Cách làm bánh canh Trảng Bàng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách làm bánh canh Trảng Bàng

18/04/2015 06:51 PM
1,396

Trảng Bàng (Tây Ninh) là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống. Nổi tiếng nhất vẫn là bánh canh Trảng Bàng với nhiều lò bánh thủ công gắn liền với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Ảnh

Bánh canh Trảng Bàng trở nên nổi tiếng nhờ tên gọi dễ nhớ bởi nó gắn liền với tên hành chính địa phương. Chính nhờ sự cạnh tranh gay gắt giữa các lò bánh ở địa phương nên những huyền thoại về bánh canh Trảng Bàng không những không bị mai một mà ngày càng ngon hơn và hấp dẫn hơn, quen thuộc hơn.

Mỗi lò đều cố gắng thu hút du khách bằng bí quyết riêng của mình trong từng con bánh, từng loại gia vị và cách pha chế gia truyền của mỗi lò. Để có bánh canh Trảng Bàng phải qua công đoạn làm bánh canh rất công phu.

Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm (Chợ Đào). Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết.

Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Công đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt.

Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở làng nghề Trảng Bàng này là các lò làm bánh hoạt động rất nhịp nhàng, ăn khớp với các tiệm ăn. Bột bánh canh được giao tới tiệm ăn rất đúng giờ, đúng buổi không quá sớm và cũng không quá trễ, tránh trường hợp con bánh bị chua, mất đi hương vị độc đáo.Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói với vị cay của ớt, tiêu, sau khi đã dùng qua, ắt hẳn khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm.

Phố nghề, làng nghề truyền thống bánh canh Trảng Bàng đang là những thông tin cho du khách nước ngoài muốn tìm hiểu về giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam, sự khác nhau của hương vị 3 miền đất nước Bắc Trung Nam. Bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một điểm dừng chân quen thuộc của xe du lịch trên quốc lộ 22.

Vú nàng Dốc Lết, gỏi ốc Bình Châu, chem chép Bình Đại, nem Thủ Đức, bánh canh Trảng Bàng không chỉ là những món ăn thông thường mà còn là những sản phẩm du lịch có giá trị và mang đậm sắc thái văn hóa ẩm thực Việt Nam.

bánh canh Trảng Bàng đơn giản là thế mà chất chứa bao tâm tình, nét hồn văn hóa ẩm thực và cốt cách đôn hậu của con người Tây Ninh.
"Ngày còn nhỏ tôi đã biết phụ má lặt rau, nấu nước lèo. Đến đời tôi nữa là 3 đời theo nghề bán bánh canh của gia đình rồi!” - chị Trang, chủ quán bánh canh Hoàng Minh ở Trảng Bàng, Tây Ninh chia sẻ.
Danh tiếng 40 năm
Gia đình chị Trang mở tiệm từ khi bánh canh Trảng Bàng chưa nổi tiếng.
Ngày đó, quán chị chỉ là một căn nhà vách ván cũ kỹ, bán với giá 1 đồng/tô cho những người nông dân mỗi sáng đi ruộng. Vậy mà sau 40 năm, danh tiếng của tiệm bánh canh ấy đã lan xa không chỉ ở Trảng Bàng mà còn nổi tiếng khắp nơi như một thương hiệu lớn.
Những sợi bánh canh trắng ngần, dai và đậm đà hương vị ấy sau khi qua các công đoạn xay, ép, trần… lại tỏa hương thơm kỳ lạ.  Trong những chiều mưa, xì xụp tô bánh canh nóng hổi thì không còn gì bằng.
bánh canh Trảng Bàng đơn giản là thế mà chất chứa bao tâm tình, nét hồn văn hóa ẩm thực và cốt cách đôn hậu của con người Tây Ninh. Nhưng quan trọng hơn, nó mang một hương vị rất riêng, mà du khách chỉ có thể cảm nhận được ở mảnh đất miền Đông hiền hòa này.
Bánh canh giò heo 
Nếu như nhắc đến bánh canh Trảng Bàng thì cũng không thể quên món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc. Những chiếc bánh tráng sau khi được tráng, trong đêm khuya người ta phơi chúng khoảng 15 - 30 phút để đạt độ mềm nhất định.
Dường như những chiếc bánh sau khi hấp thụ sương đêm, chúng trở nên ngon ngọt hơn, và chỉ riêng xứ Trảng Bàng mới có thể làm ra được những chiếc bánh như vậy.
Những chiếc bánh tráng cuốn kèm với rau, thịt luộc, đồ chua chấm với nước mắm trở thành món ăn tuy dân dã mà cũng không kém phần sang trọng. Một thực khách cho biết: “Tôi mới lần đầu đến Tây Ninh, đến thị trấn Trảng Bàng, ghé vào quán bánh canh ăn cho biết, vì tôi nghe nói những món ăn này rất ngon. Sau khi thưởng thức bánh canh và bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc ở đây tui thấy đúng là danh bất hư truyền!”.
Muôn vị rau sông
Góp phần làm cho các món ăn kể trên có được hương vị riêng không thể không kể đến công trạng đĩa rau sống. Ngoài những thứ rau trồng thì các loại rau được hái dưới sông mới chính là thành phần “chủ lực” góp phần đưa thương hiệu bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc vào thực đơn của các nhà hàng, quán ăn sang trọng. Thậm chí có ý kiến cho rằng, nếu bánh canh Trảng Bàng không có đĩa rau sống thì nó chưa chắc đã nổi tiếng như thế.
banh canh trang bang - Về Trảng Bàng ăn bánh canh
Rau sông gồm nhiều loại như: trâm ổi, trâm sắn, rau mặt trăng, bứa... mỗi thứ mang hương vị khác nhau như chua, chát hay cả chát lẫn chua.
Để có được những loại rau vừa kể, người hái rau sông phải tìm ở hai bờ Vàm Cỏ Đông. Chúng mọc tự nhiên quanh các triền sông và sống nhờ vào hơi thở của sông nước.
Các loại rau này không bóng bẩy nhưng cũng đủ vẻ mơn mởn, tươi xanh để hấp dẫn thực khách. Đó là màu xanh của ngọn bù lời, màu đỏ bầm của rau trâm ổi, rau câu, màu vàng chanh của cọng bứa, màu hồng phấn của lá mặt trăng…
Những hương vị độc đáo của rau sông hòa quyện vào cái cay nồng của ớt, tiêu, vị ngọt ngào của nước dùng và hơi nóng hừng hực của tô bánh canh sẽ làm cho bất cứ ai cũng nhớ mãi khi thưởng thức.
Lúc dùng rau sông, thực khách an tâm tuyệt đối, vì chúng không được "uống" thuốc bảo vệ thực vật.

Mong bánh canh Trảng Bàng xuất ngoại
Chủ quán bánh canh Hoàng Minh cho biết: thịt luộc phải bảo đảm không bị nhừ, nhưng cũng không bị sống. Những lát thịt khi xắt mỏng phải giữ nguyên màu trắng tự nhiên và ăn phải có hương vị thơm ngọt từ thịt.
Còn nước lèo thì chế biến sao cho có độ ngọt tự nhiên, không nêm đường lẫn bột ngọt. Khi khách hỏi tới: cách làm sao để được như thế. Chị chủ quán cười trừ: “Bí quyết nghề nghiệp mà em!”.
Người yêu thích ẩm thực ở Sài Gòn chắc không ít lần hoang mang: giữa một rừng hàng quán bán món bánh canh Trảng Bàng đặc sản Tây Ninh ở Sài Gòn hiện nay – mà ai cũng tự nhận mình là “chánh gốc”, thì đâu mới đích thực là nơi thực sự đúng điệu Trảng Bàng?

Mang sự thắc mắc đó, chúng tôi đã đi tìm câu trả lời… Lục lọi nhiều nguồn tư liệu mới vỡ ra một thông tin khá thú vị về nguồn gốc nghề nổi danh bánh canh Trảng Bàng - và cũng là một thương hiệu bánh canh nức tiếng Việt Nam: nghề này khởi phát từ một gánh bánh canh bán theo lối hàng rong của gia tộc họ Bùi ở chính Trảng Bàng, Tây Ninh.

Gắn với món ăn ngon nổi tiếng này là hai vợ chồng ông Bùi Văn Phương và Phạm Thị Trang, ông - bà nội của thế hệ những người cũng theo nghiệp bánh canh và tạo dựng được danh tiếng mấy chục năm sau sau này như Năm Dung, Út Huệ, Sáu Liên (vùng Trảng Bàng), Ba Xi (ở quận 3, TP.HCM hiện nay… và là ông – bà cố của cả những thế hệ cháu chắt thương hiệu bánh canh Hoàng Minh (dọc tuyến quốc lộ đi Mộc Bài)…

Theo lời bà Ba Xi, chủ nhà hàng bánh canh Trảng Bàng Ba Xi (135 Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM), từ khi còn niên thiếu bà đã thấy bà nội gánh bánh canh đi bán. Thời đó, khi giao thương, vận chuyển hàng hóa qua lại giữa Sài Gòn - Tây Ninh và khu vực biên giới Campuchia, những đoàn xe của Pháp thường dừng ở thị trấn Trảng Bàng. Cánh tài xế và những người áp tải hàng hóa hay tìm đến những quán ăn trong vùng. Ông nội của bà đã nghĩ ra cách nấu món bánh canh thịt heo nước lèo để đáp ứng nhu cầu của những người này. Mỗi đêm, ông của bà cùng những người lớn trong nhà thường gánh nước lèo, thịt heo và rau sống tới tận các đoàn xe để nấu bán.

Đến khi ông bà nội qua đời, cha mẹ bà Ba Xi (ông Bùi Văn Sử và bà Nguyễn Thị Xét) vẫn tiếp tục kế thừa nghề bánh canh truyền thống của gia đình với quanh gánh đặt trên vai những người phụ nữ tần tảo. Việc buôn bán tuy cực nhọc, vất vả nhưng khá phát đạt. Từ đó, gia đình họ gắn bó luôn với nghiệp bánh canh. Thế hệ của bà Ba Xi tính ra là đời kế nghiệp thứ 3.

Bánh canh Trảng Bàng nổi tiếng đến mức gần như mỗi khi có dịp đi ngang Tây Ninh, rất nhiều du khách dừng chân để thưởng thức bằng được món bánh canh Trảng Bàng. Giới thực khách sành điệu ở Sài Gòn cũng thường cất công lặn lội mấy chục cây số đến tận Trảng Bàng thưởng thức món này

Làm các món bánh đơn giản

Cách làm cheese cake cực hấp dẫn mà cực kỳ đơn giản

Cách làm bò bông loại bánh đặc sản của miền Nam cực hấp dẫn

Những món bánh truyền thống miền Bắc

Cách làm bánh takoyaki theo đúng hương vị Nhật Bản

Cách làm bánh cupcake socola

Cách làm bánh pancake ngon chiêu đãi cả nhà

Cách làm hamburger ngon hấp dẫn tất cả các thành viên

Cách làm bánh kem đơn giản

Cách làm bánh pate chaud ngon ngất ngây

(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
làm cách nào để thịt luộc dc trắng, thơm ngon khi cắt ra , xin chỉ mình bí quyết
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Bạn tham khảo cách này nhé: Nấu nồi nước trong đó có bỏ một ít giấm (vinegar) và một ít muối vào, đợi nước sôi thì thả miếng thịt vào. Để sôi khoảng 3 phút thì đổ hết nước đó và rửa miếng thịt cho thật sạch. - Nấu lại nồi nước sôi khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín. Muốn biết thịt chín chưa thì xiên chiếc đũa qua miếng thịt và không thấy nước hồng hồng chảy ra là thịt đã chín. Đem thịt ra và rửa lại bằng nước lạnh.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý