Các món hầm bỗ dưỡng bồi bổ cơ thể

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các món hầm bỗ dưỡng bồi bổ cơ thể

18/04/2015 06:26 PM
17,085

Với tác dụng thanh nhiệt của bông atisô, món canh không những ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn và cả gia đình!



Ngọt thơm món canh atisô hầm xương bò


Ngọt thơm món canh atisô hầm xương bò

Nguyên liệu - cho 3 phần ăn:

1 bông atisô cỡ vừa

500gr xương bò, có thể dùng xương heo

Muối, hạt nêm, nước mắm

Hành lá, rau ngò (rau mùi).

Ngọt thơm món canh atisô hầm xương bò
Bước 1:
Hành lá, rau ngò rửa sạch, thái nhỏ.
Ngọt thơm món canh atisô hầm xương bò

Bông atisô rửa sạch, bổ làm tư, làm sạch những sợi lông tơ ở giữa nhụy bông, rửa lại một lần nữa cho sạch.

Ngọt thơm món canh atisô hầm xương bò
Bước 2:
Xương bò rửa sạch, đổ nước lạnh ngập mặt xương, đun sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp, đổ nước trụng xương đi.
Ngọt thơm món canh atisô hầm xương bò

Rửa lại bọt dơ rồi tiếp đổ nước ngập mặt xương, đun sôi.

Ngọt thơm món canh atisô hầm xương bò
Bước 3:
Thêm bông atisô vào, đun sôi với lửa nhỏ, khi đun bạn nhớ hớt bọt. Nêm vào nồi một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa hạt nêm.

Nếu muốn nhanh bạn có thể ninh bằng nồi áp suất, ninh đến khi ăn thử thấy bông atisô và thịt mềm thì nêm nếm lại tùy theo khẩu vị. Mình đun bằng nồi thường nên đun lửa nhỏ khoảng 1-2 tiếng.

Ngọt thơm món canh atisô hầm xương bò

Cuối cùng đổ bát hành ngò vào, tắt bếp, múc ra bát dùng làm món canh ăn cơm.

Vị ngọt tự nhiên của xương bò nấu kèm với bông atisô ăn rất mát. Mặc dù công đoạn hầm xương chiếm thời gian khá lâu nhưng mình vẫn thích ninh nhừ xương và bông atisô trên bếp, đun lửa nhỏ, vị ngọt thơm từ bông atisô kết hợp cùng mùi vị thịt bò rất hợp, khiến món canh trở nên vô cùng hấp dẫn. Với tác dụng thanh nhiệt của bông atisô, món canh không những ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn và cả gia đình đấy!
Ngọt thơm món canh atisô hầm xương bò
Chúc các bạn có bữa tối thật ngon và thật vui nhé!


Bồ câu hầm hạt sen có vị ngọt, thơm ngon của thịt bồ câu, bùi của hạt sen hòa quyện cùng vị dẻo của cốm và ngọt thanh của táo nên rất ngon và lạ miệng.

Nguyên liệu:

1 con bồ câu khoảng 330g
1 củ gừng nhỏ
2 thìa rượu
80g hạt sen tươi
10 trái táo tàu
30g cốm
80g thịt nạc xay
2 củ hành tím
1 tai nấm mèo (mộc nhĩ) nhỏ
Gia vị: muối, hạt nêm, mì chính, tiêu.
Bước 1:
Bồ câu mua về rửa sạch, khía một đường nhỏ phía dưới bụng rồi lấy toàn bộ nội tạng bên trong ra rửa sạch, cắt hai chân.
Bước 2:
Gừng gọt vỏ sạch cho vào cối giã nhuyễn rồi trộn với rượu. Chà xát rượu gừng lên mình chim bồ câu sẽ giúp tẩy mùi hôi lông bồ câu nếu có. Sau đó rửa sạch, để ráo.

Hành tím bằm nhỏ.

Nấm mèo ngâm nước lạnh với ít muối giúp cho nấm nở nhanh và sạch.

Thái vụn hoặc bằm nhỏ nấm.

Bước 3:
Hạt sen cho vào nồi với 150ml nước, nấu khoảng 10 phút cho mềm.
Bước 4:
Trộn đều cốm, 1/2 chỗ hạt sen, thịt bằm, nấm, hành tím với ½ thìa cà phê hạt nêm và 1/4 thìa cà phê tiêu; để 5 phút cho ngấm gia vị.
Bước 5:
Dồn hỗn hợp thịt vào trong bụng bồ câu. Bạn dồn chặt nhưng vừa đủ, không đầy quá vì khi nấu thì phần nhân bên trong còn nở ra nữa. Dùng vài chiếc tăm cài phần dưới bụng bồ câu cho kín.
Bước 6:
Làm nóng dầu ăn trong một chảo nhỏ (chảo sâu lòng càng tốt) rồi cho bồ câu vào chiên. Bạn nên chiên nhiều dầu và vừa chiên vừa dùng thìa lấy dầu nóng trong chảo rưới đều lên mình bồ câu. Chiên đến khi da vàng đều thì vớt bồ câu ra, để ráo dầu.
Bước 7:
Cho 1,5 lít nước vào nồi nhỏ, đun sôi rồi thả  bồ câu  đã ráo dầu vào nấu cùng, nêm ¼ thìa muối. Bạn có thể cho tim, gan, mề bồ câu đã làm sạch vào hầm cùng. Hầm với lửa nhỏ khoảng 1 tiếng thì nước cạn chỉ còn hơn 1/3 lượng nước ban đầu.
Bước 8:
Cho táo tàu cùng toàn bộ hạt sen và nước  luộc hạt sen vào nồi, nấu thêm 10 phút thì tiếp tục nêm 2 thìa cà phê hạt nêm, ¼ thìa cà phê mì chính. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp. Táo tàu nếu nấu lâu quá sẽ có vị chát.

Múc ra bát, thêm vài cọng rau mùi nếu thích, dùng nóng.

Thịt chim bồ câu ngon ngọt, nhiều dinh dưỡng và có giá trị như một vị thuốc và dễ tiêu hoá hơn các loại thịt gia cầm khác; đặc biệt đối với người cao tuổi chức năng tiêu hoá kém và trẻ em, tác dụng bổ dưỡng của chim bồ câu càng rõ rệt. Bồ câu hầm hạt sen có vị ngọt, thơm ngon của thịt bồ câu, bùi của hạt sen hòa quyện cùng vị dẻo của cốm và ngọt thanh của táo nên rất ngon và lạ miệng. Món này vô cùng phù hợp với những ai muốn tăng cường sức khỏe sau những ngày làm việc mệt mỏi hay muốn bồi bổ dinh dưỡng cho ba mẹ hoặc cho các cháu nhỏ.
Chúc các bạn thành công nhé!

Để có nồi nước hầm xương thơm ngon không chỉ đơn giản là mua xương về hầm và lọc lấy nước đâu bạn nhé!



Nước hầm xương là một nguyên liệu không thể thiếu cho những món ăn đòi hòi phải có nước như súp, canh hay lẩu… Cách chế biến nước hầm xương thông thường của các bà nội trợ chỉ đơn giản là mua xương về hầm và lọc lấy nước.

Thật ra, để có một nồi nước hầm xương thơm ngon và giàu dinh dưỡng không đơn giản chỉ có vậy. Bạn phải biết cách lựa chọn loại xương và thịt phối hợp cùng với một số loại rau, củ và gia vị để tạo ra mùi vị đặc trưng, phù hợp với món ăn mà mình dự định chế biến. Một số bí quyết sau đây sẽ giúp bạn nấu được nồi nước hầm vừa ý.

Thời gian hầm sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của chiếc nồi hầm và lượng nước mà bạn đã cho vào nồi. Cần chọn nồi to đủ để nước ngập hết những nguyên liệu bên trong. Trong quá trình lọc lấy nước hầm, bạn phải nếm thử, nếu cảm thấy mùi vị chưa ngọt và đậm đà thì có thể tiếp tục đun cho đến khi nước hầm đặc hơn, vị ngọt hơn.




Khi nước hầm xương đã nguội hẳn, bạn lọc lại bằng rây một lần nữa và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể rót nước hầm xương vào những khay đá lớn và để đông lạnh. Chúng sẽ đông đặc như những viên kẹo hoặc mứt dẻo. Khi chế biến món ăn, bạn chỉ cần lấy đủ số lượng viên nước hầm xương theo nhu cầu sử dụng, phần còn lại tiếp tục giữ đông để dùng dần.

1. Một số loại nước hầm xương phổ biến

- Nước hầm xương màu nâu: Để làm loại nước hầm này, bạn có thể dùng thịt bê, bò chọn loại có nhiều xương. Cho thịt vào khay quay lớn, ướp thịt với 2 củ hành lột vỏ và băm nhuyễn. Quay thịt trên lò nóng trong khoảng 1 giờ cho đến khi thịt chín vàng và ngả màu nâu. Tiếp tục cho phần thịt và hành đã vàng vào một chiếc nồi lớn và đổ nước ngập thịt. Cho thêm vài củ cà rốt đã gọt vỏ, 2 nhánh cần tây, một chút tiêu, 2 lá nguyệt quế, một ít húng tây và mùi tây.

- Nước hầm gà: Thịt gà sống nguyên con hay phần xương và cánh gà đều phù hợp để nấu nước hầm. Ngoài ra, thịt gà đã quay chín cũng có thể dùng được. Thịt gà, sau khi cho vào nồi sẽ được nấu cùng với hành, tỏi, cà rốt, cần tây, tiêu đen, nguyệt quế và mùi tây.

Đuôi heo hầm cà rốt khoai tây mềm thơm ngọt. Chan nước canh với cơm ăn ngon lắm, đuôi heo thì chấm với nước mắm cay hít hà.





Nguyên liệu:

Đuôi heo, cà rốt, khoai tây nhiều ít tùy theo mỗi nhà.

Muối, tiêu, củ hành tím.

Cách làm :





Đuôi heo lựa phần đuôi nhỏ, cắt khúc sẵn mua về cạo rửa cho sạch. Nếu kỹ hơn thì trụng qua nước sôi rồi hãy hầm.




Cà rốt cắt nhỏ, khoai tây gọt vỏ cắt miếng bản to.

Bắc nồi nước cho sôi thêm chút muối cho đuôi heo và vài hạt tiêu đen vào hầm cho mềm. Cho cà rốt khoai tây vào hầm cho mềm. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng ăn.


Múc ra tô, thêm củ hành tím cắt lát mỏng hay hành xanh vào cho thơm.

Canh ăn nóng, chấm với nước mắm cay càng ngon.






2. Kỹ thuật nấu

Đun nồi nước hầm với lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa riu riu. Dùng vợt hớt lớp váng bọt phía trên, thời gian nấu từ 2 đến 3 giờ tùy thuộc lượng nước hầm xương bạn muốn nấu. Trong quá trình hầm, cần thường xuyên nếm thử nước hầm để kiểm tra hương vị, nếu thấy nước hầm đã đậm đà, bạn có thể kết thúc quá trình nấu.

3. Cách lọc nước hầm xương

Để lọc sạch nước hầm, hãy dùng rây lược hết phần nước hầm đã nấu. Chú ý hớt lớp chất béo nổi trên bề mặt. Nếu có thời gian, hãy để cho nước hầm nguội hẳn, đặt chúng vào ngăn mát tủ lạnh và để qua đêm. Ngày hôm sau, bạn sẽ dễ dàng gạn hết lớp chất béo đã đông đặc nằm phía trên. Trong trường hợp không cần dùng nước hầm xương ngay, bạn nên cho vào ngăn đông để bảo quản được lâu hơn, chất lượng của nước hầm sẽ vẫn đảm bảo như bình thường.


Sau đây là một số món ăn bổ dưỡng chế biến từ gà ác:

1. Canh gà ác, hà thủ ô

Gà ác trống: một con, hà thủ ô: 10g, sơn tra: 10g, trái dâu: 10g, tỏi :10g, gừng: 5g, hành: 5g, một ít muối.

Hà thủ ô rang khô, tán thành bột; sơn tra rửa sạch, bỏ hột, cắt miếng; dâu bỏ cuống rửa sạch; gà làm sạch, cắt miếng. Thịt gà ướp gừng, hành, tỏi, muối cho thấm; sau đó cho hà thủ ô, sơn tra, dâu vào nấu thành canh. Ba ngày ăn một lần.

Tác dụng: bổ thận âm, bổ huyết, sinh tinh, giảm mỡ, hạ huyết áp.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

2. Gà ác hầm hạt sen

Gà ác: 1 con, hạt sen: 50g, cải bẹ trắng: 50g, gừng: 5g, hành: 5g, tỏi: 10g, một ít muối.

Hạt sen ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch; cải bẹ trắng ngâm nước, rửa sạch; gà ác làm sạch, ướp gừng, hành, tỏi đập dập. Cho gà ác và hạt sen vào nồi, thêm vào chừng 500ml nước, nấu sôi trên lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm khoảng 40 phút thì cho cải vào, nấu đến khi nước sôi lại là được.

Mỗi tuần ăn một lần.

Tác dụng: bổ thận âm, bổ phế, trừ ho, hạ huyết áp.

3. Gà ác hầm hoài sơn, câu kỷ

Thịt gà ác: 100g, câu kỷ tử: 10g, hoài sơn: 30g, gia vị các loại.

Gà làm sạch, cho vào nồi đất cùng các dược liệu, thêm nước vừa đủ để hầm nhừ rồi nêm gia vị vừa ăn. Chia ra, ăn nhiều lần trong ngày.

Tác dụng: bổ gân cốt, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

4. Gà ác hầm hà thủ ô

Thịt gà ác: 200g, hà thủ ô đỏ: 20g, hoàng kỳ:15g, táo đỏ: 10 quả.

Thịt gà ác làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho 3 vị thuốc vào túi vải, buộc kín miệng túi. Để tất cả các nguyên liệu vào nồi đất, châm ngập nước. Nấu lửa lớn cho sôi rồi để lửa nhỏ riu riu khoảng 2 giờ đến khi gà chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Dùng vào lúc đói bụng.

Tác dụng: bổ thận âm, ích khí bổ huyết, sinh tinh, tăng cường sinh lực.

5. Gà ác chưng râu bắp

Gà ác: 1 con (500g), râu bắp (long tu): 30g, thục địa: 12g, gừng: 5g, hành: 10g, một ít muối.

Thục địa và râu bắp rửa sạch. Cho hai thứ vào nồi, đổ vào 500ml nước, nấu khoảng 25 phút, vớt ra bỏ xác, lấy nước. Gừng cắt miếng mỏng, hành cắt khúc. Gà làm sạch, cho gà vào thố, lấy muối chà đều trên mình gà, đổ nước thuốc (thục địa, râu bắp) vào, thêm 100ml nước. Để thố vào nồi chưng cách thủy khoảng 60 phút nữa là được. Ăn mỗi ngày một lần, mỗi lần chỉ nên ăn 50g thịt gà.

Tác dụng: bổ thận âm, bổ huyết, hạ huyết áp.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

6. Gà ác chưng ngũ vị

Gà ác: 1 con, hạt sen: 50g, đại táo: 30g, đậu ván trắng: 30g, hoài sơn: 20g, mộc nhĩ: 12g, gia vị các loại.

Gà ác làm sạch, bỏ lòng. Các loại dược liệu rửa sạch, cho vào bụng gà, khâu kín lại. Để gà vào nồi đất cùng với gia vị và lượng nước vừa đủ để hầm nhừ. Ăn vào lúc đói bụng.

Tác dụng: bổ thận âm, bổ huyết, giúp ăn ngon, giúp người suy nhược cơ thể nhanh hồi phục .

7. Gà ác hầm kỷ tử

Thịt gà ác: 50g, kỷ tử: 10g, gừng tươi vài lát, gia vị các loại.

Gà ác rửa sạch, cho vào nồi đất cùng kỷ tử, gừng và một lượng nước vừa đủ để hầm nhừ, nêm vừa ăn, dùng nóng vào lúc đói bụng.

Tác dụng: bổ can thận, thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng, rối loạn cương dương do can thận âm hư.

8. Gà ác hầm đương quy, hoài sơn

Gà ác: 1 con, đương quy: 20g, hoài sơn: 20g, hạt sen: 50g, gia vị các loại.

Gà ác làm sạch, bỏ lòng. Cho các vị thuốc vào bụng gà, khâu kín, hầm nhừ, nêm gia vị vừa ăn. Chia ra ăn nhiều lần trong ngày.

Tác dụng: bổ can thận, dùng cho những người bị rối loạn cương dương thể thận âm hư, người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau khi sinh con, người mới ốm dậy...


Gà Tiềm


-1 con gà
-thịt nạc xay
-carot
-hạt sen
-táo đỏ khô
-nấm hương
-nấm button mushroom
-hạt dẽ
-nước dừa tươi
-rượu mai quế lộ
-mật ong
-gừng, hành tỏi băm , dầu mè, tiêu hột, dầu hào
..........
-gà làm sạch, xát gừng trong và ngoài rồi lau khô, ướp bên trong bụng gà với hành tỏi băm, chút xíu muối, ướp bên ngoài với rượu mai quế lộ, chờ ruợu thấm khoảng 15 phút mới thoa mật ong tiếp lên da gà.
- để gà vào tủ lạnh, không cover, khoảng ít nhất 3 hrs
-thịt nạc xay nhuyển, nêm vào chút bột nêm gà, chút đường, chút dầu hào, hành tím băm, tiêu xay, trộn đều rồi cho tiếp 1 ít hat sen, hạt dẽ, cà rốt xắt hạt lựu, ít nấm hương, trộn đều và nhồi vào bụng gà
- chiên sơ gà với canola oil, cho nước dừa tươi vào 1 nồi khác, nấu sôi, gà vừa vàng vớt ra cho vào nồi nước dừa này, đậy nắp lại và cho lửa thật nhỏ, cho tiếp nấm hương, táo đỏ, hạt sen, vài lát gừng, nêm gia vị cho vừa ý.
-gà vừa gần chín, cho cà rốt và nấm button mushroom xắt lát vào.

VỊT NẤU RƯỢU ĐỎ



VÂT LIỆU:

1 con vịt tơ khoảng 5 lb
1/2 cup ruợu đỏ
1/2 lb cải ngọt
3 miếng gừng mỏng
4 oz hành tím
1 muỗng canh muói
2 muỗng canh ruợu gừng

CÁCH LÀM:

Rửa sạch vịt lau khô. Chặt vit làm 2, Uớp chung với gia vị ở trên khỏang 30 phút. Băm gừng và cắt hành shallot. Dùng ruợu đỏ tuới đều lênthân vịt. Uớp thêm 15 phút. Cho dầu nóng lên chảo ròi cho hànhg và gừng vào xào thơm, cho vịt vào chiên đều. Cho thểm 1 cup ruỡi nuớc va hâm vịt lửa nhỏ thêm 45 phút nữa. Sau khi vịt chín để nguội, chặt vịt ra miếng vừa gắp. Trụng rau và dùng sauce đỏ chan lên vịt.

GÀ HẦM NẤM



VẬT LIỆU:
1 con gà Cornish hen
10 quả táo tàu khô, rửa sạch ngâm mềm
1o quả fúlịch (trong hình) rửa sạch ngâm mềm
½ cup hạt sen khô, rửa sạch ngâm mềm
1 củ sâm bằng ngón tay cái
½ cup hẹ vàng cắt khúc
muối đuờng
10 cup nuớc lọc
3 lát gừng mỏng

CÁCH LÀM:
Rửa sạch gà bằng nuớc muối, đê ráo. Bắc nuớc luộc sơ gà rồi đổ nuớc đi. Cho nuớc vào nồi với củ sâm, hạt sen, phú lịch, và táo nấu khoảng ½ tiếng cho hơi mềm, sau đó nêm muối đuờng, cho gừng vào nồi, cho gà vào nấu sôi rồi vớt bot, hạ lửa xuống thấp nấu thêm ½ tiéng nữa. Khi ăn rắc hẹ vàng lên mặt con gà rồi dội nuớc lèo sôi lên hẹ cho chin. Ăn nóng.

BỒ CÂU TIỀM HẠT SEN



VẬT LIỆU:

Bồ câu 4 con,
hạt sen 1 xâu,
táo đỏ 0,01kg,
kim châm 0,1kg,
nấm mèo 0,1kg,
đậu xanh 0,01kg,
muối,
bột ngọt,
hắc xì dầu.

Chế biến:

Bồ câu làm sạch, để ráo sau đó thoa hắc xì dầu thật đều và chiên sơ cho có màu cánh gián. Cho nước dùng, đậu xanh, hạt sen và nấm meo vào n��u chín. Hành tím phi sơ, bồ câu nguyên con cho vào nồi nước dùng (khoảng 2 lít). Hầm bồ câu cho đến khi nước trong nồi còn 1/2 sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Công dụng:
Bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, những người làm việc mệt nhọc, mất ngủ...


BAO TỬ HẦM HẠT SEN



VẬT LIỆU:

- 1 cái bao tử heo (dạ dày)
- 100g hạt sen khô
- 1/2 củ tươi gừng
- 2 thìa cà phê rượu gạo (hay ruợu Michiu)
- 400 ml nước lạnh
- Muôi, bột ngọt (mì chính)

CÁCH LÀM:

- Bao tử rửa sạch để ráo trụng vào nồi nước đang sôi khoảng 5 phút vớt ra ngâm ngay vào chậu nước đá lạnh. Làm như vậy, bao tử sẽ vừa giòn lại vừa trắng. Nấu nuớc sôi có thêm chút muối cho baotử vào hầm cho mềm.
- Vớt bao tử ra để ráo, xắt miếng nhỏ vừa ăn. Ướp chút bột ngọt, gừng xắt sợi + 3 muỗng cà phê muôi khoảng 20 phút.
- Hạt sen rửa sạch đổ vào nồi, cho nước ngập sâm sấp mặt, đun lửa to tới khi sôi hạ nhỏ lửa để hầm. Liên tục châm thêm nước lạnh, đợi sôi lại, tiếp tục đổ nước lạnh vào cho đến khi hết lượng nước đã định (khoảng 400ml). Làm vậy sen sẽ mau nhừ và không bị nát.
- Khi sen vừa nhừ, vặn lửa lớn cho nước thật sôi, đổ hỗn hợp bao tử đã ướp vào, cho thêm rượu gạo rồi chờ khoảng 3 phút thì tắt lửa ngay. Nêm gia vị lại cho vừa miệng rồi múc ra chén ăn nóng.

BỒ CÂU HẦM NẤM HƯƠNG



VẬT LIỆU:

1 con bồ câu
6 cái nấm huơng
8 quả táo tàu khô
1 muỗng canh hạt sen
1 muõng canh mộc nhĩ
4 miếng gừng mỏng
1 chút hành lá
1 muỗng canh nuớc tuơng nhẹ
1 muỗng rữoi canh xi dầu đậm
1 muõng càfê đuờng
2/3 muỗng canh muối
1cup ruỡi nuớc lọc

CÁCH LÀM:
Rửa sạch bồ câu. Lau khô, dùng ruợu gừng thoa trong và ngoài con bồ câu. Uớp chừng 15 phút. Ngâm hạt sen cho mềm. Ngâm môc nhĩ cho mềm. Ngâm nấm, táo đỏ cho mềm. Cho chút dầu vào chảo nòng xào gừng lên cho thơm. Nấu cho bô câu vàng đều. Cho vào nấm, táo va gia vị. Nầu thêm 20 phút nữa bằng lửa nhỏ. Cho mộc nhĩ, và hạt sen vào nấu thêm 10 phút nữa. Khi ăn rắc chút hành lá cằt nhỏ lên mặt bồ câu.

CHIM CÚT HẦM NHÃN NHỤC



VẬT LIỆU:
6 con chim cút
Linh chi 1 oz
Nhãn khô 1 muỗng canh
Gừng 2 miếng
Nuớc lọc 18 cup

CÁCH LÀM:
Cắt lưng cuả chim cút. Rửa sạch bằng nuớc muối, bỏ mỡ du. Trung sơ trong nuớc sôi. Cắt nấm Linh chi thành từng miếng dầy rồi rửa. Ngâm nhãn khô khoảng 5 phút, rửa sạch. Nấu nuớc sôi, cho cút vào nuớc sôi với tí muối, cho nấm linhci, nhãn khô và gừng vào nấu chung. Nấu sôi khỏang 30 phút, vớt bot rồi mở lửa thật nhỏ nấu thếm 2 giờ nữa. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Súp này ăn bổ cho hệ thống miễn nhiềm cuả cơ thế.

CHIM CÚT HẦM TÁO ĐỎ

[img][/img]

VẬT LIỆU:
6 con chim cút
1 cup hạt óc chó, cắt miếng nhỏ
10 trái táo tàu khô
1 miếng trần bì
18 cup nuớc lọc

CÁCH LÀM:
Xẻ cút ở lưng, trụng sơ trong nuớc sôi, bỏ mỡ. Để ráo. Cho hạt óc chó vào nấu sôi trong vòng 3 phút. Ngâm táo đỏ cho mềm. Ngâm trân bì cho mềm. Náu nuớc cho sôi, cho vào cút, và những thứ còn lại. Nâu sôi lên trong vòng 30 phút, vớt bọt, nêm muối. Rồi mở lửa thật nhỏ thêm 1 tiếng ruỡi nữa.

VỊT HẦM BÍ TRẦN BÌ


VẬT LIỆU:
1 con vịt chừng 5 lb
2 lb bí mùa đông (tưc là loại bí tròn trái to)
1/2 cup lúa mạch (barley)
1 miếng nhỏ trần bì
20 cup nuớc lọc
Muối

CÁCH LÀM:
Lột da vịt. Bỏ mỡ, trụng trong nuớc sôi, để ráo. Chặt bí miếng lớn, bỏ hột, bỏ vỏ. Ngâm lúa mạch khoảng 10 phút rửa sạch. Ngâm trần bì cho mềm. Nâu nuớc lên cho sôi, cho vịt và bí vào nồi, lúa mạch, trần bì. Nấu sôi khoảng nửa tiếng vớt bọt, rồi cho lửa nhỏ thêm 1 tiếng ruỡi nữa là xong.

CANH GÀ ÁC HẦM HẠT SEN



VÂT LIỆU:
1 con gà ác
3 lát gừng
15 miếng Glehnia (hoỉ trong tiệm thuóc Bắc)
1/4 cup Fragarant solomonseal (hoỉ trong tiệm thuóc Bắc)
1/4 cup hạt sen
18 cup nuớc lọc

CÁCH LÀM:
Rửa sạch gà ác. Trụng nuớc sôi gà bỏ mỡ. Ngâm glehnia, fragrant solomonseal và hạt sen khoảng 30 phút. Vớt raó. Nấu nuớc sôi, cho gà vào, gừng, glehnia, fragran solomonseal va hạt sen vơi chút muối. Nấu sôi trong vòng nửa tiêng vớt bọt. Mở nhỏ lửa hầm thêm 1 tiếng rưỡi nữa là được.


VỊT TIỀM SEN



Nguyên liệu

1/4 con vịt, (lấy phần đùi), 100g hạt sen tươi, 1 củ sen nhỏ.

5 tai nấm đông cô, 10g kim châm, 10g táo đỏ, 1/2 quả táo đỏ, 1/2 củ cà rốt.

Muối, hạt nêm, đường, nước tương, củ hành tím, tỏi xay.

Thực hiện

Vịt rửa nước muối, ướp với hành phi, tỏi xay, nước tương, gia vị, để khoảng 20" cho ngấm.

Củ sen, cà rốt gọt vỏ, thái khoanh tròn. Nấm đông cô, kim châm, táo đỏ ngâm nước. Đun nước sôi cho vịt vào tiềm khoảng 60" cho thật mềm. Cho nấm, kim châm, cà rốt, củ sen, hạt sen, táo đỏ vào tiếp tục hầm.

Thưởng thức: Dùng với nước tương

CANH BỒ CÂU TỨ BỬU



Nguyên liệu:
Bồ câu 1 con
Thịt nạc 200g
Hạt sen 50g
Đậu xanh 50g
Đậu phọng 50g
Hạt súng 50g
Gừng 3 lát
hành lá 1 tép, lấy phần góc

Cách làm:
Bồ câu mổ bụng rửa sạch,bỏ phần lòng,chặt đôi
Thịt nạc rửa sạch cắt miếng
Hạt sen,đậu xanh,hạt súng,đậu phọng ngâm nở,cho nước vừa đủ vào nồi,khoảng hơn 2 lít,nấu sôi,tiếp theo cho hết phần nguyên liệu vô nấu độ 1 giờ rưỡi là được,nêm muối ăn nóng.(khi nấu sôi vặn nhỏ lửa nấu từ từ)

CANH ĐU ĐỦ GIÒ HEO



Canh đu đủ hầm với chân móng heo, kết hợp cùng đậu hũ trứng sẽ rất tốt cho những ai cần bồi bổ, dưỡng sức.

Đặc biệt, món canh này thích hợp cho những ngày cuối năm, khi tiết trời đang se lạnh .

Nguyên liệu:
- Móng giò heo lấy từ cổ chân xuống, chặt khoanh
- Một quả đu đủ xanh
- Đậu hũ trứng
- Rau nêm gồm húng quế và rau tần.

Cách làm:
- Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và ngâm trong nước khoảng 5-10 phút để bớt mùi mủ. Sau đó, cắt ngắn cỡ 2-3 cm.
- Bỏ chân móng vào nồi nước, thêm ít muối, bắc lên hầm. Giữ lửa luôn đều cho nước sôi từ từ, đến khi nồi nước dùng sôi lên và móng giò bắt đầu mềm thì cho đu đủ vào, tiếp tục hầm đến khi đu đủ mềm.
- Thỉnh thoảng dùng muỗng vớt bọt.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Sau đó, bỏ đậu hũ trứng xắt khoanh vào, trộn đều một lần rồi nhắc xuống.
- Múc ra tô, rắc rau nêm xắt nhuyễn lên trên và thêm tí tiêu.
Canh dùng ngon khi nóng.


Các bài viết liên quan:

Cách nấu cháo ngon cho bé

Cách pha chế capuchino

Nấu ăn với hoa Actiso

Cách làm gà roti

Cách làm bánh trôi nước



(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Hạt sen có bỏ tim không?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Nếu bạn không sợ đắng thì có thể không cần bỏ tim hạt sen nhé. Ăn tâm sen sẽ rất tốt cho giấc ngủ!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý