Cách thổi sáo trúc

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách thổi sáo trúc

18/04/2015 05:03 PM
1,861

Sáo trúc là nhạc cụ dân tộc được nhiều người yêu thích bởi âm thanh hay và dễ đi vào lòng người. Để học cách thổi sáo trúc cần tuân thủ các kỹ thuật sau.



 1/ Cách cầm sáo, những qui định chung nhất

a/ Giới thiệu:

    Giống như bất kì một môn khoa học, ngay từ ban đầu chúng ta phải đi đến một cách thống nhất những qui định chung nhất về cách cầm sáo. Cầm sáo đúng giúp bạn phát triển được tất cả các kỹ năng, kỹ thuật về sáo. Tuy nhiên cái gì bắt đầu cũng khó, cũng cảm thấy không phù hợp bạn phải tự gò mình vào một khuôn khổ sau này khi quen dần bạn sẽ cảm thấy thỏai mái. Tôi cũng xin trình bày thêm, cách cầm sáo này rất thuận lợi nếu như sau này bạn muốn phát triển kỹ thuật của mình khi chơi sáo 10 lỗ.

b/ Hướng dẫn chi tiết

2/ Cách thổi cho ra tiếng:

a/ Giới thiệu:

   Do đặc thù của sáo ngang, việc thổi ra tiếng ngay khi cầm vào cây sáo đôi khi cũng trở nên khó thực hiện được do rất nhiều nguyên nhân. Ngay bản thân tôi cũng đã từng vấp về vấn đền này, tuy nhiên qua kinh nghiệm của bản thân và anh em đamsan tôi cũng trả lời được phần nào các nguyên nhân và cách luyện tập để các bạn cảm thấy đơn giản nhất khi cầm cây sáo lên thổi.

b/ hướng dẫn chi tiết:

   Phần này ta chưa quan tâm đến việc cầm sáo đúng, mà tập trung vào cách đặt môi sao cho đúng.

Hình vẽ trên là một cách minh họa cho cách việc đặt môi, theo phần lớn mọi người thường theo. Đặt môi sao cho khi ta chụm môi lại lỗ sáo nằm tại phần giữa của môi.

  Các bạn có thể tập luyện qua việc nhìn vào gương để chỉnh lại cho phù hợp, hoặc không thì chúng ta cứ đặt ở một vị trí tương đối và bắt đầu điều chỉnh lại cho phù hợp trong quá trình thổi.

  Những điều cần chú ý: trong quá trình luyện tập bạn không nên quá chụm môi, căng cứng vì như thế sẽ làm cho bạn đau, cảm thấy khó chịu và không thể luyện tập lâu được. Phải thật tự nhiên, chúng ta chỉ chụm lại một cách bình thường và căng môi một cách vừa phải, cũng không nên tì sáo quá chặt vào môi.

  Cách tiến hành:


    Ban đầu thổi chúng ta sẽ phải chấp nhận những tiếng rè do việc hơi bị chàn ra ngòai lỗ thổi nhiều, không sao bạn sẽ dần điều chình được trong quá trình luyện tập.

Kinh nghiệm bản thân:

 Do ngay từ đầu tôi đã lao vào thổi ngay mà không quan tâm đến cách đặt môi sao cho đúng, nên trong quá trình luyện tập thường bị đau hàm do môi bị căng cứng trong quá trình thổi + tì sáo quá chặt làm cong cả răng hàm dưới.

 3/ Cách bấm mở các nốt trong sáo:

  Giới thiệu: phần này tôi chỉ hướng dẫn để bạn bấm mở các nốt chính trong một bản nhạc mà thôi, không quan tâm đến thăng giáng của nốt.

Hướng dẫn cụ thể


Những vấn đề lưu ý:

  Lúc đầu sẽ có ba vấn đề làm bạn khó chịu:

Thứ nhất: cách cầm sáo làm bạn không thoái mái sẽ dẫn đến việc bịt không kín các lỗ sáo và dẫn đến bạn thổi không kêu, điều này có thể thay đổi trong quá trình luyện tập, đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn.

Thứ hai: Vấn đề này hầu hết ai cũng gặp phải nếu mới chơi sáo, việc thổi các nốt ở quãng tám thứ 2 (đô 2, rê 2 ….) làm bạn tốn rất nhiều hơi, bạn cảm thấy chưa thổi đã hết hơi, đề giải quyết vấn đề này mời bạn xem phần hỗ trợ kỹ thuật.

 Thứ 3: Nếu giải quyết tốt vấn đề bạn đủ hơi thổi  các nốt cao độ ở quãng tám thứ 2 (đô 2, rê2….) thì khi quay trở lại nốt đô1 bạn cảm thấy thổi nó một cách khó khăn khi đó thông thường bạn sẽ giảm cường độ hơi, dẫn đến làm cho tiếng sáo trở nên yếu đuối và hời hợt, không có được sự đầy đặn khỏe khoắn, mất đi cái hay của sáo.

HỖ TRỢ KỸ THUẬT

PHẦN I: CÁCH LUYỆN HƠI

1/ Giới thiệu:

   Khác hẳn với các nhạc cụ khác, sáo là một nhạc cụ thuộc bộ nhạc cụ bộ khí, tòan bộ những kỹ thuật của sáo đều liên quan đến “hơi”, vì vậy bạn hãy xác định cho mình một phương pháp luyện tập đúng đắn góp phần nâng cao lượng “hơi” trong quá trình thổi sáo. Có rất nhiều cách luyện tập sau đây tôi xin trình bày hai cách chính được tích lũy qua quá trình tự luyện tập của bản thân tui. Trong phần luyện tập hơi này tôi đã phải trả cái giá mất gần 2 năm thổi sáo mà chưa có được một lượng “hơi” đủ dùng.

2/ Cách luyện tập cụ thể:

   a/ Luyện hơi (không cần sáo):

   bạn có thể luyện tập ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào bạn muốn, tuy nhiên khuyến cáo không nên tập lúc ăn quá no, cũng như quá đói, mới đầu bạn nên luyện tập vào thời gian cố định thường là vào buổi sáng lúc ngủ dậy và trước lúc đi ngủ. Bạn tập trong khoảng từ 5 đến 10 phút hoặc nếu được 15 phút thì càng tốt.         

  Cách tập: bạn có thể ngồi hoặc nằm sao cho thỏai mái nhất, ở đây tôi không khuyến khích ngổi thẳng lưng vì điều này là khá khó (nhiều người nguy hiểm hơn là có xu hướng ưỡn người ra phía sau).

 Mới đâu để làm quen bạn chỉ hít và thở như bình thường tuy nhiên chúng ta chú tâm hơn vào luyện tập, hít vào đòi hỏi bụng của bạn phải phình ra, thở ra hết và hóp bụng lại, bạn làm thật từ từ, sao cho não bạn quen với việc hít vào bụng phình thở ra hóp bụng lại.

 Khi đã quen, chúng ta sẽ chuyển qua công đoạn khó hơn, lúc này bạn không còn được phép hít vào thỏai mái, hay thở ra thỏai mái mà có liều lượng. Yêu cầu thời gian bạn thở ra phải gấp đôi, hoặc nhiều hơn thời gian bạn hít vào. Có thể luyện tập cùng với cái đồng hồ bạn hít vào 5s và cố nén hơi để thở ra trong 10s. Trong quá trình thở ra yêu cầu hơi phải thật đều, không dồn dập lúc mạnh lúc nhẹ, bạn không được thở hết ra, phải giữ lại một lượng đủ làm cho bụng bạn vẫn căng trong quá trình thở ra. Lúc này tôi có thể chuyển qua thuật ngữ đẩy hơi ra chứ không còn là thở ra nữa.

 Việc luyện tập như trên nhắm hai mục đích:

Thứ 1: tạo cho bạn được phản xạ hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng => hay nói cách khác giúp bạn thở bằng cơ hoành hít được nhiều không khí hơn vào sâu trong phổi.

Thứ 2: Giúp bạn điều khiển làn hơi: giữ hơi, đẩy hơi có liều lượng và có kiểm soát, không bị hết hơi trong quá trình thổi sáo.

Kinh nghiệm bản thân:

Việc luyện tập trên chỉ là lý thuyết, khi tập theo tâm lý bình thường tôi muốn ôm lấy cây sáo, tôi muốn nghe tiếng sáo hơn là phải tập bài tập nhàm chán đó. Nhưng khi tôi luyện tập nghiêm túc tôi có được cái cảm giác làm chủ bản thân, điều hòa được mọi việc, có thể kết hợp làm giảm xì trét trong công việc rất hiệu quả. Và đặc biệt nếu bạn chăm chỉ tập thì việc luyện hơi kết hợp với sáo trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

 Mới đầu khi bạn đã bập bẹ được những tiếng sáo ban đầu, đặc biệt là chơi được một vài bản nhạc cụ thể bạn cảm thấy hưng phấn hơn bao giờ hết, nhưng rồi cảm giác đó sẽ giảm dần theo thời gian vì sau này sẽ là chuỗi ngày bạn không thể tiến bộ được (bản thân tui mất gần 2 năm)

 b/ luyện hơi có sáo:

    Những yêu cầu tối thiểu:

+ Bạn phải cầm đúng sáo, đã nắm vững về các nốt cao độ trong sáo.

+ Tự bản thân đã thổi thành tiếng và đã biết mở các nốt cao độ trong sáo.

+ Nghiêm túc trong quá trình luyện tập

+ Tối thiểu phải làm được 3 lần ( sẽ hướng dẫn chi tiết ở dưới)

  Cách tập:     

+ Bạn hít một hơi thật sâu, căng bụng đẩy hơi từ từ thật đều sao cho tiếng sáo nghe đầy đặn khỏe, khoắn, không quá nhẹ và cũng không quá mình vừa sức để duy trì tiếng sáo trong một khoảng thời gian nào đó.

+ Bạn bắt đầu từ nốt sol thổi nốt sol trước, bạn thổi cho đến khi hết lượng hơi hít vào thì dừng lại.

+ Lại lặp lại quá trình trên cho nốt la, sau đó các nốt kế tiếp …. Dừng ở nốt đô 3 (nếu lên được fa3 thì càng tốt.

Bạn tập theo phương pháp trên gọi là "xông hơi"

Những điểm cần lưu ý:

  Trong qúa trình luyện tập nếu bạn tập liên tục được thì tốt, còn không thì bạn có thể dừng lại để nghỉ (hít thở đều để điều hòa lại hơi thở) sau đó lại tiếp tục. Không nên hít vào quá nhiều, hoặc gắng gượng thở ra, bạn cứ làm thật chậm và từ từ làm sao giữ cho tiếng sáo to và đều chấp nhận những tiếng xì do hơi chàn ra ngoài lỗ sáo.

Kinh nghiệm bản thân:

  Do lúc đầu hơi của chúng ta có xu hướng “ào ạt” khi thở ra, vì vậy việc thổi nốt đô1 đúng (to, khỏe, đều) trở nên khó khăn nên theo kinh nghiệm của tôi các bạn nên bắt đầu từ nôt sol 1 là đẹp nhất.

 Các bạn nên luyện tập với việc có bản nhạc chứa các nốt nhạc phía trước (tự bạn kẻ vè cho nó quen dần) và tuyệt đối là không nên làm nhanh, càng chậm càng tốt.  

PHẦN 2 CÁCH LUYỆN NHỊP:

Giới thiệu: do không phải là dân chuyên nghiệp nên không thể đưa ra một cách luyện tập tốt nhất cho các bạn được, cái này phải nhờ đến anh em trong damsan. Phần này tôi chỉ giới thiệu kinh nghiệm của bản thân đã luyện nhịp như thế nào cho các bạn thôi, hi vọng qua đó một phần nào giúp các bạn hình dung về cách luyên nhịp.

            Một yêu cầu nhỏ: bạn phải nắm những vấn đề chính của nhạc lý như sau

+ Các loại nốt nhạc (đen, trắng, tròn, đơn, kép, liên 3, liên 4 … ) vị trí (cao độ của chúng trong bản nhạc)

+ Mối quan hệ giữa các nốt  1 nốt tròn = 2 nốt trắng; 1 nốt trắng = 2 nốt đen ……

( bạn có thể tìm các thông tin này trong phần phụ lục: nhạc lý căn bản cho sáo trúc)

            Cách luyện tập của tôi:

  Giai đoạn 1: Mới đầu tôi tập không có sáo trước, thường là tập bằng tay kết hợp với chân. Tôi chọn giây đồng hồ làm chuẩn 1 giây tương đương với một nốt đen ( bao gồm 2 giai đoạn đập xuống và nhấc lên). Khi đồng hồ tích tắc thì tôi thực hiện hai động tác đập xuống và nhấc lên (cả tay lẫn chân). Tôi tập cứ tập như thế cho đền khi hình thành phản xạ tự nhiên, đập xuống và nhấc lên vừa đúng nhịp của đồng hồ. Như vậy qua giai đoạn này tôi đã hình thành phản xạ đánh nhịp đều.

  Để nâng cao hơn, bạn có thể đánh nhịp theo phần mềm chạy nhạc, bạn cứ gõ các nốt đen vào và đánh nhịp theo, lúc đầu chậm sau đó nhanh dần lên (cái này hoàn toàn có thể điều chình được bằng phần mềm)

  Do không có điều kiện, tôi tự nâng cao bằng cách áp dụng cho bất kỳ âm thanh, hay tiếng động nào phát ra có tính chất chu kỳ lặp đi lặp lại, hoặc áp dụng vào chính các bản nhạc tôi nghe. Để xác định được đúng nhịp của nó hay không thì bao giờ bạn dậm chân xuống ( cũng phải rơi vào âm bass _ tiếng trống) của bản nhạc.

 Tập nhịp như trên theo tôi bạn có thể tập ở bất cứ đâu, ở bất cứ nơi nào bạn muốn, chỉ cần nghe thấy bài nhạc bạn thích cứ thế dậm chân theo thôi, sao cho đều và theo được giai điệu của bản nhạc.

Giai đoạn 2:

 Phần này chúng ta sẽ tập nhịp với cây sáo chúng ta đang có, mặc dù tôi tự luyện tập và bản thân cũng có một vài thành tựu nhỏ, nhưng tôi vẫn khuyến cáo các bạn nên có sự giúp đỡ của những người hiểu biết để có thể đánh nhịp được dễ dàng và chính xác hơn.

 Nói là tự tập nhưng tôi cũng đã từng học qua lớp dạy sáo trúc trong vòng 1 tháng (4buổi) và đi hỏi rất nhiều người như anh Phương (con của NS Ngọc Phan), và qua tìm hiểu trên mạng trò chuyện với saotruc về phần luyện nhịp này.

 Để chuyển hẳn qua giai đoạn 2 này, Tôi có những yêu cầu tối thiểu sau đây, nếu bạn cảm thấy chưa đủ thì không nên tự luyện tập, nếu cứ cố hậu quả bạn tự gánh chịu

+ Đã hình thành được phản xạ đánh nhịp bằng chân đều

+ Đã thuộc lòng các nốt nhạc trên bản nhạc, phân biệt được các nốt đen trắng, đơn…

+ Tiếng sáo cũng đã vững rồi, các thế bấm mở trên sáo cũng đã nhuần nhuyễn

+ Bạn tự đánh nhịp khi không có sáo tương đối chuẩn rồi.

Dưới đây là một số nốt nhạc mà chúng ta sẽ luyện tập, từ dễ đến khó

Phần hướng dẫn luyện tập tôi không viết tách riêng mà sẽ viết kết hợp với kỹ thuật đánh lưỡi đơn và luyến sẽ chuyển sang phần sau.

CHƯƠNG III: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN

A/ NHÓM CÁC KỸ THUẬT NHẬP MÔN:

1/ Kỹ thuật đánh lưỡi đơn:

a/ Giới thiệu:

  Đây là một trong những kỹ thuật cơ bản và quan trọng nhất đối với sáo trúc, nó là điều kiện và tiền đề quan trọng để bạn phát triển lên các kỹ thuật cao hơn

b/ video hướng dẫn chi tiết:

xem video 

c/ Những điều chú ý trong quá trình luyện tập:

- Với những bạn mới bắt đầu luyện tập, nên đánh lưỡi mạnh dạn và rõ ràng, sau này tùy vào tính chất của bài nhạc mà ta có thể thay đổi mức độ đánh lưỡi đơn mạnh hay nhẹ.

- Ngòai cách đọc chữ “T” hay “Th” ra bạn có thể tưởng tượng ở đầu lưỡi có một hạt bụi, khi đó theo phản xạ của bất kỳ ai cũng có thể hình thành kỹ thuật đánh lưỡi đơn, cách tập này có ưu điểm là đầu lưỡi ở gần môi hơn, sau này khi tập lưỡi kép bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

- Khác với các loại kỹ thuật khác, kỹ thuật đánh lưỡi đơn thường không ký hiệu rõ ràng trên bản nhạc, tuy nhiên chúng ta phải qui ước với nhau ngòai trừ kỹ thuật luyến (sẽ nói rõ ở phần sau) và kỹ thuật lưỡi kép ra thì còn lại là ta phải dùng đến đánh lưỡi đơn. Có thể là mạnh hay nhẹ nhưng nhất thiết phải có để phân biệt rõ ràng các nốt nhạc với nhau.

- Các bạn phải phân biệt rõ kỹ thuật đánh lưỡi đơn và đẩy hơi, nhấn hơi. Đánh lưỡi đơn phải có sự hoạt động của lưỡi (bằng cách đọc chữ “T” như trên hoặc phản xạ nhổ hạt bụi nơi đầu lưỡi ) đẩy hơi, nhấn hơi thì không nhất thiết có sự tham gia họat động của lưỡi.

 2/ Kỹ thuật luyến:

a/ giới thiệu:

  Đây có thể coi là một kỹ thuật riêng biệt, hoặc cũng thể coi là cách sử lý dấu luyến trong bản nhạc mà thôi. Chúng ta phải phân biệt giữa luyến và ngân, dấu luyến trong bản nhạc có hình vòng cung nối liền các nốt nhạc khác cao độ với nhau. Còn nếu nối các nốt nhạc có cùng cao độ với nhau người ta gọi là ngân (ngân dài ).

b/ video hướng dẫn chi tiết:

c/ Những điều cần chú ý:

- Để hòan thành tốt kỹ thuật này, đòi hỏi kỹ thuật đánh lưỡi đơn của bạn phải thật vững rồi.Trong quá trình đánh lưỡi đơn càng rõ ràng thì kỹ thuật luyến cũng sẽ rất ổn.

- Lưỡi đơn và luyến tuy hai kỹ thuật nhưng lại như một, vì vậy để rút ngắn quá trình luyện tập nên tập phối hợp 2 kỹ thuật này để tạo phản xạ tự nhiên khi trong bản nhạc xuất hiện dấu luyến.

- Một điều chú ý nữa : Không nên tách riêng phần kỹ thuật với tập nhịp, phải tập cung một lúc, như thế sẽ tiến bộ nhanh hơn nhiều.

d/ Bài tập:

1/ Luyện tập thế bấm mở các nốt sol, la

2/ Kỹ thuật đánh lưỡi đơn

3/ Nhịp
 Hướng dẫn luyện tập:

1/ Luyện tập thế bấm mở các nốt sol, la:

    qua vi deo các bạn đã nắm được chi tiết, chỉ cần cung cấp đủ lượng hơi cần thiết + cách bấm mở đúng như hướng dẫn bạn sẽ thu được cao độ của hai nốt sol và la 

2/ Kỹ thuật đánh lưỡi đơn:

    Bạn tưởng tượng có hạt bụi ở đầu lưỡi, phản xạ tự nhiên của bạn sẽ là kỹ thuật đánh lưỡi đơn áp dụng vào sáo sẽ rất đơn giản. (Nếu vẫn không làm được thì không cần tưởng tượng bạn lấy hạt gạo đặt nơi đầu lưỡi khi đó bạn sẽ làm gì để nhổ nó ra? .... đánh lưỡi đơn đi còn chần chờ gì nữa :D). Tất cả các nốt trên bản nhạc trên đều đánh lưỡi đơn.

3/ Nhịp: 

   Bạn phải biết cơ bản nhạc lý, bản nhạc trên bao gồm các nốt tròn, trắng và đen, bạn phải phân biệt rõ ba nốt này.

Với nốt tròn ta thổi đúng cao độ, duy trì lượng hơi làm cho tiếng của nó ngân dài trong khoảng bạn đếm 1, 2, 3, 4 nốt trắng thì 2 đen thì 1

Giai đoạn này phải có 3 thao tác cùng phối hợp: chân dậm đều, đánh lưỡi đơn vào đầu nốt nhạc, giữ hơi để ngân đủ 4 nhịp chân cho nốt tròn, 2 nhịp cho nốt trằng và 1 nhịp cho nốt đen (1 nhịp = 1 lần dậm chân xuống và nhấc chân lên)

Những yêu cầu trong quá trình luyện tập:

+ xông hơi trước khi tập 

+/ Dành thời gian tập bài tập nghiêm túc, tập xong bài tập mới bước sang các giai đoạn khác

+ Kiên trì, nhẫn nại, tập thật chậm, đều không vội vàng hấp tấp

+ Đánh lưỡi đơn rõ ràng, hơi khỏe đều không ém hơi, không sử dụng bất kỳ kỹ thuật gì khi luyện tập ngoại trừ đánh lưỡi đơn.

file mp3 của bài tập trên.

Khuyến cáo:

- Bạn phải dành thời gian luyện tập nghiêm túc.

- Trong quá trình luyện tập nên tập "xông hơi" từ 5 đến 10 phút trước,  sau đó mới tập với các  bài tập sau

- Nếu trong khi tập, bạn thu âm lại được thì tốt, có thể pot lên diễn đàn để mọi người cùng đánh giá và nhận xét, khi đó bạn sẽ tiến bộ hơn nhiều.

- 2 kỹ thuật trên bạn nên hoàn thành trong 1 tháng hoặc lâu hơn tùy thích, không nên hấp tấp vội vàng, nếu vững rồi bạn sẽ tiến rất nhanh.


BÀI TÂP THỞ CHO NGƯỜI MỚI TẬP SÁO

Tập thở, lấy hơi, là một trong những điều kiện quan trọng cho người mới tập sáo hơn tất cả. Ngay từ lúc bắt đầu, người tập thử nghiệm mục đích tập thở, tùng bước,để cảm thấy .Tập thở rất quan trọng, có khi bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để tập , nhưng nhớ là không phải để thái quá, mà bạn cảm thấy chán nãn.Con người không phi phàm, để giử hơi thở cho thật lâu như ý muốn , cơ thể con người thích ứng cho mục đích hô hấp

Chống 2 tay bên hông , thở vô chậm chạp, trong khi đó đếm thầm 1-2-3-4- và ghi chú là hơi thở đẩy mạnh từ 2 bên hông, mà bạn cảm thấy trên bàn tay. Khi hơi thở đầy buồng phổi rồi, giữ hơi thở lại, đếm từ 1 đến 4, rồi thả lõng hơi thở ra ,và đếm đến 4,tất cả những khi bạn đếm , đều là đếm thầm trong đầu bạn nhé. Tập như thế cho mỗi ngày, trước khi tập vô sáo, sau 2 tuần có thể nâng số đếm lên 6-7 và cao hơn, nhưng cũng đừng hấp tấp, thái quá ,vì mỗi nguời mỗi khả năng, dung lượng cơ thể tiếp thu hơi khác nhau.Và khi bạn từ từ tập đều ,sẽ nâng cao trình tự của bạn khá hơn. Trong trường hơp nầy, thì con số được nâng cao là trong mục tiêu cùa bạn,dầu gì đi nữa nếu cố gắng cật lực ,cũng có hiệu quả trong những bài tập sau

Nếu bạn là người trưởng thành , thì lối tập cũng khác với trẻ em khi bắt đầu tập thở, trẻ em không thễ tập cách thức như người lớn , trẻ em không thể thở mạnh , giữ hơi, như người lớn. Cho người mới bắt đầu tập, tôi có khuynh hướng chỉ dẫn cho bước đầu tiên, để người tập dễ quan sát, thực tập, nhưng sau nầy, bạn sẽ không cần . Như người lớn, buồng phổi chứa nhiều dung lượng hơi nhiều,.Bạn cũng phải tập cách đừng phải thở hổn hễn, vì bạn sẽ phải tập những bài tập cao hơn, những đọan nhạc cần lấy hơi thờ sâu trong giữa câu nhạc, mà không bị gián đọan,bạn phải im lặng, hít nhanh giữ hơi nén trong cổ.

Tập hít, thở , giữ hơi thở,để không tống một lượng hơi ra quá nhiều ,có lẽ khó cho người mới bắt đầu ,bạn kiên nhẫn, nỗ lực và vấn đề chỉ là thời gian, nhìn lại, bạn lại thấy đã vượt qua cái khó khăn ban đầu.Nghỉ xa hơn nữa, bạn có thể lạc quan,bởi tâm lý con người khuynh hướng kỳ lạ ,và nếu có ai nghĩ rằng, có người làm được việc đó, thì mình cũng làm được.Tin tưởng rằng tập lối giử hơi, bạn có thể chơi hết được câu cuối của bài nhạc

Căn bản, hít một hơi thở sâu, trước khi chơi, họăc đến những đọan nhạc nghĩ, bạn cũng bắt đầu để hít hơi đầy buồng phổi ,rồi giử lại, chuẩn bị sẳn sàng ngay khi vô câu nhạc, và trong khõang khắc giữ hơi , bạn có đủ năng lượng không khí trong lồng ngực

Đôi khi có những đọan nhạc bạn từ tốn lấy hơi ,nhưng thường xuyên bạn phải lẹ làng hít hơi thật nhanh, để tránh không bị hụt hơi . Bởi vì, có những đọan nhạc độc tấu cho nguời chơi sáo vơi tốc độ nhanh, chạy ngón ,hơi thở không đủ, cũng làm gián đọan với giàn nhạc, Kiểm tra hơi thở, khi chơi những đọan nhạc có nốt cao, thư giản bắp thịt vùng cổ họng. Bạn cũng có thể tập thêm 1 kỷ thụât hít hơi khác,trong khi thổi , lấy hơi thật nhanh , và cũng ếm hơi ở cổ , nhưng ở những đọan nhạc không thấy bị gãy khúc , cách hít hơi nầy tạm thời , ngắn , khi câu nhạc chuyển đổi và phải thổi nhiều đọan nhạc đánh lưỡi kép liên tục,với cách nầy , là bạn lồng những hơi thở cực nhõ nhiều lần, mà không thấy câu nhạc bị gãy

Lấy hơi khi thổi, đòi hỏi bạn có kinh nghiệm,lanh lẹ và có chuẩn bị . Đây cũng là hành trình của bạn, từ lúc mới bắt đầu tập luyện,cho đến khi đã thổi khá , thông thường kiểm tra lại bài nhạc mình sẽ chơi , để thấy đoạn nhạc nào để lấy hơi , đoạn nào cần phải thở sâu và hít hơi nhanh.Trẻ em bắt đầu tập sáo , thường thì hơi thở không đủ , hay ngắt chừng giữa giòng nhạc , đó cũng là kinh nghiệm cho bạn

Bài nầy trong phạm vi hít hơi thở , ta sẽ nói thêm về phương pháp tiếp hơi , một kỷ thuật cao của sáo , lấy hơi mà không bị gián đọan câu nhạc. 

1- Tập cho cách thổi ra tiếng sáo


Lời nhắn nhũ cho người mới bắt đầu đặt ống sáo lên môi để tập, với tâm niệm, là đừng để cho tiếng sáo nghe phì phò. Tất nhiên không dễ dàng, để có tiếng sáo tròn, đầy đặn, đẹp, cho người mới bắt đầu, một âm thanh không đúng tiêu chuẩn thổi ra, cũng được người thầy chấp nhận, vì miễn sao người mới học đã biết thổi sao cho kêu được tiếng. Nhưng tôi tin rằng, với sự luyện tập, và sự chỉ dẫn, trong tương lai, tiếng sáo của một nốt nhạc đầu tiên được thổi ra, đó là một âm thanh đẹp



1- Làm sao thổi được tiếng đầu tiên



Khi bắt đâu tập mím môi để phát ra âm thanh, đừng để tạp niệm trong lòng, ví dụ như làm sao tôi thổi được nguyên bài nhạc, làm sao tôi cầm ống sáo nầy một cách dễ dàng, tôi….. Hãy tập trung với bài tập của mình ngày hôm nay.


Ngay từ đầu, đầu tiên người tập phải thử trên huyệt khẩu của ống sáo với môi của mình, úp lỗ thổi trên môi, rà rà từ từ lăn ra đến dưới môi, tìm khoảng môi, và lỗ thổi mà mình cảm thấy dể chịu, nên nhớ là không phải đẩy mạnh ống sáo trên môi, mà giữ thật nhẹ nhàng. Mỗi người có cảm giác khác nhau về lối mím môi, Nhớ rằng giữ lỗ thổi dưới môi dưới., Có thể mất một thời gian, và khó để tập cho quen lối mím trên ống sáo, Nhưng với sự kiên nhẫn, và luyện tập, người tập sẽ thành tựu
Cách tập mím môi: mím môi cho thẳng song song (như đang cười mím) với nhau, để hở 1 lổ nhỏ trên môi, thổi nhẹ hơi thở ra 

Môi với lối mím thổi mạnh ra nhiều hơi hơn,



Cả hai môi trên và môi dưới phải điều hành lỗ thổi, song môi trên có phần quyết định tạo ra âm thanh. Có thể tập bằng cách mím môi chặt, chỉ để một lổ nhỏ trên môi vùa đủ cho luồng hơi thổi trên bàn tay của mình, để thấy cột hơi thổi ra, thành một đường hơi nhỏ gọn, hay luồng hơi phà tỏa ra . Bạn không thể nào tạo ra một âm thanh nếu không tập mình điều khiển luồng hơi thổi ra gọn. Và trên huyệt khẩu của ống sáo, tập cho kêu tiếng, từ từ thấp lên cao, nhưng chắc chắn phải cho tiếng sáo “khoẻ mạnh“


Làn hơi thu gọn


Thổi làn hơi bị phà , tỏa ra

Thông thường nốt dể kêu tiếng để thổi là nốt thấp của giữa octave, nhưng người mới tập chọn bất cứ nốt nào cho dể để có tiếng phát âm ra là tiếng tròn, đẹp, Ta thử tập nốt Si


Khi thổi cho ra tiếng, đếm 5, ngưng lại để thở, rồi lập lại. Tập vài lần như vậy, khi đã nhuần, bước kế tiếp thổi nốt nhạc đó, và thổi cho tiếng dài hơn, nên nhớ là đừng tống hơi ra ngoài quá nhiều, để tiếng kêu có tiếng hơi, tiếng sáo phải trong, tập giữ cho tiếng nói và cổ họng thoải mái đừng để tiếng nói phát âm cùng lúc với tiếng sáo. Nào, ta có thề lấy sáo ra khỏi môi và khõang một phút im lặng, cơ giản bắp thịt vùng miệng, bằng cách làm động tác ngáp mở rộng cả cổ họng ( trong tư thế thẳng lưng), và cả lồng ngực, Với động tác thở mạnh cả lồng ngực, và cổ họng giúp cho cả cơ thể thoải mái .Khi đã tạo được tiếng sáo đầu tiên người tập chuyển qua nốt thứ hai, là 1 nốt thấp hoặc cao hơn, nốt A hoặc nốt C

Sau khi đã tập qua những nốt căn bản, người mới tập sẽ qua giai đọan tập thở lấy hơi, cùng với những ngón tay, cùng với lối mím môi và kỷ thuật, cùng với sự luyện tập để tạo ra tiếng sáo trong, rõ ràng

Có một số người cho rằng môi không được chuyển động khi đang thổi .Mọi sự điều chĩnh có thể được, nhưng thật là vướng bận khi nghĩ tới một điều với cảm giác như phải lượm một vật gì ngay ở dưới chân mà không không phài cúi xuống.Môi chúng ta có cãm giác tinh tế để điều chĩnh mà tạo ra âm thanh trên ống sáo

2- Và Phương cách thứ 2 để thổi ra tiếng

Để tập dễ cho ra tiếng, bạn không cần phải bấm các ngón trên lỗ sáo

đặt vào môi dưới của bạn trên mép (của) lỗ thổi, và thổi nó như thổi ống chai

Chắc chắn để miệng lỗ thổi nâng sát vào môi và giữ cho đầu ở tư thế thẳng.Môi dưới của bạn phải được thả lõng ,không cong môi ,không chu môi ,hoặc tì nó xuống ống sáo.Tuy nhiên, nếu bạn thực tập trên sáo gỗ, thì khi mím môi , môi dưới bạn hơi tì xuống một chút vào miệng lỗ sáo.Nén đôi môi (của) bạn cùng nhau tại góc, để lại khoảng hẹp mở , trung tâm ở chính giữa trên lỗ thổi.Môi đầu của bạn nên hơi nhô ra càng thấp, và khoảng một phần ba của một inch trên lỗ thổi .Thồi 1 luồng hơi nhỏ , rắn chắc ,trực tiếp vào góc cạnh của lỗ thổi, tránh không được nâng môi dưới khi bạn đang thổi.
Nếu không có âm thanh, kiểm tra môi dưới của bạn để chắc chắn rằng bạn không phải vô thức kéo nó lên, sau đó xoay sáo để thay đổi góc mà tại đó hơi thở của bạn thổi vào . Bạn thử lăn môi ở góc độ , và rà làn môi - thử lại có phải áp lực của hơi ra quá mạnh

Nhìn vào gương khi tập ,giúp cho bạn thấy rõ môi mím . Nếu môi cảm thấy mỏi , thì tốt nhất nên nghĩ .Đừng lo lắng khi bạn cảm thầy chóng mặt, do bạn thở hơi thở sâu , và thổi ra lượng hơi nhiều - Tập thổi trên lòng bàn tay để cảm thấy luồng hơi bạn thổi ra có phải là luồng hơi gọn và thẳng   

3- Hơi Thở


Chính của chơi sáo là học tập để quản lý luồng hơi thở của bạn vào trong ống sáo .Hầu hết sự diễn cảm âm nhạc sẽ đạt đến từ sự điều khiển và tính linh hoạt trong làn hơi của bạn

Thổi sáo, hơi thở được thực hiện chủ yếu từ cơ hoành, một cơ mà trải dài theo chiều ngang qua phía dưới ngực và ép đối với phần dưới của phổi

Để tìm cơ hoành của bạn, khi bạn hít đầy không khí ép xuống bao tử , sau đó ép bụng như là cách bạn thở ra . Các cơ bắp đó là cơ hoành, vì nó cho phép luồng hơi di chuyển qua phổi xuống bụng trên, sau đó ép không khí ra khỏi chúng từ bụng

Bạn có thể tập thở để cung cấp cho bạn cảm thấy có làn hơi thích hợp khi thổi vào sáo: đứng thẳng đứng, giữ khuỷu tay của bạn ra khỏi thân mình. Thở mạnh đẩy cơ hoành của bạn thẳng xuống, cơ bắp ở ngực cảm giác căng. Nên nhớ lúc đó toàn bộ thân trên của bạn đó được căng đầy, đồng đều và tất cả cùng một lúc, cần có một mở rộng nhẹ trong dạ dày để lượng không khí xuống, và cơ bắp ở ngang hông. Bạn sẽ cảm thấy vai của bạn có một chút nhẹ nâng cao , nhưng điều này chỉ nên đến như là kết quả của việc mở rộng ngực, mà không có bất kỳ chuyển động của các bắp thịt vai mình

Hít đầy phổi một cách thoải mái. Khi bạn có cảm giác của hơi thở, và khi thổi vào sáo lưu ý sau đó tập theo hướng dẫn ở trên

Mặc dù phương pháp hít, thở , thực sự là một sự việc rất tự nhiên của hơi thở, nhưng nhiều người thường không thở hoàn toàn đầy, và họ có thể gặp rắc rối với lần đầu tiên tập

Bạn tập cơ hoành trong một khoảng thời gian . Vì lượng oxygen vào thêm trong cơ thể, bạn có thể bị chóng mặt ,có thể cảm thấy ngứa ngáy ở tay chân và nhất là cảm thấy tê rần ở bàn tay

Trạng thái này được gọi hyperventilation (quá nhiều không khí trong phổi trong một thời gian ngắn). Những người bắt đầu mới tập chơi thường cố gắng thổi đã đẩy một lượng không khí quá nhiều hơn là cần thiết để tạo ra âm thanh. Hyperventilation sẽ ngưng khi bạn quen với lượng không khí thêm trong phổi và khi đó sự tập luyện hiệu quả hơn
Ngoài ra bạn cũng có thể tập theo phương pháp khác:

Lúc nào cũng thổi hơi thở ra từ bụng (phiá bao tử) ,mỗi một note nhạc hoặc từ một dãy note với nhau,bắt đầu note nhạc với đánh lưỡi nhẹ chữ ”t”. Thực tập mỗi một note bạn thổi ra cho dài và đều . Khi âm phát ra đã vững và chắc

4- Tư Thế vàCách cầm sáo



Vị trí bàn tay có thể thay đổi trên một số ống sáo, theo sự xếp đặt những lỗ. Bạn hãy thử cầm cho những ngón tay đóng trên các lỗ sáo

Giữ sáo chỉ về hướng bên phải. Chú ý rằng tay trái cầm tư thế một góc tam giác, không thẳng .Trên sáo 6 lỗ, các ngón tay ba đầu tiên (trỏ, giữa, và nhẫn) của bàn tay bịt các lỗ. Đôi khi lỗ cuối cùng sẽ được thoải mái hơn bởi những ngón tay út được thả lỏng

Nhưng trên sáo 10 và 11 lỗ , bạn sẽ phải xử dụng cả ngón tay cái và ngón út


Tư thế cách bấm ngón của sáo 10 lỗ


Tư thế đứng cầm sáo



Nói chung, sáo được hỗ trợ ở ba điểm sau đây: 1 - ở cạnh của ngón trái, mà phần cong tựa vào sáo là điểm giữ sáo


Cách cầm sáo tay trái



Thề cầm sáo của tay trái và tay mặt


Ngón tay cái bên phải , được định vị ngay bên ngón tay trỏ phải , giữ thăng bằng cho ống sáo - Nếu như không phải dùng ngón tay cái của bàn tay phải làm điểm tựa , thì những ngón bên tay trái vẫn giữ thăng bằng cho cả ống sáo , không bao giờ tì ống sáo vào môi dưới để giữ vị trí sáo thăng bằng



Các thế ngón tay trên sáo hoàn toàn giữ ổn định vị trí - thậm chí khi các ngón tay rời khỏi các lỗ bấm và bạn có thể chơi với tốc độ nhanh của các ngón

Giữ cơ thể thẳng, với khuỷu và vai của bạn giữ xuống.Nghiêng ống sáo hơi xuống và chuyển đầu của bạn hơi nhích nghiêng sang bên trái -không bao giờ ngã thân người về phía trước -. Giữ sao cho tư thế cơ thể vuông góc với tư thế cầm sáo -tư thế này đòi hỏi ít phải dùng nhiều nỗ lực cơ bắp, trong khi đó cho phép bạn kiểm soát tối đa hơi thở của mình



5- Cách Bấm Ngón

Để bắt đầu chơi những note nhạc, bạn có thể mở những ngón bấm trên các lỗ (trong tư thế cầm sáo) , ngón bấm ,mở là ngón đầu tiên tay trái cho note Si,La. Khi bấm trên phần ngón tay có thịt nhiều , không bấm trên những đầu móng tay, các lỗ bấm đóng hoàn toàn , không bị hở, đừng gồng các ngón tay,mà cũng không bấm đè mạnh trên các lỗ bấm

Khi đã thổi được nốt nhạc với ngón bấm đầu tiên,giữ ngón tay trong thế bấm như vậy và đóng lỗ tiếp theo theo cùng cách (nếu là sáo 10 và 11 lỗ ,bạn đừng quên ngón tay cái , ngón nầy sẽ bị hở ,và khi thổi đến nốt Fa ,sẽ bị hở ngón cái và ngón út của

nốt F# ).Mỗi khi thổi những nốt thấp đi xuống, đầu môi trên sẽ chút về phía trước và xuống,như vậy cửa môi sẽ trở nên lớn hơn,thoải mái hơn dễ thổi các nốt thấp

Nếu bạn thổi bị mất tiếng, thì bạn bắt đầu lại từ nốt nhạc Si đầu tiên,chắn chắn cho mỗi lỗ được bịt kín . Bạn tập như vậy đều đặn đến khi thổi ra những âm thanh tròn.Những dãy nốt đầu tiên từ Si đến Đô thấp nhất , đó là bát độ thứ nhất của sáo

Một khi bạn có thổi được octaves đầu tiên, bạn có thể sẵn sàng cho octave thứ 2. Bấm hết các lỗ, môi mím chắc, làn hơi thổi ra nhỏ ,bạn sẽ thổi octave 2 dễ hơn.Tập từ Đô của bát độ thứ 2 ,mỗi nốt càng lên cao, môi của bạn mím chặt hơn,để tạo một áp lực hơi ra khỏi sáo

Với sáo lỗ, những nốt thăng giáng ,bạn phải bấm nữa lỗ ,nhưng sáo 10 và 11 lỗ (xem trang 22-23-24, các ngón bâm thăng ,giáng)



Phần bài tập cùa cách bỏ ngón

Bài tập đầu tiên phát âm ra note La(A), tập thổi cho đến khi nghe ra tiếng thật rõ ràng, note A là âm trung bình của octave1, hơi thổi ra dễ dàng ,không cao ,không thấp

không rung hơi ,không để tạp âm ,tiếng nói phát ra cùng lúc với tiếng sáo

âm thanh càng dài , càng tốt, nhưng đừng để bị kiệt hơi

Lượng hơi thổi đừng tống ra mạnh quá, hơi thoát ra nhiều dễ bị chóng mặt

Tiếng sáo đừng để bị lép ,tiếng nghe xì xì, các ngón tay không được giơ cao quá khi mở ngón

Tránh khi thổi đầu gục xuống, giữ cho tư thế lưng thẳng

Tránh khi thổi đầu gục xuống, giữ cho tư thế lưng thẳng


Dâu lấy hơi


Thổi ra âm La – Sol -Fa -Mi


Thổi ra âm note Rê



Thổi ra âm note Đô


Thổi ra âm note Si

Note Sib ta bấm các lỗ 2-3-4-5-8. Đôi khi trong những bài nhạc ,câu oán,câu rao hò,nốt Bb thấp hơn ,bạn phải bấm thêm bấm thêm lỗ số 6 hoặc thêm lỗ thứ 7 (đây là cách tính số đếm từ huyệt khẩu xuống lỗ bấm đầu tiên-Song có một số sách dạy sáo tính cách đếm từ lỗ định âm,do đó ngón số 1 là ngón trỏ tay trái (Xem trang 23)

Sau đây là những bài tập cho các bạn mớI bước đầu tập sáo , tập cách bỏ ngón

Những bài tập cho bạn mới bước đầu tập sáo.Chủ yếu là tập trường độ và cao độ,tập cho làn hơi thổi được kéo dài,khi thổi được những note nhạc cao ,làn hơi thổi không bị rớt xuống một quãng 8. Thí dụ khi thổi note Fa bát độ 2 ,không giữ làn hơi thổi xuống Fa bát độ 1. Những bài tập với thang âm Tây Phương giúp bạn giữ cao độ và trường độ ,vì âm nhạc Tây Phương với hình thức “tịnh”, cao độ rõ ràng , giúp các bạn mới tập thổi chuẩn và đúng note nhạc. Sau khi đã quen và nhuần nhuyễn các note trên sáo ,và làn hơi , bạn mới tập qua những bài dân ca với những kỷ thuật ngón

(Note nhạc trắng gồm 4 nhịp đập trong ô nhịp của nhịp 4/4.Mũi tên chỉ nhịp đập và nhấc của 1 phách ,do đó 4 nhịp đập và nhấc chân cho 4 nhịp )

Bài Tập 1

đếm 1-2-3-4 cho note nhạc trắng ,đánh lưỡi nhẹ đầu các note với chữ “ Tu “ hay “Thu”



đếm 1-2-3-4 cho dâu nhạc trắng và dấu nghĩ 2 nhịp



Bài Tập 4- Nhịp 3/4


2- ĐÁNH LƯỠI

Đánh lưỡi gồm 2 kỹ thụât, đánh lưỡi đơn và đánh lưỡi kép

A- Đánh lưỡi đơn

Có những cách để tập đánh lưỡi đơn, ta có thể nói chữ "tu", hay "tee", khi ta đánh lưỡi chữ" tu'"( nói như tiếng Pháp, chữ" tu" không phải "tu" theo giọng tiếng Việt, nếu không được, bạn có thể dùng chữ "tee"). Khi đánh lưỡi theo chữ "tu", là đã đem lưỡi búng về phía trước môi, và đó là theo vị trí tự nhiên cho người thổi sáo. Một số người cho rằng, người Pháp khi nói chữ " tu " không suy nghĩ, do đó có thể giải thích nhiều nghệ sĩ người Pháp chơi sáo giỏi trong những thế kỷ rồi, Trong nhửng thập niên qua, có nghệ sỉ chơi sáo nỗi tiếng trên thế giới người Pháp Jean-Pierre- Jampal 

Ta có thể chọn chử "tee", hay "tu" để tập, thổi 1 nốt nhạc lập lại nhiều chữ "tee, tee, tee, tee" với thời gian của chiều dài hơi thở, . Làm chậm như khi bắt đầu, lập lại và giữ cường độ, . tập đánh từng chút từng chút một, Và khi đã nhuần nhuyễn, ta có 2 lối tập cho lối đánh luỡi đơn ; 

1- Một là lối đánh lưỡi nhanh, đánh mạnh tăng tốc độ của luỡi đánh mạnh vào vòm miệng

2 - Lối thứ 2 đánh nhẹ nhàng như hơi thở, đánh luỡi một cách nhẹ nhàng tới vòm miệng

B- Đánh lưỡi kép với chữ staccato tiếng Ý, có nghĩa là" riêng biệt". Tiếng Pháp gọi là " detache", cũng có nghĩa riêng biệt người Anh diễn tả gọi "tonguing"

Đánh lưỡi kép nhanh, là sự bao gồm xen kẽ của chữ "tu", từ đầu lưỡi đánh mạnh vào vòm miệng, chữ "ku" tạo thành từ chính giữa., cuối lưỡi trên thành nóc miệng. Nó sẽ ít bị làm thành chuổi từ khó đọc nhanh, và đúng câu hơn là âm thanh đầu. Một lần nữa, chon 1 nốt nhạc bạn muốn thổi, lần nầy bạn sẽ liên tục từ "tu ku tu ku tu ku" cho tới khi hơi thổi ra . Khi tôi tập đánh lưỡi kép tôi tập chữ "tu" và chữ"ku" riêng biệt, chữ "ku" thì nốt khác, cho tới khi 2 chữ nối chính xác hòan tòan, Cách thức nầy cũng chưa hòan tòan lắm, (và chữ"tu ku") nếu được chuẩn bị trong lúc tập một cách cố gằng nỗ lực. 

Đánh lưỡi kép là kỷ thuật đánh lưỡi, cộng với các kỷ thuật chạy ngón trên thang âm, và chạy ngón. Cách tâp thành công với nhiều lối đánh lưỡi kép, tập 1 đọan nhanh phấn khởi, rồi sôi nỗi, tập cho trôi chảy từng đọan nhạc, rồi nối những đoạn nhạc với nhau . Hãy chuẩn bị dự kiến cho từng đọan kỷ thuật, tránh đừng thái quá, quá nhiều kỷ thuật staccato ( đánh lưỡi kép ) đem vào trong bài nhạc, Có những điểm chính, là biết ngừng lại đúng, để thưởng thức bài nhạc, đừng để tạo sự nhàm chán, mệt tai, Dù trong trường hợp nào, nên nhớ kỷ thuật chỉ là phương tiện tạo nên những âm thanh và, âm nhạc làm cho người nghe cảm thấy thoải mái

---------- Bổ sung bài viết vào lúc 03:50 PM ----------

NGÂN HƠI, RUNG HƠI


Ngân hơi ,một kỷ thuật giúp cho câu nhạc mượt mà .Không phải cuối câu nhạc,mới dùng kỷ thuật ngân hơi,mà tùy thuộc vào sự diễn tà tình cảm của người chơi sáo, và của câu nhạc



Có 2 loại ngân hơi

Loại ngân hơi như ca sĩ nam trẻ con, hát giọng Tenor cao,ngân hơi bụng.Thông thường giòng nhạc phẳng lặng ,nếu như1 hoặc 2 nốt trong câu nhạc không có kỷ thuật ngân hơi
Loại ngân hơi thứ 2 gọi là rung cổ,lối rung cổ họng là bật ra những tiếng ho nhanh và liên tục .Nếu như không thay đổi cách ngân, và rung,trong bài nhạc chắc hẳn giòng nhạc sẽ tẻ nhạt. Nhiều người cho rằng ngân hơi,thì tốc độ ngân không được thay đổi.Thực sự cơ thể con người có khả năng cãm nhận mãnh liệt trong cuộc sống, từ giấc ngũ yên tĩnh,đến cơ thể vận động năng lượng để chạy việt dã,chạy nước rút cả dặm. Âm nhạc cũng vậy,sự cảm nhận, để thay đổi các tốc độ ngân, rung hơi trong câu nhạc còn tùy thuộc mỗi nốt nhạc và cường độ của giòng nhạc đó


Nếu trong quá trình để bắt đầu tập sáo,mục tiêu kế tiếp là tập ngân hơi,rung hơi trong cổ họng, bởi vì làm cho tiếng sáo đẹp hơn,khuyến khích người bắt đầu tập,cũng như gíup họ tập trung vào âm thanh thổi ra


Vậy thì ngân hơi là gì và từ đâu xuất phát ? Ngân hơi là nhịp đập của âm thanh, hình thành bởi sự vận chuyển liên tục của tiếng được phát ra nhiều hay ít tạo ra áp lực cho hơi thở. Và từ đâu xuất phát? Hơi thở như một thiết bị lạ lùng, điều khiển xen kẽ liên tục các lực, sức ép,do sự cảm nhận và phản ứng của màng chắn các bắp thịt


Bạn có thể thổi 1 nốt nhạc,dùng hơi thở thổi tạo nên tiếng ha-ha-ha-, chậm và riêng từng chữ nhả ra.Bạn cảm thấy bắp thịt vùng cổ họng phải chịu phản ứng cho sự điều khiển của hơi thở và màng chắn cơ bắp có phản ứng rung lên. Vã lại,người chơi sáo cần trau dồi nhiều hơn về kỷ thuật ngân hơi và rung( cổ họng)


Vậy bạn có thể bắt đâu vào chữ ha-ha-ha-ha, thổi rõ từng tiếng một , bạn sẽ không thấy gì là khó khăn, thổi từng nốt một,khác bịêt,và riêng rẽ. Bạn thổi lại nhưng mau hơn ha-ha-ha-ha, rồi lập lại,nhanh hơn. Và như vậy,quá trình tập,ngân nhanh thì sẽ không còn phát ra chữ "h" mà là nốt nhạc chạy đều một cách hòan toàn như gợn sóng của áp suất. Khi bạn có thể thổi nốt nhạc ngân nhanh nhất mà bạn có thể,dùng máy nhịp ghi lại,theo đó mà tập cho có thể nhanh hơn nữa.Mục tiêu nào để mang lại kết quả ngân dài trên nốt nhạc,bạn thử tập thường xuyên theo phương pháp sau 






Trong phần tập trên,tập thường xuyên,đúng,rất quan trọng. Tránh không để cho tiếng ngân do dự, không đều,không rõ ràng,thành một thói quen xấu. Khi bạn đã chơi sáo một cách thành thạo,bạn có thể ngân nhanh hay chậm trên một nốt nhạc thoải mái tùy theo sự diễn tả tình cảm câu nhạc.Trong khi đó,bạn vẫn phải tập luyện trong khuôn khổ của kỷ thuật ,và cho dù bạn đã thành thục,mỗi ngày có 3 phút để tập ngân hơi . Nếu bạn muốn thực tập đúng, ngân hơi nhanh , chậm và thổi ra đều liên tục,thì đây là kỷ thuật bạn phải tập



Cho người bắt đầu,bạn phải tập có phương pháp,về sau bạn có thể thực hiện ngân nhanh hay chậm và ngân như thế nào trên 1 đoạn nhạc chậm. 

Ngân hơi ,1 kỷ thuật quan trọng trong nhạc cụ bộ hơi, làm cho câu nhạc sống động ,như ca sĩ khi hát ngân giọng



Ngân hơi là phản ứng lực đẩy của cơ hoành ,bạn có cảm giác phản xạ của dạ dày khi tập nhanh, mỗi hơi thở đẩy ra từ bụng ra khỏi miệng với chữ ha ha ha ,như bạn cười từ bụng( có thể gọi là belly laugh trong tiếng Anh ). Bạn thực tập ngân chữ ha ha ha trước khi tập thổi vào sáo, sau đó khi tập vào sáo.Những chữ đầu tiên thổi tương tự như vậy , bạn đã thổi ra ngân hơi

Bạn có thể mất một thời gian để điều khiển cho một giọng ngân tốt , bắt đầu tương đối chậm , chậm nếu bạn có thể để kiểm soát tiếng ngân có mượt , và khi bạn có thể điều khiển được cơ hoành , bạn có thể tập với một tốc độ nhanh hơn . Nếu bạn thấy khó , bạn có thể dùng Metronome ( dụng cụ dùng để giữ nhịp ),giúp cho bạn tập thấy hơi ngân đều



Trong âm nhạc Việt Nam,có những làn hơi , thể điệu của mỗi miền ,mà bạn phải dùng kỷ thuật rung ở cổ để tạo nên âm sắc .Tuy nhiên với , người mới tập đôi khi có khuynh hướng rung hơi ở bắp thịt cổ , điều nên tránh cho người mới tập.Rung hơi ở cổ họng,bạn không thể kiểm soát bởi tốc độ quá nhanh ,mà trong âm nhạc Tây Phương có cảm giác là staccato trong câu nhạc. Cơ ở cổ họng rung , bạn không nên nhầm lẫn cảm giác đẩy của cơ hoành



Hiệu quả của ngân hơi cùng một lúc với cao độ ,cường độ và những note nhạc tròn ,đẹp (khi cơ hoành đẩy mạnh cường độ âm thanh to ) đó là âm thanh mà người nghe mong muốn. Khi cơ hoành đẩy hơi thư giản , thì khối lượng hơi đẩy ra giảm xuống



Ngoài ra cò n có rung ở bắp thịt ở cơ cổ họng – Những nhạc cụ như Kena ,và Shakuhachi , thường chơi ngân ở cổ họng, tạo ra những chấn động nhanh chóng của các bắp thịt cổ





Đánh lưỡi kép với chữ staccato tiếng Ý, có nghĩa là" riêng biệt". Tiếng Pháp gọi là " detache", cũng có nghĩa riêng biệt người Anh diễn tả gọi "tonguing"

Đánh lưỡi kép nhanh, là sự bao gồm xen kẽ của chữ "tu", từ đầu lưỡi đánh mạnh vào vòm miệng, chữ "ku" tạo thành từ chính giữa., cuối lưỡi trên thành nóc miệng. Nó sẽ ít bị làm thành chuổi từ khó đọc nhanh, và đúng câu hơn là âm thanh đầu. Một lần nữa, chon 1 nốt nhạc bạn muốn thổi, lần nầy bạn sẽ liên tục từ "tu ku tu ku tu ku" cho tới khi hơi thổi ra . Khi tôi tập đánh lưỡi kép tôi tập chữ "tu" và chữ"ku" riêng biệt, chữ "ku" thì nốt khác, cho tới khi 2 chữ nối chính xác hòan tòan, Cách thức nầy cũng chưa hòan tòan lắm, (và chữ"tu ku") nếu được chuẩn bị trong lúc tập một cách cố gằng nỗ lực. 

Đánh lưỡi kép là kỷ thuật đánh lưỡi, cộng với các kỷ thuật chạy ngón trên thang âm, và chạy ngón. Cách tâp thành công với nhiều lối đánh lưỡi kép, tập 1 đọan nhanh phấn khởi, rồi sôi nỗi, tập cho trôi chảy từng đọan nhạc, rồi nối những đoạn nhạc với nhau . Hãy chuẩn bị dự kiến cho từng đọan kỷ thuật, tránh đừng thái quá, quá nhiều kỷ thuật staccato ( đánh lưỡi kép ) đem vào trong bài nhạc, Có những điểm chính, là biết ngừng lại đúng, để thưởng thức bài nhạc, đừng để tạo sự nhàm chán, mệt tai, Dù trong trường hợp nào, nên nhớ kỷ thuật chỉ là phương tiện tạo nên những âm thanh và, âm nhạc làm cho người nghe cảm thấy thoải mái.

1.Lưu ý:
Thứ nhất: các bạn đã tập thành thục lưỡi đơn.
Thứ hai: ngón của bạn đã khá nhanh.
Thứ ba: phải có sự kiên nhẫn cao, tập từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh. Nên tập nhuần nhuyễn các bài tập lưỡi kép trước khi bước vào các tác phẩm. Vì sự nôn nóng dễ dẫn đến sai lầm trong việc tập lưỡi kép, khi các bạn đã đánh lưỡi kép sai rồi, thành thói quen rồi thì việc sửa lưỡi lại cho đúng còn mất thời gian hơn nhiều so với tập đúng ngay từ đầu.
Các bạn cũng đừng đặt ra cho mình một khoảng thời gian nào là phải luyện xong lưỡi kép, như vậy sẽ tạo áp lực về tâm lý cho bạn bởi tập đánh lưỡi kép cần sự thoải mái về tâm lý và thả lỏng về cơ thể.

2. Phương pháp:
Đánh lưỡi kép là trình bày những chùm kép bằng cách đánh lưỡi vào tất cả các note thường là nhanh hoặc rất nhanh với yêu cầu các note phát ra phải rõ ràng.
Trước tiên các bạn phải tập đọc lưỡi kép trước khi bắt tay tập trên sáo. Một số tài liệu có ghi phương pháp đọc lưỡi kép phải phát âm chữ: Tốc cô tốc cô tốc cô……hoặc tắc ka tắc ka tắc ka……tôi nghĩ là chưa chính xác vì khi phát âm chữ “tốc” không cùng dấu với chữ “cô” và chữ “tắc” không có cùng dấu với chữ “ka”. Trên thực tế chữ ‘tốc” khi ta phát âm lưỡi sẽ bật mạnh và khi ta phát âm chữ “cô” lưỡi sẽ cử động nhẹ hơn. Vì thế những bạn theo phương pháp này khi đã tập thành công lưỡi kép vẫn còn bị một khiếm khuyết. Đó là lúc trình bày một chùm kép gồm những note có cao độ khác nhau thì không sao. Nhưng khi trình bày một chùm kép gồm bốn note “Đô” chẳng hạn thì những note “Đô” này được phát ra với cao độ không bằng nhau, note “Đô” nào rơi vào chữ “Tốc” sẽ có cao độ cao hơn những note “Đô” rơi vào chữ “cô”.

Có 3 cách đánh lưỡi kép dành cho 3 âm vực: Thấp-Trung-Cao
Âm hình thứ nhất: chùm 4 kép.
-Thấp:
tu ku tu ku - tu ku tu ku
-Trung:
ta ka ta ka - ta ka ta ka
-Cao:
ti ki ti ki - ti ki ti ki ti ki
Âm hình thứ hai: một note đơn và hai note kép
-Thấp:
tu tu ku - tu tu ku ...
-Trung:
ta ta ka - ta ta ka ...
-Cao:
ti ti ki - ti ti ki ...
3. Luyện tập:
-Khi đã đọc nhuần nhuyễn hai loại âm hình trên với tốc độ nhanh, các bạn có thể bắt đầu chuyển sang tập với cây sáo. Các bạn có thể tham khảo các bài tập đánh lưỡi kép trong cuốn dạy thổi sáo của Đức Tuỳ hay Hồng Thái có bán ở các nhà sách.
-Các bạn cần tập từ chậm đến nhanh để các ngón tay có thể đáp ứng kịp với lưỡi.
Đối với những đoạn chạy dài hơi, ví dụ như trong bài “Anh vẫn hành quân” hay “Cùng hành quân giữa mùa xuân”…các bạn cũng cần tập từ chậm đến nhanh, chia nhỏ đoạn chạy kép đó ra để tập sau đó mới ráp lại thành một khúc chạy hoàn chỉnh. Một mẹo nhỏ là các bạn học thuộc lòng đoạn chạy kép đó rồi bắt đầu tập trên sáo mà không cần nhìn sách, lúc đó tư tưởng sẽ không bị phân tán, mà chỉ để ý đến ngón tay. Như vậy đoạn chạy kép sẽ luyện nhanh hơn.
-Cách giữ nhịp khi đánh lưỡi kép:
Trong khi đánh lưỡi kép các bạn chỉ nên đập 1 nhịp ở đầu mỗi ô nhịp lúc đã tăng tốc độ lên cực nhanh thì hai ô nhịp mới đập một nhịp; như vậy thì nhịp của bài mới được giữ ổn định.

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tai sao em khong dowload duoc tai lieu nay vay?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
sao ko dowload được vậy? a có thể sent qua mail em được không nhỉ? mail em là : quoctruongbd67@gmail.com
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Được dó mà
hay wa
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý