Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu

seminoon seminoon @seminoon

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu

18/04/2015 05:36 PM
1,033
Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu. Làm thế nào khi phát hiện bạn bị nhiễm trùng đường tiểu.


Những dấu hiệu sớm phát hiện nhiễm trùng đường tiểu:


Sớm nhận biết các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là rất quan trọng, bởi bạn sẽ sớm có các biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thêm trầm trọng.
Những triệu chứng sớm nhất dễ phát hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiểu là:
1. Đau khi đi tiểu. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng tiểu. Người bệnh có thể cảm thấy cực kỳ đau đớn hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Trong thực tế, nhiều người vì không chịu nổi cảm giác này mà thậm chí còn không muốn đi tiểu và cố gắng “nhịn” sao cho đi càng ít lần càng tốt. Nhưng việc “nhịn tiểu” này có khi còn làm cho bệnh nặng thêm.
2. Muốn đi tiểu thường xuyên. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, có thể bạn muốn đi tiểu thường xuyên, thậm chí là liên tục hơn so với trước kia. Ngay cả khi trước đây bạn không hề đi tiểu lúc đã ngủ thì nay thậm chí đang ngủ rất say bạn cũng phải dậy để giải quyết sự “ức chế” này.


3. Nước tiểu ít.
Lượng nước tiểu được “giải phóng” ra ngoài không liên quan đến sự tình trạng hay mức độ trầm trọng của bệnh, mà đơn giản chỉ là do bạn liên tục muốn “đi” nên lượng nước tiểu chưa có nhiều như bình thường. Theo trải nghiệm của những người đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu thì có vẻ như lúc nào bạn cũng có cảm giác muốn “giải phóng” hết chỗ nước tiểu ra khỏi bàng quang, nhưng thực tế bạn không thể làm được điều này.
4. Bí tiểu. Trước đây khi không bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn có thể đi tiểu bình thường. Nhưng khi thấy bí tiểu (có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể tiểu ra được) thì bạn nên cân nhắc đến lý do có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Cách kiểm tra tốt nhất và chính xác nhất là đi khám về tiết niệu.




5. Nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi. Khi thấy dấu hiệu nước tiểu có thể bị đục, kèm theo máu và có thể có mùi khủng khiếp thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Lúc này không có lý do gì để bạn trì hoãn việc đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
6. Đau bụng và sốt. Triệu chứng này có thể ít gặp hơn, nhưng cũng không nên xem thường và bỏ qua. Bởi khi thấycó dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là sốt thì rất có thể bệnh của bạn đã phát triển nhanh và xấu hơn bạn nghĩ.

Tất nhiên, không phải ai bị nhiễm trùng đường tiểu cũng có đầy đủ các triệu chứng trên, có người chỉ thấy xuất hiện một, hai hoặc ba triệu chứng mà thôi. Nhưng dù sao đi nữa, các triệu chứng này đều không thể bỏ qua. Bạn không nên tự điều trị cho mình, hãy đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc thích hợp và kịp thời. Thường thì các bệnh liên quan đến nhiễm trùng sẽ được các bác sĩ kê cho đơn thuốc kháng sinh.

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu không phân biệt nam nữ, ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Hầu hết đàn ông không nhận ra mình bị nhiễm trùng đường tiểu nên không đi khám và điều trị kịp thời. Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới và nữ giới giống hệt nhau: đều muốn đi tiểu liên tục, bí tiểu, nước tiểu ít hay có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có kèm theo máu…

Điều cần tránh khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu:

Nhiễm trùng đường tiểu, viết tắt là UTIs (Urinary Tract) tấy dễ xảy ra với những ai có quan hệ tình dục nhưng không có ý thức giữ gìn vệ sinh. Bệnh này cũng có thể gặp ở những người dù không có quan hệ tình dục đi chẳng nữa. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn hiếm khi cảm thấy thoải mái hay vui vẻ, mà thường là rất khó chịu khi có động chạm hoặc khi “tiết” ra nước, nhất là khi đi vệ sinh.




Chính bởi những khó chịu này mà chị em phụ nữ khi bị nhiễm trùng đường tiểu thường không muốn có quan hệ tình dục. Và trên thực tế, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi triệu chứng đã hết hẳn ít nhất hai tuần. Quan hệ tình dục khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây cho người bệnh cảm giác đau đớn do đè áp lực lên bàng quang bị viêm niệu đạo. Chỉ có người bị UTIs mới có những cảm nhận đau đớn này. Chính bởi vậy, nếu muốn tiếp tục “quan hệ tình cảm”, tốt nhất bạn nên hỏi xem cô ấy đã sẵn sàng quan hệ trở lại hay chưa.

Nói chung, UTIs không lây nhiễm, do đó bạn không thể bị lây nhiễm bệnh này từ bạn gái, cho dù cả hai có làm “chuyện ấy” đi chăng nữa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu đó là do nhiễm trùng đường tình dục STIs như chlamydia hoặc trichomonas… gây ra thì bạn cũng có nguy cơ đối mặt với bệnh này nếu cả hai có sex trước khi cô ấy khỏi hoàn toàn.

Nếu trong trươnngf hợp cả hai vẫn muốn “giao ban” thì nên thực hành tình dục an toàn (dùng bao cao su, miếng chắn nha khoa, hoặc các miếng rào cản ở âm đạo khác…) Biện pháp này có thể giúp giảm nguy cơ hiện tại và trong tương lai.

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu:


Nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu được coi là phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến đường tiết niệu của cơ thể. Nước tiểu là chất lỏng được lọc qua máu bởi thận. Nước tiểu có chứa muối và các sản phẩm chất thải. Nếu có chứa các vi khuẩn tức là nước tiểu không bình thường và cũng là một nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận và nước tiểu thì kết quả dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Các loại nhiễm trùng đường tiết niệu?

Có ba loại nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu như sau:

1. Nhiễm trùng tiểu có ảnh hưởng đến niệu đạo và gây ra viêm niệu đạo
  
2. Các nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang và được gọi là viêm bàng quang
   
3. Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thận và được biết đến như viêm bể thận

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới bởi vì vi khuẩn có thể tới bàng quang phụ nữ nhanh hơn rất nhiều so với ở nam giới do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Các vi khuẩn có một khoảng cách ngắn hơn để "du lịch" đến được bàng quang. Niệu đạo này cũng nằm gần trực tràng của phụ nữ và các vi khuẩn từ trực tràng dễ dàng đi vào niệu đạo và gây ra nhiễm trùng.
 


Làm thế nào để biết mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu?

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu:

- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
   
- Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn hơn bình thường.
    
- Muốn đi tiểu, nhưng không thể.
   
- Bị rò rỉ một chút nước tiểu.
    
- Nước tiểu có mùi, sậm, có gợn và thậm chí có máu. 

 Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu thế nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được ngăn ngừa bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản để tránh cho các vi khuẩn di chuyển vào bàng quang. Vệ sinh kém dẫn đến ô nhiễm và cho phép các vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.

5 biện pháp dưới đây nhấn mạnh về vệ sinh cá nhân có thể giúp giảm ô nhiễm vi khuẩn ở vùng sinh dục:

1. Lau sạch một cách cẩn thận các khu vực phía trước và phía sau bộ phận sinh dục. Làm sạch khu vực đặc biệt này là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
   
2. Tránh những kích thích xảy ra trong bộ phận sinh dục. Vi khuẩn phát triển tốt nhất tại các khu vực bị kích thích. Vì vậy, tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ, dầu gội nhẹ, và sữa tắm. Ngoài ra, bạn có để tránh làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy thô.
   
3. Giữ cho bàng quang thường xuyên rỗng. Vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sẽ cơ hội cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi vệ sinh thường xuyên.
   
4. Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc đồ lót bẳng vải cotton có thể thoải mái hơn.
   
5. Uống đủ nư��c. Uống đủ nước có thể đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả.

 

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
NƯỚC TIỂU CO NỔI DẦU TRÊN MẶT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ĐÓ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ?
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Nhói tinh hoàn phải và bụng dươi khó chịu có phải là nhiễm trùng tiểu
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Cụ thể là bạn thường bị nhức tinh hoàn trong những hoàn cảnh như thế nào, khi bạn vừa ngủ dậy, sau khi bạn thủ dâm hoặc quan hệ tình dục (nếu có), hay khi bạn chạy nhảy, mang vác nặng…? Khi đó, biểu hiện của tinh hoàn là như thế nào, bạn có thấy chúng căng, nóng, đỏ hay bị sưng, bầm tím không? Bạn có làm gì để tinh hoàn bớt đau không hay tự nhiên hết đau? “Một lúc” mà bạn nói đến cụ thể là khoảng bao lâu? Vị trí nhức là ở phía trên đầu tinh hoàn hay là ở cả tinh hoàn? Từ trước đến nay, bạn có tiền sử viêm tinh hoàn hay tổn thương, chấn thương tinh hoàn không bạn? Ngoài biểu hiện tinh hoàn bị nhức, bạn có gặp các dấu hiệu gì khác như tiết dịch bất thường ở cơ quan sinh dục, đau lưng hay các vấn đề về tiểu như tiểu buốt, khó tiểu… không bạn? Thông thường ở tinh hoàn của bạn nam có thể gặp tình trạng đau tức sinh lý hoặc đau tức bệnh lý, bạn ạ. Ví dụ như khi bạn nam có hưng phấn tình dục, do máu dồn về các mạch máu ở cơ quan sinh dục (dương vật) nhiều nên cũng có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở tinh hoàn, gây căng tức tinh hoàn, hoặc do cách thức kích thích khi thủ dâm, quan hệ tình dục với thời gian cương cứng dương vật lâu hay bạn nam mang vác nặng gây chèn ép dương vật và tinh hoàn thì cũng có thể gây nhức, mỏi tinh hoàn… Những hiện tượng này thường diễn ra mang tính chất có nguyên nhân, nghĩa là có kích thích, có cương cứng, có hưng phấn tình dục… thì mới đau nhức và mức độ đau nhức vừa phải, không quá khó chịu và thường tự hết sau một khoảng thời gian ngắn, không quá một, hai giờ. Đây là những căng tức sinh lý và có thể điều chỉnh nhờ sự điều chỉnh các yếu tố kích thích gây ra nó.
toi bi nhiem trung tieu, mhug tai sao lai ra nuoc tieu mau xanh, xin bac si tu van gjum toi
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Đi tiểu có màu xanh là do uống một số thuốc sát trùng đường tiểu.
toi bi nhiem trung duong tieu da uong thuoc 6ngay roi ma van con thay tuc lung va co trieu chung sot nhe nua toi co nen chich thuoc ko
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý