Cách làm các loại dưa chua để bữa ăn không ngấy

seminoon seminoon @seminoon

Cách làm các loại dưa chua để bữa ăn không ngấy

18/04/2015 04:29 PM
1,729
Dưa chua là món ăn bằng cách lên men các loại rau, củ, quả bằng các vi sinh vật có ích. Món dưa luôn làm cân bằng cảm giác trong bữa ăn, giúp mọi người không thấy ngấy. Cùng học cách làm các món dưa khác nhau để bữa ăn gia đình thêm hấp dẫn.


Dưa món là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân VN. Có rất nhiều loại dưa món như dưa rau muống, dưa hành, dưa gừng, dưa kim chi, dưa ngó sen... Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm một số loại dưa này:

+ Dưa kim chi:

Cach lam mot so loai dua chua
- Vật liệu: Cải thảo hoặc bắp cải, củ cải đỏ, củ cải
 trắng, gừng, ớt bỏ hột.

- Cách làm:

Cải thảo, củ cải đỏ, củ cải trắng gọt vỏ sắt mỏng dùng bàn chận vuông 1x1 phân hay 1x2 phân; ớt, gừng sắt sợi ướp muối để độ 10 phút. Rửa lại bằng nước lạnh có pha phèn chua, vắt khô nước phơi nắng độ 6 giờ. Đem vô ướp đường để trong mát độ 4 giờ, tỏi + ớt một phần băm nhuyễn + tỏi, gừng một phần xắt lát hay để nguyên tép hoà vào, cho vào keo đậy kín chừng 2-3 ngày là sử dụng được.

Nếu muốn nhanh, tất cả sau khi rửa sạch để ráo nước, ướp đường + tỏi+ ớt đem phơi nắng độ 6 giờ, cho vào keo, đổ nước giấm vào ngập, đậy kín vài giờ hoặc 1 ngày đêm là ăn được.

+ Dưa rau muống:

Rau muống lặt bỏ lá, cọng cắt thành từng đoạn ngâm vào nước lạnh + giấm + một ít phèn chua. Trụng rau muống lại bằng nước sôi có dằn muối + phèn chua + một ít tro tàu, ngâm lại liền vào nước lạnh + một ít phèn chua.

Bình quân 1 kg rau muống cần 400gr đường cát trắng và 1 ít phèn chua... Đường và phèn chua được hoà tan với nước giấm. Sau đó, vớt rau muống vẩy ráo nước cho liền vào ngâm hỗn hợp trên khoảng một đêm là sử dụng được. Có thể bỏ thêm tỏi hay gừng, ớt sắt lát vào cho thơm và đẹp mắt.

+ Dưa khổ qua

Cach lam mot so loai dua chua
- Vật liệu: 5 trái khổ qua lớn, 1/2 lít giấm, 3 muỗng càphê muối bọt, 100gr đường cát trắng, 1 cục phèn chua nhỏ đâm nhuyễn.

- Cách làm: Khổ qua mua về chẻ đôi, cạo sạch ruột cắt thành từng miếng độ 3cm, ướp muối vào khổ qua cho bớt đắng, để khoảng 1 giờ.

Đem khổ qua ra xả nước lạnh, vớt ra để ráo nước.

Nước lóng phèn cho khổ qua vào ngâm, đem phơi nắng cho đến khi nào trở thành màu trắng đem xả lại nước lạnh.

Giấm thắng với đường và chút muối vừa ngọt, để nguội. Cuối cùng xếp khổ qua vào keo, chế nước giấm vào để khoảng 20 ngày là ăn được.

+ Dưa giá

- Vật liệu: 1/2kg giá sống; 4 muỗng súp đường, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 trái ớt nhỏ, 1 củ tỏi, 1/2 lít dấm trắng.

- Cách làm: Giá lặt sạch để ráo nước
Đâm tỏi, ớt cho nhuyễn, cho muối, đường vào trộn đều.
Cho hỗn hợp tỏi, ớt, muối, đường vào giá trộn đều.
Cho giấm vào ngập giá, đậy kín, sáng làm chiều có thể ăn được (nếu ướp đường và tỏi nhiều giá sẽ thơm và dòn hơn)

Dưa giá ăn với nước thịt kho dừa rất ngon.


DƯA MÓN

Nguyên liệu: 

- 300g kiệu, 50g ớt hiểm, 2 củ cà rốt, 2 củ cải trắng, 4 trái dưa leo, 2 củ su hào, nửa trái thơm, 2 chén nước mắm, 4 chén đường 

Thực hiện: 

- Kiệu cắt bỏ lá, ngâm nước tro để qua đêm, phơi khô cắt rễ, bóc sạch vỏ. Rửa lại bằng nước muối sau đó phơi khô lần nữa. 

- Cà rốt, củ cải trắng, su hào gọt sạch vỏ, thơm thái lát mỏng, xóc muối để 30 phút, rửa sạch lại phơi khô. 

- Cho đường và nước lạnh vào nước mắm, sao cho ngọt, mặn vừa phải rồi bắc lên bếp để lửa nhỏ, khuấy đều. Khi đường vừa tan nhắc xuống, tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp nguội hẳn. 

- Xếp kiệu, ớt, cà rốt, củ cải trắng, su hào, dưa leo, thơm vào keo, rót nước mắm đường vào ngập nguyên liệu. Ngâm khoảng một ngày là dùng được. Nếu muốn để lâu thì bỏ trong tủ lạnh ăn dần  Ăn kèm với bánh chưng, bánh tét rất ngon 

  • 2

    DƯA HÀNH

    Nguyên liệu:

    - 2 kg hành củ

    - nửa chén giấm

    - nửa chén đường

    - 1/4 chén muối

    Thực hiện: 

    Cho 1 chén muối vào thau nước, bỏ vào một cục phèn chua, khuấy đều. Cho hành nguyên cả vỏ vào thau, ngâm. Sau một tiếng đồng hồ vớt cục phèn chua ra. Đậy kín thau và ngâm hành trong 2 ngày. Sau hai ngày thì làm sạch hành: gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.

    Trong khi đó thì làm nước trộn.

    Cho giấm, đường, muối, nước vào một cái nồi (chừng nửa nồi nước). Đặt nó trên bếp lửa và khuấy tan. Chừng nào hỗn hợp sôi thì nhắc xuống, để nguội.

    Cho củ hành vào keo. Rồi đổ hỗn hợp (nước đường muối) đó vào ngập củ hành. Lấy miếng ni-lông sạch (hay cái chén nhỏ) ấn trên mặt củ hành cho nó chìm xuống nước. Đậy kín keo hành.

    Sau 10 ngày là ăn được.

  • 3

    DƯA KIỆU

     Nguyên liệu:

    - 1 kg kiệu Huế làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ)

    - nửa kg đường

    - cục phèn chua (bằng 1 lóng tay)

    - 1 muỗng cà phê muối

    - một củ tỏi lột vỏ

    Thực hiện: 

    Kiệu rửa sạch rồi ngâm vào nước với cục phèn và 1 bụm tay muối. Chừng một tiếng, vớt cục phèn ra. Đem thau kiệu có nước này phơi nắng 1 ngày.

    Sau đó sả sạch, rải kiệu trên mâm và phơi nắng 1 ngày.

    Đem kiệu ướp đường và 1 muỗng cà phê muối với tỏi lột.

    Ướp 2 tiếng rồi cho vào keo và đổ giấm vào.

    Sau 10 ngày ăn được. Có thể ăn dần suốt năm mà không hư.

  • 4

    DƯA GIÁ

    Nguyên liệu:

    - 1 kg giá cọng mập ngắn.

    - vài cọng hẹ (tuỳ ý) cắt khúc bằng cọng giá

    - 1 củ cà rốt, xắt sợi ngắn bằng cọng giá

    - chừng một đốt ngón tay củ gừng, xắt sợi (không giã nát vì nó sẽ làm đục nước).

    - chút xíu phèn chua (chừng 1 đốt ngón tay út)

    - 1 muỗng cà phê muối

    - 3 muỗng cà phê đường

    - một chén nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ. (Nếu không có thì thay thế bằng nửa chén giấm).

    Thực hiện: 

    Giá rửa sạch, nhặt bỏ các vỏ đậu xanh còn bám vào giá. Cho cục phèn vào thau nước và khuấy tan, rồi ngâm giá và cà rốt xắt sợi vào. Chừng 15 phút, vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ nước sạch (không cần nấu chín) vào trong thau, cho muối vào đường vào, khuấy tan. Rồi cho giá, cà rốt, gừng, hẹ, nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ vào trong thau, sâm sấp mặt nước.

    Nếu thiếu nước thì đổ thêm nước sạch vào. Lấy cái dĩa bàn đè trên mặt giá cho nó chìm xuống nước. Đậy kín thau, hôm sau là ăn được.

    (Có thể dùng cái keo lớn để chứa, thay vì thau. Nhưng trên mặt giá thì lấy cái dĩa nhỏ hơn miệng keo dằn xuống giá xuống. Cũng có thể lấy miếng nhựa sạch dằn nó xuống.)


Món dưa muối thực ra rất dễ làm. Chỉ cần mươi phút siêng năng, bạn đã có hũ dưa chua để ăn kèm với các món khác, hoặc nấu món canh theo món Bắc thật là hấp dẫn. Mời bạn cùng trổ tài "khéo tay hay làm" cùng chúng tôi.

Cách làm nước muối dưa

Công thức chung là 3 muối - 1 đường (1 lít nước cho ba thìa súp muối bột và 1 thìa súp đường). Nấu hỗn hợp muối đường cho sôi và tan hết, sau đó để thật nguội và đổ vào hũ sao cho ngập nguyên liệu. Để từ 1 đến 3 ngày (tùy loại dưa), khi dưa có màu xanh ngả vàng là dùng được.

- Muối là nguyên liệu chính để muối dưa. Nếu nhiều muối, dưa sẽ mặn và lâu chua. Ít muối, dưa sẽ bị ủng và hỏng. Trong trường hợp này, bạn nên thêm muối và ít hành lá, nếu sớm, có thể chữa được.

- Đường giúp dưa vàng đẹp và mau chua, nhưng đừng cho nhiều quá.

- Mọi món dưa đều không thể thiếu hành. Hành nhiều, dưa sẽ thơm và không úng.

- Nước dưa phải ngập mặt dưa. Nên gài bằng miếng nhựa cho dưa chìm dưới nước, nếu không, lớp dưa trên mặt sẽ bị thâm đen.

- Hũ đựng dưa phải sạch. Đồng thời, khi gắp dưa ra ăn, bạn cũng phải dùng đũa sạch, không dính thức ăn. Như vậy, phần dưa còn lại mới không bị hư kháng, nổi váng trắng trên mặt. Nếu dưa bị kháng, hãy vớt bỏ lớp váng trắng và thêm hành lá vào.

- Bạn có thể gạn lấy riêng nước trong để làm dưa mới. Khi ấy, bạn chỉ cần nêm thêm muối cho vừa mặn, không cần thêm đường. Nêm nước dưa vừa chua mặn là được. Nhớ thêm hành cho dưa mới. Bạn có thể muối dưa rau muống, rưa củ cải... theo cách làm tương tự.

Dưa cần - bắp cải



Nguyên liệu

Cần nước (chọn loại màu xanh), bắp cải trắng, rau răm, ớt quả, hành lá, hành tím, nước muối dưa.

Cách làm

Cần nhặt bỏ lá và rễ, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm. Bắp cải xắt sợi hơi dày. Rau răm xắt nhuyễn. Hành lá cắt khúc. Ớt xắt khoanh. Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa.

Dưa giá



Nguyên liệu

Giá, hẹ, cà rốt, hành lá, nước muối dưa.

Cách làm

Giá bỏ gốc. Hẹ rửa sạch, cắt khúc dài cỡ cọng giá. Cà rốt, gọt võ, thái mỏng rồi xắt sợi. Hành lá cắt khúc. Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa. Dưa giá ăn với nước thịt kho dừa rất ngon.

Dưa cải cay




Nguyên liệu

Cải cay, hành lá, hành tím, ớt sừng đỏ, nước muối dưa.

Cách làm

Cải nhặt lá sâu, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm. Hành lá xắt khúc. Ớt xắt khoanh. Cho tất cả các nguyên liệu gồm cải cay, hành lá, hành tím, ớt vào hũ, đổ nước muối dưa vào ngập mặt cải. 

Dưa kim chi

Nguyên liệu

Cải thảo hoặc bắp cải, củ cải đỏ, củ cải trắng, gừng, ớt bỏ hột.

Cách làm

Cải thảo, củ cải đỏ, củ cải trắng gọt vỏ sắt mỏng dùng bàn chận vuông 1x1 phân hay 1x2 phân; ớt, gừng sắt sợi ướp muối để độ 10 phút. Rửa lại bằng nước lạnh có pha phèn chua, vắt khô nước phơi nắng độ 6 giờ. Đem vô ướp đường để trong mát độ 4 giờ, tỏi + ớt một phần băm nhuyễn + tỏi, gừng một phần xắt lát hay để nguyên tép hoà vào, cho vào keo đậy kín chừng 2-3 ngày là sử dụng được. Nếu muốn nhanh, tất cả sau khi rửa sạch để ráo nước, ướp đường + tỏi+ ớt đem phơi nắng độ 6 giờ, cho vào keo, đổ nước giấm vào ngập, đậy kín vài giờ hoặc 1 ngày đêm là ăn được.

 Dưa khổ qua

Nguyên liệu 

5 trái khổ qua lớn, 1/2 lít giấm, 3 muỗng càphê muối bọt, 100gr đường cát trắng, 1 cục phèn chua nhỏ đâm nhuyễn.

Cách làm

Khổ qua mua về chẻ đôi, cạo sạch ruột cắt thành từng miếng độ 3cm, ướp muối vào khổ qua cho bớt đắng, để khoảng 1 giờ.Đem khổ qua ra xả nước lạnh, vớt ra để ráo nước. Nước lóng phèn cho khổ qua vào ngâm, đem phơi nắng cho đến khi nào trở thành màu trắng đem xả lại nước lạnh. Giấm thắng với đường và chút muối vừa ngọt, để nguội. Cuối cùng xếp khổ qua vào keo, chế nước giấm vào để khoảng 20 ngày là ăn được.



1. DƯA CẢI CHUA

- 1 kg cải
- vài tép hành lá (tác dụng làm thơm và vàng dưa)
- 1 bụm tay đường (tác dụng lên men chua)
- 1 bụm tay muối
Cách làm:
Dưa mua về, tách từng lá, rửa sạch nhiều nước, xắt nhỏ.
Hành lá xắt ngắn 5 cm.
Cho muối và đường vào thau nước âm ấm, khuấy đều, rồi ém cải và hành lá vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt dưa, nhận dưa chìm xuống nước.
Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Chừng nào ăn hết, làm đợt mới thì chừa một tô nước dưa cũ trộn chung vào (vẫn cho thêm muối, đường, hành lá). Sau một ngày là ăn được, rất chua nhưng không thơm bằng lần đầu. Đợt dưa kế tiếp thì làm hoàn toàn mới. Không dùng nước dưa cũ, vì dưa sẽ khú, ăn không ngon.

2. CÀ PHÁO
- 1 kg cà cái sắn (khi mua thử bằng cách cho quả cà vào miệng cắn thấy dòn và không đắng là được).
- 1 củ tỏi giã nát
- 1 bụm tay muối
Cách làm:
Cà mua về gọt bỏ cuống và chỗ bị sâu, rửa sạch.
Bỏ chung tỏi, muối, và cà vào một cái thau, xóc đều.
Để đó chừng một tiếng đồng hồ sau thì đổ nước âm ấm vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt cà, nhận cà chìm xuống nước. Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Đợt cà kế tiếp có thể dùng lại một chút nước cà cũ cho cà mau chua, nhưng sẽ có váng (lên meo). Sau 1 ngày là ăn được. Đợt cà kế tiếp thì làm hoàn toàn mới, không dùng nước cà cũ.

3. DƯA CẦN BẮP CẢI
- hai bó rau cần
- 1 kg bắp cải
- một nắm rau răm
- vài tép tỏi giã nát
- 1 bụm tay muối
- 1 bụm tay đường
Cách làm:
Rau cần rửa sạch nhiều nước, xắt khúc bằng ngón tay.
Bắp cải xắt nhuyễn, rửa thật sạch.
Rau răm rửa sạch, ngắt lấy lá.
Trộn chung ba thứ ấy với nhau.
Lấy thau, cho vào nước, tỏi giã, muối, đường. Khuấy tan, rồi cho hỗn hợp rau cần, bắp cải, rau răm vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt dưa, nhận dưa chìm xuống nước. Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Đợt dưa kế tiếp có thể dùng lại một chút nước dưa cũ. Sau 1 ngày là ăn được. Đợt dưa kế tiếp thì làm hoàn toàn mới, không dùng nước dưa cũ.

4. DƯA CỦ HÀNH
- 2 kg hành củ
- nửa chén giấm
- nửa chén đường
- 1/4 chén muối
Cách làm
Cho 1 chén muối vào thau nước, bỏ vào một cục phèn chua, khuấy đều. Cho hành nguyên cả vỏ vào thau, ngâm. Sau một tiếng đồng hồ vớt cục phèn chua ra. Đậy kín thau và ngâm hành trong 2 ngày.
Sau hai ngày thì làm sạch hành: gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
Trong khi đó thì làm nước trộn.
Cho giấm, đường, muối, nước vào một cái nồi (chừng nửa nồi nước). Đặt nó trên bếp lửa và khuấy tan. Chừng nào hỗn hợp sôi thì nhắc xuống, để nguội.
Cho củ hành vào keo. Rồi đổ hỗn hợp (nước đường muối) đó vào ngập củ hành. Lấy miếng ni-lông sạch (hay cái chén nhỏ) ấn trên mặt củ hành cho nó chìm xuống nước. Đậy kín keo hành.
Sau 10 ngày là ăn được.

5. DƯA CỦ CẢI TRẮNG
- 3kg củ cải trắng
- 2 muỗng canh nước tương
- 1 giá đường (khoảng nửa chén)
- 1muỗng bột ngột
Cách làm:
Củ cải cắt bỏ đầu cuống và các râu. Không gọt vỏ. Rửa sạch. Xắt thành khúc 5 phân. Mỗi khúc chẻ làm 4.
Ướp củ cải với muối. Sau hai tiếng đồng hồ thì vắt thật ráo nước và rải thưa trên mâm rồi phơi nắng (phơi hai đợt nắng cho khô nước).
Cho củ cải đã phơi khô vào keo.
Cho muối, đường, bột ngọt, nước tương vào nửa nồi nước. Đặt trên bếp khuấy đều cho sôi, thì nhắc xuống, để nguội. Sau đó đổ nước vào keo.
Sau 2 ngày là ăn được.

6. DƯA CHUA ĂN LIỀN
- 1 quả dưa leo (gọt sơ vỏ, bỏ ruột, xắt lát xiên)
- 1 củ cải trắng (gọt bỏ vỏ, xắt lát mỏng hoặc xắt sợi)
- 1 củ cà rốt (gọt bỏ vỏ, xắt sợi)
- 1 củ hành tây (xắt lát mỏng)
- 1 giá giấm (nếu không có giấm thì dùng 2 quả chanh)
- 1 muỗng canh đường
- 2 quả ớt (hoặc ít hơn nếu không ăn cay được)
- 2 muỗng cà phê muối
- 2 muỗng cà phê bột ngọt
- vài tép tỏi
Cách làm:
Dưa leo, hành tây, cà rốt, củ cải trộn đều cho vào tô hay keo hũ.
Giã tỏi, đường, ớt, muối, rồi cho vào tô nước có giấm, khuấy tan. Sau đó đổ hỗn hợp vào keo (có dưa leo, hành tây, cà rốt, củ cải). Bỏ thêm vài trái ớt nguyên cho đẹp mắt. Ngâm độ 1 tiếng đồng hồ là đủ chua, ăn được. Tất nhiên ăn với cơm dĩa, cơm tấm, cơm sườn, v.v...

7. DƯA KIỆU
- 1 kg kiệu Huế làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ)
- nửa kg đường
- cục phèn chua (bằng 1 lóng tay)
- 1 muỗng cà phê muối
- một củ tỏi lột vỏ
Cách làm:
Kiệu rửa sạch rồi ngâm vào nước với cục phèn và 1 bụm tay muối. Chừng một tiếng, vớt cục phèn ra. Đem thau kiệu có nước này phơi nắng 1 ngày.
Sau đó sả sạch, rải kiệu trên mâm và phơi nắng 1 ngày.
Đem kiệu ướp đường và 1 muỗng cà phê muối với tỏi lột.
Ướp 2 tiếng rồi cho vào keo và đổ giấm vào.
Sau 10 ngày ăn được. Có thể ăn dần suốt năm mà không hư.

8. DƯA GIÁ
- 1 kg giá cọng mập ngắn.
- vài cọng hẹ (tuỳ ý) cắt khúc bằng cọng giá
- 1 củ cà rốt, xắt sợi ngắn bằng cọng giá
- chừng một đốt ngón tay củ gừng, xắt sợi (không giã nát vì nó sẽ làm đục nước).
- chút xíu phèn chua (chừng 1 đốt ngón tay út)
- 1 muỗng cà phê muối
- 3 muỗng cà phê đường
- một chén nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ. (Nếu không có thì thay thế bằng nửa chén giấm).
Cách làm:
Giá rửa sạch, nhặt bỏ các vỏ đậu xanh còn bám vào giá. Cho cục phèn vào thau nước và khuấy tan, rồi ngâm giá và cà rốt xắt sợi vào. Chừng 15 phút, vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ nước sạch (không cần nấu chín) vào trong thau, cho muối vào đường vào, khuấy tan. Rồi cho giá, cà rốt, gừng, hẹ, nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ vào trong thau, sâm sấp mặt nước. Nếu thiếu nước thì đổ thêm nước sạch vào. Lấy cái dĩa bàn đè trên mặt giá cho nó chìm xuống nước. Đậy kín thau, hôm sau là ăn được.
(Có thể dùng cái keo lớn để chứa, thay vì thau. Nhưng trên mặt giá thì lấy cái dĩa nhỏ hơn miệng keo dằn xuống giá xuống. Cũng có thể lấy miếng nhựa sạch dằn nó xuống.)


Kết hợp kinh nghiệm dân gian với kiến thức chế biến thực phẩm không cần hoá chất bảo quản, bà Phạm Thị Diệu Hoà, phụ trách kỹ thuật sản xuất chế biến của công ty thực phẩm Hạ Long và bà Ngô Viết Ngọc Thanh sẽ hướng dẫn cho chúng ta cách làm các món dưa hành, củ kiệu…

Đ ể các món dưa lâu không bị hỏng
duachuaNguyên tắc là các thực phẩm phải được thanh trùng hoàn toàn. Với củ kiệu, sau khi cắt rễ làm sạch nên ngâm trong phèn chua 1 ngày với tỷ lệ khoảng 20 gr phèn chua với 1 lít nước. Các loại dưa góp, sau khi làm sạch cũng rửa qua nước muối pha theo tỷ lệ 1 lít nước với 20 gr muối.

Làm cho tỏi trắng

Chỉ cần quấy một thìa cà phê vôi ăn trầu, chắt lấy nước trong ngâm tỏi qua đêm, đến sáng xả sạch. Sau đó, ngâm với nước dấm. Cứ làm như vậy 3 lần, tỏi sẽ trắng.

Dưa có độ gi òn

Để dưa có độ giòn cần phơi nắng hoặc sấy khô. Làm củ kiệu sau khi ngâm xong, rửa lại với nước sạch và phơi cho ráo nước. Phơi càng khô, dưa càng để lâu và ăn giòn hơn. Làm kim chi thì chỉ cần vắt ráo nước hoặc phơi cho se mặt là được. Làm các loại rau muống, ngó sen, củ sen muối chua không cần phơi vì các loại rau củ này đã có độ cứng giòn tự nhiên.

Pha các dung dịch muối dưa theo tỷ lệ thích hợp

Các loại dung dịch thường dùng để làm dưa góp là nước dấm đường theo tỷ lệ 1 lít dấm- 0,5 kg đường hoặc 2,5 lít nước mắm - 1 kg đường. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi theo khẩu vị từng gia đình.
Để làm kiệu, ngoài cách pha nước dấm như trên, nếu thích ăn ngọt hơn có thể pha 2,5 lít nước dấm với 1,5 kg đường. Muốn để dành lâu dài có thể muối kiệu theo cách rải 1 lớp kiệu, 1 lớp đường cát (1 kg kiệu - 0,5 kg đường) và không cần dùng dấm. Đường sẽ tự thẩm thấu và lên men, kiệu muối kiểu này ăn rất ngọt.
Với các loại kim chi, rau muống chua có thể cho một chút bột ngọt vào dung dịch giấm đường. Khi làm dưa, các dung dịch này phải cho ngập mặt rau củ.

Chọn rau củ

Các loại củ cải, đu đủ, su hào, cà rốt, củ kiệu, củ hành đều có thể chế biến dưa góp.
Cần lưu ý, sau khi mở nắp của các vại dưa muối, nên bảo quản trong tủ lạnh để dưa không bị tiếp tục lên men chua và luôn có độ giòn, ngon


(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý