Làm gì khi trẻ bị sặc sữa

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm gì khi trẻ bị sặc sữa

18/04/2015 05:36 PM
9,587
Làm gì khi trẻ bị sặc sữa. Những biện pháp giúp hạn chế tình trạng sặc sữa ở trẻ


Trẻ bị sặc sữa, nguyên nhân thường là người mẹ hoặc giữ trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế hoặc do bình sữa núm vú cao su có lỗ thông quá rộng (ở trẻ phải bú sữa bình)... Trong tư thế nằm, thực phẩm rất dễ lọt vào đường thở, gây tím tái và ngưng thở. Nếu không được sơ cứu kịp thời, trẻ dễ bị tử vong.


Xử trí khi bị trẻ sặc sữa

Khi trẻ bị sặc, sữa có thể tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể tử vong vì thiếu ôxy. Do đó cha mẹ hoặc người nhà cần sơ cứu ngay trước khi đưa đến bệnh viện.

 Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa.

 
Tư thế đúng khi cho trẻ bú bình.

- Nếu trẻ bị sặc, người tím tái... nhưng ngay sau đó lại hồng hào, khóc, chơi đùa được, có 2 khả năng xảy ra: Dị vật đã được tống ra ngoài hoặc trôi xuống khí quản. Cách xử lý thích hợp lúc này là cố gắng giữ yên trẻ, không can thiệp gì, chỉ cần bế trẻ lên cho dị vật không đi ngược lên trên, rồi đưa đến bác sĩ ngay.

- Trong trường hợp trẻ tím tái kéo dài, có thể ngưng thở, người trông trẻ phải đặt trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống trên một cánh tay. Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Nếu vẫn không thấy trẻ thở, lặp lại đến 10 lần.

 Cần cho bé bú đúng tư thế. Ảnh minh họa

- Đối với trẻ có dấu hiệu ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau khi sơ cứu, dù trẻ hồng hào trở lại thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra xem còn dị vật hay không.

Phòng tránh sặc sữa ở trẻ

- Không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ.

- Không đùa với trẻ khi đang bú, khiến trẻ cười gây sặc

- Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi). Phải cho trẻ bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những trẻ còn yếu, sinh non tháng. Ban đêm muốn cho trẻ ăn, bà mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay đặt trẻ ở tư thế thoải mái, lúc đó mới bắt đầu cho trẻ bú.

- Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.

- Nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ chưa nuốt kịp, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

- Với những trẻ không nuôi bằng sữa mẹ, phải bú bình cần chú ý đầu núm vú cao su không nên đục quá rộng, tốt nhất đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi phải dùng thìa đổ sữa vào miệng trẻ, cần đổ từ từ, khi trẻ nuốt hết mới đổ thìa khác, không vội vàng, tránh đổ tràn cả vào mũi trẻ.

Cách phòng tránh tử vong khi trẻ bị sặc sữa:

Bác sĩ Phó Đức Nhuận - Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, cho biết, sặc sữa thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp trẻ 3 - 4 tháng tuổi, bắt đầu biết tiếp xúc với những người xung quanh, vẫn bị sặc sữa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ như: mẹ vừa cho con bú vừa nói chuyện với trẻ, trẻ mải hóng chuyện có thể ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Lúc thích chí, trẻ cười, có thể gây sặc. Một số gia đình mua phải núm vú cao su có lỗ thông quá rộng; sữa chảy nhiều, chảy mạnh khiến trẻ không nuốt kịp...

Cũng có một số trẻ, không chịu bú bình, các bà mẹ dùng thìa hoặc chén đổ sữa vào miệng, ép uống khiến trẻ không nuốt kịp, dễ bị sặc. Đặc biệt, có một số thói quen gây nguy hiểm cho trẻ như bịt mũi bắt trẻ nuốt; đút thức ăn khi trẻ khóc; trẻ vừa ăn vừa ngủ hay các bà mẹ vừa ngủ, vừa cho con bú… khiến trẻ không nuốt được, khi thở mạnh có thể hít sữa lên mũi gây tắc được hô hấp.

Sặc là hiện tượng thức ăn, nước uống đi lạc vào đường thở (hay đường hô hấp) tại vùng hầu - họng.Trong cơ thể người, vùng hầu - họng nằm phía sau khoang miệng. Đó là “ngã tư” của đường ăn và đường thở. Tại ngã tư này, đường ăn đi từ khoang miệng qua hầu - họng xuống thực quản (để đi tiếp vào dạ dầy) còn đường thở đi từ mũi, qua hầu - họng xuống thanh quản và khí quản để đi vào phổi.

Bình thường, hoạt động của thần kinh vùng hầu - họng tạo nên phản xạ tự nhiên để thức ăn, nước uống không đi nhầm đường. Cụ thể là khi nuốt, thức ăn hoặc nước uống đi qua hầu - họng, tại đây, lưỡi gà ở vòm họng co lên, bịt kín đường thông lên mũi; ở thanh quản, nắp thanh quản (còn gọi là tiểu thiệt) sẽ đóng lại che kín đường thông vào thanh - khí quản. Vì thế, chỉ còn một đường duy nhất cho thức ăn, nước uống từ hầu họng đi vào thực quản.

Vì đường thông khí đã đóng lại nên trong lúc đang nuốt thì người ta không thở. Trường hợp nếu đang nuốt lại có phản xạ thở thì gây ra hiện tượng sặc.

Các phản xạ tự nhiên này có ngay từ khi trẻ mới chào đời (các cháu sinh non tháng, do thần kinh phát triển chưa đầy đủ, các phản xạ này chưa hoàn thiện nên tình trạng sặc dễ xẩy ra nhiều hơn).

Sặc rất nguy hiểm cho trẻ nếu thức ăn nước uống bị hít vào trong phổi. Nếu sặc nặng và không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong nhanh chóng.


Xử trí thế nào?

Bác sĩ Nhuận khuyên, để hạn chế tình trạng trẻ bị sặc khi cho bú, cho ăn, bà mẹ và các bảo mẫu cần chú ý:

- Khi cho bú, trẻ thường bị sặc ngay từ những dòng sữa đầu tiên, dù là bú mẹ hay bú bình cũng vậy vì lúc này dòng sữa đổ vào miệng bé ào ạt và đột ngột; nhất là khi cháu bé đang đói.

Do đó, mẹ phải giữ bầu vú (hoặc không bao giờ đục lỗ đầu vú cao su to quá) để hạn chế tốc độ dòng sữa không cho chẩy quá nhanh vào miêng bé lúc ban đầu.

- Khi cho bé uống sữa, ăn cháo hoặc ăn bột cũng phải cho ăn, uống từ từ. Chờ trẻ nuốt xong miếng trước rồi mới cho ăn tiếp miếng sau. Không ép buộc, dọa nạt cháu.

- Trong lúc trẻ đang bú hoặc đang ngậm thức ăn trong miệng, không nói chuyện hoặc làm cho trẻ cười vì phản ứng của trẻ khi cười, nói sẽ làm thông đường thở trong lúc miệng bé đang có thức ăn, nước uống.

- Nếu trẻ đang khóc thì phải dỗ cho bé nín rồi mới cho ăn hay bú. Đặc biệt khi trẻ đang nức nở là lúc có những nhịp hít vào mạnh sau cơn khóc cũng phải chờ cho qua rồi mới cho ăn hay bú.

- Không bao giờ được bịt mũi hoặc miệng trẻ để buộc bé phải nuốt thức ăn khi trẻ ngậm trong mồm như một số bà mẹ đã làm và nhiều trường hợp đã gây hậu quả nghiêm trọng.

Trường hợp không may trẻ đang bú hay ăn bị sặc thì ngay lập tức ngừng việc cho ăn, cho bú; Nếu trẻ đang được mẹ bế bú thì lật nghiêng đầu trẻ sang một bên hoặc lật sấp trẻ xuống; nếu trẻ đang ngồi hoặc đứng thì giúp trẻ ngả đầu và thân mình ra phía trước để chất gây sặc có thể thoát ra ngoài, không chạy vào đường thở.

Trường hợp trẻ ho rũ rượi, mặt đỏ tía hay tím tái, mẹ lập tức ngậm miệng mình vào mũi con, một bàn tay bịt miệng trẻ lại (trường hợp con còn quá nhỏ thì ngậm miệng cả vào mồm và mũi bé) mút thật mạnh để thức ăn trong đường thở của bé được hút vào miệng mình rồi nhổ ra ngoài. Có thể làm như thế vài lượt rồi cho trẻ đi cấp cứu kịp thời.

Cách cho trẻ bú để tránh sặc

- Với trẻ bú sữa bình: Bình pha sữa của trẻ phải tiệt trùng bằng cách luộc kỹ, đảm bảo vệ sinh khi pha sữa, lỗ thông đầu vú không nên đục quá rộng, tốt nhất đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú.

Khi trẻ bú, nên nghiêng chai sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.

Khi cho bú phải để trẻ bú từ từ và liên tục kiểm tra xem trẻ có nuốt kịp không?

- Với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ: nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ chưa nuốt kịp, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

Ban đêm, muốn cho trẻ ăn, bà mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay đặt trẻ ở tư thế thoải mái, lúc đó mới bắt đầu cho trẻ bú. Sặc sữa có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhũ nhi. Tai biến này thường gặp ở những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ.


(St)
 
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
be nha duoc 40 ngay nhung moi lan be bu me deu bi sac va nghe hoi tho hoi kho khe nhu vay co fai be bi benh k bs
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
giog be nha tui
giống bé nhà mình
vi sao noi sua me la thuc an phu hop voi kha nang tieu hoa cua treq
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
giai thich vi sao tre nho de bi sac khi vua an vua noi chuyen cuoi dua
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Toi moi sinh con hon thang ma con toi thuong xuyen vặn mình va bi trào sữa sac len mũi.co cách nao giup be khỏi vặn minh va sac sua khong
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Van minh cung co the do be thieu canxi hoac do cho be nam khong duoc thoai mai cho lam, ta nen xem xet cho nam cua be co duoc ve sinh hay khong.
Nên điều chỉnh lại tư thế cho bé bú đi nhé. Trẻ vặn mình có thể do thiếu canxi đấy
E sinh e be dc 3 thag rui.dag tap cho an ua ngoai nhug chau k chu bu bih hay dut bag xia deu bi moi het ra.bay jo cho an la deu bi moi het ra.co cah nao jup mih k,?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
La`m gi`khi tre bi day hoi khi bu qua nhanh
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
bac si cho e hoi con e duoc nam thang roi ma luc be bu hay bi sac ma khi be sac roi thi tho kho khe vay co sau kg
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
ban can bo xung them mot so kien thuc ve nuoi day con hoac tim hieu tren may tinh se cho ban them mot kien thuc bo ich chao ban
Di nhien la co. Ban nen Dan con ban di chup X-ray luc chay dang uong sua. Co the sua di wa Cuong hong khac. Nen chua bi sac. Con trai cua Minh Trc day cung hay bi vay and chup X-ray thi thay.
Be nha e an sua bang thia bi sac,cu the la ao ra mieng. E so lam ! Thay be nvay thi e be be len thi thay be mat nghet ra , chieu cho bu me thi cug bi tro roi dem thi bi ho trong giac ngu nvay khac phuc bang cach nao thua bs!
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
hki chau moi 2 thang tuoi dang lm ma bi sac sua khien chau kho th thi phi lam nhu the nao ch chau khong nguy hiem
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Hiện tượng nôn trớ ở tuổi này là bình thường vì dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên bé rất hay nôn trớ, để giảm bớt tình trạng này cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi bữa chỉ ăn 30- 40ml, có thể 1h lại cho ăn 1 lần. Khi trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm. Những lúc cho trẻ bú bình thì lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày. Vợ chồng bạn cũng nên lưu ý tư thế khi bé nôn trớ nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm. Đã từng có trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa, chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở, đến khi người nhà phát hiện đưa bé vào viện thì bé đã tím tái , không còn cứu chữa được.
chau nha em sinh duo 2 thang nhung cu bu song duoc nam sau phut dat nam la cho co cah nao de khoi bi tinh chang tren .mong duoc bs giup do
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Thua bac sy con nha chau duoc 3thag 10 ngay roi chau cho bu nam nghieng cung lau roi dao gan day mot lan duy nhat chau thay con chau bi sac sua len ca mui va mat vay thua bac sy con chau co bi lam sao ko ak chau mong bac sy giup chau va chi chau dung cach nuoi con ah vi chau moi sinh con dau len chau ko co kinh nghiem nuoi con ak
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý