Chăm sóc bé khi mọc răng

seminoon seminoon @seminoon

Chăm sóc bé khi mọc răng

18/04/2015 04:29 PM
182
Chăm sóc bé khi mọc răng như thế nào đúng nhất. Những điều nên và không nên khi chăm sóc bé mọc răng.


Chăm sóc bé khi mọc răng

Răng mới mọc thông thường sẽ không gây đau, tuy nhiên sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, bị sốt nhẹ và rất hay cáu kỉnh. Lúc này, người lớn có thể dùng ngón tay sạch hoặc miếng gạc ướt chà nhẹ phần nướu răng của con. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

- Hãy cẩn thận khi dùng kẹo cao su  nha khoa, sử dụng quá nhiều kẹo cao su nha khoa cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

- Cho trẻ bú mẹ trong thời kỳ mọc răng rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển răng của bé sau này.

- Bé được 6 tháng tuổi đã có thể uống nước bằng chén, khi bé được 1 tuổi thì người lớn không nên cho bé bú bằng bình nữa. Điều này sẽ có lợi cho sự phát triển răng của bé.

- Giữa hai bữa ăn chính của trẻ chỉ nên cho bé uống nước lọc chứ không nên cho bé uống nước hoa quả ngọt. Trong nước ép hoa quả hay sữa có chứa đường, không tốt cho răng của trẻ. Bởi vậy nếu người lớn muốn trẻ dùng nước quả, hãy thêm vào trong bữa ăn chính của trẻ.

- Khi trẻ mọc răng lần đầu, người lớn nên dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng. Cho trẻ đánh răng 2 lần/ ngày. Nhớ chọn loại bàn chải mềm và kem đánh răng phù hợp với trẻ. Người lớn cũng cần chú ý vì nếu không con sẽ nuốt kem đánh răng.



Mẹo chăm sóc cho bé khi mọc răng sữa

Răng sữa rất quan trọng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn và sức khỏe của trẻ sau này. Những mẹo nhỏ sau sẽ giúp giảm đi sự quấy nhiễu của những chiếc răng sữa đang mọc.
- Người Đức vẫn hay dùng dầu đinh hương và rễ cây irit thơm giã nhỏ và bôi lên lợi chỗ răng sắp mọc của bé. Nó sẽ có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm đau. Ở Việt nam sẽ khó tìm rễ cây irit, nhưng bạn có thể hỏi mua dầu đinh hương ở tiệm thuốc tây hoặc đông y nhức để bé có thể ngủ ngon và bớt quấy khóc.



- Bạn có thể mua táo hay bất kể loại quả nào bé có thể ăn nhưng chú ý là nên chọn loại quả cứng sau đó cho vào trong tủ lạnh. Qua 1 tiếng lấy ra cho bé mút, gặm. Hơi lạnh sẽ làm tê nướu giúp bé bớt đi cảm giác đau nhức. 

- Rửa sạch tay bằng nước muối sau đó dùng tay cọ xát vào nướu của bé một cách nhẹ nhàng. Việc làm đó sẽ giúp bé quên đi cái răng sữa đang mọc khiến bé khó chịu.

- Chú ý, trong thời gian bé mọc răng bạn nên rửa miệng cho bé bằng nước muối loãng đều đặn trước khi đi ngủ và sau khi ăn xong đó là cách tốt nhất giúp bé yêu nhà bạn ngủ ngoan và không bị những chiếc răng đang mọc làm cho tỉnh giấc.

- Và cuối cùng, các đơn giản và hiệu quả nhất: đừng quên đánh răng sáng và tối mỗi ngày cho bé để bảo vệ những chiếc răng sữa của bé nhé.
 

Những vấn đề thường gặp khi trẻ mọc răng

- Mọc răng thường làm trẻ bị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí có bé sút cân nhanh.

- Tâm trạng không vui, hay cáu kỉnh và thường xuyên đòi bế.

- Trẻ thích cắn, gặm đồ vật để làm giảm sự khó chịu và sẽ bỏ vào miệng bất cứ thứ gì ở trong tầm mắt.

- Có thể bị sốt nhẹ.

- Trẻ cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày.

Các biện pháp khắc phục và chăm sóc trẻ

Giảm đau: Có rất nhiều cách giúp trẻ giảm đau lợi:

- Nhẹ nhàng xoa bóp lợi cho bé, để bé được nhay nhay ngón tay bạn.



- Đặt một chiếc khăn lạnh lên cằm bé để giúp làm giảm đau.

- Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau cho bé ở dạng xịt, nước, viên hay gel nhưng chỉ dùng ở liều lượng cần thiết và nhất thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.

- Nếu cho bé bú bình, hãy nhớ rút bình ra khỏi miệng bé thật nhẹ nhàng khi bé uống xong sữa. Đưa bình ra khỏi miệng bé mạnh hoặc đột ngột sẽ làm tình trạng đau răng của bé tăng thêm.

- Đối với hầu hết trẻ nhỏ, việc nhai hay ngậm miếng vải lạnh, vòng đeo răng lạnh có thể giúp làm giảm đau. Nhưng có nhiều người lấy dầu cây đinh hương để giúp con giảm đau nhưng bạn cần lưu ý là nó có thể làm bỏng lợi và da của con. Do đó, tốt nhất là không nên dùng.

Giúp trẻ ít cắn linh tinh

Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Do đó bạn nên chọn loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ.

Bạn hãy thử cách sau: khi cho trẻ ăn mà trẻ cố gắng dùng răng cắn thì hãy nghiêm nghị nói: “con không được cắn” và chờ khoảng 5-10 phút mới cho ăn tiếp. Sau vài lần như vậy, trẻ sẽ thôi không cắn linh tinh nữa.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn của bé rất quan trọng với sự phát triển của răng lợi. Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt. Nấu cháo hoặc bột thật loãng cho bé và nhớ đừng bắt bé ăn bằng khẩu phần của ngày bình thường. Nếu bé không muốn ăn cháo hoặc bột, hãy cho bé uống sữa thay thế. Chỉ 1 - 2 ngày bé sẽ bình thường trở lại.



Hãy nhớ rằng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày để răng trẻ chắc, khỏe.


Lời khuyên

Nếu trẻ đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc trẻ đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

Đừng tự ý cho con uống thuốc khi thấy bé sốt. Nếu nghi ngờ về việc mọc răng của bé, hãy tới bác sĩ để biết chính xác bé đang bệnh hay sốt mọc răng.

Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám. Nhưng bạn cần đưa bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân.

Khi mọc răng, trẻ thường hay cáu gắt. Vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn dỗ dành tạo tâm lý thoải mái cho bé. Hãy giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn bằng mọi cách có thể, hãy ở bên con để trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

4 sai lầm khi chăm sóc răng miệng cho con

1. Nằm uống sữa

Trẻ đang trong thời kỳ mọc răng nên rất ngứa lợi. Chính vì vậy, thói quen của trẻ là cái gì cũng đưa lên miệng. Nếu lúc này bạn đưa cho bé một bình sữa và để bé nằm uống thì phản xạ của bé sẽ là ngậm chặt núm bình, sau đó để răng mình ngâm trong sữa rất lâu. Điều này sẽ khiến răng bị biến dạng và là một trong những nguyên nhân làm hỏng men răng. Hơn nữa, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây sâu răng cho trẻ.

2. Mút đầu ngón tay

Trẻ có thói quen cho đầu ngón tay cái vào miệng và…mút ngon lành. Nhiều cha mẹ thường không để ý tới điều này và coi đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, thói quen mút tay có thể sẽ khiến răng của bé phát triển không bình thường hoặc mọc không đều, không thẳng hàng 

3. Nhai một bên

Răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai một bên và duy trì thói quen này có thể sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

4. Không cho con ăn thức ăn cứng

Nhiều bà mẹ vì bảo vệ răng của con mình nên dù bé được 1 tuổi rồi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng, điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng cúa bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.


(st)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý