Trang phục truyền thống của người Việt

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trang phục truyền thống của người Việt

18/04/2015 06:42 PM
220

Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đông nhất và là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc mang đậm nét mộtbản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay.

Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt cổ tiếp tục phát triển, hài hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, khỏe khoắn với bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên miên. Trang phục người Việt là một trong những gì thân thiết nhất đối với con người Việt Nam. Sự gắn bó có tâm hồn này chính là điều xuất phát từ những trái tim yêu thương quê hương đất nước.

Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao.

Chúng tôi đã bước đầu trình bày về sự chuyên môn hóa các chức năng của trang phục người Việt trong lao động, hội hè, chiến đấu và các mặt khác. Chúng tôi muốn nói thêm: đối với người Việt, trang phục còn có chức năng phòng bệnh, trị bệnh. Với khí hậu ẩm thấp của vùng nhiệt đới gió mùa, bệnh phong thấp phổ biến, người ta chọn gỗ đặc biệt để làm guốc cho người già, vật liệu đặc biệt để làm mũ cho trẻ em. Thắt lưng và trang sức, một vài thứ, cũng có tác dụng đó. Bên cạnh xu hướng này, một xu hướng thường thấy ở người Việt là sử dụng một vật kiêm nhiều chức năng. Chiếc nón lá đã được nhiều người đề cập đến. Chiếc khăn trùm đầu, còn để quàng cổ, vắt vai, làm khăn lau và gặp lúc bất ngờ cũng có khi là vũ khí phòng hộ. Do đó, chúng ta thấy sự ra đời của đôi dép cao su thời kháng chiến chống Pháp chẳng phải là sự kiện ngẫu nhiên, mà mọi sự sáng tạo dựa trên cái gốc vững chắc của bản lĩnh dân tộc. Vấn đề đa chức năng của trang phục người Việt, trong nhiều trường hợp chưa hẳn đã là vì nghèo. Đi bộ vượt Trường Sơn, dù là người giàu, với đôi dép lốp vẫn là phương thức tối ưu nhất.

Thời gian gần đây, nhiều người đề cập đến chức năng vệ sinh từ màu đen của chiếc quần phụ nữ. Nếu chịu khó xét điều này trên quan điểm hệ thống, sẽ thấy rõ trong hoàn cảnh kinh tế và lao động hiện nay, vấn đề không dễ dàng giải quyết ngay được. Mặt khác, việc này còn gắn với thói quen thẩm mỹ, còn liên quan đến phạm trù quan niệm, chứ chưa hẳn đã là chuyện tiết kiệm, sợ tốn kém. Nhiều người chỉ thấy trang phục là đối tượng của thị giác nên đòi hỏi nó phải biểu hiện được những chuẩn mực cho sự nhìn. Để đáp ứng yêu cầu này, trong suốt quá trình lịch sử, trang phục người Việt đã có sự chọn lọc về hình dáng, kiểu thức, màu sắc, hoa văn trang trí, chất liệu. Nhưng nhìn qua bộ trang phục của người Việt từ đầu thế kỷ XX trở về trước, chúng ta thấy rõ ngoài việc đáp ứng yêu cầu nhìn, còn có cả nghe, mùi vị và tất nhiên dẫn đến cả xúc cảm nữa. Có thể nhắc đến trang phục của người Việt cổ ở Làng Vạc vào thời dựng nước với những âm vang của chất liệu đồng thau cho đến bộ xà tích bạc đầu thế kỷ này. Phải chăng, tiếng sột soạt của bộ áo váy mới cũng là sự dụng tâm thích thú của người mặc. Bên cạnh tầng lớp giàu sang, quý phái biết sử dụng các loại hương liệu đắt tiền để ướp quần áo, nhân dân thường dùng những thứ phổ biến như: hạt mùi để bọc áo khăn; lá mùi, lá sả... để gội đầu, hoa bưởi, hoa nhài... để cài tóc. Việc chọn lựa các chất để nhuộm màu, cũng tạo cho áo quần những mùi vị nhất định. Phần trong bài chúng tôi mới nói đến việc dùng dầu xoa tóc, nhưng thật ra ở người Việt còn có nhiều thứ dầu, rượu đặc biệt để xoa bóp cơ thể nhằm chống côn trùng, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ da... Sự hình thành những hương vị này liên quan đến những tập quán ở từng địa phương nữa.

Trang phục người Việt còn được lưu ý dưới góc độ sử liệu. Một cái nhìn thoáng nhanh qua áo quần cũng có thể giúp chúng ta khám phá ra được cái mà các nhà sử học gọi là niên đại tương đối. Việc đoán định niên đại tuyệt đối của trang phục người Việt là chuyên môn hẹp và sâu của rất ít nhà nghiên cứu. Nói chung với những sử liệu này, chúng ta có thể ghi nhận được nhiều dấu ấn của các thời đại lịch sử. Tính đa dạng của trang phục người Việt thể hiện rõ nhất qua từng địa phương. Có khi tính đa dạng này hoàn toàn do kỹ thuật. Nhân dân lao động với áo quần bằng vải, thường hay mặc trước rồi mới nhuộm sau. Do thị hiếu và cũng vì lý do khách quan để cho bền màu, người ta thường nhuộm lót trước: lót xanh cho màu đen, lót đỏ cho màu gụ v.v... Vì thế tuy chỉ cùng một bộ, nhưng Đông Xuân, ta gặp nhiều người mặc màu cháo lòng, màu xanh, màu gạch non... đến Hè Thu lại là những áo quần màu nâu, màu đen, màu gụ v.v...

Từ khi giành lại được quyền độc lập, tự chủ vào thế kỷ X, các vương triều phong kiến đã lưu ý đến một sự thống nhất trong đa dạng, với những quy chế, thể lệ. Tính thống nhất này cũng có thể nhận thức được qua tính giai cấp trên trang phục, ở từng mẫu áo, kiểu quần, màu sắc, hoa văn, trang điểm. Trang phục thể hiện tôn ti, trật tự phong kiến, ngăn cấm mọi sự vi phạm. Ngày nay, trang phục của Quân đội nhân dân đã "vượt khung" khỏi phạm vi của một tộc người cụ thể, trở thành một sự thống nhất Việt Nam.

Đứng ở góc độ tin học, trang phục người Việt còn là những đặc trưng chỉ định sự khác biệt giữa người Việt và các dân tộc anh em trên đất nước ta, phân biệt được một số mặt như nghề nghiệp, giới tính, thị hiếu thẩm mỹ... của từng vùng. Một cái nhìn khái quá thông qua sự tiến triển thăng trầm của lịch sử giúp chúng ta khẳng định được bản lĩnh vững vàng của phong cách người Việt. Không ít nhà nghiên cứu đã lưu ý đến tinh thần đấu tranh chống đồng hóa của người Việt thông qua trang phục. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Đối với kẻ thù xâm lược từ phương Bắc đem theo chủ trương đồng hóa triệt để bằng cách bắt nhân dân ta thay đổi trang phục, đầu tóc, thì nhân dân ta ngoan cường đấu tranh chống lại, nhiều khi rất quyết liệt. Thời cận đại, đối với bọn địch xâm lăng phương Tây từ biển vào, những nhà nho yêu nước, ví dụ như Nguyễn Đình Chiểu vẫn giữ phong cách: để búi tóc, mặc áo dài, đội khăn đóng, không dùng xà phòng... Nhưng đến một thời kỳ khác, nhân dân ta lại có phong trào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn... Sự thay đổi về mặt hình thức này lại là một phong trào tiến bộ, cho nên đã bị thực dân Pháp lái sang những xu hướng thẩm mỹ về trang phục không lành mạnh. Khi đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, chúng lại khuyến khích nhân dân ta Mỹ hóa trang phục. Để đấu tranh với bọn thực dân mới, chống lại cái "mới" lố lăng, cầu kỳ, xa lạ, phô trương..., nhân dân các đô thị miền Nam lại tìm cách trở về truyền thống.

Trong nước, thời phong kiến, đấu tranh với giai cấp thống trị, bản lĩnh của nhân dân ta cũng theo một xu thế ấy. Ví dụ như chuyện cấm mặc váy của Minh Mạng. Về lý mà nói, cái váy thời Hùng Vương của người Việt cổ đã rất đẹp. Cái quần là một mẫu trang phục ngoại lai, chúng ta tiếp thu được từ các tộc du mục. Trong việc này, ngoài vấn đề chuyên chế và dân chủ, còn có chuyện tính bản địa và ngoại lai. Gần đây một thời kỳ, có cuộc vận động, hô hào phụ nữ nên mặc váy. Giới phụ nữ đã không chấp nhận. Nhưng ở nam giới, ngày nay hầu hết đều mặc áo quần mà ta vẫn quen gọi là Âu phục. Đây là một dẫn chứng cho thấy ở người Việt không hề có sự bài ngoại mù quáng. Họ có thể sẵn sàng tiếp thu những mẫu mới từ bên ngoài một cách có ý thức và có sáng tạo để tồn tại lâu dài hoặc chỉ với một thời gian nhất định, nhưng đều được Việt hóa nhanh hoặc dần dần từng bước.

Trang phục cũng là một hiện tượng văn hóa về mặt vật chất, hay văn hóa vật chất. Các chương trên đã cho thấy những điều kiện kinh tế, xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với trang phục người Việt. Trước kia, bên cạnh nghề trồng lúa nước, nghề trồng dâu, nuôi tằm là hoạt động sản xuất cơ bản trong đời sống của xã hội người Việt. Vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, nhiều người nước ngoài tiếp xúc với Lạc Việt đã phải thốt lên rằng: cây bông ở đây có thể giải quyết được áo chăn cho thiên hạ. Dĩ nhiên cách nói có phần khoa trương nhưng đã lột tả được sự giàu có về nguyên liệu quan trọng này. Về hàng tơ, chưa kể các loại trong Cung Đình, cho đến thế kỷ XVIII, chúng ta thống kê được gần 30 loại mặt hàng, mỗi loại còn có nhiều kiểu khác nhau, ví dụ như gấm, có gấm the, gấm láng, gấm mây, gấm hoa...

Đứng ở góc độ văn hóa tinh thần, trang phục còn có ý nghĩa về ý thức chính trị, về đạo đức con người, về quan niệm thẩm mỹ... Sự tự khẳng định mình thông qua trang phục, nhất là đối với thanh niên, là điều cần phải hướng dẫn, giáo dục hơn là phê phán, chỉ trích. Như vậy, trang phục là một nhu cầu vật chất nhưng đồng thời còn là một hiện tượng về văn hóa. Với quan điểm xây dựng nền văn hóa mới và con người mới là điều cần và có thể thực hiện từng bước, từng phần ngay từ hôm nay, và "không phải trình độ văn hóa của xã hội phụ thuộc một cách máy móc vào trình độ phát triển kinh tế", chúng ta cần xác định dù xã hội ta còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng không nhất thiết phải chờ đến khi thật giàu có, sung túc, lúc đó mới quan tâm đến vấn đề trang phục.

Dân tộc Việt có câu "Đói cho sạch, rách cho thơm" vừa là để nhắc nhở những yêu cầu cụ thể cho cung cách ăn mặc, nhưng đồng thời còn có mục đích giáo dục một phẩm chất thanh cao, một nếp sống đạo đức, dù trong trường hợp nghèo, đói. Chúng ta không hẹp hòi, bảo thủ trước sự phát triển, thay đổi các kiểu cách trang phục lành mạnh, nhất là trong thanh niên, nhưng không thể công nhận những hiện tượng may mặc đua đòi, chạy theo "mốt" lố lăng, phô trương, xa hoa, lãng phí... xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời cũng cần phản đối hiện tượng cho rằng nền kinh tế của ta chưa phát triển cao, nên có thể ăn mặc tùy tiện, cẩu thả, thiếu thẩm mỹ. Từ đó làm giảm giá trị cao đẹp của con người và còn có thể nảy sinh những hậu quả xấu về nhiều mặt. Vì trang phục, trong những chừng mực nhất định, còn là phương tiện rất đắc lực của các quan điểm tư tưởng, các ý đồ chính trị, không chỉ thuộc sở thích hay thị hiếu của cá nhân mà đây là cả một vấn đề văn hóa, một vấn đề xã hội, có tác dụng góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần xây dựng con người mới hoặc ngược lại.

Do đó, trang phục, là đối tượng của thị giác, một trong hai giác quan mà Các Mác cho rằng nó dễ cảm nhận cái đẹp một cách tinh tế, phải là một biểu hiện bên ngoài của một nội dung bên trong mang đầy đủ những chuẩn mực lành mạnh, hài hòa, thanh lịch, thực tiễn...

Từ việc tìm hiểu trang phục của những người Việt cổ đến trang phục dân tộc Việt ngày nay và trang phục của các tổ chức chung trong xã hội Việt Nam, chúng ta thấy rõ sự tiếp nối vững vàng giữa truyền thống và hiện đại, trong điều kiện giao lưu văn hóa đa dạng và thường xuyên đã có những sự sáng tạo nhuần nhị và cởi mở giữa tính dân tộc và tính quốc tế. Ngày nay, tuy chưa có nhiều cuộc vận động cụ thể, sát sao và thường xuyên về trang phục dân tộc Việt, cũng như nhân dân Việt Nam nói chung, nhưng từ các nghị quyết lớn về kinh tế và văn hóa của Đảng, chúng ta có thể nhận thức được nội dung và tính chất của những điều mà chúng ta đang quan tâm nằm trong phương hướng chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chiếc áo dài Việt Nam mang nét đẹp truyền thống, chứa đựng tâm hồn dân tộc, vừa duyên dáng vừa quyến rũ, làm tôn vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam

và được nhiều người nước ngoài ưa thích. Áo dài đã đi sâu vào trong lòng con người Việt Nam. Áo dài là một biểu tượng văn hóa dân tộc của người Việt Nam.

Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu,

dù ở đâu Paris, Luân Đôn hay những miền xa,
thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi”.

73.jpgÁo dài, chiếc áo cổ truyền thướt tha mang đậm nét dân tộc của con người Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu, chiếc áo dài truyền thống luôn là niềm tự hào của người Việt Nam.

Áo dài Việt Nam có từ rất lâu. Vào thế kỷ 18, phụ nữ Việt Nam vẫn mặc váy. Nhưng vào năm 1744 dưới triều đại nhà Nguyễn, Vũ Vương, một viên quan cai trị phía Bắc miền Trung Việt Nam đã có ý yêu cầu thay đổi trang phục cho đàn ông lẫn đàn bà theo kiểu áo buộc giây hoặc cài nút xẻ phía trước với quần dài phủ giầy. Những năm sau đó vào thời Pháp thuộc, từ chiếc áo tứ thân buộc giây đã được cải biến thành chiếc áo dài hai tà và được mặc với quần ống rộng dài.

Hình ảnh chiếc áo dài, khăn đóng đã gắn liền với cuộc sống của người dân từ nông thôn cho đến thành thị. Theo lệ thường, mỗi khi làng nước có việc hệ trọng, gái trai ra đình đều vận khăn đóng áo dài. Gái thì áo dài hoa, đầu đội khăn gấm; trai thì áo dài nhiễu đen, đầu quấn khăn đóng đen (có nơi gọi là khăn xếp), bậc cao niên trưởng thượng thì áo và khăn đỏ có in hình chữ “Thọ”, còn lũ trẻ nh74.jpgỏ thì áo dài xanh, đỏ, vàng trông rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt… Nói chung, áo dài không phân biệt hèn sang, già trẻ, ai ai cũng đều có thể mặc được, đặc biệt là trong các dịp lễ tiết quan trọng, nhất là dịp Tết đến xuân về. Bộ áo dài khăn đóng, gái mặc thì thướt tha, thùy mị; trai mặc thì nền nã, trang nghiêm. Chính vì vậy mà trong các việc lớn như giỗ chạp, ma chay, cưới xin, hội làng, ngày Tết… người ta đều dùng đến nó.

Có lẽ vì sự phổ biến này nên áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người Việt Nam. Bộ trang phục này càng thú vị hơn khi đó là trang phục cho cả nam và nữ. Áo dài may cho nữ thường bó sát người, có tà xẻ cao; còn cho nam giới bao giờ cũng rộng rãi.

Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác. Chiếc áo dài ngày càng được cải tiến theo nhiều kiểu lạ và đẹp với nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chiếc áo dài hai tà.

Trải qua thời gian và năm tháng, bộ trang phục truyền thống áo dài vẫn tồn tại và phát huy được thế mạnh của mình trong đời sống văn hóa và được coi như là “quốc phục” của Việt Nam.

Không chỉ trong các cuộc thi hoa hậu, thi người đẹp Việt Nam không thể thiếu áo dài, chiếc áo dài Việt Nam đã có mặt ở các sự kiện lớn, cuộc thi sắc đẹp quốc tế và nó được đón nhận với sự trân trọng và ưa75.jpg thích. Áo dài đã được chọn làm bộ trang phục cho các nguyên thủ mặc khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội. Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ các nước đã bị hấp dẫn bởi trang phục dân tộc đặc sắc này và các Hoa hậu đã có dịp rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài và nón lá tại TP.Hồ Chí Minh.

Trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009 (Mrs. World Peagant 2009) tại Việt Nam khác biệt duy nhất so với những cuộc thi đã diễn ra từ nhiều năm nay chính là ở phần thi trình diễn áo dài Việt Nam, trong phần mở đầu của đêm chung kết tất cả các thí sinh xuất hiện trong trang phục áo dài của nước chủ nhà. Theo ông David Z.Marmel, Chủ tịch Tổ chức Mrs. World Peagant, tà áo dài Việt Nam từ lâu đã nhận được sự mến mộ của nhiều du khách nước ngoài bởi vẻ đẹp tha thướt, dịu dàng và tôn vinh vóc dáng đẹp của người phụ nữ. Không chỉ Hoa hậu của các nước mà ngay cả bản thân ông cũng đã rất háo hức chờ đợi màn trình diễn áo dài của các thí sinh.

Vừa qua trong "Ngày Việt Nam tại Tây Ban Nha" vào trung tuần tháng 12/2009, 30 mẫu thiết kế của nhà thiết kế David Minh Đức đã được khoe sắc tại châu Âu. Áo dài Việt Nam đã được biểu diễn tại kinh đô thời trang Milan (Italy) và Madrid (Tây Ban Nha). Bộ sưu tập đã cung cấp cho bạn bè quốc tế cái nhìn bao quát về quá trình hình thành, phát triển của trang phục dân tộc Việt, từ áo dài cổ xưa cho đến hiện nay, từ hình ảnh cô thôn nữ đến các nữ sinh đến trường, hay những buổi dạ tiệc và đặc biệt, hình ảnh chiếc áo dài cách tân để mặc trong các nghi lễ cưới hỏi. 30 bộ áo dài được chọn giới thiệu lần này nằm trong dự án 1.000 mẫu áo chuẩn bị cho đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

76.jpgHình ảnh những sinh viên duyên dáng thướt tha trong bộ áo dài đồng phục đang đạp xe hoặc bước bộ trên đường đến trường, trông thật quyến rũ. Và đây cũng là điều gây ấn tượng đặc sắc cho du khách đến Việt Nam. Người nước ngoài đến Việt Nam không chỉ thích ngắm mà còn rất thích mặc áo dài. Ở các lễ hội, nhiều du khách và các nghệ sĩ nước ngoài khi đến dự và biểu diễn cũng đã chọn mặc áo dài và thấy rất thích thú. Áo dài là món quà kỉ niệm mà nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là các thiếu nữ, đã chọn khi ở Việt Nam. Tại các trung tâm du lịch lớn, đặc biệt là phố cổ Hội An (Quảng Nam) nổi tiếng với những hiệu chuyên may áo dài phục vụ nhu cầu khách tham quan du lịch. Khách hàng còn có thể chỉ cần tìm hiểu qua website, gửi thư điện tử cho một hiệu may bất kỳ sẽ có được một bộ áo dài ưng ý.

Ngày nay ở Việt Nam, chiếc áo dài truyền thống không chỉ xuất hiện trong những dịp trọng đại như Tết cổ truyền dân tộc, các lễ hội, các hội nghị, tiếp khách nước ngoài, trình diễn nghệ thuật, sinh nhật, đám cưới, lên chùa… mà cả trong ngày thường, nhất là ở các cơ quan ngoại giao, giáo dục, hàng không, bưu điện, du lịch, dịch vụ…

Việt Nam và Áo dài

Áo truyền thống của nam giới Indonesia

Áo truyền thống của nam giới Indonesia


Áo dài có nhiều điểm tương đồng với sườn xám Trung Quốc nhưng có nét kín đáo hơn vì có thêm chiếc quần lụa.

Những kỉ lục Việt Nam độc đáo

Người Tày

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý