Bệnh bạch biến có lây không

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh bạch biến có lây không

18/04/2015 04:59 PM
937
Bệnh bạch biến là một bệnh tế bào sinh sắc tố ở da bị phá hủy khiến da mất đi lớp sắc tố melamin, do đó vùng da bị mất sắc tố trở thành màu trắng, có khi có những đốm nâu xen kẽ, lông hoặc tóc trên vùng da bị bạch biến cũng có màu trắng.


Các đốm trắng này thường gặp ở lưng bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt,cổ, lưng, vùng sinh dục nhưng không bao giờ người ta thấy bạch biến ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc (có lẽ do các vùng này không có lông chăng?) 

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh bạch biến hiện nay chưa rõ, người ta cho rằng bệnh bạch biến là một bệnh tự miễn khiến các tế bào sắc tố bị phá hủy. Bệnh bạch biến có tính chất di truyền vì có khoảng 30% người bị bạch biến có người trong gia đình cũng bị bệnh này.

Các yếu tố thuận lợi cho bệnh bạch biến phát sinh:

- Do stress: căng thẳng tinh thần trong cuộc sống, chấn thương tâm lý (sau tai nạn, sau thảm họa, người thân bị mất…) 

- Do tiếp xúc với hóa chất: như phenol, thiol.   

- Bệnh nhân đang mắc các bệnh khác như: bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu ác tính…

Điều trị:

Vì chưa biết nguyên nhân nên hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu (cả đông y lẫn tây y) bệnh bạch biến. Các phương pháp điều trị chủ yếu là:

- Quang hóa trị liệu: dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh sáng như uống hoặc bôi Psoralen + chiếu tia tử ngoại.

- Bôi corticoid để làm giảm miễn dịch tại chỗ da bị bạch biến.

- Nếu các phương pháp trên thất bại người ta có thể dùng phương pháp phẫu thuật ghép da, cấy tế bào sắc tố.

- Nên có cuộc sống thoải mái, yêu đời, ăn ngủ, làm việc, nghỉ ngơi có điều độ, tránh những căng thẳng trong cuộc sống. Việc điều trị rất lâu dài nên phải kiên trì, không nóng vội, nên lạc quan tin tưởng vì nếu thất vọng, chán nản bệnh sẽ càng nặng thêm.


Bạch biến là tình trạng tế bào sinh sắc tố ở da, lông, tóc bị phá hủy, làm cho da mất đi lớp sắc tố, khiến một số vùng da trên cơ thể, thậm chí toàn thân có màu trắng. Lông hoặc tóc trên vùng da bị bạch biến cũng biến thành màu trắng…


Bệnh bạch biến có thể kết hợp vối một số bệnh khác như các bệnh ác tính, thiếu máu kéo dài, xơ gan, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường…

Nguyên nhân

Hiện nay giới chuyên môn vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. - Ảnh minh họa.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh bạch biến. đây được xem là một bệnh di truyền vì có đến 30% những người bị bạch biến thì trong gia đình cũng có người bị bệnh này. Bạch biến thường gặp ở rất nhiều lứa tuổi, nhưng những người trẻ thường hay mắc bệnh hơn.

Cơ chế sinh bệnh rất phức tạp và đến nay vẫn chưa được tìm hiểu hết. Bệnh được cho là có liên quan đến các yếu tố thần kinh - thể dịch, các yác nhân hóa chất và sự rối loạn miễn dịch.

Triệu chứng

Bạch biến trên da tay.

Triệu chứng chủ yếu của bạch biến thường xuất hiện trên da, ban đầu là các đốm trắng nhỏ có thể ở bất kì vị trí nào trên cơ thể trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Sau đó các đốm trắng lớn dần có thể nhanh hay chậm tùy từng trường hợp.

Các đốm trắng thường không có hình dạng nhất định, bề mặt da vẫn trơn láng, không sưng, có viền sắc tố xung quanh. Các phần da bị bạch biến không ngứa, không mât cảm giác tại chỗ.

Dựa theo vị trí của phần da bị bạch biến người ta chia thành các thể:

  • Thể khu trú: Các vết bạch biến xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí độc lập.
  • Thể lan tỏa: Các vết bạch biến xuất hiện nhiều và có xu hướng liên kết với nhau tạo thành các mảng lớn.
  • Thể đầu chi hoặc mặt: Các vết bạch biến xuất hiện  ở đầu ngón tay, ngón chân, chóp mũi, môi, quanh mắt…
  • Thể đứt đoạn: các vết bạch biến xuất hiện đức đoạn dọc theo dây thần kinh cảm giác bị chi phối.

Hiện nay, bệnh bạch biến có xu hướng được chia theo hai thể là Thể đứt đoạn (Tuýp B ) và thể Không đứt đoạn (Tuýp A ). Sự tiến triển của bệnh không có gì chắc chắn, bệnh có thể không phát triển, có thể phát triển rất nhanh hoặc tự khỏi.

Điều trị

Ảnh minh họa.

Bạch biến được xem là một bệnh dễ mắc, khó chữa, vì hiện nay, chưa có một phương pháp đặc trị nào thực sự hiệu quả. Hiện nay, việc điều trị dựa trên nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào cơ chế và triệu chứng. Chủ yếu có các phương pháp điều trị sau:

Dùng thuốc bôi: Các loại kem hoặc thuốmc mỡ của corticoid có hoạt tính từ nhẹ, vừa, mạnh đến rất mạnh tùy theo mức độ bệnh và độ tuổi của bệnh nhân

Quang hóa trị liệu bằng thuốc toàn thân: bôi hoặc uống thuốc làm tăng cảm ứng với ánh sáng cộng với chiếu tia tử ngoại.

Nếu các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, có thể phải phẫu thuật cấy ghép da hoặc cấy tế bào sắc tố cho da.

Việc điều trị đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn dùng thuốc trong một thời gian dài. Và việc dùng thuốc cũng có thể gây tai biến hoặc các tác dụng phụ, vì vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và cần phải có sự chỉ định của bác sị. Tuy nhiên, các phương pháp trên cũng không thể đảm bảo bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Không nên quá lo lắng hoặc mặc cảm vì việc căng thẳng đầu óc có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, bệnh chỉ gây mất thẩm mĩ chứ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

Phòng bệnh

Ảnh minh họa.

Vì chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nên không có cách phòng ngừa, nhưng nên giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan vì việc căng thẳng đầu óc cũng có thể là một tác nhân gây bệnh. Tránh tiếp xúc với các hóa chất như phenol, thiol…


Trong bệnh bạch biến, sắc tố ở da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ. Bệnh chiếm 1-2% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, nhưng hay gặp nhất ở tuổi thanh niên.

Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được rõ. Có giả thuyết cho rằng bệnh liên quan tới quá trình tự miễn làm phá hủy các tế bào sinh sắc tố (tế bào sắc tố). Một giả thuyết khác lại cho rằng bệnh có liên quan tới cơ chế tự phá hủy enzym và rối loạn hoạt động thần kinh. Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò khá quan trọng vì khoảng 30% bệnh nhân bạch biến có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh.

Bệnh thường xuất hiện sau những căng thẳng tinh thần, xúc động mạnh, chấn thương thể chất như phẫu thuật, tai nạn, mang thai, mất việc làm, mất người thân... Các tác nhân hóa học như phenol, catfechin, thiol cũng có thể gây bệnh. Bạch biến có thể kết hợp với một số bệnh khác như rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn chức năng gan, thiếu máu ác tính, viêm màng não vô khuẩn, đái tháo đường, sợ ánh sáng, khiếm thính, rụng tóc.

Bệnh đặc trưng bởi những đốm, đám tròn mất sắc tố, có giới hạn rõ rệt với vùng da lành. Vùng rìa của thương tổn có màu sắc sẫm hơn, thường xuất hiện đối xứng hai bên cơ thể. Vùng da thương tổn bị mất sắc tố đều nên có màu trắng đều, cũng có trường hợp trên nền trắng có những chấm màu nâu. Kích thước của vùng da bị tổn thương thay đổi rất nhiều; lúc đầu xuất hiện chấm trắng, sau đó lan rộng và có thể liên kết với nhau tạo thành những đám rất rộng, bờ vằn vèo, loang lổ, có thể lan rộng hầu hết mặt da của cơ thể. Lông, tóc trên vùng da bị bệnh thường có màu trắng. Vùng da bệnh không bong vảy và vẫn có cảm giác bình thường.

Số lượng và vị trí của đốm mất sắc tố rất thay đổi, có thể gồm một hoặc nhiều đốm, vị trí thường gặp là mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, lưng, cổ, vùng mặt và vùng sinh dục. Đặc biệt bạch biến hầu như không gặp ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng niêm mạc. Đôi khi các đám mất sắc tố xuất hiện xung quanh nốt ruồi, bớt, vết bỏng.

Bệnh tiến triển không theo quy luật, rất khó đoán trước, thường không biết bệnh khởi phát khi nào. Nó có thể xuất hiện ngay sau một chấn thương tinh thần hoặc chấn thương thể chất nặng. Bệnh tiến triển mạn tính, có thể có những đợt nặng lên. Tổn thương thường tăng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông hoặc ổn định lâu dài. Ngoài ra, bệnh cũng có tỷ lệ tự khỏi khoảng 15-30%.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh bạch biến. Nhưng cũng có một số thuốc và biện pháp điều trị đã được áp dụng, cho hiệu quả khác nhau giữa các bệnh nhân. Chẳng hạn như phương pháp quang hóa trị liệu - PUVA: dùng psoralen đường uống hoặc bôi tại chỗ kết hợp với chiếu tia cực tím. Bệnh nhân dùng quang hóa trị liệu phải tuân thủ đúng thời gian phơi nắng hoặc chiếu tia, uống thuốc vào thời điểm thích hợp. Khi điều trị, phải đeo kính râm chống tia cực tím, tránh dùng các thuốc nhạy cảm với ánh sáng (như tetracyclin, phenothiazine, sulfamid...).

Khi các biện pháp điều trị trên không hiệu quả hoặc chống chỉ định, có thể dùng các biện pháp như ghép da, cắt bỏ vùng da tổn thương (nếu tổn thương khu trú, kích thước nhỏ), thậm chí phải chấp nhận dùng kem hóa trang bôi vào vùng da mất sắc tố.

Trong điều trị bạch biến, bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Không nên quá lo lắng, bi quan vì điều này có thể khiến bệnh nặng thêm và giảm hiệu quả điều trị. Vì cơ chế gây bệnh còn chưa rõ ràng nên cách phòng ngừa tốt nhất là giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập và làm việc hợp lý.


LÂM SÀNG :

+ Vị trí tổn thương : gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng hay thấy ở vùng bán niêm mạc: môi, mi mắt, sau đó là ở mặt, cổ, người và đầu mút tay hoặc chân.
+ Tổn thương cơ bản là các dát trắng, kích thước khoảng vài mm sau đó to dần ra ( có thể từ từ hoặc rất nhanh), có giới hạn rõ, khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau. Hình dạng tổn thương là hình tròn, hình vòng tròn, rất hiếm biểu hiện thành vạch ( dấu hiệu Koebner), ở ranh giới tổn thương có viền sắc tố. Lông tóc ở vùng da tổn thương thường cũng bị mất sắc tố. Nhiễm sắc quanh nang lông ở trong dát trắng có thể là do nhiễm sắc còn sót lại hoặc là nhiễm sắc được tái lại trong quá trình điều trị. Có thể gặp phản ứng viêm trong bệnh bạch biến, tổn thương trở nên rát, ngứa và hồng đỏ. Bệnh tiến triển lan rộng từ từ hoặc xuất hiện ở vùng da lành khác. Bệnh nhân không có triệu chứng chủ quan gì đặc biệt (không mất cảm giác đau, nóng, lạnh).
+ Một vài thể lâm sàng thường gặp:
- Thể khu trú ( Localized type) tổn thương là một hoặc nhiều dát trắng ở những vị trí độc lập.
- Thể đứt đoạn ( Segmental) tổn thương là các dát trắng tạo thành một dải thường xuất hiện dọc theo dây thần kinh cảm giác.
- Thể lan toả (Generalized type) tổn thương phân bố rộng rãi liên kết với nhau tạo thành hình vằn vèo và thường đối xứng hai bên cơ thể.
- Thể đầu chi hoặc ở mặt ( Acral or Acro- facial type) tổn thương khu trú ở đầu chi như mu ngón tay, ngón chân, có thể kết hợp với tổn thương ở quanh miệng và mắt.
4 . TIẾN TRIỂN : bệnh xuất hiện đột ngột sau một chấn thương , xúc cảm mạnh hoặc sau một đợt phơi nắng và tiến triển rất thất thường ( xu hướng tăng về mùa hè, có thể ổn định hàng năm hoặc vĩnh viễn, có nhưng rất hiếm có trường hợp tự khỏi ).
5. CHẨN ĐOÁN và CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT.
+ Chẩn đoán quyết định :
- Dựa vào hình ảnh lâm sàng tổn thương là các dát trắng, nếu có lông tóc ở vùng da tổn thương cũng mất sắc tố ( đây là dấu hiệu quý để khẳng định chẩn đoán).
- Triệu chứng chủ quan : không bị rối loạn (có thể khi phơi nắng tổn thương hơi hồng lên, rát và ngứa nhẹ).
+ Chẩn đoán phân biệt :
- Bạch tạng.
- Phong bất định.
- Lang ben.
- Di chứng sau một số bệnh ngoài da như zona, vẩy nến...

 (ST).



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
hay giup toi chua benh bach bien?toi dau kho lam
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Không biết có cách nào kéo dài kích cỡ cậu nhỏ không nhỉ ai bít chỉ zùm với
Hic đọc cái này buồn quá cậu nhỏ của bạn trai em chỉ có 14cm thui vậy là không đạt chuẩn trung bình rùi huhu
Tôi muốn hỏi :Bệnh bạch biến có lây không?
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Bệnh bạch biến có tính chất di truyền vì có khoảng 30% người bị bạch biến có người trong gia đình cũng bị bệnh này
Em muốn biêt bęnh bạch Biên Có lây qua đường tình dục không
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Không đâu bạn ơi, chỉ lan trên cơ thể người bệnh thôi
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý