Khó chịu trong thai kỳ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Khó chịu trong thai kỳ

18/04/2015 10:39 AM
203

Trong suốt thời gian mang thai, bạn thường có một số khó chịu nhỏ. Phần nhiều đó là do các thay đổi nội tiết tố kết hợp với sự quá mệt mỏi của cơ thể khi mang thai. Chuyện này chữa trị khá đơn giản, nên đừng quá lo. Tuy nhiên một số các khó chịu ấy có thể trở nên nghiêm trọng, do đó bạn nên nhận biết các triệu trứng của chúng để chuẩn bị đối phó kịp thời.

Đau lưng

Những sự khó chịu

Thường gây sự khó chịu ở phần thắt lưng kèm theo đau nhức từ hai mông chạy xuống dưới hai chân. Cơn đau lưng có thể xuất hiện lúc bạn đứng quá lâu không đúng tư thế hoặc sau khi đã nâng một vật nặng. Thường xảy ra nhất trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ.

Cơn đau thắt lưng dữ dội cũng có thể xuất hiện khi bạn xoay người mà đốt xương sống và hông ngược chiều nhau, chẳng hạn như lúc trở mình trên giường.

Nguyên nhân

Nồng độ progesterone cao trong máu làm mềm và dãn các dây chằng của xương vùng chậu để chuẩn bị cho em bé chào đời. Dây chằng của xương sống cũng dãn làm cho các khớp xương lưng và mông phải chịu thêm áp lực.

Em bé trong bụng nằm tựa sát khớp xương cùng – xương chậu khoảng từ 7,5 cm tính từ đầu đến mông. Các chuyển động xoay của xương sống và xương chậu sẽ đóng và mở phần khớp xương này, gây đau lưng.

Những điều có thể thực hiện

Xoa bóp có thể giúp ích. Cần thể dục để tăng lực cho xương sống. Nên chọn đệm nằm không quá đàn hồi. Nâng các vật nặng lên đúng cách. Cố gắng cải thiện tư thế của mình. Tránh mang giày cao gót. Nếu cơn đau chạy xuống chân tới bàn chân, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, phòng khi có thể là do trường hợp đĩa đệm bị trượt.

Thủ thuật nắm xương khớp cũng có tác dụng ngay cả với các trường hợp nghiêm trọng nhất. Cơn đau lưng sẽ tự bớt đi vào tháng thứ 5, khi thai nhi ngả về phía trước, tuy rằng đối với bạn như thế là lâu đấy.

Gây nguy hiểm cho bé

Không có

Bảo vệ phần lưng của bạn

Khi nâng các vật nặng, giống như một em bé mới chập chững biết đi, luôn nhớ sử dụng cặp đùi để nâng người lên. Đừng xem cái lưng của bạn như một cái cần cẩu

Hội chứng ống cổ tay

Những sự khó chịu

Hội chứng ống cổ tay là một cảm giác như kim chích, chủ yếu ở ngón tay cái và ngón trỏ kèm theo tình trạng tê dại, đôi khi thấy ngón tay yếu đi.

Cũng có đôi lúc, nguyên cả bàn tay và cánh tay cũng bị ảnh hưởng. Nó có thể xảy ra từ lúc bắt đầu thụ thai trở đi.

Nguyên nhân

Đây là do kết quả của áp lực trên dây thần kinh chạy từ cánh tay đến bàn tay dọc theo phía trước cổ tay. Áp lực này do ống cổ tay (các tế bào sợi bọc quanh cổ tay để cho dây thần kinh đi qua) bị sưng lên do ứ nước.

Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm các triệu chứng. Bó hệp cổ tay vào ban đêm cũng tốt, hoặc bạn có thể để bàn tay lên phía trên đầu và ngọ nguậy các ngón tay. Châm cứu cũng có lợi. Khi ngủ hãy kê cánh tay lên gối. Sau khi sinh các triệu chứng sẽ chóng khỏi.

Gây nguy hiểm cho bé

Không có

Táo bón

Những sự khó chịu

Là do phân bị khô và cứng khó đi ngoài. Chứng táo bón xảy ra từ lúc bắt đầu thụ thai trở đi.

Nguyên nhân

Progesteron làm dãn các cơ nằm trong vách ruột già, do đó có sự co thắt để đẩy thức ăn dọc theo ruột giảm đi. Vì vậy, lượng nước bị tách khỏi ngay đoạn đầu ruột già, làm cho phân bị khô cứng. Táo bón còn do chuyển động của ruột bị giảm.

Những điều có thể thực hiện

Bạn cần uống thật nhiều nước. Ăn trái cây hãy còn nguyên vỏ, rau, các loại chất xơ càng nhiều chất càng tốt. Tập đi bộ hơi nhanh chóng trong vòng 20 phút một hoặc hai lần một ngày. Đừng dùng thuốc nhuận trường nếu không có ý kiến của bác sĩ. Các loại nhuận trường bằng chất xơ thiên nhiên là tốt nhất vì chúng chỉ giúp tăng lượng nước vào phân, làm phân mềm. Ăn chuối và đu đủ cũng dễ đi ngoài.

Gây nguy hiểm cho bé

Không có

Vọp bẻ

Những sự khó chịu

Vọp bẻ là một cơn đau đột ngột trong bắp chân hoặc bàn chân, theo sau là một cơn đau nhức chung kéo dài một lúc. Trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, chứng vỏ bẹp có khuynh hướng xảy ra thường xuyên hơn và thường làm bạn thức giấc.

Nguyên nhân

Vọp bẻ được cho là do mức canxi trong máu thấp, hoặc cơ thể thiếu chất muối. Bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn.

Hãy xoa bóp mạnh tay nơi bị vọp bẻ, uốn cong bàn chân lên rồi gập bàn chân mạnh xuống gót chân. Nếu mức canxi và muối trong cơ thể bạn thấp, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn. Nhưng đừng tự ý uống thuốc.

Gây nguy hiểm cho bé

Không có

Làm hết vọp bẻ ở bàn chân

Uốn đứng bàn chân lên, cẩn thận làm những động tác xoay tròn chân dưới.

Tiêu chảy

Những sự khó chịu

Phân của bạn có nhiều nước và mềm khiến bạn phải đi ngoài liên tục. Chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nguyên nhân

Thường do bị nhiễm khuẩn hoặc siêu vi

Những điều có thể thực hiện

Uống nhiều nước, 12 đến 14 ly một ngày để bù vào lượng nước bị mất. Việc này bảo đảm giữ cho huyết áp ở mức bình thường. Hãy đi khám bệnh, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm phân xem có bị nhiễm khuẩn không và sẽ điều trị phù hợp.

Gây nguy hiểm cho bé

Chứng tiêu chảy có thể làm cho bạn bị mất nước và năng lượng. Bé sẽ bị nguy hiểm nếu bạn không điều trị và để tình trạng này kéo dài. Nếu tiêu chảy nặng, cần phải nhập viện để vô nước biển.

Bị choáng váng

Những sự khó chịu

Là cảm giác chóng mặt bất ngờ xảy ra, làm bạn đứng không vững. Nó có thể xảy ra nếu bạn đứng lên quá nhanh hoặc đứng quá lâu, nhất là khi thời tiết nóng bức.

Đó là do lượng máu dẫn lên não bị thiếu hụt, thường gây ra bởi máu tụ lại hai chân và bàn chân khi đứng, song song với nhu cầu gia tăng lượng máu ở tử cung.

Những điều có thể thực hiện

Tránh đứng quá lâu. Khi cảm thấy chóng mặt hay choáng váng, phải ngồi hoặc nằm xuống. Đừng đứng lên hoặc ngồi dậy quá đột ngột hay bước ra khỏi bồn tắm quá nhanh. Lúc thời tiết nóng bức, giữ cho cơ thể được mát mẻ. Nếu thấy chóng mặt, hãy ngồi xuống, cúi đầu kẹp giữa hai gối - nếu bạn còn có thể làm được - hoặc nằm xuống, giơ chân cao lên.

Gây nguy hiểm cho bé

Không. Ngoại trừ khi bạn bị té mạnh và va vào bụng.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý