Cách chữa bệnh tiểu đường

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chữa bệnh tiểu đường

18/04/2015 04:24 PM
297
Cách chữa bệnh tiểu đường. Những lời khuyên hữu ích nhất khi bạn mắc bệnh tiểu đường.


Tại sao đường bị cao?


Khi ăn món lòng chay, ngoài món tim, gan, ta còn thấy có lá miá, thái ngang thì hình tam giác. Cơ thể con người cũng có lá miá, hình dáng tương tự như lá miá heo, nằm ép dưới bao tử chỗ đầu ruột non. Lá miá có hai phận sự chính. Một là giúp tiêu hóa đồ ăn trong ruột, hai là sinh chất insulin, một nhân tố quan trọng trong việïc điều hòa lượng đường trong máu. Nhờ có insulin, mà đường được đưa đến các tế bào đẻ sinh năng lượng (cần cho cơ thể hoạt động cũng như máy xe cần xăng vậy). Nếu insulin tiết ra không đủ, hay là vì cớ gì tế bào tiếp nhận insulin không đủ, thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao mà sinh bệnh.
Còn nguyên nhân sâu xa, tại sao người này bị, người kia không, thì có vẻ như có yếu tố di truyền, cha mẹ có người bị thì con cái dễ bị bệnh hơn.


Hai loại bệnh tiểu đường


Loại thứ nhất là do lá miá tiết ra quá ít insulin, và bệnh nhân cần phải chích insulin mỗi ngày (tiếng Anh gọi là insulin dependent, hay type I). Loại bệnh này thường khởi phát cỡ tuổi mười mấy hai mươi, ít khi quá tuổi ba mươi.
Trường hợp bệnh tiểu đường loại hai, (tiếng Anh gọi là type II hay non-insulin-dependent), thì lá miá vẫn tiết ra insulin như thường, nhưng tế bào làm như kháng với hiệu lực của insulin, thành ra đường cũng bị cao. Loại II này tuy có thể thấy ở tuổi trẻ, nhưng thường thì khởi phát ở tuổi ba bốn mươi. Bệnh này mà kiêng cữ cho tử tế thì nếu nhẹ không phải dùng thuốc, còn nếu cần thuốc thì có thuốc uống không phải chích mỗi ngày.
Bệnh loại I phát nhanh và có thể đưa tới cơn hôn mê nguy hiểm cấp thời.
Bệnh loại II thường thấy hơn, nhưng phát triển chậm, có khi âm thầm cả chục năm không thấy triệu chứng gì hết (tuy vậy vẫn có thể sinh biến chứng làm hại cơ thể).


Triệu chứng bệnh như thế nào?


Thường người ta lấy con số đường trong máu cao quá 130 (130 mg /dL) làm mốc, để gọi là có bệnh. Khi đường lên tới quá 160 thì thận bài tiết qua nước tiểu, mà muốn thải được nhiều đường thì cần nhiều nước để pha cho đủ loãng, vì vậy sinh triệu chứng tiểu nhiều và do đó thêm triệu chứng khát nước. Vì đường bị thải đi nhiều nên mất nhiều calori (năng luợng), cho nên người bệnh cảm thấy hay đói muốn ăn nhiều.
Ngoài những triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, thì bệnh nhân cũng cảm thấy người mệt mỏi, chóng mặt, và bệnh loại I thì thấy sụt ký.
Nhân đây xin kể lại mẩu chuyện thời tôi còn là sinh viên y khoa ở Sài gòn.
Hồi đó có nhiều bệnh nhân lặn lội từ Hậu giang lên xin nằm chữa trị ở bệnh viện Chợ Rãy vì bị tiểu đường. Làm hồ sơ bệnh lý, hỏi mấy ông bà hồi thoạt đầu sao biết mình bị bịnh, thì được trả lời là : "tôi đi tiểu ở góc vườn rồi sau đó thấy kiến bu".
Âu cũng là một điểm đặc biệt cho giới Y khoa quốc tế lưu ý!


Nếu không chữa trị sẽ bị những biến chứng gì?


Ngoài những cơn hôn mê là biến chúng cấp thời, cái tai hại căn bản lâu dài của bệnh là do đường trong máu quá cao, tạo các hợp chất bám vào thành mạch máu ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của nhiều phần trong cơ thể và làm hại dây thần kinh.
Vì thể biến chứng của bệnh tiểu đường thấy gần như cùng khắp cơ thể:
• -Nghẹt mạch tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não (stroke)
• -Bại thận (thận không bài tiết được các chất độc qua đường tiểu nữa), đến nỗi phải đi lọc mảu mấy lần một tuần.
• -Mù mắt, vì mạch máu trong võng mạc bị hư.
• -Hay bị nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng ngoài da, vết thương khó lành
• -Bàn chân bị loét không lành, và sinh hoại thư (mô bị chết) phải cưa chân.
• -Giây thần kinh bị hư có thể làm yếu tay chân, hoặc sinh đau nhức, hay là tê, có khi lại bị mất cảm giác .


Vấn đề định bệnh


Như trên đã nói, nếu đường trong máu lúc bụng đói lên quá 130 thì kể là có bệnh. Vì đây là một bệnh kinh niên, phải tiếp tục chữa trị suốt đời, nên thường bác sĩ cho thử tới ba lần rồi mới kết luận. Có 2 cách thử đường trong máu. Một là lấy máu sáng sớm lúc bụng đói để thử. Cũng có khi bác sĩ cho làm thử nghiệm "uống nước đường" gọi là glucose tolerance test: cũng thử lúc sáng sớm bụng đói, nhưng cho bệnh nhân uống nước đường rồi coi xem đường trong máu lên như thế nào, hai ba giờ sau đó.


Vấn đề chữa trị


Nói một cách vắn tắt , thì phải ăn uống kiêng khem (diet), luyện tập thân thể và nếu cần thì dùng thuốc. Chích insulin cho loại I, còn loại II thì có thuốc uống.
Đi vào chi tiết thì khá dài giòng , tuy vậy cũng có nhiều điều nên biết.
Vì có nhiều bà con bè bạn yêu cầu, nên đề tài kỳ tới sẽ là vấn đề chữa trị bệnh tiểu đường.


Điều trị tiểu đường bằng Hạt Methi

Những người bị bệnh tiểu đường type 2, nếu mỗi ngày dùng 20 - 25 g hạt methi sẽ giúp hạ thấp lượng glucose trong máu. Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia Ấn Độ khi họ cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân thuộc tiểu đường type 1, sau đó ghi nhận đường trong nước tiểu đã giảm được 54%. Kết quả này có được chính nhờ hai chất, một là galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, hai là acid amin 4-hydroxyisoleucin kích thích sự tiết insulin nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy hạt methi rất hữu ích cho cả hai nhóm tiểu đường type 1 và 2.

Cây Methi hay được gọi là cây fenugreek, cỏ cà ri, cỏ Hy Lạp có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Bộ phận trên cây Methi thường dùng làm thuốc đó là hạt và lá. Cây Methi được trồng nhiều và sử dụng làm thuốc, thực phẩm hơn  4000 năm qua tại các nước: Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Slovenia, Albani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Libya, Algerie, Morocco, …  Nghiên cứu cho thấy trong hạt methi có chứa rất nhiều nhóm hoạt chất rất hữu ích cho sức khỏe như protein, khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phosphor, magnesium, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, acid folic, vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin, và nhiều chất xơ, chất nhày. Trong hạt còn có các alcaloid như trigonellin, cholin, saponin, chất dầu, flavonoid...

Những phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho bệnh tiểu đường

Thực phẩm giàu crom



Những phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho bệnh tiểu đường



Mức độ crom ở những người mắc bệnh tiểu đường thường rất thấp. Đây là một khoáng chất thiết yếu góp phần vào sự chuyển hoá chất béo và carbodydrate, nó đóng một vai trò quan trọng giúp cơ thể sử dụng glucose. Chất béo và carbohydrate thường chiếm một phần lớn trong chế độ ăn uống của nhiều người ngày nay, do đó nếu bạn cung cấp đầy đủ khoáng chất crom sẽ giúp ngăn ngừa việc tăng cân từ sự dư thừa chất béo và carbohydrate trong ăn uống hàng ngày. Crom cũng giúp kiểm soát lượng đường và hỗ trợ insulin làm tăng tính hiểu quả trong việc chữa bệnh.
Khoáng chất này được tìm thấy nhiều trong đậu, đậu lăng, bông cải xanh và nấm.

Thực phẩm giàu magiê



Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 



Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 
Magiê là một khoáng chất cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hoá trong cơ thể con người. Một trong nhiều chức năng này chính là điều chỉnh lượng đường trong máu. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy người nào có lượng magiê thấp đều khiến cho bệnh tiểu đường tuýp 2 trở nên trầm trọng hơn. Cung cấp magiê để làm giảm khả năng kháng insulin trong cơ thể của bệnh nhân mắc tiểu đường.
Magiê có nhiều trong rau lá màu xanh đậm, các loại hạt quả và ngũ cốc.

Quế


Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 


Chỉ cần một lượng nhỏ quế có thể làm giảm đường glucose trong máu. Trong quế có chứa hợp chất methyl hydroxyl chalcone polymer (MHCP) có đặc tính giúp tuyến tuỵ sản xuất insulin. Quế còn hỗ trợ cho sự trao đổi chất của cơ thể. Nên chọn loại quế có vỏ màu sáng, mỏng và giòn.
 

Thực phẩm giàu kẽm


Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 


Kẽm có vai trò rất lớn trong sản xuất và lưu trữ insulin. Cung cấp kẽm cho cơ thể là một trong những biện pháp tự nhiên và đơn giản để chữa bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Bạn có thể tìm dễ dàng khoáng chất này trong thực phẩm bao gồm: quả hồ đào, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, thịt gà, kiều mạch, gừng, lúa mạch đen, đậu hà lan và cá mòi. Kẽm thường được kết hợp với việc bổ sung canxi, hơn nữa kẽm còn giúp bạn có một mái tóc mềm mượt.

Thực phẩm giàu vanađi


Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 


Đây là một khoáng chất phổ biến trong nhiều loại thực phẩm như tôm, cua, sò, nấm, hạt tiêu đen, ô liu, ngô v.v… Khoáng chất này đã được chứng minh để cải thiện độ nhạy insulin và lượng đường trong máu thấp hơn.
 

Lô hội

Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường. 


Một nghiên cứu của Nhật Bản đã kiểm chứng tác dụng của lô hội. Các hợp chất trong gel lô hội làm giảm nồng độ hemoglobin cũng như nồng độ đường glucose. Hầu hết mọi người lựa chọn uống nước ép lô hội như một phương thức để chữa tiểu đường. Không chỉ vậy lô hội còn được biết đến như một bí quyết làm đẹp và chăm sóc da tuyệt vời cho bạn.
Có rất nhiều biện pháp dựa vào thiên nhiên lại có tác dụng hiệu quả, dễ dàng và không đắt để chữa bệnh tiểu đường. Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến rất nhiều người và tận dụng thiên nhiên có thể giúp bạn thay thế được rất nhiều loại thuốc. Mức độ đường trong máu cao liên tục có thể gây hại cho tim, thận, thần kinh và mắt. Lưu ý hãy kiểm tra sức khoẻ thường xuyên và hỏi ý kiến bác sỹ của bạn trước khi bạn có ý định dừng bất kỳ loại thuốc nào khi chữa tiểu đường tuýp 2 nhé.

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý