Chế biến món ngon từ lươn để tầm bổ gia đình bạn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chế biến món ngon từ lươn để tầm bổ gia đình bạn

18/04/2015 06:41 PM
2,761

Từ lươn có thể chế biến nhiều món ngon, rất tốt cho cơ thể như: miến lươn, lươn xào… Các bạn thử làm một số món lươn vừa lạ miệng vừa trổ tài với bạn bè, gia đình nữa.

Lươn đã mổ không được rửa lại trong  nước vì thịt sẽ tanh hơn. Nên dùng giấy bản hoặc khăn mềm sạch thấm khô, sau đó trộn một chút nước nghệ. 

luon.jpg

Chọn lươn khỏe (thường ngóc đầu lên cao), da vàng sẫm, mập, cho vào nồi, xát muối khoảng 5 đến 10 phút. Khi lươn chết, vớt ra, dùng các loại lá có độ ráp như lá mướp, lá  bí ngô, hoặc rơm khô tuốt sạch nhớt từng con và rửa kỹ.

Bạn cũng có thể dùng giấm hay chanh, quất để rửa hết nhớt, giúp thịt lươn sạch, rất thơm.

Dùng dao nhọn hoặc tre nứa vót nhọn chọc vào rốn lươn, róc ngược từ đuôi lên đầu, móc bỏ ruột. Thấm sạch máu, trộn một chút nước nghệ vào thịt lươn.

Nếu cần lột da, dùng sống dao dần cho dập đuôi rồi bóc da và kéo ngược lên đầu, bạn sẽ lột được toàn bộ da. Sau đó bạn mới mổ bỏ ruột

Nếu làm lươn để nấu cháo thì không phải mổ mà chỉ cần rửa sạch, cho vào nước luộc qua. Không luộc chín quá, lươn sẽ nát, khó gỡ xương. Vớt ra, gỡ lấy thịt cho vào cháo.

Chọn lươn

Khi mua lươn, bạn hãy chọn những con độ lớn vừa phải, có hai màu rõ rệt: bụng vàng, lưng đen. Thịt chúng sẽ chắc và thơm ngon vì đó là lươn từ ao hồ, kênh rạch bắt lên. Những con có khối lượng lớn, mình đen thường là lươn nuôi nên thịt sẽ nhão và không thơm.

Làm lươn

Lươn làm sạch nhớt bằng cách tuốt với nước cốt chanh hay nước vo gạo. Không nên dùng giấm, vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc trưng riêng. Khi nào thấy không còn nhớt là được. Bạn cũng có thể cho nước nóng vào để lươn tự quẫy đạp cũng có thể sạch nhớt. Khi lươn đã sạch, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối cho sạch.

Hấp lươn chín rồi mới lóc thịt, muốn cho nhanh và lấy được hết nên dùng cật tre , hoặc muỗng gỡ thịt. Tuyệt đối không được đụng nước khi lươn đã chín, chỉ cần bạn lỡ tay để nước vấy vào thịt, lươn sẽ rất tanh.

Mẹo chọn và làm lươn không bị tanh - 1
Lươn làm sạch nhớt bằng cách tuốt với nước cốt chanh hay nước vo gạo. (ảnh minh họa)

Nấu cháo lươn ngon ngọt

Sau khi đã lóc hết thịt, bạn đừng vội vứt bỏ bộ xương, hãy bằm nhỏ xương và ninh kỹ rồi lấy nước nấu cháo. Chất ngọt từ trong xương sẽ làm cho nồi cháo của bạn ngon hơn.

Để thịt lươn đậm đà

Để thịt lươn thêm đậm đà, hãy ướp thêm một chút muối, tiêu và bột nghệ trước khi nấu. Bột nghệ sẽ làm cho thịt lươn có màu sắc và mùi vị đặc trưng. Khi xào lươn nên chú ý, chỉ cần thấy thịt săn  là được, không xào khô quá, thịt sẽ xác mất ngon.

Nguyên liệu:

600g lươn

200g thịt ba chỉ

300g củ chuối

20g nghệ

30g mẻ

50g hành lá

30g rau răm

30g hành tím củ

2 quả ớt sừng

Bún tươi

Gia vị: Mắm tôm, dầu ăn, tiêu, rượu trắng và hạt nêm Knorr từ Thịt Thăn, Xương Ống và Tuỷ.

Thực hiện:

- Lươn làm sạch, lóc xương, cắt khúc 5cm, rửa với rượu trắng cho hết tanh, để ráo. Ướp lươn với hạt nêm Knorr từ Thịt Thăn, Xương Ống và Tuỷ.

- Thịt ba chỉ cắt miếng vừa ăn. Cuộn lươn với thịt ba chỉ, xối qua dầu.

- Củ chuối lấy phần ngon, xắt sợi nhỏ, luộc qua nước mẻ nghệ cho mềm.

- Nghệ gọt vỏ, giã nhuyễn, lọc lấy nước.

- Làm nóng dầu, phi thơm hành tím, cho củ chuối vào xào. Nêm mẻ, nghệ, mắm tôm, hạt nêm Knorr từ Thịt Thăn, Xương Ống và Tuỷ, để thấm.

- Cho tiếp lươn và 500ml nước dùng đun sôi vào, nấu lửa nhỏ, vớt bọt. Lươn và thịt vừa chín, tắt bếp.

- Múc lươn bung ra thố, rắc hành lá, rau răm, tiêu. Dùng nóng với bún tươi và nước mắm chấm ngon.

Vào những mùa mưa, nước nổi cũng là lúc lươn vào vụ. Những con lươn to bằng ngón chân cái, vàng ươm trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người dân vùng đồng bằng Bắc bộ. Một trong những món được ưa chuộng nhất là lươn om củ chuối.

Lươn om củ chuối: Bổ âm, bổ dương

"Cá rô quyện với nồi rang/Còn như củ chuối, lươn vàng quyện nhau". Đi vào câu cao dao xưa của người Việt, hương vị đậm đà, dân dã của món lươn om củ chuối còn in đậm trong lòng những người dân đồng bằng Bắc Bộ.

Lươn đồng sau khi được làm sạch nhớt, mổ bụng, bỏ ruột, bỏ đuôi, chặt từng khúc nhỏ khoảng 3 -5 cm. Củ chuối rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành sợi nhỏ, đem ngâm với nước lã ngâm mẻ cho đỡ chát và đỡ thâm. Theo kinh nghiệm của người vùng Sơn Tây, Thạch Thất (Hà Nội), chọn củ chuối hạt sẽ khử được vị tanh của lươn cho ra vị thơm ngon rất riêng của món ăn.

Trộn lươn và củ chuối đã thái nhỏ, bóp cho quyện với nhau. Cũng có thể cho thêm quả chuối thái lát với mẻ. Tiếp đó, bổ sung thêm một số gia vị: vỏ quýt (xắt nhuyễn), mắm tôm, ớt, hành, muối và đặc biệt không thể thiếu một chút mỡ nước cho tăng độ bùi, béo cho món om. Ngoài ra, có thể cho thêm một chút nước củ nghệ để tạo màu sắc, tăng thêm phần hấp dẫn.

Để giữ được hương vị thơm ngon cho món ăn, người vùng đồng bắng Bắc bộ thường đun bằng nồi đất nung. Đun đến khi sôi thì cho thêm một ít nước giữ lửa đến khi nước sánh, lươn và chuối chín mềm là được.

Lươn om củ chuối: Bổ âm, bổ dương

Khi món lươn om củ chuối đã xong, có thể rắc thêm hành, lá lốt, tía tô, rau thơm, ớt thái nhỏ trang trí lên trên. Món ăn đạt yêu cầu là khi lươn và thịt phải chín mềm, nguyên miếng. Chuối và củ chuối phải nhừ, nhưng cũng phải nguyên miếng. Nước phải sánh, ăn vừa miệng và có vị chua dịu của mẻ. Mùi thơm, không hề tanh.

Theo kinh nghiệm cổ truyền, lươn có tác dụng bổ âm mạch. Lươn nấu với củ chuối để trung hòa phần bổ âm của lươn với dương tính của củ chuối. Món này dễ ăn, dễ làm và có thể ăn kèm với bún hoặc cơm nên được nhiều người ưa thích. Ngày nay, món lươn om củ chuối đã trở thành món đặc sản có mặt ở nhiều nhà hàng, khách sạn sang trọng.

Miến rửa sạch đã trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn mầu nâu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào bát. Những miếng thịt lươn đã xào săn lại mà vẫn phô màu vàng óng của da lươn.Hành hoa và rau răm thái nhỏ tăn thường thái trước khi cho vào bát để giữ mùi thơm, hành răm thái càng nhỏ càng tiết mùi thơm nhiều hơn. Rắc hành răm thái nhỏ lên thịt lươn rồi chan nước dùng. Nước dùng lươn màu nâu ngọt trên mức bình thường vì phải đậm đặc mới nổi vị chỉ chan sâm sấp chứ không chan võng vì miến đã ngấm nở đủ bằng nước dùng nên không trương nở thêm nữa, hơn nữa miến là miến tầu làm bằng đỗ xanh nên sợi miến nhỏ mà ròn chứ không nát, cuối cùng rắc hạt tiêu.

Miến lươn - Hà Nội
Ảnh: muivi

Miến thấm đượm nước dùng, thịt lươn xào săn ăn hơi dẻo rất rõ vị lươn, lại được tẩm ướp nên thơm mùi tiêu và mùi nước mắm ngon thật hấp dẫn. Bát miến lươn, ăn tới miếng cuối cùng vẫn còn nóng. Hà Nội xưa hình như lạnh hơn bây giờ. Món miến lươn hấp dẫn mọi mùa, nhưng vào những ngày đông lạnh còn hấp dẫn hơn nhiều. Bởi vì rét đến mấy, khi bê bát miến lươn thơm phức, nóng hổi lên là quên hết mọi rét mướt. Miến lươn không múc vào bát to, không có kèm theo giá đỗ và hành khô phi, không chan võng nước dùng chẳng thấy mùi lươn đâu như bây giờ và đặc biệt là thịt lươn không tẩm bột rán khô cong và ròn để khi ăn chẳng biết là lươn hay trạch hay một loại bánh rán ròn gì đấy vì khó mà phân biệt, khó mà nhìn rõ, khó mà khẳng định mùi vị.

Chuẩn bị nguyên liệu:

500g lươn (1 con lớn), 10g lá lốt, 20g đậu phộng rang, 2 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê gừng băm, 5g hành lá, 1 thìa cà phê bột ngũ vị, 1 thìa cà phê bột cà ri, 1 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa súp dầu điều, 1 thìa súp dầu ăn, 1 thìa súp mỡ hành, rau thơm, chuối chát, khế ăn kèm.

Làm mắm nêm: 1 thìa súp mắm nêm + 2 thìa cà phê đường + 1 thìa cà phê giấm + 1 thìa súp thơm băm nhỏ + 1 thìa cà phê tỏi ớt băm, khuấy đều.

Cách thức chế biến:

Lươn làm sạch, lóc phi lê, bỏ xương, lấy thịt, cắt khúc vừa ăn. Ướp lươn với dầu điều, dầu ăn, muối, tiêu, đường, hạt nêm, tỏi băm, gừng băm, bột cà ri, bột ngũ vị, để thấm 10 phút. Cuộn từng miếng lươn vào lá lốt, mang nướng vàng. Rau thơm nhặt rửa sạch. Chuối chát, khế cắt lát. Xếp lươn nướng lá lốt ra đĩa, cho mỡ hành, rắc đậu phộng lên trên, ăn kèm rau sống, chuối chát, khế, chấm mắm nêm.

Mách nhỏ:

Lươn còn sống da rất dai, nhưng khi nướng thì rất mềm nên nướng vừa chín là thịt ngon, có độ dai vừa phải. Chuối chát cắt ra ngâm nước chanh pha loãng để không bị thâm.

Cách làm bánh chuối nướng nước cốt dừa

Cách làm bánh gối ngon nhất

Cách làm bánh chuối hấp ngon

Cách làm bánh bột lọc ngon

Cách làm bánh bột lọc ngon không cưỡng nổi

Cách làm bánh khoai tây

Cách làm bánh mì baguette

Cách làm bánh cuốn tại nhà

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em bé 9 tháng có thể dùng lương để nấu cháo được không? Lương ( sống , chín ) có thể để trong tủ lạnh dùng nhiều ngày được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý