Cách chữa nhiệt miệng giúp bạn quên hết muộn phiền

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chữa nhiệt miệng giúp bạn quên hết muộn phiền

18/04/2015 06:20 PM
508

Khi thời tiết hanh khô cũng là lúc rất nhiều người mắc bệnh nhiệt miệng. Bệnh nhiệt miệng (tên khoa học là Aphthous) là bệnh dễ gặp, hầu như ai cũng mắc phải bệnh này ít nhất một lần trong đời.

Có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng, đối tượng hay gặp là phụ nữ, trẻ em và những người có sức đề kháng yếu như người già, người mắc bệnh mãn tính….

Bệnh thường biểu hiện với những vết loét hình tròn, bờ rõ, đáy thường có màu vàng, chung quanh có viền màu đỏ tươi. Bệnh không nguy hiểm nhưng hay tái phát. Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1-3 vết loét nhưng cũng có thể nhiều hơn, vết loét thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng…. Khi không chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch dưới hàm, ăn uống mất ngon, thậm chí gây mất ngủ, rối loạn tiêu hoá.

Người ta nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; cắn hoặc bị kích thích bên ngoài làm tổn thương niêm mạc; rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng

Theo y học cổ truyền: âm hư hoả hư, hoả hư tăng mạnh, tỳ vị nóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nhiệt miệng. Âm hư hoả hư gây ra tình trạng âm dương không cân bằng, trên thực tế đây chính là một biểu hiện chức năng miễn dịch bị suy giảm….

Làm gì để chữa bệnh?

Thực tế bệnh có thể tự khỏi nhưng rất lâu và dễ tái phát. Để thuyên giảm triệu chứng có thể sử dụng các thuốc dùng ngoài dạng xịt, kem, mỡ….có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhưng những thuốc này không có tác dụng vào căn nguyên bệnh nên bệnh dễ tái phát và có thể có những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Nhận biết nhiệt miệng

Triệu chứng nhiệt miệng thường bắt đầu với sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi.

Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi...gây khó chịu, đau, xót mỗi khi nói, ăn uống.

Bị nặng, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm, rối loạn tiêu hóa….

Các vết loét này thường tự biến mất sau 1- 2 tuần dù không điều trị nhưng rất dễ tái đi tái lại theo chu kỳ (tức viêm loét miệng mạn tính). Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1- 3 vết loét hoặc nhiều hơn, thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng.

Theo Tây y, “thủ phạm” của tình trạng này thường là do thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và axit folic; do rối loạn nội tiết khi hành kinh, mang thai, ở độ tuổi mãn kinh; các rối loạn về tiêu hóa, các nhiễm khuẩn ở răng miệng, amidan, chấn thương ở niêm mạc miệng. Còn theo đông y, bệnh phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất là ở tỳ vị.

Trị và phòng bệnh

Đối với các chứng nhiệt miệng do các nguyên nhân khác thì cần phải tìm đúng căn nguyên và điều trị từ gốc.

Đối với nhiệt miệng do ăn uống, cần tăng cường các loại rau quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin như C, PP, B2... và hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, tỏi, ớt… sẽ giúp làm chậm diễn tiến của bệnh và bệnh nhanh lui. Đây cũng là cách phòng tái phát bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, có thể uống các loại thuốc thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, lương huyết. Các bài thuốc cổ phương Thanh vị tán, Cẩm liên xích đạo thang, Địa hoàng cốt bì thang,... được làm từ các vị thuốc được sao tẩm khắt khe theo nguyên lý Y học cổ truyền như: Hoàng liên, Sinh địa, Bạch mao căn, Đương qui, Đan bì,... có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, chữa viêm loét miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, phòng bệnh tái phát.

Trong đó, Hoàng Liên có chứa kháng sinh thực vật, Đương Qui, Sinh địa cung cấp các vitamin và khoáng chất thường bị thiếu trong bệnh nhiệt miệng, giúp cho sự tái tạo niêm mạc miệng nhanh chóng.

Xúc miệng ngày 3 lần bằng nước củ cải

Hôm qua đến nhà Hải, thấy nó đang tẩn mẩn ngồi rửa rồi gọt củ cải sống. Nó làm khá nhiều so với hai vợ chồng nó ăn, tôi nghĩ vậy nhưng không dám hỏi, sợ nó lại nghĩ rằng tôi chê vợ chồng nó ăn nhiều.

Củ cải sau khi cạo vỏ, rửa sạch, tôi thấy nó kì cạch xắt miếng nhỏ rồi cho vào một cái cối nhỏ và lấy chày ra định giã. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Này, cậu định làm món gì mà giã củ cải ra thế, giã ra thì còn cái gì nữa mà ăn?”. Nó phì cười: “Bà có làm sao không, có ai ăn món củ cải giã bao giờ không chứ hả?”.

Thế rồi không đợi tôi hỏi đến câu thứ hai, nó nói luôn: “Chả là ông xã nhà tôi rất hay bị nhiệt miệng, có thể nói là nhiệt quanh năm ngày tháng luôn. Cứ ăn đồ cay, đồ nóng hôm trước là hôm sau nhiệt luôn, khổ lắm!

Tôi thấy chị bạn mách là hàng này, giã củ cải sống rồi vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng luôn. Thế là mỗi lần ông xã nhà tôi bị nhiệt, tôi lại phải làm thế này đấy. Mất công một tí nhưng mà hiệu quả lắm”.

Anh MH
Giã củ cải sống rồi vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng.

Nhìn nó cặm cụi giã, thỉnh thoảng miếng củ cải còn bay ra ngoài do giã trượt mà tôi không thể nhịn được cười. Cuối cùng, tôi bảo nó: “Tôi hiến cho bà một kế này, nhưng phải trả công tôi hậu hĩnh vào nhé”.

Hải nhìn tôi ra vẻ không tin. Có gì đâu, tôi chỉ bảo nó cho củ cải vào máy xay sinh tố mà xay, xay hơi đặc một chút, sau đó cho một ít nước vào lọc để lấy nước cho chồng súc miệng hàng ngày.

Hải cười ré lên và tự “xỉ vả” mình sao không nghĩ ra cách ấy sớm hơn, cứ thủ công nghe theo lời chị bạn mách mà kỳ cạch cắm đầu ngồi giã thôi.

Dùng nước rau ngót hòa mật ong chấm vào chỗ nhiệt miệng

Tôi nhớ là bà nội tôi cũng có một bài thuốc trị nhiệt bằng “cây nhà lá vườn”, mà theo bà nội thì “cứ thử đi, sẽ biết ngay kết quả ấy mà”. Bài thuốc của bà nội tôi cũng rất đơn giản: Chỉ cần lấy lá bù ngót (rau ngót) đem rửa sạch, nhớ là chỉ lấy lá thôi nhé, sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.

Nếu bị nhiệt thì dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.

Tôi vội vàng mách cho Hải cách này để nó bổ sung vào “kho kinh nghiệm” chữa nhiệt cho ông xã nhà nó. Ai dè nó cười phá lên, bảo: “Tôi thử rồi, cũng hiệu nghiệm lắm. Nhưng mà mùa này kiếm rau ngót khó lắm bà ơi, phải mua được của người quen cơ, chứ cứ mua ào ào ngoài chợ, sợ mua phải rau ngót phun thuốc sâu lắm, về dùng còn hại thêm”.

Anh MH
Lấy lá bù ngót (rau ngót) đem rửa sạch, nhớ là chỉ lấy lá thôi nhé, sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.

Nghe Hải nói cũng có lý. Thế mà tôi chẳng nghĩ ra. Đổi lại, nếu là chồng tôi bị nhiệt miệng, chắc tôi cứ cắm đầu mà mua rau ngót về giã lấy nước cho chồng đắp vào vết loét mà chẳng nghĩ gì đến hậu quả cũng nên.

Vừa lúc đó, chồng Hải về. Chắc anh xã nhà nó bị nhiệt đau lắm hay sao mà khi chào hỏi tôi miệng cứ méo xệch một bên. Thú thực là tôi rất hiếm khi bị nhiệt miệng, nhưng tôi cũng thấy khá nhiều người phàn nàn về bệnh này và nói rằng bệnh rất dễ mắc trong cái thời tiết giao mùa, chuyển sang nóng này.

Vốn là người hay tỏ ra quan tâm, tôi hỏi han chồng Hải về bệnh tình thì được biết, nhiệt miệng là khi trong miệng xuất hiện vết loét tròn hoặc elip, nhiều khi có đốm trắng ở giữa gây nóng rát và đau nhiều, kèm theo đó là hôi miệng, hơi thở khô, tiểu tiện khó…

Theo Đông Y, nhiệt miệng phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông Y là dùng các bài thuốc, thảo dược thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết.

Nước khế đun sôi để nguội rồi ngậm và nuốt dần

Nghe đến độc tố bốc lên sinh lở loét, tôi chợt nhớ ra hồi xưa, một lần đi sinh viên tình nguyện, tôi cũng đã từng thấy các bạn cùng phòng chữa nhiệt bằng cách giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa chọn loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Anh MH
Giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

Hải gật gù: “Cách này cũng rất dễ làm, để mai tôi thử xem”. Rồi nó hóm hỉnh vừa nhìn tôi, vừa nhìn chồng nó cười: “Hay bà làm vợ hai của ông ấy đi để mà chữa nhiệt quanh năm cho ông ấy, chứ tôi… mệt lắm rồi”.

Chồng Hải quát vợ: “Ăn nói linh tinh” rồi đi vào nhà, bỏ mặc hai đứa tôi đứng cười rũ rượi. Cũng may mà sang chơi đúng lúc nên mách bạn thêm được một bài chữa nhiệt miệng hiệu quả cho anh xã.

Các bài viết khác:

Cách chữa bạch biến

Cách chữa lang ben

Các bài thuốc dân gian chữa ho hiệu quả

 (ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Toi hay bi nuc may duong ngang o khoe mieng ngua va kho Chiu lam co ai biet cach chua tri THI chi giup dum em voi chan thanh cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Bạn thử tìm hiểu và sử dụng sản phẩm Canke nhiệt miệng xem nhé. Mình đã dùng và thấy hiệu quả đấy bạn.
Bạn đến bệnh viện chuyên khoa khám và xét nghiệm đi, bác sĩ sẽ kê đơn. Cứ để mãi răng miệng như thế cũng không tốt đâu. Chúc bạn luôn khỏe!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý