Các ông trùm Việt Nam

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Các ông trùm Việt Nam

18/04/2015 05:40 PM
382
Dương Kỳ Anh, cái tên làm “xao xuyến” bao nhiêu cô gái trẻ đẹp trong suốt hai mươi năm nay. Đơn giản ông là cựu Tổng biên tập báo Tiền Phong, là người khởi xướng ra việc thi hoa hậu ở Việt Nam.

Sau này, khi viết về lịch sử hoa hậu Việt Nam dù yêu hay ghét thì người ta phải nhắc đến ông đầu tiên. Và cái tên mà xã hội gọi ông là ông Trùm hoa hậu Việt Nam là hoàn toàn chính xác. Ông thực sự là người mang đến một sự thay đổi trong tư duy của người Việt về cái đẹp. Với quan niệm thẩm mỹ của người Việt lâu nay thì việc đưa các cô gái mặc 3 mảnh công khai trước bàn dân thiên hạ đâu phải chuyện dễ dàng.

Trong suốt hai mươi năm, ông là người tôn vinh những cô gái đẹp nhất xứ này. Rồi ông cùng họ xuất hiện ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới. Rồi ông viết cả một số cuốn sách về họ. Thế nhưng tôi chưa bao giờ nghe một điều gì tai tiếng về ông với những người đẹp ấy. Nhưng thực lòng, tôi vẫn cứ tự hỏi: theo đuổi cái sứ mệnh ít khen nhiều chê và đầy dị nghị ấy từng đó năm không làm ông thấy mệt mỏi ư? Tôi cũng băn khoăn tự hỏi: Sau khi khởi xướng và đặt vương miện lên đầu hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, sao ông không dừng lại? Sao ông không chỉ là một Tổng biên tập của một tờ báo lớn?
Sao ông không chỉ viết những câu thơ và những cuốn tiểu thuyết đầy nỗi giày vò nhân thế và tôn vinh những vẻ đẹp vĩnh hằng trong đời sống tinh thần của con người? Xin ông thứ lỗi cho những câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn của tôi. Nhưng chính tôi là tôi nên mới đặt những câu hỏi như thế. Mà nếu ông ở địa vị tôi, tôi tin chắc ông cũng sẽ đặt câu hỏi như thế đối với một nhà thơ.


Ảnh minh họa
 

Dương Kỳ Anh là một nhà thơ khác rất nhiều nhà thơ ở Việt Nam. Nhiều nhà thơ chúng ta càng viết càng nhạt. Không ít các nhà thơ danh tiếng một thời cũng bị rơi vào bi kịch này. Tôi không bao giờ so sánh ông với các nhà thơ danh tiếng kia. Nhưng phải công nhận rằng ông càng viết thì thơ ông càng thâm trầm và tinh tế. Việc vượt qua chính mình nhất là trong sáng tạo nghệ thuật, là một việc cực kỳ khó khăn. Mấy năm gần đây, ông cho ra mắt những cuốn tiểu thuyết đầy nỗi giày vò và đau đớn về cuộc đời này. Hình như cuộc sống của các nhà thơ Việt Nam luôn luôn bị đày đoạ bởi những gì không thuộc về sự nghiệp sáng tác. Làm báo theo tôi là một công việc đầy nặng nhọc và bất trắc. Ai dám bảo tôi sẽ không hề phạm luật nếu tôi còn làm báo? Theo tôi biết, chỉ có các nhà thơ Việt Nam mới dính líu đến quá nhiều công việc không liên quan đến thơ.
Nhà thơ Dương Kỳ Anh

Có nhà thơ phải đi buôn hàng may mặc, có nhà thơ kinh doanh bất động sản, có nhà thơ mở nhà hàng, có nhà thơ làm thuế quan, có nhà thơ làm công an, có nhà thơ là nghề quản cáo, có nhà thơ làm nghề môi giới, có nhà thơ làm chính trị nữa… Nghĩa là, nhà thơ Việt Nam phải làm đủ thứ nghề để sống. họ có khả năng kiểm soát được giấc mơ và sự biến ảo của ngôn từ nhưng họ lại không kiểm soát được những việc rất cụ thể trong đời sống thường nhật. Bởi thế mà họ dễ vi phạm luật pháp. Bởi thế mà họ chẳng dành thời gian cho thơ được bao nhiêu. Bởi thế mà nền thơ chúng ta vẫn đầy tính nghiệp dư của nó.

Không ít nhà thơ Việt Nam sau khi nghỉ hưu mới chậc lưỡi tiếc thời gian khi họ còn khỏe mạnh và đầy cảm hứng sáng tạo đã trôi đi nhanh đến nỗi họ cảm thấy như bị kẻ nào ăn cắp. Không ai ăn cắp của họ cả. Chính họ đã ăn cắp tự do và những khoảng thời gian đầy ý nghĩa của họ. Chính họ tự đẩy họ vào một con đường có quá nhiều vô cảm và bất trắc. Ở các nước khác, nhà thơ chỉ làm những công việc liên quan đến thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung chứ hầu như không có ai dính vào những công việc phi thơ ca cả. Những thứ mà các nhà thơ dính vào thường quá tệ hại với thơ ca và cũng quá tệ hại với chính đời sống thường nhật của nhà thơ.

Dương Kỳ Anh không phải là người phải lo cơm áo sớm chiều như nhiều nhà thơ khác hay như chính bản thân tôi. Trong lĩnh vực làm báo, tôi bất hạnh hơn ông một triệu lần. Ngày nào tôi cũng viết báo và cũng tư duy về báo mà tìm mãi đến nửa cuộc đời vẫn không có một tờ báo của mình. Báo Tiền Phong là một tờ báo có bạn đọc rất lớn, có Công an kinh doanh, có rất nhiều thứ. Dương Kỳ Anh không phải là loại nhà thơ mà cứ vào tháng Mường hàng năm là ngồi sản xuất phải những bài thơ có vần sáo mòn về cỏ cây hoa lá trà rượu cho các báo Tết để kiếm tiền. Ông cũng không phải là nhà thơ mượn việc khác để quảng bá thơ hay tiểu thuyết của mình. Thơ và tiểu thuyết của an có đầy đủ lý do để làm thành tên tuổi ông. Đấy là lý co mà tôi không muốn ông cứ phải hai năm một lần ngồi đo đếm vòng eo của những cô gái đẹp cho dù không phải lúc nào ông cũng hào hứng với công việc đó.

Thực tế, ông là một người có uy quyền. Uy quyền của một nhà báo danh tiếng. Và hơn nữa là uy quyền của một nhà thơ. Những người yêu quý ông vì ông một nhà báo uy tín và một nhà thơ đầy lòng trắc ẩn chứ đâu phải vì ông trao vượng miện hoa hậu cho cô này hay cô nọ. Còn cái việc tổ chức hay chấm hoa hậu ai làm mà chẳng được. có tiền là làm được hết. Tôi thiển cận nghĩ vậy. Nhưng có lẽ đó là số phận. Đó là sự đày đọa của kiếp sống này đối với ông chăng? Bởi có những việc mà người này cho đó là hạnh phúc còn người khác lại cho đó sự đày đọa. Tôi tin ông hiểu điều đó từ lâu. Nhưng cũng như tôi và bao người khác, có những thứ chúng ta hiểu đấy, hiểu đầy đủ và sâu sắc mà ta vẫn sa chân vào. Sa chân vào ngay cả khi chúng ta thấu hiểu rằng đó có khi chỉ là chuyện phù phiếm và vô nghĩa. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ông đã mười lần đặt vương miện hoa hậu lên đầu mười cô gái đẹp của xứ này. Chín cô gái đẹp trước đó cũng chẳng làm nên tên tuổi ông nhưng cô thứ mười lại làm ông phải phiền muộn.

Bây giờ, ông đã về hưu. Ông đã không còn ngồi trên chiếc ghế uy quyền của một tờ báo uy quyền nữa. Ông cũng sẽ không còn đứng trên một sân khấu hiện đại, xa hoa và hoành tráng để lại đọc một bài diễn văn về nhan sắc của các cô gái và đặt vương miện tôn vinh một cô gái nào đó nữa. Bây giờ, cái còn lại duy nhất của ông là những gì ông đã viết trong gần cả cuộc đời mình. Cho dù ông chưa nhận ra điều đó thì tôi vẫn phải nói rằng: chỉ những gì ông viết mới thực sự làm ông hạnh phúc và thực sự an ủi ông. Chỉ những tác phẩm của ông mới là kẻ tre âm đáng tin cậy và chung thủy nhất với ông.

Bây giờ, có thể những cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu gì gì đó, người ta có thể lại mời ông làm Chánh chủ khảo hay Trưởng ban tổ chức hay gì gì đó nữa. Tôi không biết ông có nhận lời không. Có thể ông nhận lời và cũng có thể không. Nhận hay không là quyền của ông. Nhưng tôi cam chắc rằng: những việc đó là những việc chẳng có ý nghĩa gì lắm với ông, một người đã tuổi 60, một người đã nếm nhiều đắng cay ngọt bùi của cuộc đời, một người đã tri thiên mệnh từ mười năm trước, một người không còn quá nhiều thời gian để thờ ơ trước một sự lựa chọn đúng nhất cho tự do và trí tuệ sáng tạo của mình.

Tôi biết ông có một trang trại đẹp và yên tĩnh cách Hà Nội không xa. Tôi biết vì một lần ông đã mời tôi đến đó. Quả thực, đối với tôi lâu nay, ông rất ân cần và quan tâm. Nhưng tôi vẫn nghĩ đến một hình ảnh đẹp khác nữa về ông. Đó là hình ảnh ông lánh xa mọi chuyện ồn ào phù phiếm mà ông đã tham dự ít nhiều cho dù là tự nguyện hay bắt buộc trong một thời gian dài để ngồi xuống dưới một vòm cây hay trong một căn phòng trong trang trại của ông và viết như ông đã từng viết trong chân thành, đau đớn, nổi giận và mê đắm. Ông là người đã sống 60 năm trên thế gian này, ông là một nhà báo, một nhà thơ, một người tham gia nhiều công việc xã hội và vì thế ông có quá nhiều trải nghiệm về số phận của con người trên mảnh đất này. Ông hãy ngồi xuống và viết những dòng chữ, những câu thơ như lệ rơi, vĩ đại của tư tưởng và ngôn từ, như một lần và mãi mãi, như chính những gì ông đã viết và hơn thế.

Ông đã nghỉ hưu. Sự nghiệp báo chí và những công tác xã hội của ông đã khép lại. Nhưng một con đường mới lại vừa mở ra trước mắt ông: con đường của sáng tạo. Và tôi đã nhìn thấy ông mỉm cười bước đi trên con đường ấy cho dù con đường của sự sáng tạo là vô tận. Lúc này, với tôi, ông mới thực sự là mình một cách trọn vẹn và mới thực sự cảm nhận đầy đủ nhất về hạnh phúc.

(Theo: http://www.tinmoi.vn/Bi-mat-ve-ong-trum-Hoa-hau-Viet-Nam-1038899.html)


Một người đàn ông từng bôn ba ngang dọc như Hồ Việt Sử thế nhưng lại mang nặng một tình yêu duy nhất với người vợ từ thuở ban đầu lưu luyến ấy. Từ một tình yêu được chắp cánh, Sử nên duyên chồng vợ với một cô gái nổi tiếng xinh đẹp và giàu có ở An Giang.

Mối tình thuở ban sơ

Thời trai trẻ, Hồ Việt Sử được sở hữu nước da rám nắng đầy chất đàn ông. Trên gương mặt Sử toát lên sự rắn rỏi của một người đàn ông bản lĩnh, phảng phất chất lãng tử. Tuổi thơ của Sử không phải là chuỗi ngày êm đềm, do vậy Sử chẳng ngại khó, ngại khổ bất kỳ điều gì. Để chinh phục được một cô gái có tấm lòng nhân hậu và sắc son chung thủy, với Sử đó là cả một bí kíp. Nhiều lần đẩy đưa trò chuyện cùng Sử nhưng anh ta quyết không hé môi. Qua những câu chuyện, ráp thành chuỗi thời gian mới có thể khám phá được mối tình tuyệt đẹp mà Sử chẳng bao giờ kể.

Hồ Việt Sử và gia đình

23 tuổi, trái tim của một người con trai mới lớn bỗng nhiên lỗi nhịp trước nét đẹp đơn sơ của một cô gái. Đến bây giờ, Sử vẫn không thể tin được, vì sao cô gái ấy lại để mắt đến mình. Hồ Việt Sử hồi còn trẻ chẳng phải là một người đàn ông đào hoa. Suốt ngày Sử chỉ biết làm lụng vất vả để mong muốn đắp đổi cuộc sống tốt đẹp hơn. Lần đầu tiên chạm mặt, bỗng dưng Hồ Việt Sử gan lỳ ngày nào lại trở nên nhút nhát hơn trước mặt một cô gái. Mỗi lần đêm về, Sử chỉ biết nằm trằn trọc, nghĩ miên man đến gương mặt thanh tú và nét duyên thầm của một cô gái miền sông nước. Từ đó trở đi, Sử cứ cố tình đi ngang nhà cô gái và ghé mắt trông vào rồi đi ngay.

Đều đặn, Hồ Việt Sử mong muốn được nhìn cô gái ấy vào ngày cuối tuần. Chỉ bằng ánh mắt nhìn nhau, Sử có cảm nhận đã thương người con gái ấy thực sự. Nỗi nhớ da diết về một bóng hình như cuốn hút Sử đi ngang nhà cô gái nhiều hơn. Rồi có những tháng, ngày nào Hồ Việt Sử cũng phải tìm cách được nhìn thấy nàng dù chỉ một lần rồi lẳng lặng bỏ đi. Người mà Sử tơ tưởng để ý, không ít những gã trai vây quanh tán tỉnh và tìm mọi cách để cưa đổ. Nhiều người có hoàn cảnh, có địa vị hơn cả Sử rất nhiều cũng tình nguyện "làm đuôi" cho nàng. Để trở thành người chiến thắng, người lay động được trái tim một cô gái, đối với Sử đó là một niềm hãnh diện vô bờ bến.

Không ai xa lạ, người con gái năm xưa mà Hồ Việt Sử mê như điếu đổ là chị Kim Sen, vợ Sử bây giờ. ở tuổi đôi mươi, chị Sen xinh đẹp nổi tiếng một vùng và là con gái út trong gia đình có 9 người con. Thời ấy, gia đình chị Kim Sen thuộc bậc vương giả có thừa. Cha mẹ chị hành nghề thợ bạc. Kim Sen được mọi người hay gọi là tiểu thư đài các của ông chủ thợ bạc. Đối với trai làng, chinh phục được cô gái như Sen không phải chuyện một sớm một chiều. Nhưng trong cái duyên ắt hẳn có cái nợ. Mối lương duyên của Sử với chị Kim Sen dường như đã được sắp đặt và kết nối từ lâu. Dáng vẻ phong sương của Hồ Việt Sử ăn đứt trai làng cùng trang lứa.

Thời của Sử, để xin phép được đưa một cô gái ra ngoài đường và hẹn hò đi chơi với con trai rất khó khăn. Nhiều lần ngắm nhìn chị Sen từ xa, thấy nàng đỏ mặt thẹn thùng, Sử cảm thấy xao xuyến trong lòng nhưng chưa dám ngỏ lời. Những cái nhìn dần dà trở nên thân mật. Sử chỉ biết để nụ cười trên ánh mắt thay cho lời nói yêu thương. Những cái nhìn trở nên bạo dạn hơn làm cho Hồ Việt Sử đến lúc cũng phải tỏ tình. Mà cái tỏ tình của một chàng trai phong trần chẳng như tuổi trẻ thời @ bây giờ. Lần hẹn hò đầu tiên đối với Sử thật đáng nhớ. Cũng cái lần hẹn đầu tiên ấy chính là lần đầu Sử dám mở lời trước một cô gái.

Yêu nhau, quen biết chị Kim Sen được 1 năm, Sử ngỏ lời cầu hôn với chị. Trái tim gã lãng tử và cô gái tuổi đôi mươi đến với nhau chân chất làm đẹp lòng hai gia đình. Đám cưới của Hồ Việt Sử và chị Kim Sen diễn ra trong niềm hoan hỉ của hai họ. Tháng năm đưa đẩy, Hồ Việt Sử và chị Sen có với nhau 3 mặt con. Người con lớn nhất đã 28 tuổi và nhỏ nhất 18 tuổi.

Thử lửa tình yêu bằng những năm tháng ở tù

Nhiều người cứ bảo Sử giỏi nịnh vợ. Nhiều lần trong những bữa nhậu hay cuộc trò chuyện bên lề, nhắc lại chuyện quá khứ, có lẽ Sử sẽ hơi buồn nhưng đó cũng là thời gian Hồ Việt Sử hạnh phúc nhất. Từ ngày Sử thụ án cho đến những ngày tháng làm lại cuộc đời mới, chị Sen thường xuyên thăm nom như để động viên và chia sẻ những khó khăn cùng chồng.

Ở trại, những lúc nghe tin vợ vào thăm là y như rằng, lúc chị Sen quay lưng ra về, Sử lại rơi nước mắt. Những giọt nước mắt của người đàn ông cứ chảy ngược vào trong để thay cho hành động. Nhờ sự động viên của chị Sen, Sử cố gắng cải tạo thật tốt như một món quà của người chồng dành cho người vợ khi lỡ bước sa cơ. Hai vợ chồng Hồ Việt Sử gặp nhau trong trại giam, tâm sự và kể chuyện cho nhau nghe rất nhiều. Sử luôn khoe có thành tích cải tạo tốt và sẽ được giảm án. Chị Sen luôn động viên chồng bằng cách nuôi dạy con những đứa con mạnh khỏe, học giỏi và nhất là ngoan ngoãn, nghe lời mẹ. Chị Kim Sen không quên cập nhật những thông tin cho chồng về chuyện làm ăn kinh tế ở ngoài xã hội. Những lần gặp nhau trong tù cứ như những lần đôi vợ chồng từng hò hẹn khi còn tuổi trẻ. Cả hai cùng xây dựng ước mơ, vun đắp những hoài bão và khát khao để chờ ngày được ra ngoài làm lại từ đầu.

5 năm trong trại giam hoàn toàn khác hẳn so với 5 năm sau khi bước ra ngoài. Nhờ những câu chuyện của vợ, Sử hiểu thêm cuộc sống đang chuyển biến từng ngày, nhiều lĩnh vực kinh tế đang vận động và phát triển không ngừng. Hồ Việt Sử tin tưởng sẽ nắm bắt được cơ hội và thực hiện được niềm khao khát bởi sau lưng Sử còn có một bóng hồng. Hồ Việt Sử như nung nấu ý chí đoạn tuyệt và không dính dáng đến giang hồ hay cá cược đá bóng để chuộc lỗi với vợ. 

Nhiều lúc ngồi lai rai tại quán của Hồ Việt Sử về "thâm cung bí sử" của giới giang hồ, mới biết chị Sen chăm chút và hiểu chồng đến mức nào. Vốn rất thích ăn mặn, những món cá luộc được chấm bằng đĩa muối ớt xanh cay nồng nồng đến xé lưỡi. Sử chỉ thích, món cá được chấm bằng nước mắm me thật mặn. Hồ Việt Sử nằng nặc đòi vợ phải cho xin chén nước mắm thay đĩa muối. Sợ chồng ăn quá mặn không tốt cho sức khỏe nên chị Sen từ chối. Nhưng, Sử thích được ăn món ăn của vợ làm và phải chấm bởi món mắm thật mặn như tình cảm mặn nồng son sắc của chị Kim Sen đã dành cho anh ta ngần ấy năm trời.

Nói không ngoa, lúc Hồ Việt Sử còn làm ở vũ trường Metropolis, nghe nhiều người truyền miệng, cứ mỗi đêm Sử lại cặp một em chân dài tha thướt. Đó là điều thiên hạ đàm tiếu, chứ với Sử, tình yêu của người vợ dành cho anh ta luôn đong đầy theo ngày tháng. Với Sử, gia đình, vợ con là số 1. Tuần rồi, đoàn làm phim VTV1 về quay phóng sự nhân vật Hồ Việt Sử, nghe Sử nói chuyện với vợ sao mà tha thiết mặn nồng. Đoàn làm phim yêu cầu chị Kim Sen phải cùng Sử lên phim để trở lại những thước phim trong cuộc đời Hồ Việt Sử.

Ở đoạn phim này diễn tả những ngày tháng Hồ Việt Sử từ An Giang lên TP.HCM để đầu tư quán café Cỏ May trên đường Nguyễn Cảnh Chân (quận 1). Ở giai đoạn này, quán café như một bước ngoặt để thay đổi đời của Hồ Việt Sử. Chị Sen vẫn cứ ăn mặc mộc mạc giản dị đến lạ. Hồ Việt Sử liền bảo vợ đi thay bộ đồ tươm tất hơn để cùng Sử chuẩn bị đón đoàn làm phim. Chị Kim Sen thật thà nói: "Em ăn mặc như vầy được rồi, ăn diện không quen anh à. Sử chỉ biết nhìn vợ rồi nói một cách trìu mến: "Em phải mặc thật đẹp để vợ của anh thật rạng rỡ trên ti-vi và với mọi người". Chị Sen cười thật hiền rồi cũng chiều theo ý Sử để anh ấy vui lòng.                                


(Theo: http://www.nguoiduatin.vn/chuyen-tinh-cua-trum-giang-ho-sai-thanh-ho-viet-su-a20145.html)


Vì cách yêu của các "ông trùm" không giống người bình thường nên đòn ghen của vợ các "ông trùm" cũng rất khác người. Đòn ghen của những bà vợ "ông trùm" rất khắc nghiệt, đôi khi là tàn bạo đối với những bóng hồng không biết vị trí của mình ở đâu, thích "soán ngôi".


Ghen... có chọn lọc

Trúc "mẫu hậu" là biệt danh của vợ "ông trùm" Năm Cam. Người đàn bà này kết hôn cùng "ông trùm" từ thuở cả hai đều trắng tay. Năm Cam ngoi được lên địa vị "ông trùm" nhờ công rất lớn từ sự đóng góp trong toan tính, "quản lý" tiền bạc, gia đình của người vợ thời thanh mai trúc mã này.

Trúc “mẫu hậu” ở trại giam Xuân Lộc

Trúc "mẫu hậu" đã theo Năm Cam "dọc đường gió bụi" và chắc chắn biết rất nhiều việc làm phạm pháp, mờ ám của chồng. Các bóng hồng vây quanh "ông trùm" đều được Trúc "mẫu hậu" điều tra kỹ. Những bóng hồng theo kiểu "tình một đêm", Trúc "mẫu hậu" thường bỏ qua, không bàn tới. Còn bóng hồng được liệt vào dạng người tình, "tri kỷ" hay chỉ dùng trong "công việc làm ăn" thường theo sự "tuyển chọn" ngầm của người phụ nữ này. Đám đàn em và ngay cả con của Năm Cam đều không thích bố cặp bồ với K.A vì người đàn bà này lẳng lơ và có xuất thân là gái hư. Thời điểm K.A được "ông trùm" sủng ái, bóng hồng này từng làm mình, làm mẩy với mục đích "soán ngôi" hậu.

Năm Cam chưa từng có ý định bỏ vợ, vì thế K.A đành phải chấp nhận chuyện tình ngoài luồng. Biết bản chất của chồng trong chuyện trai gái là chỉ có thêm, không bớt, không "bỏ cũ" nên Trúc "mẫu hậu" đã lên kế hoạch đánh ghen với K.A rất bài bản. "Ông trùm" bận nhiều việc, không phải lúc nào cũng ở cạnh bóng hồng. Được cưng chiều, K.A thấy trống vắng nên "vụng trộm" tình cảm với đám đệ tử, giang hồ khác.

Chuyện đến tai "ông trùm" nhưng vì chưa có bằng chứng nên "ông trùm" thả câu. Trúc "mẫu hậu" đã lật tẩy bộ mặt phản bội tình của K.A cho "ông trùm" chứng kiến. K.A đã cả gan "ngủ" với một gã giang hồ nhãi nhép, không tên tuổi... Thế là, người tình mới nhất của K.A tìm đến cái chết không lý do, còn người tình vụng trộm trước khi bị bắt quả tang, sợ quá, bỏ xứ đi đâu đó không ai rõ. Với K.A, mọi "viện trợ", ưu ái, ảnh hưởng danh tiếng để kiếm tiền bị cắt.

Sau đòn ghen này, Trúc "mẫu hậu" còn "hiến kế" cho chồng, vẫn "sử dụng" K.A cho công việc làm ăn phi pháp của "tập đoàn tội phạm" để không mang tiếng là bạc tình. Thực chất đây là sự trả thù ngọt ngào của người đàn bà dạn dày kinh nghiệm bên cạnh ông chồng lắm tình nhân. Vì K.A có nhan sắc nên có tiệc thiết đãi khách và bạn bè thân tình, K.A đều phải đi tiếp khách cùng "ông trùm" và phải hầu rượu, phải "tiếp" từ A đến Z nếu khách của "ông trùm" có nhu cầu, muốn thưởng thức sự mới lạ.

Với người phụ nữ đã có chồng là T.T, Trúc "mẫu hậu" ghen độc đến mức, T.T vừa bị khuynh gia bại sản vì đánh bạc, vừa bị chồng bỏ và sau đó, bị chính Năm Cam "đá đít". Theo chỉ dẫn của Trúc "mẫu hậu", Năm Cam bảo đám đệ tử cho người tình ngập trong nợ nần của sòng bạc, sống trong cay cú của được thua, sát phạt... Khi T.T nhận ra bộ mặt thật của "ông trùm" thì cũng là lúc không còn cơ hội được làm người tình nữa.

Ngoài T.T, K.A thì H.A cũng được Trúc "mẫu hậu" "chăm sóc" kỹ lưỡng. Trong suy nghĩ của Trúc "mẫu hậu" thì H.A, T.T, K.A giống nhau ở chỗ đều là những người có kinh nghiệm tình trường, biết yêu chiều, quyến rũ đàn ông nên cần ra đòn ghen khắc nghiệt để làm gương cho những bóng hồng chíp hôi, nhỏ tuổi khác. H.A đã bị Trúc "mẫu hậu" cho đàn em của "ông trùm" đến tận nơi ở đón về nhà "hỏi tội". Bình thường, H.A hót như khướu trước mặt đàn em của "ông trùm", khi đứng trước mặt Trúc "mẫu hậu" thì sợ một phép. Biết H.A có ý định "ràng buộc" "ông trùm" bằng một đứa con, hình như đã có thai 1-2 tháng gì đó, Trúc "mẫu hậu" khuyên nhưng thực ra là dọa: "Cô sẽ phải nuôi con một mình trong sự tủi hổ của người đàn bà không chồng mà chửa. Ông có đến cả chục đứa con gái trẻ để "vui". Cô chửa, ổng không "vui" được, tìm đến đứa khác, cô lấy gì mà sống?". Sau đó, không thấy H.A xuất hiện nữa.

Ghen với... mắt nhìn

P. - "người đẹp" Quy Nhơn của "ông trùm" Minh "sứt" là điển hình của sự ghen tuông vô lối. Người đàn bà này ghen không độc mà ghen lung tung. Cứ hễ thấy chồng nhìn bóng hồng nào đó qua đường thôi cũng ghen, cũng nhớ về quá khứ của "chồng" để ghen. “Ông trùm" đi uống cà phê, nhìn cô gái phục vụ ở quán, P. cũng ghen, bảo "làm gì mà trìu mến thế?"...

Từ khi về ở với nhau, Minh bị P. "quản thúc" nên không dám cặp kè công khai với bóng hồng nào nên P. không có đòn ghen cụ thể. Nhưng với chồng thì P. thường xuyên ra đòn. Chuyện Minh "sứt" sợ vợ, bị vợ đánh vì nhìn bóng hồng đã trở thành giai thoại trong giới giang hồ. Đàn em của Minh từng phải thốt lên rằng: "Trong buôn bán "hàng trắng", "đại ca" mưu mô, tàn bạo bao nhiêu thì xẹp lép bấy nhiêu với vợ hờ. Mụ ta là khắc tinh, bắt được hồn vía của "đại ca" thì phải".

Một lần, Minh "sứt" ra ngoài tìm bóng hồng để "tâm sự". Vô tình, P. biết được, cho người theo dõi. Về đến nhà, P. tra khảo Minh cả ngày. Hôm sau, đàn em phát hiện, người "đại ca" toàn vết cào cấu. Minh không dám kể với đám đàn em việc vợ hờ ghen mà chỉ nói: "Con hồ ly tinh" ấy nó ghê thật. Nó đánh mình xong, nó vẫn bắt mình phục vụ, "tâm sự"... Nó bảo, "làm" cho no, cho chán đi... "hàng" quen, ớn đến tận cổ. Đổi gió tý cũng không được".

Với chồng hờ thì như vậy, còn với bóng hồng kia, P. ra đòn ghen cũng khiếp. P. không trực tiếp đánh đập, doạ nạt mà cho hai đàn em đến chỗ bóng hồng làm việc, cứ có khách muốn "tâm sự" với bóng hồng đó, hai đàn em có nghĩa vụ nói: "Cô ta bị nhiễm HIV của "ông trùm" rồi". Thế là khách chạy hết. Chủ nhà hàng đành phải cho bóng hồng đó thôi việc, dù rằng, trước đó, bóng hồng này là "mỏ vàng" của chủ. Bóng hồng này bị cả vùng đó tẩy chay. Sau đó, đi đâu sống, kiếm việc làm thì chẳng ai biết. Đòn ghen của P. cũng được liệt vào loại khắc nghiệt.

Những đòn ghen “hạ sách”

Cu Nên - tức Phạm Đình Nên - "ông trùm" giang hồ một thời ở đất Cảng cũng rất "nể" vợ. Đám đệ tử kể rằng, người "đại ca" sợ nhất là mẹ và "nể" nhất là vợ. Mẹ đau ở đâu là cả nhà lộn tung lên. Vợ mà ghen thì cả nhà chao đảo. Là dân vượt biên, gặp nhau ở trại tỵ nạn ở Hồng Kông rồi gá nghĩa vợ chồng nên người phụ nữ này cũng không đơn giản. Người vợ này ngồi trên xe máy đắt tiền (ngày đó) cùng chồng đến bệnh viện thăm đệ tử, chứng kiến chồng chỉ đạo đám đệ tử đánh nhầm người tới chết mà vẫn không can thiệp, không gàn chồng... thì thần kinh thuộc dạng thép. Có lẽ, vì thế mà Cu Nên "nể" vợ chăng?

Biết chồng "tằng tịu" với bóng hồng nào, dù là gái ngoan, gái hư, vợ "ông trùm" đều dẫn đám đệ tử đến đánh ghen trực tiếp bằng cách làm ầm ĩ lên, gọi bóng hồng đó ra tát, đánh dằn mặt vài cái, chửi rủa một số câu rồi bỏ đi. Đòn ghen hạ sách này cũng có tác dụng lan truyền trong dư luận nên Cu Nên không thể "léng phéng" với bóng hồng trong một thời gian nhất định. Bởi các bóng hồng biết đó là "ông trùm" thì đều tránh xa, sợ đòn ghen của vợ "ông trùm" hơn là sợ "ông trùm".

Vợ của "ông trùm" ma tuý Vũ Xuân Trường dùng đòn ghen hạ sách để triệt tiêu những bóng hồng trong các cuộc chơi của chồng. Thấy bảo, đòn ghen của người đàn bà này khắc nghiệt vô cùng. Bà này không dùng sức đánh, đấm mà dùng đúng thứ "hàng trắng" mà chồng buôn để " điều trị" các bóng hồng. Người vợ từng trải này đã làm cho ít nhất 2 bóng hồng được "ông trùm" cưng chiều nhất vùi đời và tàn đời trong nghiện ngập, trong cái chết từ từ. Sau đó, bà ta lại ra mặt cưu mang bóng hồng mà mình đã từng "ra đòn" về "làm" trong đường dây tội phạm ma tuý do chồng làm chủ để sai khiến.

Đòn ghen khắc nghiệt đó cũng không thể xua các bóng hồng cũng như nhu cầu tìm kiếm bóng hồng của "ông trùm" Vũ Xuân Trường. Vũ Xuân Trường ngang nhiên cặp với bóng hồng trong cùng đường dây tội phạm. Đây là người đàn bà đẹp nhất của đường dây tội phạm ma tuý ngày ấy. Mối tình của họ được công khai trong đường dây làm cho vợ "ông trùm" khó xử.

Vì bóng hồng này là "cánh tay phải" trong đường dây, biết nhiều mưu mô, toan tính... nên vợ "ông trùm" không thể đem đòn ghen hạ sách của mình ra để trả thù tình địch được. Cặp với bóng hồng này, "ông trùm" còn doạ lại vợ rằng: "Biết điều thì sống, làm ầm lên thì chết cả lũ". Vợ "ông trùm" tức tối, nghĩ ra đủ trò để trả thù người tình của chồng nhưng không dám. Ngoài mặt thì tình địch vẫn cứ ngọt nhạt, chị chị, em em làm vợ "ông trùm" lộn tiết nhưng vẫn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt"... Đã có thời gian khá dài, "ông trùm" làm gì, điều khiển đường dây như thế nào đều phụ thuộc vào bóng hồng này.      

(Theo: http://www.nguoiduatin.vn/kieu-nu-voi-don-ghen-khac-nghiet-cua-vo-ong-trum-a27767.html)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý