Chữa khản tiếng lâu ngày không khỏi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chữa khản tiếng lâu ngày không khỏi

18/04/2015 04:29 PM
2,063

Khản tiếng, mất tiếng là chứng bệnh hay xuất hiện trong các mùa thu, đông. Tuy chỉ là “bệnh vặt”, nhưng có thể gây không ít rắc rối. Do đó, mỗi người đều nên biết cách sử dụng một số loại thức ăn, vị thuốc thông dụng, để dự phòng và chữa trị, mỗi khi cần thiết



Nếu hiện tượng trên kéo dài quá 3 tuần, bạn đã bị viêm thanh quản mạn tính. Bệnh xuất hiện khi thanh quản bị kích thích lâu dài do phải nói, hát quá nhiều, do nghiện rượu, thuốc lá hoặc sống ở môi trường có khí độc (khói nhà máy, bếp than). Các bệnh lâu ngày ở thanh quản (lao, giang mai) cũng có thể gây viêm mạn tính ở cơ quan này.


Tiếng nói của con người được tạo ra bởi 2 dây thanh (thanh đới) nằm trong thanh quản. Bình thường, ở tư thế hô hấp, 2 dây thanh giãn ra. Khi phát âm, chúng khép sát với nhau ở đường giữa; mép của chúng rung lên dưới áp lực của luồng không khí thở ra, phát sinh tiếng nói. Hai dây thanh chấn động đồng nhất (rung cùng một tần số) là điều kiện để có tiếng nói trong trẻo. Khi đang nói, nếu có chút đờm bám vào một dây thanh, tiếng sẽ bị rè (do dây thanh này rung với tần số và biên độ khác với bên kia). Nếu ta đằng hắng, đờm sẽ bật ra, tiếng nói sẽ trở lại trong trẻo.


Khi bị khàn tiếng, nên nghĩ đến các bệnh lý sau:


- Viêm thanh quản cấp:


Hai dây thanh bị sưng, phù nề khiến các mép của chúng không còn khả năng linh hoạt để rung nữa, gây ra khàn tiếng, thậm chí mất tiếng trong vài ba ngày. Sau đó, nếu hai dây thanh phục hồi đồng đều, hiện tượng khàn tiếng đỡ dần; nếu không đồng đều, sẽ xuất hiện rè tiếng.


- Hạt dây thanh:


Hay gặp ở ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, báo cáo viên..., biểu hiện là khàn tiếng kéo dài mà sức khỏe vẫn bình thường. Nguyên nhân là phải gắng sức hát hoặc nói trong khi chứng viêm thanh quản cấp chưa hồi phục, khiến các sợi cơ trong dây thanh đứt; dịch tiết ra để hàn gắn sẽ tích tụ lại thành một hạt nhỏ ở mép dây thanh (có thể một bên hoặc cả hai bên). Hạt dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung thanh, gây rè tiếng. Nó lại không cho 2 mép của các dây thanh khép sát vào nhau, tạo khe hở thanh môn, làm cho một lượng lớn hơi bị thoát mất, rất chóng mệt.


- Ung thư dây thanh:


Thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người nghiện thuốc lá lâu năm. Loại ung thư này tiến triển tiềm tàng; dấu hiệu sớm nhất để chẩn đoán chính là khàn tiếng kéo dài.


- Liệt một bên dây thanh:


Thường liên quan đến một chấn thương cụ thể, như sau phẫu thuật tuyến giáp.


Tóm lại, nếu tiếng nói bị khàn sau một đợt cảm cúm kèm theo sốt, ho, có cảm giác vướng, rát sâu trong cổ họng thì không đáng ngại vì đó chỉ là biểu hiện viêm thanh quản cấp. Chỉ cần dùng các thuốc chống cảm cúm thông thường, tăng thể lực, nghỉ ngơi và đặc biệt là kiêng nói, bệnh chắc chắn sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần lễ. Còn nếu khàn tiếng kéo dài quá 3 tuần lễ thì có thể nguy hiểm; cần đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để khám phát hiện nguyên nhân.


Pha mật ong với sữa tươi ấm để uống khi bị khản giọng, mất tiếng

Nếu bị khản giọng hoặc mất tiếng, có thể dùng nước trà đặc pha chút muối súc miệng. Ngoài ra có thể pha mật ong với sữa tươi ấm để uống.

Thời gian gần đây, nhiều nhà điều trị ở vùng Trung Âu đã thay nhau báo cáo về hiện tượng nhiều người bất ngờ khan tiếng hay thậm chí mất tiếng, dù trước đó không có dấu hiệu bệnh lý báo động. Cũng theo các nhà nghiên cứu ở vùng đất nằm giữa châu Âu, tình trạng này thường được ghi nhận vào những ngày oi ả mùa hè.

Bệnh nhân trước đó có thể đổ mồ hôi, sổ mũi hay húng hắng chút đỉnh, nhưng không đến độ nghiêm trọng để rồi bất ngờ nói không ra tiếng, thậm chí trong nhiều ngày, nếu không được điều trị sớm và hiệu quả.

Nguyên nhân do một loại siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khan tiếng, mà đi kèm với nó còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt, như người làm việc nhiều giờ trong phòng máy lạnh, khi bước ra bên ngoài nóng như đổ lửa thì tắt tiếng. Nếu môi trường bên ngoài lại thêm ô nhiễm thì việc mở miệng chỉ nghe khào khào là chuyện thường tình.

Khi khan tiếng, nên bình tĩnh tuân thủ các lời dặn sau:

- Cố gắng giới hạn việc đối đáp càng nhiều càng tốt.

- Súc miệng nhiều lần, thậm chí mỗi giờ, với nước trà pha đậm có chút muối ăn. Nếu được nước ấm có pha khoảng 20 giọt sáp ong (propolis) thì thanh quản càng sớm trở lại hoạt động bình thường.

- Có thể pha hai muỗng cà-phê mật ong trong 250ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, nhiều lần trong ngày.

- Ngậm viên nước đá có pha vài giọt dầu khuynh diệp sau mỗi bữa ăn để vừa sát trùng vùng hầu họng, vừa tránh xung huyết trong cổ họng.

- Nếu có nhiều đờm thì ngâm ít lát củ hành trong nước ấm vài giờ. Sau đó súc miệng với nước củ hành.

- Nếu bị lở bên trong miệng thì trộn hai quả trứng gà trong 250ml rượu đế. Dùng rượu đế súc miệng hay thoa trên vết loét. Uống chút chút cũng không sao.

- Xịt nước muối vào cổ họng mỗi giờ nếu phải tiếp tục làm việc trong phòng máy lạnh.

- Ngưng hút thuốc trong thời gian tắt tiếng vì thuốc lá là yếu tố phá hủy tác dụng của tất cả biện pháp nêu trên.

Để phòng tránh mất tiếng, bạn nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ thanh quản như sau:

- Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe.

- Đừng hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần yết hầu.

- Không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng. Nếu bỏ được thói quen uống nước đá thì càng tốt, nhất là trong những ngày nắng gắt.

- Nên nghỉ bệnh 2-3 ngày một khi cảm cúm, nếu trước đó đã có lần tắt tiếng.

- Tránh quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi lại bước ngay vào phòng máy lạnh.

- Đừng phơi đầu trần quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

- Với người có thanh quản quá nhạy cảm, thầy thuốc Đông y khuyên nên dùng lòng bàn tay chà mặt trước khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày để mượn tác dụng kháng viêm của số huyệt đạo khu trú ở hai nơi này làm phương tiện phòng ngừa khan tiếng.


Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khàn tiếng: Do môi trường ô nhiễm nặng, hút thuốc, uống rượu, cảm lạnh… nếu bị nặng sẽ dẫn đến viêm thanh quản.

Trường hợp của bạn có thể do bạn liên tục phải trả lời bộ đàm trong một thời gian dài, cùng với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: điều hòa, thời tiết, môi trường…nên vi khuẩn dễ tấn công vào mũi, họng gây viêm thanh quản.

Trước tiên bạn nên đi khám bác sỹ để kiểm tra Tai - mũi - họng ngay để xác định nguyên nhân gây khàn tiếng và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu để tình trạng khàn tiếng lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư thanh quản, biến chứng viêm phế quản, suy kiệt hoặc chảy máu ồ ạt rất nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, hiện tượng khàn tiếng lâu ngày ko điều trị có thể dẫn đến câm vĩnh viễn ảnh hưởng đến cuộc sống và hạnh phúc.

Khi bị khàn tiếng bạn cũng không nên gắng sức để nói, bởi làm vậy sẽ khiến cho các dây thanh khép kín, không bảo vệ được các cơ quan bên dưới dẫn đến viêm phổi.

Chính vì vậy, cách đề phòng tốt nhất tránh khàn tiếng là bạn luôn phải giữ ấm mũi, họng, cổ, ngực, không đứng trước gió lạnh, không đột ngột từ trong phòng điều hòa ra trời nắng.

Đặc biệt, bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, tránh viêm thanh quản mãn tính, nhiễm khuẩn vùng răng miệng, mũi họng.

Ngoài ra, để bảo vệ thanh quản bạn không nên hút thuốc, uống rượu, không tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn…và thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin để cơ thể phát triển khỏe mạnh.


Thanh quản có chức năng phát âm, gồm một hệ thống cơ của các dây thanh âm, các mảnh sụn khớp với nhau tạo thành một số xoang có tác dụng cộng hưởng âm thanh. Phía trên các dây thanh âm là nắp thanh môn, phía dưới là thanh hầu. Phủ lên tất cả hệ thống này là những tuyến nhầy.

Khi thanh quản bị viêm nhiễm (do bị nấm, bị tổn thương vì nói  to, hút thuốc, do có khối u, có những hạt nhỏ, có những tế bào vị viêm, nhiễm…) sẽ sưng to lên, bịt lấy khí quản, khiến bệnh nhân bị nghẹt thở. Một số trường hợp phù thanh quản do dị ứng cũng có hậu quả như vậy.

Bị khàn tiếng kéo dài: Có nguy hiểm? - 1
Những trường hợp bị viêm dây thanh quản cấp tính cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. (ảnh minh họa)

Những trường hợp bị viêm dây thanh quản cấp tính cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu thấy mình và người thân có những biểu hiện như bỗng mất tiếng hoặc giọng khàn, nói khó khăn kèm theo hiện tượng ho, sốt, nhiều đờm; khó thở, hít vào có tiếng rít; tiếng ho khàn, bệnh nhân mệt nhiều và gần như không nói được; khàn tiếng kéo dài lâu ngày không thấy đỡ (có thể là biểu hiện của chứng ung thư các dây thanh âm)… cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa tai-mũi-họng để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị. (BS. Nguyễn Anh Khoa)

Viêm xương tủy đường máu ở trẻ em

Con trai tôi 7 tuổi, gần đây hay kêu đau ở gần khớp gối. Sau nhiều lần thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm cốt tủy. Xin tư vấn rõ hơn về bệnh này.  Hoàng Thanh Hải (Quảng Bình)

 Trả lời

Bệnh viêm xương tủy đường máu, dân gian vẫn gọi là bệnh rò xương, là do quá trình viêm nhiễm sinh mủ từ tủy sau đó lan ra toàn bộ đoạn xương. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn phát sinh từ một ổ viêm nhiễm như mụn nhọt, viêm tiết niệu, viêm đường hô hấp vào máu, theo máu đến khu trú tại tủy xương và gây bệnh.


Bị khàn tiếng kéo dài: Có nguy hiểm? - 2
Viêm xương tủy đường máu gặp chủ yếu ở trẻ em (ảnh minh họa)


Viêm xương tủy đường máu gặp chủ yếu ở trẻ em. Biểu hiện bệnh là trẻ đột ngột sốt cao, mê sảng, mệt mỏi, bỏ ăn, đau vùng xương viêm, đau khi vận động, cơ thể gầy mòn, suy kiệt. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính bệnh nhi đỡ sốt, ít đau nhưng tại vùng viêm xương xuất hiện lỗ rò mủ, đường rò bắt đầu từ xương, phá hủy cơ, gân da thông với bên ngoài.

Miệng lỗ rò xung quanh lồi, ở giữa có cục thịt từ trong sâu đùn ra tạo thành hình chóp có lỗ chảy dịch mủ vàng lẫn mủn xương chết, mùi thối khẳm. Khi  thấy con trẻ có biểu hiện trên cần phải đưa tới bác sĩ để khám và phát hiện bệnh, tránh để bệnh chuyển thành mạn tính. Phòng tránh bệnh bằng cách có chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh bị còi xương suy dinh dưỡng, giải quyết triệt để các ổ viêm nhiễm ở tai, mũi họng, đường hô hấp, răng miệng.



Theo y học hiện đại, mất tiếng và khản tiếng, đều do viêm thanh quản gây nên, chỉ có  khác biệt về mức độ: Mất tiếng là khản tiếng ở mức độ nặng.

Trong Đông y cổ đại, khản tiếng và mất tiếng được gọi chung là "hầu âm". Bệnh phát nhanh, mất tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là "bạo âm", còn kéo dài lâu ngày (mạn tính) gọi là "cửu âm". Trong Đông y hiện đại,  khản tiếng  có tên là "Thanh á", còn mất tiếng gọi là "Thất âm". 

Mất tiếng có liên quan mật thiết tới chức năng của hai tạng Phế và Thận. Đông y cho rằng, Phế chủ khí, là động lực tạo ra âm thanh; Thận chủ nạp khí (giúp thở sâu) và là nguồn gốc của âm thanh.

Mất tiếng mới phát thuộc "thực chứng", liên quan chủ yếu tới tạng Phế; thường do ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt, hoặc đàm trọc úng trệ, gây bế tắc thanh khiếu, làm cho chức năng tuyên phát và túc giáng của tạng Phế bị rối loạn, mà gây nên bệnh.

Còn mất tiếng lâu ngày thuộc "Hư chứng", liên quan đến cả hai tạng Phế và Thận; thường do tinh khí bị thương tổn, phần âm của hai tạng Phế và Thận bị suy yếu,  khiến “hư hỏa” thiêu đốt cơ quan phát âm, mà dẫn tới hiện tượng tiếng nói bị khản hoặc hoàn toàn không thể phát ra âm thanh.

Trường hợp  bị mất tiếng,  có thể căn cứ vào những chứng trạng biểu hiện cụ thể, mà chọn dùng một số loại thức ăn, vị thuốc thông dụng, dễ kiếm dưới đây để chữa:

Dùng giá đỗ xanh:

Theo Đông y giá đỗ xanh có vị ngọt, tính hàn; Có tác dụng sinh tân (tăng dịch thể), nhuận phế, thanh nhiệt...

Có thể sử dụng chữa bỗng nhiên mất tiếng do "phong nhiệt" - biểu hiện bởi những chứng trạng kèm theo như đau họng, khát nước, ho, đờm vàng đặc; tắc mũi, mũi chảy nước đục; đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Dùng giá đỗ xanh 300g - 500g, rửa sạch, giã nát, chế thêm chút nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước, chia ra uống dần từng ít một. Kinh nghiệm cho thấy, khi mới bị mất tiếng, áp dụng ngay biện pháp này, chỉ một lúc sau tiếng nói đã trở lại bình thường.

Dùng trái sung:

Theo Đông y, trái sung có vị ngọt, tính mát. Khi họng bị đau, hái vài trái sung ăn là thấy bệnh giảm. Sách "Điền Nam bản thảo" nói: Trái sung chủ thanh lợi yết hầu, khai hung cách, tiêu viêm, hóa trệ. Còn sách Sách "Tiện dân đồ soạn" nói: Sung là vị thuốc chuyên trị các bệnh ở yết hầu (họng và thanh quản). Có thể sử dụng theo một số cách sau: 

1. Trái sung 30g, đường phèn lượng thích hợp; Sắc nước uống. Dùng chữa mất tiếng do viêm họng mạn tính.

2. Trái sung phơi khô, nghiền thành bột mịn. Ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần lấy 2-3g ngậm và nuốt dần. Dùng chữa mất tiếng kèm theo họng đau nhói, do phong nhiệt.

3. Trái sung 15-20g, thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Uống thường xuyên còn có tác dụng phòng viêm họng cấp và khản tiếng.

Dùng củ gừng:

Theo Đông y, gừng tươi có vị cay, tính ấm. Có tác dụng phát hãn giải biểu (giải cảm), ôn phế chỉ khái (ấm phổi, trừ ho), giải độc...

Đối với trường hợp mất tiếng do "phong hàn" - biểu hiện bởi những chứng trạng kèm theo như sợ lạnh, sốt nhẹ, không mồ hôi, đầu đầu, đau mình, mũi tắc, ho, đờm trong loãng, mũi chảy nước trong, rêu lưỡi trắng mỏng, có thể sử dụng theo một số hình thức như sau:

1. Gừng già 10g, đường đỏ lượng thích hợp. Gừng thái lát, sắc lấy nước, hòa đường đỏ vào uống.

2. Gừng già 10g, củ cải lượng thích hợp. Củ cải nấu sôi khoảng 3-5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3-5 phút là được; Ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa mất tiếng do nhiễm lạnh, viêm họng cấp có tác dụng tốt.

3. Gừng già 10g, bạc hà 5g. Gừng thái lát, thêm 500ml nước, nấu lấy nước, cho bạc hà vào nấu thêm 3-5 phút là được.  Chia ra uống trong ngày, uống ấm.

4. Gừng tươi 10g, cành lá tía tô  10g, hành 5 cây (liền cả củ và rễ). Tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống. 

Bạng đại hải (hạt lười ươi)

"Bạng đại hải" là hạt cây "Lười ươi", loài cây mọc hoang khắp nước ta, thường được khai thác ở Biên Hoà, Bà Rịa, Bình Định, Bình Thuận, ... Còn gọi là "đười ươi", "sam rang", "som vang", "đại hải"...  Tên khoa học  là Sterculia lychnophora Hance; thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).

Theo Đông y, bạng đại hải có vị ngọt, tính hàn; Có tác dụng thanh phế lợi hầu (mát phổi, thông thanh quản), thanh tràng thông tiện, ...  Có thể sử dụng chữa mất tiếng theo một số hình thức:

1. Bạng đại hải 3 trái, hãm nước sôi uống trong ngày; liên tục 7 ngày là 1 liệu trình. Có tác dụng chữa mất tiếng, khản tiếng do "phong nhiệt", kèm theo sốt, họng đau, miệng khát, tâm phiền, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

2. Bạng đại hải 5 trái, ngâm nước cho nở ra; nấu sôi rồi thêm lượng đường trắng thích hợp. Có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, lợi hầu giải độc. Cũng chữa mất tiếng, khản tiếng  do phong nhiệt.

3. Bạng đại hải 2 trái, mật ong lượng thích hợp, cho vào cốc, hãm nước sôi 3-5 phút; chia ra uống trong ngày. Có tác dụng chữa mất tiếng, kèm theo họng sưng đau, ho khan, đại tiện bí kết.

4. Bạng đại hải 5 trái, lá tía tô 3g, cam thảo 3g. Thêm 600ml nước, uống thay trà trong ngày. Chữa khản tiếng cả hai thể phong hàn và phong nhiệt.

Mộc hồ điệp (Hạt núc nác)

"Mộc hồ điệp" là hạt cây núc nác; loài cây mọc hoang và được trồng khắp cả ở miền Bắc và miền Nam nước ta. Cây còn có tên là "so đo thuyền", "lin may", k'nốc... Tên khoa học là Oroxylum indicum (L.); Thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae).

Mộc hồ điệp vị hơi đắng, ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh phế tiêu viêm, lợi yết hầu, ...  Có thể sử dụng theo một số hình thức sau:

1. Mộc hồ điệp 10g, bạc hà 3g, huyền sâm 10g, mạch đông 10g, mật ong 20g. Các vị thuốc thêm nước đun sôi nhỏ lửa 15 phút, chắt lấy nước, hòa mật ong vào, đun sôi lại là được. Chia ra nhiều lần uống, uống ấm. Có tác dụng chữa mất tiếng do phong nhiệt.

2. Mộc hồ điệp 6g, đông qua nhân (hạt bí đao) 10g, thêm chút đường trắng, sắc nước uống. Có tác dụng chữa mất tiếng do phong nhiệt, viêm họng mạn.

3. Mộc hồ điệp 20g, thiền y (xác ve sầu) 20g; Dùng 1.200ml nước sôi hãm trong 30 phút, uống thay trà trong ngày. Thích hợp với trường hợp mất tiếng do phong nhiệt.

Dùng Kha tử:

"Kha tử" là  qủa cây kha tử, còn gọi là "cây chiêu liêu", loài cây mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Nam nước ta, có tên khoa học là Terminalia chebula Retz. Thuộc họ Bàng (Combretaceae).

Theo Đông y, kha tử vị đắng, chua, chát, tính bình. Có tác dụng thanh phế lợi hầu khai âm, chỉ khái bình suyễn, lại có thể sáp trường chỉ tả (chữa tiêu chảy)... Với những trường hợp mất tiếng lâu ngày, có thể sử dụng:

1. Lấy thịt quả kha tử giã giập, rồi ngậm. Có tác dụng chữa mất tiếng kèm theo đau cổ họng, ho,  Thời trước, những người hát rong thường dùng thịt qủa kha tử, ngào với mật ong và ô mai, ngậm cho trong tiếng và tránh được khô cổ. Kinh nghiệm này hiện nay vẫn được một số ca sĩ áp dụng.

2. Đẳng sâm 20g, kha tử 10g, gạo tẻ (sao cháy vàng) 30g, nấu nước uống thay trà trong ngày. Dùng chữa mất tiếng lâu ngày do phế tỳ khí hư.

3. Kha tử 5g, cát cánh 3g, chích cam thảo (cam thảo nướng) 5g; Thêm 200ml nước, sắc còn 100ml; Chia 2 lần uống trong ngày, vào sáng sớm và chiều tối.  Dùng chữa mất tiếng do phế thận âm hư, hư hỏa bốc lên thiêu đốt thanh quản.


3 biện pháp tự nhiên điều trị khản tiếng

Nếu như bạn đang có dấu hiệu bị lạc giọng hoặc khản tiếng, bạn có thể áp dụng những biện pháp tự nhiên và khá hiệu nghiệm dưới đây nhé!

Từ lâu, khản tiếng đã được xếp vào nằm trong nhóm bệnh của các triệu chứng viêm cổ họng, viêm amiđan. Hay nói cách khác khản tiếng được xếp vào về những bệnh của hệ thống hô hấp.




Khản tiếng thường đặc trưng bởi một giai điệu giọng nói thấp và các cường độ âm thanh thấp trong giọng nói.

Dưới đây là các phương pháp điều trị có thể cho khan tiếng.


1. Gừng, chanh, muối


Là một sự kết hợp khá tốt để giảm thiểu những gì có thể ảnh hưởng tới cổ họng, giúp làm dịu sự ngứa rát ở cổ họng của bạn.

Bạn có thể tự pha nước gừng để uống như nước trái cây, sau đó nhớ thêm chanh và muối vào cốc nước gừng vừa pha nhé.





2. Mật ong, dầu ô liu, chanh


Để chống lại tình trạng khản tiếng, bạn có thể trộn 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh dầu ô liu và nước chanh.



Bạn nên uống 1 muỗng canh hỗn hợp này 3 lần/ ngày và uống liên tiếp 3-4 ngày sẽ điều trị hữu hiệu sự khản tiếng.


3. Trà, chanh và muối


Sự phối hợp này là thực tế điều trị tốt nhất cho những gì ảnh hưởng tới cổ họng và nhanh chóng làm dịu cổ họng của bạn. Chúng cũng có thể điều trị sự khản tiếng hay đau họng. 




Rót một cốc trà đầy, đổ nước cốt chanh và 02 muỗng canh muối vào khuấy đều. Sau đó sử dụng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày nhiều lần.


Theo y học cổ truyền "phế là cửa của âm thanh, thận là gốc của âm thanh" (phế vi thanh âm chi môn, thận vi thanh môn chi căn). Như vậy mất tiếng có liên quan đến hai tạng phế và thận.



Mã thầy (củ năn).


Về nguyên nhân bệnh có ngoại cảm gây mất tiếng và nội thương gây mất tiếng. Ngoại cảm gây mất tiếng thường là chứng thực, bệnh mới, nội thương gây mất tiếng thường do tinh khí hư, bệnh lâu là chứng hư. Ngoài ra hò hét, gào thét quá mức làm tổn thương phế khí cũng gây mất tiếng.Về điều trị nếu do ngoại tà thì phải sơ tà, nếu do nội thương thì phải bổ hư.

Mất tiếng có nhiều thể và chứng khác nhau, căn cứ vào thể, chứng cụ thể mà dùng các bài thuốc thích hợp như dưới đây:

Chứng thực

Thể mất tiếng do cảm phải phong hàn

Triệu chứng: Tiếng khản, ho, sốt, mũi tắc, tiếng thở phô, mạch phù, rêu lưỡi mỏng trắng.

Phép điều trị: Sơ tán phong hàn, tuyên phế khí.

Bài 1: Ma hoàng 8g, hạnh nhân 12g, cam thảo 6g, kinh giới 12g, tiền hồ 12g, bối mẫu 12g, trần bì 8g, cát cánh 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Bài 2: Hoài sơn 16g, thục địa 16g, sơn thù 8g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 6g, trạch tả 8g.

Bài 3: Lá tía tô 12g, kinh giới 8g, gừng tươi 8g, lá hẹ 12g, lá xương sông 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Thể mất tiếng do hàn tà bao vây nhiệt, khí phận bị bế tắc

Triệu chứng: Như ở phong hàn, thêm họng đau, miệng khát, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

Phép điều trị: Sơ tán ngoại hàn, thanh trừ lý nhiệt.

Bài thuốc: Ma hoàng 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo 8g, thạch cao 24g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Thể mất tiếng do phong tà hóa nhiệt đốt phế kim

Triệu chứng: Mất tiếng họng đau, mình nóng, ho, miệng khô, khát nước, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Phép điều trị: Thanh hỏa lợi hầu họng.

Bài thuốc: Cát cánh 12g, chi tử 10g, hoàng cầm 8g, tang bạch bì 8g, cam thảo 8g, tiền hồ 10g, tri mẫu 12g, bối mẫu 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Thể mất tiếng do đờm nhiệt giao trở

Triệu chứng: Tiếng nặng khàn, đờm nhiều, dính, vàng, miệng đắng họng khô, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác.

Phép điều trị: Thanh phế hóa đờm, lợi hầu họng.

Bài thuốc: Bối mẫu 12g, tri mẫu 10g, cam thảo 8g, cát cánh 12g, xương bồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Chứng hư

Thể mất tiếng do phế táo tân dịch ít

Triệu chứng: mồm họng khô, họng ngứa đau hoặc ho khan, tiếng khàn nói không ra tiếng, lưỡi đỏ, mạch sác.

Phép điều trị: Thanh phế nhuận táo.

Bài thuốc: Tang diệp 12g, nhân sâm 4g, ma nhân 6g, mạch môn 12g, tỳ bà diệp 10g, thạch cao 12g, cam thảo 6g, a giao 8g, hạnh nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Thể mất tiếng do thận âm bất túc

Triệu chứng: Mất tiếng, họng khô, hư phiền mất ngủ, lưng mỏi, gối yếu, nặng thì tai ù, ngũ tâm nóng, lưỡi đỏ, mạch hư sác.

Phép điều trị: Tư dưỡng thận âm.

Bài thuốc: Thục địa 16g, sơn thù 12g, trạch tả 12g, phục linh 12g, đan bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Thể mất tiếng do phế âm hư

Triệu chứng: Mất tiếng, khản tiếng do ho lâu.

Phép điều trị: Bổ phế chỉ khái.

Bài thuốc: Sinh địa 12g, thục địa 12g, mạch môn 12g, bách hợp 10g, bạch thược 12g, đương quy 8g, bối mẫu 12g, cam thảo 6g, huyền sâm 12g, cát cánh 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.


Ngoài việc dùng thuốc có thể dùng các món ăn - bài thuốc đơn giản để chữa mất tiếng, khản tiếng.

- Trần bì 10g, ô mai 3g. Sắc lấy 2 nước hòa chung, chia uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối. Mỗi ngày 1 thang. Tác dụng sinh tân chỉ khát, tiêu đàm thông họng. Trị khản tiếng, mất tiếng.

- Lá kim châm 30g, mật ong 15g. Thêm 1 ly nước nấu sôi, cho thêm mật ong quấy đều, chia 3-4 lần uống hết trong ngày.

Công dụng: Giải độc, nhuận táo, thanh giọng, trị khàn tiếng, mất tiếng.

- Củ năn rửa gọt bỏ vỏ, giã nát vắt lấy nước, uống nguội tùy thích.

Thanh nhiệt, giải độc, sinh tân giải khát, khai vị tiêu thực, nhuận táo, tiêu đàm thông họng. Trị khàn tiếng, mất tiếng, đau họng do phổi nóng, đàm vàng, táo bón.

- Củ cải 1 củ, bồ kết 3g. Củ cải cắt miếng, sắc nước cùng bồ kết, vớt bỏ bồ kết, ăn cả xác lẫn nước.


Khai khứu thông tý, nhuận phế tiêu đàm. Trị khàn tiếng, mất tiếng.

- Trứng gà 1 quả, giấm 250ml. Trứng rửa sạch đặt trong nồi đất thêm giấm nấu chín, lột bỏ vỏ, cho trở lại vào nồi, nấu thêm 15 phút, ngày 1 lần, ăn trứng uống giấm.

Công dụng: Thích hợp cho chứng mất tiếng, khàn tiếng do ho nhiều, ho dữ, dẫn tới viêm dây thanh cấp tính.

(ST).


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi thấy có ông lang bán cao ngậm-xin cho biết tac dụng
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý