Các món cháo ngon tốt cho hệ tiêu hóa của bạn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các món cháo ngon tốt cho hệ tiêu hóa của bạn

18/04/2015 06:31 PM
1,460

Bát cháo bổ dưỡng này rất thích hợp cho những người đang ốm hay trẻ em gầy yếu. Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng công thức nấu ăn này với thịt lợn và gà. Hãy cùng độc giả Thanh Bình làm thử nhé!



Nguồn: comvanphong. org


Nguyên liệu

- 200g gạo tẻ
- 150g gạo nếp
- 400g thịt bò
- 700g xương lợn
- Hành hoa, rau mùi
- Nước mắm, hạt tiêu

Thực hiện

1. Trộn gạo tẻ và gạo nếp, đem vo đãi sạch, để ráo nước.
2. Xương lợn rửa sạch, cho vào nước đun sôi, hớt hết bọt, lọc lấy nước trong.
3. Trút gạo vào nước xương, để sôi lăn tăn cho cháo dừ và sánh.
4. Thịt bò lọc hết gân, màng, băm nhỏ, ướp mắm muối, hạt tiêu, hành.
5. Khi cháo chín dừ, đổ thịt bò vào khuấy đều, bắc ra nêm nước mắm.
6. Cho hành tươi, rau mùi thái nhỏ vào bát, múc cháo đổ lên trên ăn nóng.


Món cháo nấu kèm với trứng vịt lộn này bổ dưỡng, đặc biệt tốt với những người đang cần tẩm bổ.

Gạo rang vàng sẽ giúp cháo thơm ngon.

Nguyên liệu:

- 1 bát gạo
- Trứng vịt lộn, số lượng tùy thuộc sở thích của bạn
- Rau răm
- Dầu ăn, muối, bột nêm, hạt tiêu

Cách làm:

- Gạo rang vàng trên bếp, đảo đều tay, lửa nhỏ, khi nào gạo chuyển sang màu vàng và có mùi thơm thì được. Rang gạo lên để khi nấu cháo hạt không bị sệt, ăn dễ ngán.

Cháo nấu vừa chín, không nên quá kỹ để ăn không chán.

- Cho nước vào nấu lên, để lửa nhỏ. Khi nấu, chú ý quấy cháo đều tay. Nấu trên bếp khoảng 30 phút, ăn thử nếu thấy chín là được.

- Đập trứng vịt lộn sống vào nồi cháo, cho thêm dầu ăn, muối, bột nêm.

- Đun sôi lại để trứng chín.

- Khi ăn, cho cháo ra bát, thêm rau răm và hạt tiêu lên trên.

Cháo trứng vịt lộn ăn kèm rau răm.



Món cháo này ăn vào những ngày rét buốt hay đau ốm thực sự rất tuyệt vời, giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Nguyên liệu và công thức cũng khá đơn giản.

Nguyên liệu

- 200g gạo tẻ
- 50g gạo nếp
- 1kg xương lợn
- 500g bầu dục
- Mắm muối, hạt tiêu, mỳ chính
- Rau mùi, hành hoa

Ảnh:

Ảnh: Cookingand.blogspot

Thực hiện

Bước 1: Gạo tẻ và nếp trộn lẫn với nhau, vo sạch rồi dội lại, để ráo nước và đem giã dập.

Bước 2: Xương lợn rửa sạch, ghè vỡ, cho vào nồi đun sôi, hớt bọt. Sau đó ninh kỹ, lọc lấy nước trong.

Bước 3: Hòa gạo vào nồi nước lạnh khuấy đều, trút từ từ vào nồi nước dùng đã lọc. Để sôi lăn tăn cho cháo nhừ, sánh.

Bước 4: Cho mắm, muối, mỳ chính vào khuấy đều.

Bước 5: Bầu dục lạng đôi, bỏ chỗ hoi, thái miếng mỏng rồi ngâm vào nước lạnh, rửa sạch, vớt ra để ráo.

Bước 6: Khi ăn cho bầu dục vào cùng cháo đun thêm chút nữa nếu muốn ăn nhừ rồi đổ ra bát, rắc rau mùi, hành hoa lên trên.

- Hoặc nếu chỉ ăn chín tái, cho sẵn bầu dục vào bát rồi đổ cháo nóng lên trên.


Thay vì ăn những món mỳ miến hay bánh chưng, sao bạn không nấu nồi cháo sườn trứng bắc thảo cho bữa sáng ngày Tết nhỉ.

Nguyên liệu:

- Nửa bát gạo thơm, 3 lít nước, 300g sườn non, 3 quả trứng bắc thảo, nửa bát giò sống.
- Hành lá, rau mùi, muối, hạt nêm, nước mắm.

Cách làm:

- Sườn non cắt miếng nhỏ vừa ăn cho vào nồi nước sôi chần vài phút rồi đổ ra rổ, xả lại nước lạnh cho sạch.

- Gạo vo sạch rồi ngâm vào nước khoảng 30 phút cho nở.

- Cho sườn vào nồi cùng với 3 lít nước nấu sôi, hớt bọt rồi hạ nhỏ lửa hầm khoảng 40 phút cho sườn mềm. Trong khi hầm, nêm vào nồi 1 thìa con muối, 1 thìa con hạt nêm.

- Khi sườn mềm thì cho gạo vào nồi sườn, nấu vài phút cho sôi rồi tắt bếp, đậy nắp nồi lại để khoảng 1-3 tiếng cho gạo nở mềm.

- Tiếp theo mở nắp nồi ra rồi vặn lửa vừa để đun sôi nồi cháo. Múc từng thìa nhỏ giò sống cho vào cháo, thỉnh thoảng khuấy đều cho cháo chín và không dính nồi. Trứng bắc thảo bóc vỏ cắt miếng nhỏ cho vào nấu cùng. Nêm thêm nước mắm cho cháo vừa ăn.

- Khi ăn múc cháo ra bát, rắc hành mùi thái nhỏ, hạt tiêu, dùng nóng kèm với củ cải muối rất ngon.


Bát cháo gà nóng hổi, hạt gạo chín nhừ, ngon ngọt, thoang thoảng mùi gừng.

Nguyên liệu:

- 1 con gà ta nhỏ
- 1 bát ăn cơm gạo (bạn có thể điều chỉnh lượng gạo tùy theo sở thích của bạn)
- Gừng, hạt tiêu, muối, hành, hạt nêm

Cách làm:

Bước 1:

Gà luộc chín, bạn nhớ thái ít lát gừng thả vào nồi gà cho thơm, nêm vào nước luộc gà chút muối, hạt nêm. Nấu sôi đến khi gà mềm.

Bước 2:

Gạo vo sạch, đổ ra rổ cho ráo nước.

Bước 3:

Rang sơ qua gạo với lửa nhỏ, để hạt gạo săn lại.

Bước 4:

Đổ gạo vào nồi, đổ nước luộc gà vào, đun lửa nhỏ để gạo chín, mềm. Bạn có thể dùng nồi cơm điện để ninh nhừ gạo. Nêm vào nồi cháo chút muối.

Bước 5:

Gà dùng tay xé nhỏ, bỏ xương, giữ lại thịt gà.

Bước 6:

Hành lá, hành hương thái nhỏ, hành hương phi thơm, đổ ra bát để riêng.

Bước 7:

Lúc nào ăn, múc cháo vào bát, xếp vài lát thịt gà lên bề mặt bát cháo, đổ hành phi và hành lá, rắc hạt tiêu.



Món này hợp với người ăn kiêng, người cao tuổi, khai vị cho các bữa tiệc hay mâm cỗ chay. Hãy thử thực hiện theo công thức đơn giản của độc giả Anh Vũ để được thưởng thức hương vị đặc biệt này.

Nguyên liệu

- 1 nắm gạo ngon
- 6-7 tai nấm hương
- Vài cái nấm bào ngư
- 4-5 cái nấm mỡ (nấm rơm)
- Hành, răm

Ảnh: Hoadanghut.com

Ảnh: Hoadanghut.com

Thực hiện

1. Gạo vo sạch để ráo.

- Cho chút dầu ăn vào nồi, đổ gạo vào rang đến khi hạt gạo có màu đục thì cho nước vào ninh nhỏ lửa, cho thêm thìa hạt nêm.

2. Chân nấm hương rửa sạch, vắt ráo, xé nhỏ (như ruốc) thả vào hầm cùng nồi cháo. Canh lửa nhỏ đến khi cháo dừ, hạt gạo nở tung.

3. Nấm hương ngâm nước cho nở, xắt sợi nhỏ.

- Nấm rơm và nấm bào ngư rửa sạch bằng nước muối cũng xắt sợi nhỏ.

- Phi thơm đầu hành băm nhỏ, cho nấm vào xào với chút hạt nêm, mỳ chính.

4. Khi cháo chín, thả nấm vào đảo đều, nêm nếm lại cho vừa miệng.

5. Khi ăn múc ra bát, rắc hành răm thái nhỏ lên trên, rắc chút hạt tiêu.


Các món cháo này nhằm giúp cho cơ thể chống đỡ được với điều kiện thời tiết hết sức nóng bức, Đông y gọi là “thời khí có tính viêm nhiệt”.

Một số cháo thanh nhiệt dẫn ra dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về vần đề này:

Bài 1: Đậu xanh 30g, lá sen tươi l/4 lá, gạo tẻ 100g

 

Đậu xanh loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Khi chín, tiếp tục cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen tươi vào nấu nhừ thành cháo loãng, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát.

Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử và bồi bổ sức khỏe. Với những người thừa cân và béo phì, loại cháo này còn có tác dụng điều hòa rối loại lipid máu, làm giảm cân nhẹ người. Chú ý: đậu xanh phải để nguyên cả vỏ. 

Bài 2: Dưa hấu 1.000g, cát cánh 25g, đường phèn 100g, gạo tẻ 100g

 

Dưa hấu bỏ hạt, thái vụn; cát cánh thái miếng nhỏ như hạt gạo; gạo tẻ vo sạch ngâm nước cho trương lên. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi ninh nhừ thành cháo. Mỗi ngày ăn một vài bát.

Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu và làm hết khát. Trong dược học cổ truyền, dưa hấu được mệnh danh là “thiên nhiên bạch hổ thang”, ý muốn nói: loại dưa này có tác dụng thanh nhiệt mạnh như bạch hổ thang, một bài thuốc điển hình thuộc nhóm thanh nhiệt tả hỏa. 

Bài 3: Bí xanh tươi cả vỏ 100g, gạo tẻ 50g  

Bí xanh rửa sạch thái miếng nhỏ, gạo tẻ vo sạch, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, mỗi ngày ăn vài lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.

Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng và làm hết khát; rất thích hợp với những người thừa cân béo phì, người bị phù nề, đái tháo đường, cảm nắng cảm nóng, viêm đường tiết niệu, trẻ em bị bệnh ngoài da trong mùa hè. 

Bài 4: Mía tươi 250g (có thể thay bằng nước mía ép 100 - 150ml), gạo tẻ 50g

 

Mía rửa sạch, róc vỏ, cắt đoạn chẻ nhỏ rồi đem ninh với gạo tẻ thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát.

Công dụng: thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận phế hòa vị, trừ phiền làm hết khát, bồi bổ sức khỏe và phòng chống táo bón; rất thích hợp cho trẻ biếng ăn, nóng sốt, bị bệnh ngoài da trong mùa hè và những người bị bệnh đường hô hấp và táo bón.

Bài 5: Bột sắn dây 50g (có thể dùng củ sắn dây 100g thay thế), đậu xanh để cả vỏ 50g, gạo tẻ 50g

Gạo tẻ vo sạch đem ninh với đậu xanh thành cháo. Khi chín, đổ bột sắn dây đã hòa nước vào, khuấy đều, đun thêm một lát là được (nếu dùng củ sắn dây thì cho vào ninh ngay từ đầu).

Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, giải khát; rất thích hợp với người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não trong mùa hè.

Bài 6: Bạch linh tán bột 20g, đậu đỏ 50g, ý dĩ 20g

Đậu đỏ rửa sạch, ngâm nước nửa ngày rồi đem ninh với ý dĩ cho nhừ, tiếp đó cho bột bạch linh vào đun thêm một lúc là được. Khi ăn cho thêm một chút đường trắng, mỗi ngày ăn vài lần, mỗi lần 1 bát.

Công dụng: kiện tỳ trừ thấp, thanh nhiệt giải độc; rất thích hợp cho những người bị bệnh gan mật, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mạn tính, biếng ăn trong mùa hè.

Bài 7: Đậu ván trắng tươi (bạch biển đậu) 120g (nếu dùng khô thì 60g), gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ

 

Đậu ván rửa sạch rồi đem ninh với gạo thành cháo, (nếu là đậu ván khô thì phải ngâm nước qua đêm), chế thêm đường, chia ăn vài lần, mỗi lần 1 bát nhỏ. 

Công dụng: thanh thử hóa thấp, kiện tỳ chỉ tả (cầm đi lỏng); rất thích hợp cho những người tỳ vị hư nhược, đi lỏng mạn tính, phụ nữ bị khí hư, trẻ em hay nôn và biếng ăn về mùa hè.


Cách làm bánh chuối nướng nước cốt dừa

Cách làm bánh gối ngon nhất

Cách làm bánh chuối hấp ngon

Cách làm bánh bột lọc ngon

Cách làm bánh bột lọc ngon không cưỡng nổi

Cách làm bánh khoai tây

Cách làm bánh mì baguette

Cách làm bánh cuốn tại nhà

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý