũng cần phải thể hiện cụ thể bạn không phải là người quá tự tin hoặc chỉ chăm chăm lấn át người khác. Hãy thể hiện bạn biết lắng nghe người khác và không quá nóng vội tới mức cắt ngang lời người khác.
 
Mẹo: Đặt ra những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của người hỏi với tinh thần xây dựng. Chẳng hạn nếu bạn được hỏi rằng sẽ làm gì trong một tình huống cụ thể, hãy cố gắng kiềm chế mong muốn trả lời ngay trước khi bạn hỏi thêm một vài câu hỏi của bạn.
 
Giữ thái độ lạc quan, tích cực
 
Nếu có một điều nào đó mà hầu như các sếp đều không thích thì đó chính là sự than vãn, rên rỉ. Tất cả nhà tuyển dụng đều muốn thu dụng những nhân viên có thái độ lạc quan và chủ động thực sự trong công việc. Hãy chuẩn bị sẵn các ví dụ đề xuất tích cực về các vấn đề và khó khăn bạn đã xem xét trước để thể hiện kỹ năng của bạn.
 
Mẹo: Lờ đi mọi chỉ trích của những người sếp cũ, ngay cả khi nhà tuyển dụng chủ động khuyến khích bạn nói ra.


(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý