Hoa thiên lý nấu gì thì ngon

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hoa thiên lý nấu gì thì ngon

18/04/2015 05:39 PM
2,050
Hoa thiên lý có mặt trong các món ăn gia đình: thiên lý xào thịt bò, bầu dục; canh thiên lý nấu giò sống hay trong món lẩu giữa bàn tiệc sang trọng. Nhưng hình như chỉ nấu canh với cua đồng, món ăn mới thật thanh, thật ngọt, thật thơm.

Vùng đồng bằng miền quê tôi nhiều nhà có giàn thiên lý. Mùa xuân chỉ cần mấy cái cọc tre, một ít “tay tre” gác lên là đủ chỗ cho những dây thiên lý mỏng manh rụt rè leo lên.

Sau những trận mưa rào đầu hạ mát lành, những dây non bò ra tua tủa, lá xanh mơn mởn, giàn cây dần xanh um. Ngọn vươn dài, những chiếc lá hơi ram ráp hình trái tim xòe bỡ ngỡ.





Một tối sáng trăng đi chơi về khuya chợt bắt gặp làn hương mát lành ngan ngát bẽn lẽn lan tỏa. Sáng hôm sau em chăm chú tìm và thích thú khi phát hiện vài chùm xanh lá mạ phớt vàng lấp ló trong đám lá xanh đậm, rung rinh như cười mỉm. Những bông hoa đã nở rạng rỡ như những ngôi sao.

Nắng hè lọc qua giàn lá xanh mát làm góc sân, hè nhà dịu đi. Gió dường như chịu khó về hơn trên giàn cây thoảng hương thơm dịu nhẹ. Nắng và gió cũng như được ướt hương thơm…

Những chùm hoa thơm được bà nâng niu đặt trên đĩa thắp hương ngày tuần…

Những chùm hoa thơm chị giắt trên tóc mỗi buổi tối…

Những chùm hoa thơm để mẹ có món canh thơm mát ngọt ngào. Canh cua đồng nấu hoa thiên lý.





Những mùa hè hồi ấy chưa nắng nóng như bây giờ, mẹ đi làm đồng về có giỏ cua đồng tươi rói bò lổm ngổm. Chị lụi cụi làm cua giã nhỏ lọc lấy nước. Em mang chiếc rổ nhỏ ra giàn thiên lý hái hoa. Mái đầu nghiêng nghiêng kiếm tìm, ngắt nhẹ nhàng những chùm hoa xinh xắn với những búp nụ thon như ngòi bút, búp đã nở hoa xòe những ngôi sao xanh vàng.

Ngắt thêm nắm lá non xanh. Rổ hoa được ngâm trong chậu nước mưa trong vắt, rửa cho sạch bụi và những chú kiến đen. Những chùm hoa to được ngắt thành từng nhánh nhỏ, vớt ra rổ.

Lá non rửa sạch vò qua. Khi nồi nước cua nổi thịt sôi bồng lên, chị nhẹ tay cho hoa vào, thật khéo lắm để hoa không bị nát, gạch cua không bị vỡ. Nêm nếm thật nhanh tay, canh sôi lên phải bắc ra ngay để hoa không bị nát, giữ nguyên sắc xanh ngắt.

Tô canh thật hấp dẫn với sắc xanh rờn của những búp hoa ngập trong nước canh trong. Những tảng thịt cua nâu nổi trên nền xanh non ấy, điểm chút gạch cua vàng óng ả. Thoảng nhẹ khắp nhà hương thơm khó tả, nhẹ như mùi cốm non, ngát như hương sen, chẳng còn cái tanh tao của cua đồng mà thơm ngây ngất.

Húp một thìa canh, cảm giác như sự kết hợp giữa vị đất đai mát lành của cua đồng và tinh hoa nắng gió với sương khuya của hoa thiên lý làm nên vị ngọt đậm đà mà thanh tao khó tả. Những búp hoa mềm mà giòn, vị bùi ngậy như thấm đẫm hương vị đất trời tinh khiết.

Bên cạnh tô canh là đĩa tép rang đỏ au chen những lát khế vàng, đĩa cà muối trắng tinh… Cái vất vả nhọc nhằn như biến mất, cái nắng mùa hè cũng dịu đi thật nhiều…





Bây giờ ở thành phố cũng dễ thấy hoa thiên lý ở chợ, trong siêu thị. Những bông hoa vẫn xanh màu “thiên lý” như màu thắt lưng của các cô thôn nữ trong thơ xưa. Hoa thiên lý có mặt trong các món ăn gia đình: thiên lý xào thịt bò, bầu dục; canh thiên lý nấu giò sống hay trong món lẩu giữa bàn tiệc sang trọng. Nhưng hình như chỉ nấu canh với cua đồng, món ăn mới thật thanh, thật ngọt, thật thơm.

Và có lẽ chỉ những chùm hoa vừa ngắt trên giàn xuống, giữa chậu nước mưa trong còn muốn nở xòe thêm mới thực còn nguyên hương vị nắng gió đất trời.

Lại muốn được về nhà, giữa trưa hè mẹ nấu cho ăn bát canh cua hoa thiên lý. Đêm trăng sáng, tắt hết điện để hương thiên lý mộc mạc thơm ngát tỏa lan...


Trong thư gửi về chuyên trang Khoẻ & Vui, bạn đọc Phan Thị Cúc Tần, 53 tuổi, ngụ ở An Giang hỏi công dụng của hoa thiên lý. Bà Tần cho biết ở quê bà hoa thiên lý dùng nấu canh, xào với thịt ăn rất ngon. Mới đây ra Hà Nội du lịch, bà được giới thiệu hoa dạ lý hương cũng giống y như thiên lý. “Có phải dạ lý hương cũng là thiên lý? Có tài liệu nói trong thiên lý có chứa chất alkaloid, ăn nhiều có thể chết người, đúng không?” Chúng tôi giới thiệu ý kiến trao đổi của TS.DS Lê Thị Hồng Anh, thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam.



Hoa thiên lý thuộc loại thực phẩm “chồng ăn vợ thích”. Ảnh: Tân Lập



Lý này khác lý kia

Thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè, không những toả hương thơm làm mát dịu cả không gian quanh nhà, mà còn là loại thực phẩm bổ dưỡng.

Thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Burm. F) Merr, là dây leo quấn, thường trồng leo lên giàn, cành non có lông mịn, mủ trắng, lá có phiến hình tim, hoa ăn được, thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae). Trong khi đó cây dạ lý hương, có tên khoa học Cestrum nocturnum L., là cây bụi, thân nhỏ (tiểu mộc), hoá gỗ, thuộc họ cà (Solanaceae), hoa thơm nồng lúc chiều tối, không ăn được. Sự nhầm lẫn trong tên gọi hai loại hoa này có lẽ do tên địa phương, vì miền Bắc có nơi gọi thiên lý là dạ lý hương, dạ lài hương...

Độc ít bổ nhiều

Theo bảng “Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam” của bộ Y tế, trong 100g hoa thiên lý chứa 2,9g chất đạm; 2,8g bột đường; 3g chất xơ; 52mg canxi; 53mg phốtpho; 1,2mg sắt; 1,17mg caroten (tiền sinh tố A); 0,19mg vitamin B1; 0,13mg B; 1,1mg PP và 45mg vitamin C. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn ghi nhận hoa thiên lý chứa rất nhiều vitamin E, đặc biệt là kẽm và một số khoáng vi lượng khác, là chất thiết yếu cho hoạt động của cơ quan sinh dục của cây cũng như của con người. Riêng về chất alkaloid, chỉ ghi nhận có một ít trong thân dây, lá già (ngắt cuống lá sẽ thấy có một chất keo trong, lấy ngón tay bôi vào, thấy chất nhựa hơi dính tay), chưa đủ để gây ngộ độc trên động vật thí nghiệm, và hầu như hiện diện không đáng kể trong hoa. Cũng cần nói thêm, khi nhắc đến alkaloid, chúng ta thường nghĩ ngay đến hợp chất gây độc. Nhưng không hoàn toàn như thế, alkaloid là những hợp chất hữu cơ thường gặp trong nhiều loài thực vật (khoai tây, tắc, cà chua, vông nem, dừa cạn…) Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Với một lượng nhỏ alkaloid có thể là chất độc gây chết người, nhưng có khi với một liều lượng hợp lý nó là dược phẩm trị bệnh đặc hiệu (như dùng bào chế morphine có tác dụng giảm đau rất tốt hay thuốc codein giảm ho).

Thương chồng nấu canh hoa lý

Vì giàu dưỡng chất, hoa thiên lý ngoài tác dụng làm rau ăn, còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả khá tốt, có tác dụng giải nhiệt, bổ dưỡng, giúp trẻ chóng lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt, tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng. Đặc biệt, sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, hỗ trợ tích cực trong cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới bị nhiễm chì. Ông bà xưa có câu: “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen”; cho thấy kinh nghiệm dân gian dùng hoa thiên lý làm thuốc trợ dương cho nam giới là có cơ sở khoa học.

Trong đông y, hoa thiên lý ghi nhận có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, khắc phục tình trạng lao lực, tư bổ tâm, thận, bớt đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, chống viêm, chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim… Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ biến từ 30g – 50g. Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, lưu ý không xào nấu hoa quá chín, sẽ làm giảm đi các dưỡng chất và nát cánh hoa, mất ngon.



Hồi xưa, phụ nữ nông thôn miền Bắc dù nghèo cũng có thể: “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen”. Bây giờ, xin mời quý vị nếm thử món canh hoa thiên lý nấu tép, ngon hết biết luôn  .
Bên Tây, người ta kỳ công “ngâm kíu” thiệt kỳ cà kỳ cạch một thời gian dài mới lai tạo ra một loài hoa hồng xanh đã mừng hí hửng, ở ta không cần “ngâm kíu” gì ráo nhưng đã có sẵn một loại bông có màu xanh lục là bông thiên lý. Hồi nhỏ, tôi thường nghe người ta hát ru: “Tóc em dài em cài bông hoa lý/ Miệng em cười anh để ý anh thương!”, mà đâu có biết hoa lý là hoa gì. Người miền Nam không trồng hoa lý, nên cũng không biết hoa lý còn là một món ăn ngon.
Lớn lớn một chút, tôi mới biết hoa lý tức là bông thiên lý, là bông nhưng được người miền Bắc coi như một thứ rau phổ biến ở thôn quê, chế biến làm món ăn rất ngon. Không biết bông thiên lý nó đẹp đến cỡ nào mà từ anh chàng nông dân đến các bậc văn nhân lãng mạn miền Bắc “hâm mộ” hoa thiên lý quá xá. Cái khăn mỏ quạ, mớ tóc bỏ đuôi gà lúc la lúc lắc, cái áo tứ thân cánh sen và cái thắt lưng màu xanh hoa lý thấp thoáng trong ngày lễ hội làm ngây ngất biết bao chàng trai trẻ: “Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh/ Tôi đợi người yêu tới tự tình/ Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy/ Bắt đầu là cái thắt lưng xanh” (Mùa xuân xanh – Nguyễn Bính).
Nhà thơ Nguyễn Bính kể: “Làng Vân Cát quê mình có Hội Phủ Giày thật tuyệt, từ bé mình đã mê những sắc màu xanh đỏ tím vàng của lễ hội tưng bừng, mê hát chầu văn, mê những buổi lên đồng của các con nhang đệ tử, mê quá nên nhiều khi quên cả về nhà. Có thể nói màu sắc âm thanh của lễ hội mãi về sau vẫn còn ám vào thơ mình, gợi lên cái hương vị hồn quê. Năm ấy mình mười bốn tuổi, đầu tháng Ba Âm Lịch về chơi hội, mưa bay cuối xuân đưa chân phơi phới, đang ngồi xem hầu bóng, chợt thấy một cô gái chắc cũng ang áng tuổi mình, mặc áo cánh sen, thắt lưng hoa lý, chít vành khăn nhung, thả chiếc đuôi gà sau gáy, dáng dong dỏng cao, bước đi thanh thoát, y như vừa bước ra từ một bức tranh tố nữ”.
co gai cai hoa thien ly
Cô gái cài hoa thiên lý 
Nhà thơ trẻ con Nguyễn Bính bèn chạy theo dúi vào tay cô gái có cái thắt lưng hoa lý “ám ảnh chết người” kia mảnh giấy chép mấy câu thơ vừa phóng bút:
“Em ở cõi trần hay cõi tiên
Phủ đền nhang khói nức hương em
Xin đi chầm chậm cho theo với
Lộc thánh dâng người một trái tim”.
Không riêng Nguyễn Bính, biết bao mối tình quê lãng mạn, nên thơ đã nảy nụ đâm chồi dưới giàn hoa thiên lý xanh tươi, thơm mát và đi vào từng trang sách để đời của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Khi đi học xa nhà, có lẽ tôi cũng quên bẵng mất hoa lý ngày xưa nếu như không có anh bạn học giọng lào khào như mới nuốt bàn chải cước mà đi đâu hễ thấy có đờn ghi-ta là y ta nhảy vô bưng đờn hát ư ử: “Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà/ Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa/ Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi/ Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi/… Giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời/ Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi!/ Lấp đất, hố tôi, lấp với đôi tay cô nàng/ Thì hãy chôn trái tim non buồn thương”.
Bông thiên lý mọc thành chùm nho nhỏ ở kẽ lá, màu xanh dịu. Lá hình tim, đầu nhọn, mép lá thường cong lên. Bông thiên lý khi nở có màu xanh lục nhạt, cũng có chùm hoa màu vàng nhạt pha xanh. Chợ Sài Gòn thường có bán bông thiên lý, phần nhiều là bông còn nguyên nụ, ít khi có chùm bông nở loe ra, cũng không thấy có bông nở màu vàng. Bông thiên lý được coi như một thứ rau hiếm nên khi bán cân lượng không tính bằng rổ, bằng ký lô, mà tính bằng lạng (gram) với giá không hề rẻ. Mùa nắng, giá bông thiên lý rẻ hơn mùa mưa. Hiện giờ đang tháng Tư, giá bông thiên lý 5 ngàn đồng/lạng, nhưng đến mùa mưa giá tăng đến 25 ngàn đồng/lạng. Có lẽ mùa nắng mới là mùa thiên lý trổ bông nhiều, còn mùa mưa thì hiếm có bông chăng?
Người Sài Gòn mua bông thiên lý về nhặt bỏ phần cây cứng dính theo chùm bông, tức là chỗ nách lá trổ bông ra, còn lại từ bông đến nụ đều lấy hết, không bỏ một chút gì. Rửa sạch bông rồi để ráo, có thể đem xào với thịt heo (thịt bò, tôm, mực), nấu lẩu hải sản, nấu canh. Món bông thiên lý xào ăn ngon nhưng nhiều dầu mỡ quá nên tôi thích nấu canh hơn. Bông thiên lý nấu canh thịt bằm đã ngon, nhưng nấu canh tép (tôm) càng ngon hơn nữa. Mua chừng 200 gram tép lớn bằng ngón tay và 300 gram bông thiên lý là nấu được một tô canh bự ngon lành cho một người ăn suốt cả ngày.
Canh hoa thien ly
Hoa thiên lý xào tỏi 
canh hoa ly 
Canh hoa lý nấu cá 
Tép (hoặc tôm) lột bỏ vỏ, rửa sạch để ráo rồi để lên tấm thớt, dùng cái dao phay đập cho tép hơi dập dập một chút thì khi nấu tép mới ngọt nhiều và mềm, ăn ngon hơn tép không đập. Cho một chút dầu ăn vô nồi, chút tỏi phi hơi vàng rồi đổ tép vô xào sơ cho tép hơi săn lại làm mất mùi tanh. Nêm gia vị vô, đảo sơ qua một chút rồi đổ nước vô nồi. Khi nước sôi lên thả bông thiên lý vô, trở đều, nước sôi lên lần nữa thấy bông chín có màu xanh mướt là nhắc nồi xuống. Đừng để sôi lâu quá bông bị chín rục nhão nhừ ăn không ngon. Múc canh nóng ra tô, rắc lên một chút tiêu sọ giã nhỏ là có thể chan canh vô tô cơm trắng nóng xốp ăn được rồi. Bản thân bông thiên lý khi chín có vị ngọt thanh đặc biệt lạ lùng. Vị ngọt của tép hòa với vị ngọt thanh của bông thiên lý, mùi thơm dìu dịu, cái cảm giác bùi bùi khi nhai bông với tép, với cơm cứ làm cho người ăn cứ muốn ăn hoài. Chỉ cần có canh với nước mắm ngon dằm ớt thôi đã có thể lùa được vài tô cơm, mà có thêm cái mẻ kho cá lóc, thịt nạc rắc tiêu thì càng bắt cơm hơn nữa.


Canh cá hú hoa thiên lý


Nguyên liệu:

Cá hú 300g
Hoa thiên lý 300g
Cà chua 2 quả
Tỏi xay
Nước dùng
Me chua
Rau ngổ, hành
Dầu ăn, đường, nước mắm, hạt nêm



Canh cá hú hoa thiên lý - 1



Cách làm:
Vị chua ngọt thanh khiết thơm mùi hoa thiên lý sẽ giúp bạn thể hiện tài nấu nướng với các thành viên trong gia đình.

Cà chua thái múi cau. Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ. Đun nóng chút dầu, cho tỏi vào phi thơm lên nhé.

Đun sôi nước dùng, cho me vào, nêm 3 thìa súp đường, 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm. Cho cá, cà chua vào, nêm lại cho vừa ăn. Cho thiên lý vào, chờ nước sôi lại, tắt bếp thôi.

Thưởng thức thôi nào múc canh ra tô, cho rau ngổ, mùi tàu, tỏi phi lên trên nhé.



Ngon cơm với hoa thiên lý xào lòng gà


Nguyên liệu: (3-4 người)

- 1 bộ lòng gà
- 300-400g hoa thiên lý
- 1 tbs nước mắm
- 1/4 tsp tiêu
- 1 củ hành tím
- hạt nêm
- dầu ăn

Cách làm:

- Lòng gà làm sạch, thái nhỏ. Ướp lòng gà với mắm, tiêu.
- Hoa thiên lý rửa sạch. Đun 1 nồi nước lớn, bỏ vào ít muối và chút dầu ăn, nước sôi thì cho hoa vào luộc đến khi nồi nước sôi lớn trở lại. Để nước luộc hoa sôi khoảng 1 phút thì đổ ra để ráo, xả nước lạnh để giữ cho màu hoa được xanh.



Ngon cơm với hoa thiên lý xào lòng gà - 1



- Hành tím bóc vỏ, thái lát. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím rồi cho lòng gà vào xào đều. Lòng gà vừa chín thì gắp ra. Chắt lại phần nước.



Ngon cơm với hoa thiên lý xào lòng gà - 2



- Cho hoa thiên lý và thêm ít hạt nêm vào xào đều. Hoa vừa ngấm dầu và gia vị thì cho lòng gà trở lại chảo, xào thêm khoảng 2 phút cho lòng gà chín hẳn



Ngon cơm với hoa thiên lý xào lòng gà - 3



Vị ngọt thanh tao của hoa thiên lý kết hợp với vị béo của đậu phụ, kèm theo là vị ngọt thơm của tôm tươi làm cho món ăn đơn giản này có sức hấp dẫn đặc biệt.
Ngọt thanh món canh thiên lý nấu tôm, đậu phụ
Ngọt thanh món canh thiên lý nấu tôm, đậu phụ

Nguyên liệu - cho 2 phần ăn:

200g hoa thiên lý

100g đậu phụ non

8-10 con tôm tươi

2 thìa súp ma-gi (hoặc xì dầu tùy sở thích).

Ngọt thanh món canh thiên lý nấu tôm, đậu phụ
Cách làm:
Hoa thiên lý nhặt rửa sạch. Đậu phụ xắt miếng vuông vừa ăn. Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen ở lưng tôm.
Ngọt thanh món canh thiên lý nấu tôm, đậu phụ

Đun sôi một bát tô nước trong nồi, cho ma-gi và đậu phụ vào.

Ngọt thanh món canh thiên lý nấu tôm, đậu phụ

Khi nước sôi lại bạn thêm tôm vào đun cùng.

Ngọt thanh món canh thiên lý nấu tôm, đậu phụ

Tôm chín bạn thả hoa thiên lý vào nồi, đảo đều, nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Ngọt thanh món canh thiên lý nấu tôm, đậu phụ

Lấy canh ra bát, dùng với cơm rất ngon và mát.



Trong những ngày mùa hè nóng nực, một bát canh hoa thiên lý ngọt mát là lựa chọn số một của nhiều bà nội trợ. Vị ngọt thanh tao của hoa thiên lý kết hợp với vị béo của đậu phụ, kèm theo là vị ngọt thơm của tôm tươi làm cho món ăn đơn giản này có sức hấp dẫn đặc biệt. Không chỉ ngon mà hoa thiên lý còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho cơ thể.
Ngọt thanh món canh thiên lý nấu tôm, đậu phụ
 

Thịt bò xào bông Thiên Lý là món ăn dân dã , nó dần xuất hiện ngày càng nhiều trong những bữa cơm gia đình, những quán ăn hay nhà hàng rất được thực khách ưa thích. Chỉ cần một chút thời gian chế biến Longchef tin các bạn sẽ có một món ăn ngon và bổ dưỡng .


I/. Thành phần:
- 300gr bông Thiên Lý, ngâm rửa sạch và để ráo
- 200gr thịt bò fillet, thái lát mỏng
- Giavị: nước mắm,muối,  tiêu, bột súp gà , bột năng, tỏi bằm, dầu ăn

II/. Cách làm:
- Ướp thịt bò với tỏi bằm + tiêu + bột súp gà + một chút bột năng + vài giọt nước mắm. Để thịt bò thấm gia vị khoảng sau 15'
- Phi tỏi trong chảo thật thơm cho bông Thiên Lý vào xào chín nêm gia vị vừa ăn, mang ra đĩa
- Bắc chảo trên bếp, chảo nóng phi tỏi thơm với dầu cho thịt bò vào xào, đảo nhanh tay vài lần, thịt bò lúc này đã chín tái nhắc xuống và cho thịt bò lên trên dĩa bông Thiên Lý, rắc ít tiêu lên thịt bò. Khi ăn trộn đều thịt bò và bông thiên lý, dùng nóng và chấm với nước mắm mặn rất ngon .

III/. Yêu cầu thành phẩm:
- Bông Thiên Lý xào chín tới có độ dòn và ngọt
- Thịt bò mềm ngọt, đậm đà, đây là món ăn mang hương vị đồng quê .


Thiên lý xào trứng và thịt bò

Thiên lý là loại hoa có tính giải nhiệt cao, không chỉ được trồng để làm cảnh, mà còn được sử dụng để chế biến những món ăn ngon và bổ.

Nguyên liệu:

- 200g hoa thiên lý
- 200g thịt bò thăn hoặc bắp
- 1 quả trứng gà
- 1 củ hành tây.



Thực hiện:

- Hoa thiên lý giữ nguyên chùm, rửa nhẹ tay trong nước lạnh rồi thả nhanh vào nước sôi, vớt ra, dội nước nguội, để ráo.
- Thịt bò cắt mỏng ngang sớ, ướp muối, tiêu, đường và tỏi giã nhuyễn, ướp 10-15 phút.
- Củ hành tây lột bỏ vỏ, cắt mỏng dọc múi cam.
- Xào thịt bò trên chảo nóng dầu ăn, vừa tái thì thả hành tây vào, trộn đều nhanh tay, vừa chín tái tắt lửa ngay và cho thịt ra tô riêng.

- Hoa thiên lý thả nhanh vào nước sôi, vớt ra, dội nước nguội, để ráo và xào chung với trứng gà đã đánh tan trên chảo dầu nóng để lửa nhỏ, chỉ cần 1 phút là vừa ăn.
- Trộn thiên lý đã xào với thịt bò, dùng nóng.

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Hoa thiên lý xào nấm rơm được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Mình chưa thấy ai nấu như thế hồi nào bạn ạ!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý