Nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản Origami

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản Origami

18/04/2015 05:39 PM
1,121
Origami là nghệ thuật gấp giấy (hay nghệ thuật xếp giấy) có xuất xứ từ Nhật Bản. Chữ origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: oru là gấp hay xếp và kami là giấy. Origami chỉ được dùng từ 1880; trước đó, người Nhật dùng chữ orikata. Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của origami hiện đại.

 


Phần I : Origami là gì?
Chắc đã hơn một lần bạn được nghe câu chuyện này, nếu gấp đủ 1000 con hạc giấy thì điều mình mong ước sẽ thành hiện thực. Bạn có tin hay không? Nhưng trước khi bạn trả lời tôi là có hay không, thì hãy để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện khác.

Tháng 9-1945, quân Nhật bại trận tại Thế chiến thứ II. Lợi dụng cơ hội đó, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Sức tàn phá mạnh mẽ của hai quả bom nguyên tử đó đã gần như huỷ diệt toàn bộ hai thành phố, gây thiệt hại không nhỏ cho Nhật Bản. Đây cũng là một nguyên nhân thúc đẩy Nhật phải đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh.
Sau thảm kịch bom nguyên tử đó, một cô bé ở thành phố Hiroshima may mắn còn sống sót. Trong thời gian ở trong bệnh viện, phải chống chọi với nỗi đau đớn cả về thể xác và tinh thần, cô bé đó vẫn tin rằng mình có thể sống. Niềm tin và khao khát được sống đã được cô dồn vào những con hạc giấy. Cô đã nói với mọi người rằng, chỉ cần em gấp đủ 1000 con hạc giấy, thì em sẽ qua khỏi, em có thể tiếp tục sống. Nhưng cô đã mất khi 1000 con hạc giấy vẫn chưa hoàn thành. Ở Hiroshima ngày nay vẫn còn một bức tượng tạc một cô bé, trên tay cầm con hạc giấy, như một minh chứng cho tình thần của cô gái nhỏ ngày nào, một bằng chứng và một dấu hiệu hoà bình. Bắt đầu từ lúc đó, người ta bắt đầu truyền tụng nhau, rằng nếu khao khát điều gì đó, hãy gấp đủ 1000 con hạc giấy và điều ước của bạn sẽ thành hiện thực.

Cánh hạc giấy - Biểu tượng của hòa bình và hy vọng ở Hiroshima


Tượng Sadako - Cô bé và chim hạc ở Hiroshimo
Bạn có tin hay không? Còn tôi, hãy cứ gọi tôi là ngốc đi, sự thật là tôi tin, rất tin.
Câu chuyện đó chính là điều đã dẫn dắt tôi đến với Origami, đến với môn nghệ thuật của sự sáng tạo vô bờ bến, của sự kiên nhẫn và tinh tế, của một khiếu thẩm mỹ tuyệt vời, và đơn giản, chỉ là một ước mơ nhỏ bé, một niềm vui nhỏ nhoi của một tâm hồn trong trẻo.
Không muốn mang đến một bài viết khô khan như trong sách Lịch sử (dù tôi biết, lịch sử và sự phát triển của origami thực sự rất dài và khó nhớ), hãy cùng tôi khám phá thế giới của những hình gấp dễ thương đó. Đảm bảo với bạn, sẽ rất thú vị đấy. Nào, hãy lấy giấy ra, và cùng bắt đầu nhé :”>


Origami, thật ra chỉ là tên tiếng Nhật của môn nghệ thuật gấp giấy. Tuy nhiên, gần như có thể coi origami bắt đầu và thực sự phát triển ở Nhật Bản, nên hiện nay, từ Origami đang được sử dụng trên toàn thế giới với ý nghĩa là “nghệ thuật gấp giấy”. Origami được ghép từ hai từ : “ori” nghĩa là gấp và “kami” là giấy. Khi ghép với nhau, kami bị biến âm thành gami (rất nhiều từ bị biến âm như vậy, như là hanabi – pháo hoa, yamazakura – hoa anh đào núi...).

Một hình gấp Origami đã hoàn chỉnh được gọi là hình mẫu, trong đó phương pháp, những chỉ dẫn để gấp hoàn chỉnh một hình gấp Origami được gọi là bản thiết kế, còn hình vẽ hướng dẫn cho hình mẫu lại được gọi là biểu đồ . Nếu như bạn tham gia vào một câu lạc bộ hay một hội nhóm yêu thích Origami, thì đầu tiên, bạn sẽ được học cách gấp theo chỉ dẫn và biểu đồ. Dần dần sau đó, khi trình độ đã khá hơn, bạn sẽ được học cách thiết kế một hình mẫu hoàn toàn mới, của riêng bạn. Đây chính là điểm mà Origami phát huy tối đa óc sáng tạo và khả năng nghệ thuật bên trong con người.

Khi học Origami, không giống với bất kỳ môn nghệ thuật nào khác, những gì bạn cần chỉ đơn giản là một tờ giấy. Chính sự giản dị này đã biến Origami thành môn nghệ thuật phổ biến và dễ học nhất thế giới.

Một ví dụ chỉ dẫn cách xếp giấy
Bạn có thể dùng bất kỳ loại giấy nào để gấp Origami, nhưng loại giấy “Origami tiêu chuẩn” là loại giấy mỏng, dai và phải giữ nếp tốt. Thường thì những tờ giấy này có một mặt trắng và chỉ có một mặt màu, là hình vuông khổ 15x15 cm (khoảng 6 inches). Bên cạnh những tờ giấy màu thường gặp (xanh đỏ tím vàng vân vân) thì còn có rất nhiều mẫu giấy độc đáo và dễ thương, ví dụ như mẫu giấy kẻ carô, mẫu giấy mô phỏng bộ lông của một số con vật như là ngựa vằn, hổ, vẹt, hay là mẫu giấy với những hoa văn kiểu truyền thống, tha hồ cho bạn lựa chọn , đương nhiên là giấy hoa văn càng cầu kỳ thì giá càng đắt. Tuy nhiên, với một số nghệ nhân gấp giấy, họ thậm chí còn thử gấp với những chất liệu khác nữa, như vải vóc, lưới, một mảnh kim loại hay thậm chí là gấp với một đĩa mì ống o__0 ( làm sao mà gấp được nhỉ >< ) Riêng bản thân tớ thì vì giấy gấp Origami chuẩn hơi khó kiếm nên tớ thích gấp từ cả những loại giấy khác nữa, giấy báo hay lịch cũ, giấy gói quà cũng được đấy, đương nhiên là chọn những loại giấy dai một chút và đừng cũ quá. Gấp từ lịch cũ nhiều khi lại cho ra những hình gấp với màu sắc hoà hợp độc đáo (nên biết tận dụng một chút nhỉ ^__^)


Giấy màu để gấp Origami




Giấy xịn giấy đẹp XD, chắc là đắt khiếp ^"^
Kỹ thuật cơ bản của Origami, đương nhiên, là gấp, nhưng từ đây, rất nhiều cách gấp phức tạp đã được phát triển. Có những hình gấp cực kỳ đơn giản, mô tả một cách hết sức khái quát về vật thể, mà có khi bạn phải phát huy tối đa óc tưởng tượng mới nhìn ra nó là cái gì, được hình thành chỉ với vài nếp gấp cơ bản. Những hình gấp này thường rất dễ thương mà lại dễ làm, ví dụ như gấp hạc, con thuyền hay hình gấp thuỷ lôi (cái diều). Tuy nhiên, cũng có những hình gấp phức tạp đến từng chi tiết nhỏ nhất, thường lên đến hàng chục nếp gấp, mà có rất nhiều nếp gấp khó. Tuy nhiên, bản thân tớ lại không thích gấp những hình quá phức tạp (mà thực tế là không gấp được ), những hình nào đơn giản mà có tính ứng dụng cao thì càng tốt.
Những nếp gấp cơ bản nhất đó là:

_Nếp gấp sâu (valley fold) , khi gấp, nếp gấp sẽ hướng về phía người gấp giấy. Khi mở tờ giấy đã được gấp ra, nó sẽ tạo thành hình thung lũng (trũng xuống).
_Nếp gấp cao (mountain fold), rất giống nếp gấp sâu, có điều nếp gấp ở phía xa người gấp giấy. Khi mở tờ giấy ra (gọi là đánh dấu nếp gấp) thì nó sẽ tạo thành hình ngọn núi (hay như mái nhà vậy)
Hai cách gấp này thật ra không khác nhau nhiều lắm, thế cho nên những người gấp giấy thường có một cách gấp nếp gấp cao bằng cách lật úp tờ giấy, làm một nếp gấp sâu và sau đó lật úp tờ giấy lại. Từ hai cách gấp cơ bản này, rất nhiều cách gấp khác đã được phát triển và được sử dụng rộng rãi cho những hình gấp phức tạp hơn.

Nếp gấp cao và nếp gấp sâu - Hình này thực sự rất phức tạp
Ngoài ra, còn một số nếp gấp khác, được gọi là các hình gấp cơ bản, gồm 4 hình gấp thông dụng nhất, được sắp xếp theo độ khó từ thấp lên cao, đó là hình gấp diều (thuỷ lôi ) cơ bản, hình gấp cá cơ bản, hình gấp chim cơ bản và cuối cùng là hình gấp ếch cơ bản.
Tên của những hình gấp cơ bản này hầu hết đều là tên các con vật, đủ biết là những hình gấp động vật được ưa chuộng đến mức nào. Tuy nhiên, bên cạnh các hình gấp con vật, còn rất nhiều các hình gấp khác mô phỏng các hình dáng và vật dụng trong cuộc sống, như là hình người, cây cối, gương mặt, toà nhà... Một số nghệ nhân gấp giấy sáng tạo ra những hình trừu tượng hoặc những hình toán học, hoặc đặc biệt, trong một dòng riêng là “modular origami”, nơi rất nhiều những hình gấp cơ bản được ráp vào với nhau để tạo nên một cấu trúc phức tạp và tinh vi. Thật ra, có nhiều hình gấp lại hoàn toàn chỉ được ráp từ những hình gấp cơ bản, không khó một tí nào. Ví dụ như chuỗi hạt được ghép lại từ 8 hình gấp diều cơ bản với 8 màu khác nhau, hay những khối hình hộp chẳng hạn. Bạn có thể thoải mái kết hợp những màu sắc ưa thích, theo phong cách của bạn, nhẹ nhàng hay sặc sỡ, hay gồm những gam màu đối lập, tất cả phụ thuộc vào óc sáng tạo của bạn.


Những người tham gia vào bộ môn nghệ thuật đặc biệt này rất đa dạng, họ có thể là những nghệ sĩ hay những nhà khoa học, những giáo viên hay những nhà trị liệu, có thể là những học sinh trung học hay những em nhỏ. Những nghệ sĩ và những người khéo léo dùng Origami như là một cách để bộc lộ bản thân mình một cách sáng tạo. Những nhà khoa học, những kiến trúc sư hay những nhà toán học thì biểu diễn những hình học của Origami với vẻ đẹp của chính nó và như một cách để luyện tập các định đề. Với những nhà trị liệu và các giáo viên, họ dùng Origami như là một công cụ để điều trị hay để dạy học. Vào thế kỉ 19, Freidrich Froebel, người đã sáng tạo ra “vườn trẻ” đã đưa nghệ thuật gấp giấy vào trong các trường học. Ông cho rằng hoạt động này rất hữu ích đối với quá trình đào tạo tâm lý và hoạt động. Sau này, những người Nhật Bản đã dùng chính những tác phẩm của mình để đưa môn gấp giấy vào trong các trường học. Ở Pháp, đầu thế kỷ này, người ta đã thấy một vài kiểu gấp truyền thống xuất hiện trong các giáo trình phổ thông. Nhưng bên cạnh đó, phần lớn mọi người tham gia vào Origami đơn giản chỉ vì đây là một môn nghệ thuật giản dị và vui vẻ.

Sau đây là một vài ví dụ về “modular origami”



Hoa sen nhưng thực ra toàn là thuyền không hà @__@



Quả cầu giấy XD XD



Những hình này khá cơ bản, các bạn ghép vào là được



Còn đây là những nếp gấp cơ bản. Tiếc quá tớ không tìm được hình cái diều




Cá, chim, ếch



Dành cho các bạn trình cao





Để kết lại bài viết này, tôi xin trích ra đây lời nói đầu trong một cuốn sách dạy Origami của tác giả Didier Boursin:
“...Giấy là một chất liệu đáng quý như gỗ và đá. Gấp giấy, là một trò chơi của phản xạ, một sự phát triển logic từ một trang giấy đơn giản... Tôi muốn khoác lên cho những con vật của mình những bộ lông bằng những trang giấy màu sắc sống động chứ không muốn sao chép lại thực tế...Mỗi hình gấp mang tính biểu đạt riêng, đôi khi là một cách nhìn hài hước về cuộc sống.”

Origami, một môn nghệ thuật đặc biệt, giản đơn, nhưng có thể chạm đến nơi sâu thẳm trong tâm hồn con người.


Nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản ra đời khi nào, các nhà khảo cổ cũng không có câu trả lời chính xác. Nhưng ai cũng hiểu rằng công nghệ sản xuất giấy từ Trung Quốc đã du nhập vào Nhật thế kỷ thứ 7.
    Sau sự du nhập ấy, người Nhật đã áp dụng và biến đổi nhiều phương pháp chế tạo cũng như nguyên liệu chế tạo giấy, hình thành hẳn một nền văn hóa giấy với vật liệu giấy phong phú, chất lượng cao (gấp mở nhiều lần không rách, mềm, bền và đẹp… Đó chính là loại giấy mà người Nhật vẫn tự hào có một không hai trên thế giới với cái tên “Washi”). Chính từ đó, nghệ thuật xếp giấy độc đáo Origami của Nhật Bản ra đời.
Tuy nhiên việc sắaltp xếp các lá thư, xếp giấy để gói các đồ vật… hẳn là đã có từ rất xưa. Đến thời kỳ phong kiến với nhiều lễ giáo hơn, nền văn hóa xếp giấy đạt đến bước phát triển nhảy vọt. Vào thời điểm đó, Origami đã không chỉ là trò chơi của trẻ em mà còn là thú vui của người lớn, và có rất nhiều tạp chí ra đời với những mẫu xếp giấy vô cùng phức tạp. 
Nhắc đến Nghệ thuật xếp giấy không thể không nói đến giấy. Từ khi phương pháp chế tạo giấy lần đầu tiên được tìm ra ở Trung Quốc và phát triển dần trong khoảng năm A.D. 105 - 700, công nghệ sản xuất giấy lan rộng sang các nước thuộc địa và du nhập vào Nhật vào thế kỉ thứ 7. Từ đó người Nhật đã áp dụng và biến đổi nhiều phương pháp chế tạo cũng như nguyên liệu chế tạo giấy, hình thành hẳn một văn hóa giấy với vật liệu giấy phong phú, chất lượng cao (gấp mở nhiều lần không rách, mềm, bền và đẹp…. Đó chính là loại giấy mà người Nhật vẫn tự hào có một không hai trên thế giới với cái tên “Washi”). Sản sinh từ nền văn hóa độc đáo này là bộ môn nghệ thuật vẫn được biết đến với cái tên Origami.
Các cuộc nghiên cứu của các nhà khảo cổ không cho ra được chính xác thời điểm hình thành của Origamialt. Tuy nhiên việc xếp các lá thư, xếp giấy để gói các đồ vật… hẳn là đã có từ rất xưa.Đến thời kì phong kiến với nhiều lễ giáo hơn, nền văn hóa xếp giấy đạt đến bước phát triển nhảy vọt.
Từ những bức tranh cổ còn được lưu truyền thì vào những năm 1700, Hạc (oritsuru) và các loại thuyền là những vật phổ biến được gấp và trang trí. Từ đó cho đến khỏang 100 năm sau các cuốn sách chuyên môn về Origami đã được in ấn và xuất bản, chứng tỏ một văn minh xếp giấy đã đạt được đến trình độ cao, đa dạng. Vào thời điểm đó, Origami đã không chỉ là trò chơi của trẻ còn mà còn là thú vui của ngừoi lớn, và có rất nhiều tạp chí ra đời với những mẫu xếp giấy vô cùng phức tạp.
Trong khi đó, vào khỏang thế kỉ 12 khi phương pháp chế tạo giấy được truyền sang Châu Âu, và một nghệ thuật xếp giấy độc lập đã được hình thành song vẫn không trở thành một nét văn hóa với bề dày về ảnh hưởng cũng như mức độ phát triển như Nhật.
Vào thời Minh Trị (Meiji), Origami được đưa vào các trường mẫu giáo thành một môn học dưới ảnh hửơng về phương pháp giáo dục của nhà giáo dục học người Đức Frebel (1782-1852). Các phương pháp xếp giấy của châu Âu altcùng sự phát triển theo nhiều hướng khác nhau đã khiên cho nghệ thuật xếp giấy ngày càng phong phú. Chỉ ở thời Meiji đã có rất nhiều những tác giả vô danh tạo ra nhiều mẫu hình mới. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng chỉ gấp theo những mẫu có sẵn không không mang tính sáng tạo nên vào thời Đại chính(Taisho) khi giáo dục đựoc đưa theo hướng sáng tạo thì Origami bị bỏ rơi.
Tuy nhiên lật lại bề dày lịch sử của Origami, cùng với hiện tại,với không ít những tác phẩm mới, tính chất giáo dục của Origami cũng đã được xem xét lại và được công nhận về khả năng phát triển một cách đa dạng. Và ngày nay origami đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra tầm thế giới, không chỉ giới hạn là một thú vui mà còn được nghiên cứu phục vụ cho các mục đích khoa học khác bởi nhiều tổ chức và cá nhân.
Có thể nói Origami cũng như nhiều từ tiếng Nhật khác như Sake, Shushi, Kimono… đã được quốc tế hóa để khi nhắc đến ai cũng hiểu đó là một đặc trưng của văn hóa Nhật, không lẫn vào đâu được. Và dù bây giờ nghệ thuật xếp giấy đã phát triển vượt biên giới, mang lại niềm say mê cho biết bao nhiêu người trên toàn thế giới, nhưng người ta vẫn trân trọng gọi nó bằng cái tên giản dị Origami như một sự tưởng nhớ đến cái nôi cho một sự hình thành và phát triển một môn nghệ thuật độc đáo.



Theo cách gấp Origami này bạn sẽ có được chiếc giỏ giấy đơn giản, dễ thương, tiện ích và tiết kiệm. Giỏ có thể đựng hoa giấy trang trí nhà thêm đẹp hay để bánh kẹo, đồ khô...



                                                                                       

Bạn cần những nguyên vật liệu như sau:

- Giấy màu: xanh đậm và xanh lá cây.
- Kéo.
- Bút chì, thước kẻ.
- Keo sữa.



Bước 1:

Để làm giỏ hoa bạn cần cắt giấy thành hình vuông. Tùy vào kích thước giỏ hoa lớn hay nhỏ bạn cắt hình vuông có kích thước phù hợp. Trong hướng dẫn này hình vuông có cạnh 15cm.
Gấp đôi hai lần mỗi chiều giấy để tạo thành các nếp giấy: 3 đường ngang và 3 đường dọc chia hình vuông lớn thành 16 hình vuông nhỏ bằng nhau.



Bước 2:

Tiếp theo, gấp 2 cạnh hình vuông ở góc trên bên phải theo nếp gấp ngoài cùng, phần giấy giao nhau tại đỉnh góc vuông sẽ phồng lên, bạn miết bẹp phần giấy này tạo thành hình vuông nhỏ ở góc.



Bước 3:

Gấp tương tự như bước 2, bạn sẽ tạo thành hình vuông nhỏ thứ 2 ở cạnh hình vuông nhỏ thứ nhất. 
Lần lượt gấp như thế với 2 còn lại, bạn có tất cả 4 hình vuông nhỏ thu gọn hình vuông giấy lớn ban đầu.



Bước 4:

Tiếp đến, lấy góc của một hình vuông nhỏ gấp ngược về phía sau thành hình tam giác. Lưu ý đường gấp không trùng với đường chéo của hình vuông. Tương tự, bạn gấp cho 3 góc còn lại.



Bước 5:

Tiếp tục gấp ngược tam giác ở bước 4 về phía sau sao cho nếp gấp trùng với đường chéo của hình vuông. Bạn sẽ gấp đồng thời hai lớp giấy. Với thao tác này, bạn sẽ được tất cả 4 tam giác.



Bước 6:

Lật cạnh vừa gấp ở bước 5 lên trên. Sau đó, bạn gấp ngược về phía sau sao cho cạnh của hình vuông trùng với đường nếp gấp chéo ở giữa. Và lật nếp gấp về vị trí ban đầu.



Bước 7:

Tượng tự, bạn gấp cho cạnh bên phải của hình vuông. Và gấp cho tất cả các cạnh của 3 hình vuông nhỏ còn lại.


                                                                                       

Bước 8:

Bạn thực hiện tương tự từ bước 1 đến hết bước 7 cho giấy màu xanh đậm.



Bước 9:

Dùng kéo cắt hình vuông màu xanh lá cây thành 4 hình vuông nhỏ bằng nhau. Cài lần lượt từng hình vuông nhỏ xen kẽ giữa các hình vuông màu xanh đậm.



Bước 10:

Tâm của hình vừa gấp - cài, bạn gấp ngược tam giác nhỏ màu xanh đậm về phía sau và luồn vào bên trong tam giác nhỏ màu xanh lá cây, giữ cố định.



Bước 11:

Tiếp theo bạn đẩy phần giấy xanh đậm ở giữa phồng lên, nắn vuông vắn theo nếp gấp, lật ngược lại bạn sẽ có chiếc giỏ.



Bước 12:

Làm quai giỏ: Bạn cắt dải giấy rộng 4cm, dài 20cm, gấp đôi 2 lần để chia dải giấy thành 4 phần đều nhau 1cm dọc theo chiều dài dải giấy. Sau đó bạn gấp gọn dải giấy theo nếp đã chia, bạn sẽ được dải giấy thu gọn chỉ bằng 1/4 dải giấy ban đầu nhưng dày dặn, chắc chắn hơn.


Bước 13:

Cuối cùng, bạn luồn 2 đầu quai giỏ vào 2 góc tam giác đối diện nhau trên miệng giỏ là bạn đã hoàn hành chiếc giỏ nhỏ xinh rồi.

Chiếc giỏ giấy được gấp theo phong cách Origami này rất hợp để bạn trang trí hoa giấy, vì miệng giỏ giống như được cách điệu từ những chiếc lá xếp vòng quanh, trông rất tự nhiên.

Giỏ giấy cũng có thể đựng được bánh kẹo nhỏ, hạt dưa, hạt bí hay đựng đồ ăn vặt rất tiện đấy. Nhưng có lẽ bày hoa giấy vẫn là hợp nhất, bạn tham khảo thêm cách làm hoa giấy để bày cùng giỏ nữa nhé.


Chúc bạn thành công!


nấm:





Bù nhìn:
đầu:


thân:



Đế:




Thánh giá:





Em hamster:








Giấy gấp ORIGAMI

Giấy là nguyên liệu duy nhất mà người ta dùng chơi gấp giấy.

Để cho mẫu gấp đẹp, giấy gấp cũng phải có một số yêu cầu nhất định, trước hết là giấy không dễ rách, không co giãn và không quá dày. Tại Nhật, Hàn Quốc… người ta sản xuất các loại giấy riêng để cho người chơi gấp giấy. Việt Nam chưa sản xuất riêng loại giấy này. Tuy nhiên có thể dùng giấy in, giấy gói quà tặng để gấp.

Giấy gấp có thể là giấy trắng hoặc giấy màu với một mặt mà u, một mặt trắng hoặc hai mặt màu khác nhau. Màu sắc và chất liệu giấy cũng làm cho mẫu gấp giấy thêm đẹp.

Kích thước của tờ giấy gấp thường là 150mmx150mm; 200mmx200mm, hoặc tờ giấy A4 chữ nhật tạo thành hình vuông 210mmx210mm. Mẫu gấp phức tạp nên dùng giấy khổ lớn.


Mẫu gấp giấy ORIGAMI thường có 2 màu trên 2 phía mặt giấy

Nguyên tắc cơ bản khi gấp giấy

Khi gấp giấy, điều đầu tiên phải tuân theo là không được vội vàng.

Khi gấp giấy phải cẩn thận sao cho các mép giấy, các góc khi gấp phải trùng khít lên nhau. Mỗi một chi tiết gấp không chính xác, dù nhỏ nhất, có thể sẽ gây ra những khó khăn cho các bước sau, thậm chí không thể gấp tiếp được. Ngoài ra, các chi tiết gấp chính xác, sắc nét làm cho mẫu gấp thêm đẹp.

Những người mới học gấp giấy, trước khi bắt đầu gấp theo một mẫu nào đó cần phải tìm hiểu qua các hình vẽ hướng dẫn cách gấp. Mỗi một hình vẽ miêu tả kết quả bước gấp phải đạt được. Vì vậy khi gấp xong bước gấp nào, cần phải so sánh kết quả gấp vừa đạt được với hình vẽ hướng dẫn, chỉ khi nào kiểm tra chắc chắn là giống với hình hướng dẫn thì mới tiếp tục chuyển qua bước gấp tiếp theo. Trong các hình vẽ hướng dẫn gấp giấy thường thể hiện màu sắc của hai mặt giấy. Đây cũng là chi tiết đáng chú ý để so sánh, kiểm tra.

Những người mới học gấp giấy, chỉ nên chọn những mẫu gấp đơn giản để gấp. Kết quả đạt được sẽ củng cố thêm sự tự tin và qua đó cũng tích luỹ được các kỹ năng gấp giấy để có thể gấp các mẫu giấy phức tạp.

Có thể xảy ra trường hợp là theo các chỉ dẫn mà vẫn không thể gấp được, ( thường xảy ra khi gấp kết hợp nhiều động tác) tốt nhất nên bỏ qua, gấp các mẫu gấp khác. Và vào một dịp nào đó, khi gấp lại mẫu này có thể các khó khăn khi trước đã hoàn toàn được giải quyết.

Ký hiệu hướng dẫn động tác gấp

Để tạo được các mẫu gấp giấy phải trải qua nhiều bước gấp. Các mẫu gấp giấy đơn giản thường có khoảng 10 đến 20 bước gấp, các mẫu giấy phức tạp có khi đến 40-50 bước gấp. Không ai có thể nhớ được hết các bước gấp của các mẫu phức tạp, kể cả người tạo ra mẫu gấp. Vì vậy, trong quá trình tạo ra các mẫu gấp giấy, người tạo mẫu thường phải dùng các ký hiệu (của riêng mình) để ghi lại.


Hình vẽ với các ký hiệu ( riêng ) ghi lại quá trình tạo ra mẫu con nhện của tôi.

Sau khi mẫu gấp mới được tạo thành, người tạo mẫu sẽ sắp xếp lại quá trình gấp, chia thành các bước gấp hợp lý, sao cho các bước gấp không bị nhảy cóc, có thể dẫn đến làm cho người gấp giấy không hiểu được.

Tiếp đó phải dùng các cách hướng dẫn thông dụng để miêu tả các bước gấp. Hiện có nhiều cách hướng dẫn gấp giấy ngoài cách hướng dẫn gấp trực tiếp: a) Gấp theo các ảnh chụp từng bước gấp; b) Gấp theo các đoạn phim thể hiện từng động tác gấp và c) Gấp theo các hình vẽ thể hiện từng bước gấp. Mỗi một cách hướng dẫn đều có ưu thế riêng. Tuy nhiên, cách hướng dẫn theo hình vẽ hiện vẫn là phổ biến nhất.

Mỗi một bước gấp giấy được miêu tả bằng một hình vẽ. Hình vẽ này thường thể hiện kết quả của bước gấp trước và hướng dẫn thực hiện các động tác để tạo được bước gấp tiếp theo.

Trong mỗi một hình vẽ miêu tả các bước gấp thường có những ký hiệu ( kết hợp với các ghi chú ) hướng dẫn các động tác gấp. Ví dụ như ký hiệu miêu tả động tác gấp hướng lên trên, hay gấp hướng xuống dưới…

Hiện tại không có một quy định chung thống nhất trên thế giới về ký hiệu hướng dẫn động tác gấp. Các ký hiệu hướng dẫn cách gấp dưới đây được tổng hợp từ nhiều quyển sách ORIGAMI đã xuất bản trên thế giới. Nếu làm quen với các ký hiệu này, độc giả có thể hiểu dễ dàng các hướng dẫn cách gấp của các tác giả khác.

Có 8 ký hiệu thông dụng chỉ dẫn về động tác gấp:
- Gấp tạo nếp (chia tờ giấy thành các phần khác nhau)
- Gấp lõm xuống (gấp tạo thung lũng)
- Gấp lồi lên (gấp tạo gò đồi)
- Gấp phối hợp (thông thường gấp đồng thời cả gấp lồi lên và lõm xuống)
- Gấp dích dắc
- Mở cả mẫu gấp hay một phần mẫu gấp ra
- Kéo một phần mẫu gấp ra
- Quay mẫu gấp sang mặt phía bên kia.


Gấp phối hợp

Nhiều động tác gấp lõm xuống, gấp lồi lên cùng lúc được gọi là gấp phối hợp.

Các hình vẽ dưới đây trình bày một số dạng gấp phối hợp rất thông dụng. Những người mới chơi gấp giấy nên tập luyện thành thạo các dạng gấp phối hợp này. Bởi vì khi gấp giấy sẽ luôn gặp những dạng gấp phối hợp này. Có thể nói gấp phối hợp là kỹ thuật cơ bản nhất của Nghệ thuật gấp giấy.

Hình cơ bản số V - Mẫu con voi

Hình cơ bản số V và mẫu con voi

Ông nội tôi là người dạy cho tôi gấp những mẫu gấp giấy đầu tiên. Đó là những mẫu gấp giấy rất đẹp và rất đơn giản, như mẫu gấp con chim (con cò ngồi), mũ ông công, thuyền có mui và không có mui, đầu sư tử, đuôi cá, quả bóng…Ngày ấy, do chẳng có những thứ chơi như bây giờ, nên việc gấp những mẫu gấp giấy đó quả thật là những trò chơi vô cùng hấp dẫn đối với trẻ nhỏ.

Một lần tôi hỏi ông nội tôi: Ông có thể dạy cho cháu gấp con voi được không? Ông tôi trả lời rằng: Ông không biết mẫu gấp đó để dạy cho cháu. Chắc là khi ấy tôi có bộ mặt thất vọng lắm, vì sau đó tôi thấy ông im lặng hồi lâu.

Đó cũng là điều ám ảnh tôi mãi. Ngày tôi là sinh viên đại học, tôi cũng đã thử gấp mẫu con voi, nhưng mãi cũng chẳng tạo ra được cái gì.

Nhưng sau này, tôi có cháu mà ngộ nhỡ nó lại hỏi như tôi đã hỏi ông tôi ngày xưa thì sao? Như vậy thì phải tiếp tục tìm kiếm thôi.

Sau này tôi mới biết cái sai lầm của tôi ngày ấy là khi gấp mẫu con voi, hoặc con nào đó, tôi không suy nghĩ, tìm kiếm hình cơ bản phù hợp cho mẫu gấp mà chỉ sử dụng một số hình cơ bản đã biết, ví dụ như hình cơ bản để gấp con cò ngồi…

Nếu có hình cơ bản phù hợp, việc gấp mẫu con voi thật đơn giản.

Hình cơ bản để gấp m��u con voi chỉ cần 4 nhánh gấp tạo chân, hai nhánh gấp tạo đầu và đuôi. Chỉ khó đôi chút là phải dành diện tích để tạo cho mẫu con voi hai cái ngà nhỏ. Vậy là xong.

Nhưng trước hết là phải làm quen với hình cơ bản số V.


Hình 1: Hình cơ bản V- Hình cơ bản này cho phép ta gấp được con voi và một số mẫu các con khác..


Hình 2: Mẫu con voi (còn tiếp)

Hình 3: Mẫu con voi (còn tiếp)



Hình 4: Mẫu con voi (tiếp theo và hết).

Hình cơ bản số X - Mẫu con nhện

Tính ước lệ và khái quát trong Nghệ thuật gấp giấy

Nghệ thuật gấp giấy - ORIGAMI là một loại hình nghệ thuật có tính ước lệ và khái quát rất cao để đạt đến cái đẹp của sự đơn giản.

Trước hết, do hạn chế của phương tiện thể hiện - chỉ là một tờ giấy hình vuông, nên nếu không có tính ước lệ và khái quát cao thì Nghệ thuật gấp giấy chắc chắn không thể thể hiện được các đối tượng miêu tả - các vật thể có thực trong tự nhiên. Tiếp đó, điều quan trọng hơn là tính ước lệ và khái quát cao của nghệ thuật này được số đông mọi người thừa nhận.

Có một trò chơi của trẻ em ngày trước: làm một con trâu từ lá bàng. Lá bàng được xé ra tại vị trí gần cuống lá, tạo thành 2 sừng của con trâu. Thân lá được cuốn lại bằng một sợi rơm tạo thành một cái ống, đó là thân trâu. Cuống lá là mõm trâu, được buộc một dây nhỏ luồn qua cái ống ( thân trâu). Khi giật sợi dây này, cái cuống lá (đầu trâu) gật gù như đầu con trâu thật. Mẫu con trâu tạo từ lá bàng này có tính ước lệ rất cao, vì tại đây người chơi chỉ chú ý đến đặc điểm chính của con trâu là cái đầu và hai cái sừng, không ai để ý đến con trâu lá bàng này chẳng có cái chân nào.

Tính ước lệ và khái quát cao của Nghệ thuật gấp giấy thể hiện rõ nhất ở mẫu gấp “Con cò ngồi”. Đây là mẫu gấp nổi tiếng, được người Nhật và rất nhiều người ưa thích và có thể coi là mẫu gấp tiêu biểu của Nghệ thuật gấp giấy. Mẫu gấp rất đơn giản vì chỉ có 9 bước gấp. Khi gấp đến bước gấp thứ 9 đã xuất hiện các nhánh gấp thể hiện được đặc trưng tiêu biểu của hai cánh và cái mỏ với cái cổ dài của con cò. Thế là đủ, thậm chí cái nhánh gấp phía sau hoàn toàn có thể tạo được một cái đuôi cho giống đuôi cò, vậy mà trong mẫu “Con cò ngồi” nhánh gấp này cứ để nguyên, nhọn và thẳng đứng. Vì đơn giản, nên hàng triệu người biết gấp mẫu này. Nghệ thuật ORIGAMI được truyền bá rộng rãi phần nào cũng nhờ chính mẫu gấp “Con cò ngồi”.

Tôi biết có những mẫu ORIGAMI – con chim, con rồng, con bọ…mà tác giả tạo mẫu sử dụng đến cả trăm bước gấp với mục đích càng giống đối tượng miêu tả bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Cánh các con chim trong các mẫu gấp này thể hiện rõ từng chi tiết miêu tả lông cánh; Chân các mẫu con bọ thể hiện rõ từng cái gai nhọn…Phức tạp đến nỗi người sáng tạo ra mẫu gấp phải mất rất nhiều công sức mới có thể thể hiện được các chỉ dẫn mà người khác có thể hiểu và gấp lại được. Để gấp một mẫu gấp như vậy, ngay người tạo ra mẫu cũng phải dành rất nhiều giờ, thậm chí hàng ngày mới gấp được.

Nếu thể hiện các con vật, đồ vật giống y như thật thì Nghệ thuật gấp giấy sẽ không thể cạnh tranh nổi với Nghệ thuật điêu khắc, Nghệ thuật làm các tiêu bản….Và quan trọng hơn, nếu ORIGAMI quá phức tạp nó sẽ chỉ thu hút được người quan sát, chiêm ngưỡng nó (một số lượng ít) mà mất dần đi những người muốn tham gia trực tiếp để tạo nên nó (một số rất đông, đặc biệt là trẻ em, người già ).

Đương nhiên Nghệ thuật gấp giấy cần cả những mẫu gấp đơn giản (vài chục bước gấp) và các mẫu gấp phức tạp (đến hàng trăm bước gấp), thu hút cả những người chỉ chiêm ngưỡng mẫu gấp và những người tham gia trực tiếp gấp mẫu.

Các mẫu gấp giấy do tôi tạo ra là các mẫu đơn giản, thường chỉ có khoảng 20 bước gấp, mẫu phức tạp nhất cũng chỉ vào khoảng 30-40 bước gấp. Tương tự như nguyên tắc tạo mẫu gấp ” Con cò ngồi”, các mẫu gấp của tôi sẽ dừng lại tại bước gấp mà đã thể hiện được đặc trưng cơ bản của đối tượng miêu tả. Những người gấp lại mẫu này hoàn toàn có thể tiếp tục hoàn chỉnh để đạt tới cái ước lệ, cái quan niệm riêng của từng người về đối tượng miêu tả.

Mẫu con nhện dưới đây là một ví dụ. Đây là một trong những mẫu phức tạp nhất của tôi với 27 bước gấp. (Nếu kể cả 6 bước gấp của hình cơ bản là 33 bước gấp). Thực ra Mẫu con nhện hoàn toàn có thể dừng tại bước gấp thứ 25.

Từ mẫu gấp này, các bạn có thể tiếp tục hoàn chỉnh: Thu nhỏ hơn nữa chân của con nhện; tạo cho bụng con nhện tròn lên, làm lại đầu con nhện…), tuỳ theo từng người và tuỳ theo kích thước và chất lượng giấy gấp.

Mẫu hình cơ bản số 10 và mẫu con nhện

Mẫu hình cơ bản số 10 là mẫu hình cơ bản tạo ra nhiều nhánh gấp, sử dụng khi gấp các con vật có nhiều chân, ví dụ như con nhện, con ruồi, con bọ…


Hình 1: Hình cơ bản số 10


Hình 2: Mẫu con nhện (còn tiếp)

Click this bar to view the full image.


Hình 3: Mẫu con nhện (còn tiếp)


Hình 4: Mẫu con nhện (tiếp theo và hết).


Hình cơ bản số VII - Mẫu con ngựa

Hình cơ bản số VII và mẫu con ngựa

Trong nghệ thuật Origami có lẽ phải có đến hàng chục mẫu gấp con ngựa. Bởi vì mẫu con ngựa đơn giản chỉ cần 6 nhánh gấp: 4 nhánh cho 4 chân và 2 nhánh cho đầu và đuôi.

Đương nhiên trong hàng chục mẫu gấp giấy đó, nghệ thuật gấp giấy Việt Nam cũng đóng góp vào một mẫu.

Để gấp được mẫu gấp con ngựa, trước hết phải làm quen với hình cơ bản số VII.

Hình cơ bản số VII dường như là phần hoàn thiện của hình cơ bản số V- hình gấp mẫu con voi. Hình cơ bản số VII có thể gấp được rất nhiều mẫu gấp con vật 4 chân tương tự như con ngựa.

Mẫu gấp con ngựa dưới đây là mẫu gấp dễ nhớ, vì chỉ có 15 bước gấp.


ORIGAMI – điều kỳ lạ

Hình cơ bản số XIV và mẫu Kanguru

Có câu chuyện rằng, một nhà văn nọ đã khóc khi nhân vật trong tiểu thuyết chết. Tiểu thuyết do nhà văn viết ra. Vậy tại sao lại không để cho nhân vật đó tiếp tục sống? Có lẽ do hoàn cảnh của câu chuyện mà phải dẫn đến như vậy chăng?

Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, tình huống này không phải là hiếm. Dường như có một điều gì đó, một cái gì đó nảy sinh trong quá trình sáng tác, quyết định diễn tiến của công việc, làm thay đổi ý tưởng của người sáng tác hoặc có thể nói dẫn dắt người sáng tác.

Đối với nghệ thuật gấp giấy – ORIGAMi, thật kỳ lạ, là điều này hay xảy ra và có thể nói là luôn luôn như vậy.

Trong quá trình tạo ra các mẫu gấp giấy, không hề có chuyện nhà tạo mẫu đặt trước mặt đối tượng cần miêu tả (hình ảnh con vật nào đó chẳng hạn) rồi nhìn và gấp theo. Có lẽ, ban đầu chỉ là một ý niệm về đối tượng, sau đó nhà tạo mẫu tìm cách gấp. Không có nhà tạo mẫu gấp giấy nào trong quá trình tạo mẫu lại hình dung được kết quả cuối cùng sẽ đạt được. Cứ mỗi kết quả của một bước gấp dường như lại cho người tạo mẫu một chỉ dẫn mới về hướng giải quyết tiếp theo. Cứ từng bước, từng bước như vậy, hoặc là dẫn đết kết quả như mong muốn hoặc là thất bại vì khác quá xa với đối tượng cần miêu tả, phải điều chỉnh lại hay làm lại từ đầu.

Dưới đây là mẫu gấp giấy con Kanguru do tôi tạo ra. Tôi chưa hề vẽ bất kỳ một hình nào về con Kanguru, mà nếu theo tưởng tượng có vẽ cũng không thể vẽ cho giống được. Khi gấp mẫu này, trong tôi chỉ có ý niệm: con vật mẫu này rất đẹp; nó có hai chân sau to; hai chân trước nhỏ; đuôi dài; đầu nhỏ và có cái túi ở bụng. Chỉ có vậy thôi và tôi bắt đầu chọn lựa hình cơ bản để gấp. Sản phẩm của mỗi bước gấp lại chỉ dẫn các bước tiếp theo phải làm. Cuối cùng mẫu gấp con Kanguru đã được tạo ra và nếu tôi có vẽ cũng chẳng thể đẹp hơn được.

Có ai đó đã nói: Chúng ta dần tạo ra thế giới này theo cái cách mà chúng ta học được từ các chỉ dẫn của tự nhiên.


Hình 1: Hình cơ bản XIV



Hình 2: Mẫu con Kanguru 1



Hình 3: Mẫu con Kanguru 2 (tiếp theo)


Hình 4: Mẫu con Kanguru 3 (tiếp theo)



Hình 5: Mẫu con Kanguru 5 (tiếp theo và hết)



Hình cơ bản số XVIII và mẫu con rắn

Thể hiện con rắn thật là dễ. Trạng Quỳnh, chỉ với 3 tiếng trống đã vẽ được 10 con rắn.

Gấp giấy thể hiện một con rắn, cũng đơn giản, chỉ cần gấp nhỏ dần tờ giấy lại theo một chiều là được.

Chỉ có điều là đẹp hay không mà thôi.

Con rắn - ngoài thân dài, còn có đặc điểm chi tiết nào để có thể miêu tả được? Rất hạn chế.

Để tạo được mẫu gấp con rắn, có lẽ chỉ chắc chắn được một điều: Do con rắn có thân dài, lên trục dọc của thân phải nằm theo đường chéo của tờ giấy hình vuông để tận dụng chiều dài giấy. Và với hy vọng rằng: Con rắn được gấp ra đừng vuông quá.

Để gấp được mẫu gấp con rắn, hãy làm quen với hình cơ bản số 18. Đây là hình cơ bản được dùng để gấp những con có thân dài như con rắn, con sâu….



Hình 1: Hình cơ bản XVIII



Hình 2: Mẫu con rắn 1


Hình 3: Mẫu con rắn 2 (tiếp theo và hết)


(ST).
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cach xep con khi
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
cach xep do vat
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
cách gấp thiệp mà khi mở ra thì có các bông hoa
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
cach xep rong den
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Rồng đen là đỉnh cao của nghệ thuật xếp giấy, không phải ai cũng làm được. Bạn nên tìm những video hướng dẫn chi tiết cách làm để học theo nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý