Những món ăn đặc sản của SaPa mù sương khiến bạn không thể bỏ qua

seminoon seminoon @seminoon

Những món ăn đặc sản của SaPa mù sương khiến bạn không thể bỏ qua

18/04/2015 06:31 PM
382
Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng như thịt lơn bản, rau xanh... được nhiều du khách đặc biệt ưa thích.

Lợn bản Sapa
  • Thực sự thả hoang trong rừng đã rất hiếm vì bây giờ chả còn mấy bản làng ở được gần rừng, mà lại trong rừng tít trên núi cao thì lại càng hiếm lắm. Với các tiêu chuẩn này thì đặc sản lợn Mường Sapa có lẽ còn khó kiếm hơn cả lợn rừng cũng nên. 
  • Món này có thể gọi là thịt rừng nhưng lại không phải là thịt rừng. Trong miếng thịt cảm được cả hương vị của rừng hoang mà lại không 'mắc tội' tiêu diệt động vật hoang dã, thật là tuyệt vời. Nhưng có lẽ chỉ khi được ngồi giữa mây núi Sapa, bên bếp lửa hồng với bầu rượu ngô cùng những người bạn hiền thì mới thấy hết cái tinh khôi của rừng tích tụ trong mỗi miếng ăn này. Lòng tôi thầm cảm tạ nhân duyên của Đất Trời đêm nay.
Món cá suối
  •  Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trước hết phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống... Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành. 
Nấm hương Sapa
  • Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng. Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào... đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống. 
Rau thơm Sapa
  • Đến với Sa Pa, bạn sẽ thấy các loại rau thơm ở đây mang hương vị rất riêng, có loại rau chua, ngọt và cay như: rau húng tía, rau dấp cá, rau tía tô xanh hoặc tím nồng, rau răm cay, rau mùi, kinh giới, rau mì chính, rau bạc hà... đậm đà làm mát chân răng, đó còn là những món thuốc.
Bánh ngô “Páu pó cừ”
  • Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sa Pa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô. 
  • Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu. 
Bánh dầy “Páu plậu”
  • Bánh dầy làm từ gạo nếp. Gạo nếp được ngâm với nước lã khoảng 2 giờ đồng hồ rồi đổ ra giá để róc hết nước rồi cho vào chõ xôi. Xôi chín, cho vào cối giã. Khi giã, thỉnh thoảng lại bôi mỡ vào chầy cho khỏi dính. Khi xôi đã nát nhừ, nặn thành từng viên và có thể ăn ngay. 
  • Bánh dầy có thể để được 1 tuần. Nếu muốn để được lâu hơn (2-3 tháng) thì làm cho bánh dẹt ra và lấy bột nếp khô rắc ra ngoài làm áo cho bánh. Khi nào dùng bánh có thể xôi lại hoặc cho vào rán, bánh lại dẻo và thơm như lúc mới làm. 
  • Bánh dầy có thể chấm đường ăn ngay hoặc rán mỡ. Bánh có vị thơm đặc trưng của gạo nếp và rất dẻo. 
Thắng cố “Cô thăng”
  • Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. 
  • Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
Thịt sấy “Khăng gai”
  •  Các loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được người Mông treo lên gác bếp để sấy. Thịt Ngựa Trâu, Bò, được thái dọc thành từng miếng khoảng 2 - 3kg, xâu lại và treo lên gác bếp để làm thức ăn dự trữ. 
  • Các loại thịt khi treo lên gác bếp sẽ khô dàn và để được hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng... Thịt có mùi thơm và bùi. 
  • Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn.
Măng chua “chua cau”
  • Măng vầu mới nhú được 25 - 30cm, mang về bóc và rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ, không cho dính vào nước. Ủ măng vào chum, dùng túi bóng che kín miệng chum. Sau 20 - 30 ngày, măng sẽ chua. Lấy măng chua nấu với cá hay các loại thịt đều được. Khi nấu, măng ăn có vị chua mát, ngon, kích thích cảm giác ăn được nhiều. 
  • Măng để kín trong chum có thể bảo quản được đến một năm.
Nhái nấu rau “ua gai ờ ráu áu”
  • Người Mông thường bắt những con nhái ở suối đem về chế biến thức ăn. Họ cho rằng, nhái sống ở suối rất sạch. Sau khi rửa sạch nhái, cho muối vào xóc qua, rửa lại bằng nước lã rồi cho lên bếp luộc. Khi nhái gần chín, cho rau rừng vào, thêm một chút muối, ớt và các gia vị khác. Canh nhái ăn mát, bổ.
Đậu xị “Tẩu lư”
  • Hạt đậu tương xay cùng nước, lọc qua một lớp vải để bỏ bã. Người Mông cho nước đã được lọc vào chảo đun sôi rồi đổ nước chua cho đậu kết tủa. Sau đó ép đậu như công đoạn làm đậu bình thường. Sau đó thái từng miếng bằng bao diêm để vào mẹt để trong mát khoảng 1 tuần cho lên men và mốc đều. Hàng ngày đem ra phơi khô rồi thả vào muối ớt để ăn hoặc cho vào đun. Khi ăn ta thấy có vị đắng, chát, thơm. 
  • Đậu xị có thể để được hàng năm. Đó là món ăn kích thích tốt cho sự tiêu hoá.
Món tiết canh gà Tiết canh gà
  • “trắng cay” có thể làm theo 3 kiểu khác nhau:
  • a) Cắt tiết gà để đông và cứ thế xắn ra ăn. Ăn tiết canh gà kiểu này ngọt nhưng có mùi tanh. 
  • b) Khi cắt tiết gà, hãm tiết cho khỏi đông. Lấy lòng mề, tim gan luộc, băm nhỏ với rau húng rồi đánh với tiết gà sau đó rắc một ít lạc rang lên trên. Tiết canh gà làm theo cách này ăn mát, ngọt, thơm mùi lạc và rau húng. 
  • c) Cắt tiết một con gà khoảng 2kg, hãm tiết. Thịt gà (5 lạng) làm sạch, đem nướng cho thơm. Sau đó băm nhỏ thịt gà, xương gà rồi trộn đều với các loại rau như tía tô “bằng la”, lá chanh “phù sí luỳ”, lá húng suối “pẳn đi phảo phù”, húng lừu “pcay”. Khi ăn, vắt chanh vào bát tiết canh, rắc lạc rang lên trên. Khi ăn, tiết canh có vị ngọt, chua, hơi tanh và thơm mùi gia vị.

Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su... Mỗi năm, Sa Pa xuất đi khắp nước cả chục nghìn tấn quả su su. Nhưng du khách vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất. Đã đến Sa Pa, dứt khoát nên gọi món su su luộc chấm muối vừng. Miếng su su luộc có màu xanh non nõn nà, cắn sần sật, có vị ngọt lừ quyện với một chút muối vừng thơm thơm, bùi bùi. Su su luộc phải vừa chín tới và phải ăn nóng mới ngon. Luộc quá lửa một chút hoặc để nguội ăn mất hết vị su su Sa Pa.



Rau của Sa Pa bán đi khắp nơi thường là thứ rau tươi non mơn mởn. Ấy vậy mà món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ Sa Pa lại là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... Ăn ngồng hợp nhất là xào chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi ngăm ngắm đắng rất dễ chịu.

Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” - giống lợn bản địa thả rông, mỗi khi cần tiền đồng bào tóm một con kẹp vào... nách, đem ra chợ bán. Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới... cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

Là huyện miền núi, nhưng kho tàng ẩm thực Sa Pa lại có đặc sản từ...cá. Thứ nhất, phải kể đến cá do đồng bào dân tộc bắt từ những con sông, dòng suối ầm ào réo gào dưới những hẻm núi sâu thẳm của Sa Pa. Cá bắt được, đồng bào nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối Sa Pa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài quanh năm vật lộn giữa đá tảng trong dòng chảy cuồn cuộn miền sơn cước, tốn bia lắm!

Thứ hai, phải kể đến cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sa Pa. Trứng cá hồi nhập về từ Phần Lan và cá tầm nhập về từ Nga, ươm nở và nuôi thành cá thành phẩm (nặng khoảng 1,5 kg/con) trong những bể nhân tạo nơi có nguồn nước lạnh ngắt một đầu vào một đầu ra chảy liên tục. Khác với cá hồi, cá tầm nhập khẩu thường hơi béo, cá nước lạnh nuôi ở Sa Pa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ. Trong cái lạnh Sa Pa, một nồi lẩu cá hồi nóng hổi ăn cũng các loại rau tươi roi rói, thực khách không nhớ suốt đời mới là chuyện lạ.
Miếng ngon Sa Pa còn có thể kể được nhiều nữa, như món xúc xích thịt lợn các gia đình thường tự làm hong khói trong bếp, nấm hương tươi xào thịt, thịt gà đen (đen từ da, thịt, đến tận xương), các món nướng đủ loại v.v...Nhưng, có lẽ tốt hơn là để cho du khách tự khám phá khi có dịp đến với Sa Pa./.


Sa Pa là vùng đất cận ôn đới, nhiệt độ quanh năm mát mẻ, đó là thứ tài nguyên vô giá mà trời đất đã ban tặng cho cuộc sống muôn loài ở nơi này. Sa Pa còn là xứ sở của nấm hương được cất giấu trong những cánh rừng đại ngàn trên núi cao. Sau nhiều năm khai thác nấm hương tự nhiên trở nên khan hiếm, người đầu tiên nhập công nghệ trồng nấm hương vào Sa Pa là một cán bộ quản lý bảo vệ rừng…

Sa Pa là vùng đất cận ôn đới, nhiệt độ quanh năm mát mẻ, đó là thứ tài nguyên vô giá mà trời đất đã ban tặng cho cuộc sống muôn loài ở nơi này. Sa Pa còn là xứ sở của nấm hương được cất giấu trong những cánh rừng đại ngàn trên núi cao. Sau nhiều năm khai thác nấm hương tự nhiên trở nên khan hiếm, người đầu tiên nhập công nghệ trồng nấm hương vào Sa Pa là một cán bộ quản lý bảo vệ rừng…
Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng.
Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào... đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống.

Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, thành phố mờ sương này còn thực sự hấp dẫn du khách bởi những đặc sản từ…cá. Thoạt nghe chắc hẳn sẽ có nhiều người không tin bởi lẽ Sapa là một huyện miền núi, địa hình toàn núi cao thì làm gì có cá...
Du khách đến Sapa không thể không thưởng thức món cá suối Sapa - một đặc sản khó quên ở nơi đây.
Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, thành phố mờ sương này còn thực sự hấp dẫn du khách bởi những đặc sản từ…cá. Thoạt nghe chắc hẳn sẽ có nhiều người không tin bởi lẽ Sapa là một huyện miền núi, địa hình toàn núi cao thì làm gì có cá. Thế nhưng, điều thú vị của món cá của Sapa là những loài cá sống ở những khe suối. Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài cá miền sơn cước.
Đi chợ mua về, hành hẹ rau cỏ xách nặng hai tay, còn chú lợn chỉ cần kẹp vào nách cũng xong. Mỗi “chú” 4-5kg, bé hơn con cẩu. Dân từ bản xa mang lợn ra chợ thường buộc chân lợn vào cái que tre, vắt ngang miệng gùi, đầu đuôi còn ngắn hơn bờ vai người đeo. Mới cách đây không lâu, loài lợn này gần như tuyệt diệt vì không bán được, dân bản chả ai còn buồn nuôi nữa. Bỗng nhiên bây giờ lợn Mường lên ngôi, trở thành món đặc sản Sa Pa được du khách hâm mộ. Đến khi cầm xâu thịt nướng củi đưa lên mồm, quả thật, tôi phải công nhận rằng, bất cứ món gì đã được dân sành điệu đánh giá đều đáng phải thưởng thức cả. Còn về món dồi nướng, các bạn tôi bình luận rằng cái câu “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó” bây giờ quê rồi, dồi lợn Mường mới thật là cực kỳ. Vỗ tay một cái chó có hàng nghìn con, còn lợn Mường đâu có mà sẵn. Các khúc dồi nhỏ đều tăm tắp. Tả chi ly ra xem ngon miệng như thế nào quả rất khó, tốt nhất là ai đã lên đến Sa Pa, xin chớ quên tìm món lợn Mường mà tự thưởng thức.
Nghe cái tên đã thấy kỳ lạ, hỏi ra mới biết đó là các món ăn được chế biến từ thịt lợn Mường. Giống lợn Mường nhỏ, thả rông đến chừng 7-8 kg thì bắt và cắp nách đem về thịt. Và có lẽ cái tên lợn "cắp nách" ra đời từ đó.
Thịt được tẩm ướt với hành, tỏi, sả, hạt dổi..., chừng khi ngấm gia vị thì được kẹp xiên tre và nướng trên than hoa. Nghe mùi thịt thơm lừng, trông vàng ruộm cháy xèo xèo trên bếp là đã thấy thèm rồi.
Nào, hãy cùng Thái Dũng, anh chàng mà theo lời một khán giả là " sướng thế không biết, toàn được ăn ngon", khám phá hương vị và cách chế biến của món ăn độc đáo này nhé.


Món ăn ngon Hội An, không thể bỏ qua khi đến phố cổ nhé

Những món bánh truyền thống miền Bắc

Cách làm bánh takoyaki theo đúng hương vị Nhật Bản

Thịt rắn món ngon chữa bệnh

Món ngon từ ếch đồng

Những món đặc sản Nam Định khiến ai ai đã nếm là nhớ

15 món ngon Việt khiến du khách nước ngoài mê mẩn

Các món ăn từ thịt lợn

Cách làm món phật nhảy tường

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý