Bí quyết buôn bán thành công

seminoon seminoon @seminoon

Bí quyết buôn bán thành công

18/04/2015 06:58 PM
4,640

Khách hàng bao giờ cũng rất hài lòng khi họ mua món hàng nào đó của bạn mà họ cảm thấy ngoài chất lượng tốt, giá lại rẻ hơn nơi khác. Và họ sẽ luôn tìm đến bạn khi họ cần mua hàng. Ðó là một tâm lý chung của khách hàng. Vì thế nếu muốn bán được hàng, bạn hãy làm cho họ được lợi chút đỉnh.

Khách hàng bao giờ cũng rất hài lòng khi họ mua món hàng nào đó của bạn mà họ cảm thấy ngoài chất lượng tốt, giá lại rẻ hơn nơi khác. Và họ sẽ luôn tìm đến bạn khi họ cần mua hàng. Ðó là một tâm lý chung của khách hàng. Vì thế nếu muốn bán được hàng, bạn hãy làm cho họ được lợi chút đỉnh.

Nguyên tắc chung này ngày nay có thể rút ra khi đọc các sách dạy về bán hàng, nhưng hơn nửa thế kỷ trước, anh em nhà Tedia phải mất công tìm hiểu chán mới biết được. Nhưng sau khi học được kinh nghiệm này, họ lại vận dụng thành công tới mức ở nước Ðức, có thể rất nhiều người không biết ai là Tổng thống Ðức nhưng lại nhất thiết biết đến tập đoàn “Aldi”.
Năm 1948, anh em nhà Tedia thừa hưởng cửa hiệu nhỏ do mẹ cha để lại. Người em là Tedia, anh trai Kaer, cả hai mới chưa đầy 30 tuổi. Họ đã cố gắng mở rộng mặt tiền của cửa hàng, thêm vài mặt hàng, thậm chí mở thêm vài cơ sở nữa, làm từ sáng đến tối. Cuối năm tính lại, trừ giá gốc lãi lờ chẳng là bao. Hai anh em đã ngồi bàn tính mãi vẫn chưa hiểu tại sao có người cũng kinh doanh như mình mà khách thì đông, phất lên nhanh chóng. Bàn bạc hồi lâu, họ quyết định thu xếp công việc kinh doanh, bố trí người thay mình quản lý để cùng nhau đi các cửa hàng khác tìm hiểu. Hai anh em nhà Tedia tình cờ phát hiện ở một cửa hàng có dán thông báo viết như sau: “Quý khách lưu ý! Xin mua hàng tại chỗ chúng tôi, giữ lại hoá đơn cẩn thận. Cuối năm cửa hàng sẽ giảm 3% tổng số tiền trong hoá đơn đã mua cho quý khách”.
Thì ra là vậy. Hai anh em như phát hiện ra câu thần chú kéo khách đến cửa hàng. Họ về nhà trao đổi với nhau. Tedia nhận xét: “Cửa hàng ấy thành công là nhờ họ hứa sẽ giảm 3% vào cuối năm cho khách nên khách thấy có thể có lợi, chịu khó đến mua. Mình nên học chiêu này”. Ngay hôm sau, tất cả các cửa hàng “Aldi” đều dán một thông báo: “Cửa hàng chúng tôi giảm giá 3% cho mọi sản phẩm. Quý khách nào phát hiện giá ở cửa hàng không phải rẻ nhất trong thành phố sẽ được trả lại chênh lệch và có thưởng”.
Chỉ vài ngày sau, một đồn mười, mười đồn trăm, các cửa hàng “Aldi” đều đông nghịt khách. Hàng bán hết nhanh chóng, doanh thu tăng vùn vụt. Anh em nhà Tedia chỉ còn mỗi việc lo sao cho đủ hàng để phục vụ khách. Từ một vài cửa hàng, họ đã mở rộng chuỗi cửa hàng “Aldi” ra khắp nước và anh em nhà Tedia trở thành Vua bán lẻ ở Ðức.
Thực ra ở châu Á, những người Trung Hoa từ lâu đã có phương châm “ăn lời ít, bán ra thật nhiều” để nói về cách bàn hàng của người Hoa. Thì ra dù Âu hay Á, và có thể ở các châu lục khác, phương châm ăn lời ít để bán ra thật nhiều vẫn là một bí quyết thành công trong khâu bán lẻ.

Nhìn một vận động viên thể thao đỉnh cao như Lance Armstrong, người đã vượt qua căn bệnh ung thư để giành chiến thắng trong nhiều vòng đua nước Pháp, thì không thể gọi thành công là do may mắn, mà là kết quả của một sự nổ lực, kiên trì, bền bỉ, rèn luyện không ngừng với niềm tin mạnh mẽ vào chiến thắng.

Những vận động viên leo núi, chinh phục các đỉnh cao không thể chỉ nhờ vào may mắn, mà nhờ kết quả của cả một quá trình tập luyện gian nan. Không khổ công tập luyện thì chẳng bao giờ đạt thành tích cao.

Nhưng hãy thử xét lại, đâu phải bất cứ người nào tập chạy đua cũng giành được chiến thắng, đâu phải ai tập luyện leo núi cũng chinh phục được đỉnh Everest? Bởi muốn đạt được thành công, còn một yếu tố nữa là sự khôn ngoan trong quá trình phấn đấu, nắm và vận dụng được những nguyên tắc, quy luật chứ không phải đơn thuần là chỉ đổ mồ hôi.

Nếu ai đó vẫn coi thành công như một sự may mắn thì cũng giống như chuyện trúng vé số. Như vậy, trong cuộc đời này, số người thành công chẳng là bao. Thành công xuất phát từ nền tảng tư duy, nhận thức, trí tuệ, năng lực thực sự của bản thân. Vì thế, nếu trên chặng đường đi đến thành công mới mà có bị vấp ngã thì người đã đạt được thành công sẽ luôn cố gắng vượt qua vì luôn tin tưởng tuyệt đối vào đích đến. Người thành công thật sự luôn biết họach định sự thành công cho cả đời con, đời cháu của mình. Người thành công biết tu dưỡng, rèn luyện và hình thành cách suy nghĩ sáng tạo, quyết đóan và hành động dũng khí mạnh mẽ.

5-bi-quyet-thanh-cong

Bí quyết 1: Có ước mơ

Người thành công suy nghĩ điều gì? Kết quả của các cuộc thăm dò từ những người thành công trên thế giới đều cho thấy rằng người thành công đã đặt cho cuộc đời họ một sứ mạng, một ước mơ lớn, từ đó tạo ra những đột phá, những động lực phấn đấu không ngừng tiến về phía trước. Nhưng lúc nào cũng lao theo ước mơ, lúc nào cũng đặt ước mơ lớn như vậy thì cuộc sống có mệt mỏi không? May thay, những người sống với ước mơ mãnh liệt của họ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Mấu chốt của vấn đề ở đây là để thành công thì hãy làm công việc bạn yêu thích, bạn ước mơ.

Bí quyết 2: Sống với ước mơ

Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là hãy dám sống với những điều mà mình mơ ước, sắp đặt kế họach để đạt được mục tiêu đó. Trong khâu lập kế họach hành động để thành công, chúng ta phải học hỏi rất nhiều điều. Điều đầu tiên những người thành công có được là sự tin tưởng tuyệt đối vào đích đến mà họ thấy từ trước. Khi có đích đến rõ ràng, con đường họ vạch ra sẽ rõ ràng hơn, họ biết họ cần làm gì. Họ biết đầu tư thời gian một ngày, một tháng, một năm để làm gì. Phải vẽ ra một bức tranh rõ ràng, xác định mình muốn gì thì sẽ đi và đến được.

Bí quyết 3: Nhẫn nại

Trong quá trình đó, một yếu tố cần thiết nữa, là sự nhẫn nại. Con đường dẫn đến thành công không chỉ trải đầy hoa hồng mà còn là mồ hôi, là sự nỗ lực, vượt qua những chán nản, vấp ngã, thất bại, cả những lời đàm tiếu, hay những cái bĩu môi, lắc đầu. Trong lịch sử nhân loại, tất cả những người thành công rực rỡ như Thomas Edison đã từng nhẫn nại thử đi thử lại hơn 1.000 lần thất bại đó, ông ta nhận được vô số những lời cười chê hay hoài nghi. Nhưng đối với một người thành công, thì họ tin chắc không gì có thể lay chuyển con đường đi tới tương lai mà họ đã thấy được. Một đặc điểm nữa của người thành công là khả năng đứng lên mạnh mẽ sau những lần vấp ngã thay vì buồn bã, trách mó bản thân nối tiếc. Trước một thử thách, một người vội đi tìm đồng minh ủng hộ cho sự thất bại của mình thì chắc chắn người đó sẽ thất bại. Thomas Edison đứng nhìn phòng thí nghiệm của mình đang bốc cháy bên cạnh người vợ và đứa con đang rầu rĩ đã thốt lên: “May quá, vậy là tất cả những sai lầm của ta đã bị cháy hết rồi, ta lại bắt đầu mọi thứ lại từ đầu”.

Bí quyết 4: Lạc quan

Vì vậy, một yêu cầu nữa đặt ra cho người thành công là sự lạc quan, và luôn suy nghĩ một cách tích cực về cuộc sống, về những người xung quanh. Một chàng trai đi trên đường, gặp một phụ nữ khóc than rằng con bà sắp chết, cần một số tiền lớn. Anh đã giúp bà ta. Sau đó, mọi người cho anh biết rằng bà ta là người lừa đảo, thế nhưng anh đã nở một nụ cười, nói rằng: “May quá! Vậy là không đứa bé nào phải chết cả!” Anh đã đặt niềm tin nơi cuộc sống đã làm một hành động đáng phải làm và góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, sự khác biệt giữa người thành công và người bình thường chính là ở niềm tin vào cuộc sống, mà không hề hoài ghi, ích kỷ.

Bí quyết 5: Người dẫn dắt

Nguyên tắc lớn cuối cùng. Đó chỉ là cách sống và làm việc của người thành công khác với người bình thường mà thôi. Để thành công chúng ta cần phải tìm cho mình những người dẫn dắt sáng suốt chỉ cho chúng ta thấy đâu là ánh sáng mỗi khi cuộc đời chúng ta có lúc chuyển sáng màu tối, đề chúng ta tránh những sai lầm không đáng có và mạnh mẽ hơn bước trên con đường dẫn đến thành công.

Bạn đã nắm trong tay những quy luật, bí quyết của người thành công, còn chờ gì nữa mà không hành động ngay

Bạn bè và đối thủ của Samuel Zemurray đều gọi ông là Sam “vua chuối”. Ông đã khởi nghiệp từ việc buôn chuối chín, thứ làm nản lòng các thương nhân hoa quả cỡ bự vì chuối chín dễ dàng trở thành món hàng đổ đi nếu bán không kịp.

Với nguyên tắc "một đốm, chuối sắp chín; hai đốm, chuối đã chín", các nhà buôn chuối bỏ hàng đống chuối chín khổng lồ tại cảng. Ở đó, đống chuối chỉ có nước chờ thối rữa hoặc bị đẩy xuống biển.

Vào khoảng năm 1895, Sam, một người Nga nhập cư trẻ tuổi, đã lần đầu nhìn thấy đống chuối chín bị bỏ ở cảng Mobile, bang Alabama. Và ông đã tìm thấy cho mình một cơ hội. Đối với một người lớn lên trong một trang trại lúa mì tồi tàn ở Bessarabia, đống chuối chín này đúng là một đống của. Đem chuối này đi bán, đến năm 1903, ông đã trở thành một nhà buôn cỡ nhỏ, với tài sản 100.000USD trong nhà băng.

Kể từ đó, Sam bắt đầu buôn cả chuối ương lẫn chuối chín. Vào năm 1909, ông tới Honduras, bỏ tiền mua và cho phát quang một diện tích rừng nguyên sinh lớn để trồng chuối. Sau đó, ông dùng một đội lính đánh thuê từ New Orleans lật đổ chính phủ Honduras và thành lập một chính phủ mới thân thiện với ông hơn. Sam thành lập một công ty chuối chất lượng cao tại đây và cuối cùng đã thâu tóm được một hãng hoa quả lớn có tên United Fruit vào tháng 12/1932. Cho tới khi qua đời vào năm 1961 trong dinh thự tư nhân lớn nhất ở New Orleans, Sam đã trải qua những công việc bao gồm thợ vận chuyển, người chăn bò, nông dân, thương nhân, nhà hoạt động chính trị, nhà cách mạng, nhà từ thiện, và giám đốc điều hành (CEO).

Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh của Sam "vua chuối", tờ Wall Street Journal đã rút ra một số bài học đã đưa ông tới "mỏ vàng" từ đống chuối sắp thối rữa.

1. Tự mình xem xét mọi việc

Sammuel Zemurray - Ảnh: AP.

Khi Sam quyết định trở thành một chủ trang trại chuối ở Honduras, ông đã chuyển tới sống trong rừng. Ông tự tay trồng chuối, đi xem từng vị trí trên cánh đồng chuối và xếp chuối lên thuyền. Ông tin rằng, đây là lợi thế lớn của ông so với các sếp của United Fruit, hãng chuối lớn nhất thời đó mà ông đang cạnh tranh. United Fruit lớn hơn công ty của Sam, nhưng được điều hành từ một văn phòng ở tận Boston. Sam thì khác, ông gắn với cánh đồng chuối, hiểu các công nhân của mình đang nghĩ gì, tin gì và sợ hãi điều gì.

2. Đừng tìm cách phức tạp hóa vấn đề

Vào cuối những năm 1920, United Fruit và công ty của Sam cạnh tranh nhau để giành quyền mua một mảnh đất màu mỡ nằm giữa biên giới Honduras và Guatemala. Mảnh đất này có hai chủ sở hữu, một ở Honduras và một ở Guatemala. Trong khi United Fruit thuê luật sư, tiến hành điều tra nhằm xác định xem đâu là chủ sở hữu thực sự của mảnh đất, thì Sam làm rất đơn giản: ông mua mảnh đất hai lần, mỗi lần từ một chủ sở hữu. Một vấn đề đơn giản nên được giải quyết đơn giản.

3. Tự mình tìm hiểu thực tế

Vào thập niên 1930, United Fruit khốn đốn vì đại suy thoái, với giá cổ phiếu giảm từ 100 USD/cổ phiếu xuống còn hơn 10 USD/cổ phiếu. Trong nỗ lực tìm kiếm một kế hoạch nhằm thay đổi cục diện tình hình, lãnh đạo của hãng này tham vấn các chuyên gia và nhà kinh tế, rồi nghiên cứu các báo cáo. Sam lúc này đã là cổ đông lớn nhất của United Fruit và cũng muốn có câu trả lời cho những vấn đề tương tự. Nhưng thay vì hỏi chuyên gia, ông đi tới tận bến tàu của New Orleans, tìm hiểu tình hình thông qua các thuyền trưởng và các nhà buôn hoa quả. Đó là những người hiểu tình hình thực tế.


4. Tiền mất có thể kiếm lại được, nhưng uy tín thì một đi không trở lạiSam đã phát hiện ra nhiều điều. Chẳng hạn, các thuyền trưởng chở chuối đã được yêu cầu đi qua Vịnh Mexico với tốc độ chỉ bằng một nửa nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Ông cũng được biết, trong thời gian mấy ngày kéo dài thêm trên biển đó, một phần lớn lượng chuối trên tàu chuyển từ ương sang chín. Một trong những mệnh lệnh đầu tiên của Sam khi ông tiếp quản United Fruit vào năm 1932 là không được giảm tốc độ và giảm quãng đường đi lòng vòng. Trong vòng 6 tháng sau đó, giá cổ phiếu của United Fruit đã phục hồi liên tục và đạt mức 50 USD/cổ phiếu.

Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, Sam hợp tác với United Fruit. Công ty lớn này hứa sẽ hỗ trợ tài chính và giúp Sam phân phối sản phẩm. Đổi lại, Sam cho họ sử dụng các con tàu chở hàng của ông. Một năm nọ, khi công nhân trồng chuối ở Nicaragua đình công và phong tỏa các dòng sông ở nước này, United Fruit đã phá vỡ thế phong tỏa này bằng các con tàu của Sam. Do logo công ty của Sam được in bằng chữ lớn ở thành tàu, nên Sam đã trở thành cái tên bị căm ghét ở Nicaragua. Đó là một trong những chuyện khiến Sam quyết định "giải tán" mối quan hệ đối tác với United Fruit, cho dù ông đã phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài chính của công ty này. Với Sam, một người không kiểm soát được tên tuổi và hình ảnh của mình sẽ chẳng có thứ gì.

5. Nếu bị hoài nghi, hãy làm việc gì đó

Khi Sam tiếp quản United Fruit vào năm 1932, công ty này sắp sửa sụp đổ. Giá cổ phiếu của United Fruit khi đó đang hướng về mốc 0 USD, những công nhân giỏi nhất thì bỏ đi. Ngay khi tiếp quản công ty, Sam đã lập tức thực hiện những chuyến đi con thoi giữa Trung và Nam Mỹ, gặp gỡ công nhân trên các cánh đồng chuối và thăm dò ý kiến của họ. Ông hiểu rằng, các công nhân làm việc trên cánh đồng chuối cần phải biết là đang có một người quản lý họ. Nếu họ biết những gì mà ông đang làm, thì họ sẽ theo ông tới bất kỳ đâu.

Wall Street Journal kết luận, những bí quyết kinh doanh của của Sam "vua chuối" có thể gói gọn lại trong một câu nói: Quyền lực đến từ tri thức, thông tin và kinh nghiệm. Những điều này gắn với thực tế như cây chuối mọc lên từ mặt đất. Nếu tách rời thực tế, thì bạn sẽ thất bại.

1. Hãy sẵn sàng là người đàm phán trước

Một số người thường rất ngượng ngùng khi nói về tiền bạc. Những người khác lại nghĩ rằng việc đó thật thô lỗ và là một hành động hạ thấp bản thân.

Trong rất nhiều trường hợp thì họ đúng. Tuy nhiên, khi phải giải quyết một hợp đồng làm ăn (tất cả chúng ta đều sẽ có lúc phải làm việc này), thì thái độ không sẵn sàng đề cập tới chuyện tiền nong đó sẽ khiến cho việc kinh doanh của chúng ta trở nên đắt đỏ.

Trong thực tế có rất nhiều nhà đàm phán dày dặn. Nếu bạn mua một ngôi nhà hay một chiếc ô tô, nhận một công việc mới, thì bạn có thể chắc chắn là mình sẽ phải đối mặt với những con người đó. Nếu họ thấy bạn quá nhút nhát trong công việc, họ sẽ lợi dụng điều này.

Bạn cũng không nên quá ngượng ngùng khi chuyển một vấn đề có vẻ là chuyện ngoài lề sang một cuộc đàm phán thật sự. Nếu tôi đang mua một vài thứ rất mắc trong cùng một cửa hàng, tôi sẽ thường hỏi họ có khuyến mãi cái gì không, hay có giảm giá không. Vì nếu không có dấu hiệu nào chỉ ra rằng: "Bạn có thể làm việc này”, thì điều đó không có nghĩa là “Bạn không thể”. Đôi khi, đơn giản chỉ bằng việc hỏi xem có gì khuyến mãi không, tôi sẽ có một cuộc mua bán có lợi hơn.

2. Đừng để bị cảm xúc chi phối

Một nhầm lẫn rất lớn của những nhà đàm phán nghiệp dư là họ bộc lộ cảm xúc quá mức để đạt được chiến thắng. Họ la ó, đe dọa và yêu cầu làm theo cách của họ. Việc này chỉ phản tác dụng mà thôi.

Hầu hết những vụ làm ăn chỉ có khả năng thành công nếu cả hai phía đều cảm thấy họ sắp có lợi từ việc này. Nếu một người phía bên kia cảm thấy rằng họ đang bị công kích, hoặc đơn giản là không ưng ý với bạn, họ có lẽ sẽ không chịu nhượng bộ. Rất nhiều người ghét những người thô lỗ, và họ sẵn sàng rời bỏ một cuộc làm nếu cuộc làm ăn này dính tới một người như vậy.

Hãy giữ bình tĩnh, kiên trì, và thân thiện, kể cả khi người kia bắt đầu mất bình tĩnh. Hãy chắc chắn rằng bạn để lòng tự trọng và niềm tự hào của mình ra chỗ khác. Như thế bạn sẽ có khả năng làm việc đó tốt hơn.
3. Đừng dễ bị lừa bởi thủ đoạn sử dụng “quy tắc”

Khi một người gửi cho tôi một bản hợp đồng để tôi ký vào đó, nếu có điều gì đó trên bản hợp đồng mà tôi không ưng, tôi sẽ bỏ qua bản hợp đồng này. Ngoài ra tôi sẽ viết ra những điều tôi muốn thêm vào. Đôi khi, phía đối tác sẽ quay lại và bảo với tôi rằng:” Ngài không được phép thay đổi bản hợp đồng của chúng ta như vậy”.

Vì tôi là người sẽ ký vào bản hợp đồng này, tôi sẽ thay đổi những gì mà tôi muốn. Không có bất cứ quy tắc nào lại bảo rằng họ mới là người duy nhất được phép thêm thắt điều gì đó vào bản hợp đồng. Nếu họ không hài lòng với sự thay đổi của tôi, thì họ nên cho tôi biết và như thế chúng tôi có thể làm sáng tỏ vấn đề đó, nhưng chỉ mong đừng nói với tôi đơn giản rằng tôi không được phép.

Điều này cũng nhấn mạnh một thủ thuật thường dùng của những nhà đàm phán dày dặn như những nhà môi giới bất động sản, nhà môi giới việc làm, những người buôn bán xe ô tô và dạng dạng như thế. Họ biết rất nhiều người là những người rất chặt chẽ trong việc tuân theo các quy tắc. Do đó họ sẽ đưa ra những lời công bố nghe có vẻ chính thức và khẳng định rằng:”Việc này phải làm như thế” hoặc “ngài không được phép làm vậy”. Nếu một ai đó giới hạn bạn bằng cách thêm những quy tắc vào trong hợp đồng, hãy yêu cầu họ cung cấp những bằng chứng xác thực rằng những quy tắc này thực sự tồn tại.

4. Đừng bao giờ là người đầu tiên đưa ra một con số

Đây là một bài học đắt giá, nhưng thực sự là một kinh nghiệm quý. Tôi đã thực hiện rất nhiều công việc hợp đồng, và một trong những câu hỏi đầu tiên tôi hay gặp là:” Anh muốn mức lương trong một giờ là bao nhiêu?”. Đây là một câu hỏi đầy áp lực, và tôi thường thấy mình buột miệng ra một con số nào đó thấp hơn là mức tôi thực sự muốn.

Những ngày đó, tôi đã học được tầm quan trọng của việc bắt người khác phải đưa ra một con số cụ thể trước. Bây giờ, tôi trả lời những câu hỏi đó bằng cách hỏi lại rằng:”Vậy ngân quỹ dành cho bản hợp đồng này là bao nhiêu?”. Đôi khi, tôi cũng thường thấy bất ngờ khi họ đưa ra mức tốt hơn tôi nghĩ.

5. Hãy đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn mong muốn đạt được

Khi mà những người khác đưa ra con số của họ, kể cả nó đã là tốt hơn so với những gì bạn mong muốn, thì hãy cứ nói rằng:”Tôi nghĩ ngài sẽ phải đưa ra mức cao hơn thế”. Đừng tỏ ra kiêu ngạo, hay hung hăng. Hãy nói câu đó một cách bình tĩnh.

Khi họ hỏi bạn về kỳ vọng của bạn, hãy đòi nhiều hơn mức bạn mong đợi. Hiếm mấy ai ra đi khi mà hợp đồng đã được ký kết, và bạn có thể khiến đối phương cảm thấy rằng họ đang chiến thắng khi được một lần hạ thấp “mức mong đợi không thực tế” của bạn.

Hãy để họ tin rằng quyết định cuối cùng chưa phải là ổn thỏa với bạn. Khi mà cuộc đàm phán đã bắt đầu, hầu hết mọi người đều muốn giải quyết cho xong càng nhanh càng tốt. Một cách rất tốt để làm việc đó là hãy để phía đối tác tin rằng người mà họ đang đàm phán với hoàn toàn không phải là bạn, mà là nhân vật nào đó có quyền lực.

6. Hãy nói điều gì đó như kiểu: “ Tôi sẽ phải nói việc này với sếp/ vợ/chồng/bạn của tôi trước khi cho anh câu trả lời ”.

Hãy để họ tin rằng quyết định cuối cùng chưa ổn đối với bạn. Khi mà cuộc đàm phán đã bắt đầu, hầu hết mọi người đều muốn giải quyết cho xong càng nhanh càng tốt. Một cách rất tốt để làm việc đó là hãy để phía đối tác tin rằng người mà họ đang đàm phán hoàn toàn không phải là bạn, mà là nhân vật nào đó có quyền lực.

Một nhà đàm phán khéo léo sẽ luôn luôn muốn nói chuyện với người đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng lại không để cho họ làm điều đó. Giả như một người, có quyền quyết định đối với vụ làm ăn, lại muốn rằng bạn phải làm rõ vấn đề trong đó và vẫn rất cần một câu trả lời cuối cùng từ phía bạn. Hãy nói với họ rằng bạn sẽ bàn về vấn đề này và quay trở lại với một câu trả lời vào ngày mai. Hãy đòi hỏi họ phải đảm bảo rằng đó là lời đề nghị tốt nhất từ phía họ mà bạn có thể đem về cho “nhân vật đầy quyền lực” của bạn. Đây cũng là một chiến lược hay nhằm ngăn cho mọi người không hối thúc bạn.

 7. Đừng tỏ ra quá thích thú

Chỉ với việc đưa ra ấn tượng rằng bạn sẵn sàng bỏ đi là đã có thế tạo ra kỳ tích cho việc nhận được một bản hợp đồng tốt hơn. Hãy luôn luôn đóng vai một người mua, hay một người bán đang rất lưỡng lự.

Đừng khiến cho người khác có cảm giác như thể họ đã bị lừa. Rất nhiều người thường cố gắng bòn rút đến tận cùng từ bất cứ cuộc thương lượng nào. Đây là một sai lầm. Nếu như đối tác cảm thấy rằng họ bị lừa, thì điều này sẽ quay lại làm hại chính bạn. Họ có thể không hoàn thành phần trách nhiệm của họ trong bản hợp đồng, hoặc từ chối không làm ăn với bạn nữa.

Hầu hết những cuộc thương lượng đều nên làm cho cả hai bên cảm thấy thoải mái với kết quả đã đạt được. Hãy sẵn lòng từ bỏ những thứ không có giá trị gì cho bạn để tạo ra một cảm giác thoải mái và đầy thiện chí. Ví dụ như, nếu bạn đang thương lượng để giảm giá thuê nhà xuống, bạn hãy đưa ra đề nghị ký kết một hợp đồng thuê nhà lâu dài hơn. Bằng cách đó, ông chủ nhà sẽ hiểu rằng tài sản của ông ấy sẽ có người thuê trong thời gian lâu hơn, và bạn sẽ đạt được mức thuê rẻ hơn.


8. Bí quyết thứ 8

Bảy bí quyết này không phải trong bất cứ trường hợp đàm phán nào cũng áp dụng tất cả. Hãy chọn lọc những bí quyết áp dụng vào từng trường hợp sao cho phù hợp. Và bí quyết thứ 8 bao gồm tất cả những bí quyết trên chính là : Hãy tìm hiểu đối tác của mình kỹ càng trước khi áp dụng bí quyết nào cho phù hợp. Mỗi cuộc thương lượng đàm phán lại thích hợp với mỗi loại bí quyết khác nhau.

Làm thể nào để sản phẩm của tôi nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh? Tôi phải giải quyết các khiếu nại của khách hàng ra sao? Tôi nên cư xử thế nào để có được các đơn đặt hàng?… Dưới đây là 25 bí quyết mà các doanh nghiệp luôn nằm lòng khi muốn bán sản phẩm.

Bán lợi ích, chứ không bán đặc điểm. Sai lầm lớn nhất mà các công ty thường mắc phải là hướng sự tập trung vào đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ. Thay vì làm như vậy, bạn hãy chú ý đến lợi ích của sản phẩm/dịch vụ và nhấn mạnh những tác dụng, hiệu quả của chúng. Hãy luôn tập trung vào những ích lợi mà sản phẩm tạo ra cho các khách hàng của bạn.

Bán cho những người có vẻ như sẽ mua sản phẩm của bạn. Khách hàng tiềm năng là những người rất quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ cũng là những người có quyết định mua sắm rất nhanh chóng. Nếu bạn đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán cho những người chưa từng mua một chiếc máy photocopy, mà hãy bán cho những người đã sở hữu một chiếc máy, hay những người mà bạn biết chắc rằng họ đang rất quan tâm tới việc mua cho mình một chiếc máy. Hãy cho họ thấy sản phẩm của bạn nổi trội như thế nào.

Khác biệt hoá sản phẩm của bạn. Tại sao các khách hàng lại mua sắm sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn chứ không phải là của các đối thủ cạnh tranh? Mọi người không thích phá bỏ sự quen thuộc và tiện nghi thường ngày của mình để thử một cái gì đó mới mẻ. Vì vậy, hãy đưa ra cho các khách hàng ba lý do thích hợp để dùng thử sản phẩm của bạn, ví dụ, sản phẩm/dịch vụ của bạn có tốc độ cao hơn, giá thành rẻ hơn và có chất lượng cao hơn.


 

Trực tiếp gặp khách hàng. Việc tiêu phí tiền bạc cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông là một trong những cách thức ít hiệu quả nhất đối với những công ty mới khởi sự kinh doanh. Không có con đường tắt nào để tiếp cận với khách hàng tốt hơn việc bạn trực tiếp mặt đối mặt với các khách hàng của mình - hoặc ít nhất là nói chuyện qua điện thoại.

Tập trung vào công việc bán hàng thứ cấp. Gần 85% doanh thu bán hàng được tạo ra từ hoạt động giao tiếp và qua lời nói. Đó là kết quả của việc một ai đó khuyên bạn bè, người thân của họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, do đó bạn hãy tập trung vào việc thiết lập nhiều mối quan hệ và để những người quen giới thiệu người quen của họ với bạn.

Xây dựng các mối quan hệ. Trước khi bắt đầu thảo luận về công việc mua sắm, hãy xây dựng những mối quan hệ gần gũi với các khách hàng tiềm năng. Muốn vậy, bạn cần tìm hiểu xem giữa bạn và khách hàng có điểm chung nào hay không. Công ty của khách hàng có xuất hiện trên các trang tin tức gần đây hay không. Hãy đào sâu một chút vào công việc kinh doanh và cá nhân khách hàng để bạn có thể tạo dựng nên những mối quan hệ chân thật.

Đặt các câu hỏi mở. Bạn không nên đưa ra các câu hỏi mà câu trả lời sẽ là “có” hay “không”, mà hãy thảo luận nhiều hơn về chi phí, giá cả, thủ tục và các yếu tố kỹ thuật khác với khách hàng. Bạn cần đặt những câu hỏi sao cho câu trả lời sẽ hé mở động cơ mua sắm của khách hàng, những vấn đề còn băn khoăn hay khúc mắc của khách hàng, đặc biệt là quá trình ra quyết định mua sắm của họ.

Thăm dò kỹ hơn. Khi khách hàng nói với bạn về nhu cầu của họ, đừng ngay lập tức giới thiệu sản phẩm của mình mà hãy dò hỏi sâu hơn những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm đó.

Học lắng nghe. Những nhân viên bán hàng nói liên hồi trong suốt thời gian tiếp xúc với khách hàng về sản phẩm thường chỉ làm cho khách hàng chán nản và bỏ đi. Bạn nên lắng nghe khách hàng ít nhất trong một nửa thời gian trò chuyện. Bạn có thể cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình bằng việc ghi chép, quan sát cử chỉ, thái độ của khách hàng, không vội vàng sớm kết luận và hãy tập trung vào những gì khách hàng đang nói.

Những công việc hậu mãi. Hãy viết một tấm thiệp cảm ơn, gọi điện cho khách hàng sau khi họ mua sắm để đảm bảo rằng khách hàng thực sự được thoả mãn với sản phẩm của bạn. Hãy cố gắng duy trì mối liên hệ thường xuyên trong tương lai.

Soạn thảo sẵn một khẩu hiệu bán hàng và những lời giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. Luôn sử dụng những lời giới thiệu bán hàng đã được soạn thảo sẵn, xây dựng những câu hỏi cần thiết để thăm dò phản ứng và nhu cầu của khách hàng.

Ghi chép những khiếu nại, phàn nàn. Hãy để cho các khách hàng thấy bạn thực sự lắng nghe những gì họ nói bằng việc ghi chép lại những vướng mắc của họ. Theo cách này, bạn có thể trả lời rành mạch tất cả những phàn nàn của khách hàng bằng việc cho họ thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn đem lại cho họ những lợi ích gì.
 

Khuyến khích mua thử lần đầu. Hãy đưa ra cho khách hàng một điều gì đó thiết yếu làm cho họ quan tâm đến sản phẩm. Nếu thích, họ sẽ nhanh chóng ra quyết định ngay, thay vì lưỡng lự vài ngày hay hoãn lại quyết định mua sắm vô thời hạn. Những khuyến khích mua sắm lần đầu có thể là: “Giảm giá 10% nếu bạn mua ngay hôm nay”, hay “Nếu mua ngay lúc này, bạn sẽ nhận được một giờ tư vấn miễn phí”.

Đưa ra lời bảo đảm chắc chắn. Hãy để cho khách hàng biết rằng sự thoả mãn của họ luôn được đảm bảo. Đừng nói kiểu “sản phẩm chỉ được bảo đảm trong vòng 30 ngày” mà hãy nói “Chúng tôi sẽ chỉnh sửa lại cho bạn với chi phí của công ty”.

Kết thúc với hai lựa chọn. Thay vì hỏi: “Quý vị thấy thế nào?”, hãy hỏi: “Quý vị định mua một cái hay một đôi?”

Sử dụng lời chứng nhận xác thực. Mọi người có thể không tin rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ làm được những điều mà bạn nói. Vì thế, bạn hãy sử dụng những chứng nhận xác thực về việc các khách hàng hiện tại hay quá khứ tán dương, khen ngợi bạn và công ty bạn như thế nào. Những chứng nhận này nên được viết thành văn bản bằng chính chữ viết của khách hàng, được trình bày trong ngoặc kép. Chúng có thể được sử dụng trong các lá thư chào hàng, bản giới thiệu sản phẩm và trong các quảng cáo.

Sử dụng câu hỏi. Một cách thức tuyệt vời để cam kết với khách hàng của bạn là đặt những câu hỏi ngay trên tiêu đề của các văn bản giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và tài liệu bán hàng khác. “Mọi cửa hàng rửa xe đều biết 7 bí quyết thành công trong kinh doanh. Liệu bạn có biết không?”, hay “Tại sao các hãng cung cấp chảo vệ tinh lại không nói ra sự thật này?”.

Biết rõ về khách hàng và về công việc của họ. Hiểu khách hàng giúp bạn biết rõ họ muốn gì, họ cần gì, họ có sẵn sàng mua sản phẩm của bạn không?... Hiểu khách hàng cũng giúp bạn dễ lấy lòng họ hơn.

Ghi chép. Đừng ỷ lại vào trí nhớ của bạn. Hãy hỏi khách hàng xem trong thời gian thảo luận giữa hai bên, việc ghi chép có tiện lợi không. Hãy ghi chép lại những điểm quan trọng mà bạn có thể đề cập sau trong thời gian nói chuyện.

Đề nghị khách hàng cho biết ý kiến phản hồi. Nếu ý kiến đó không mấy tích cực, hãy vui vẻ chấp nhận nó và rút kinh nghiệm sửa chữa, có ý thức khắc phục sai sót. Đừng nói “Làm gì có chuyện đó”, “Vô lý, sản phẩm của tôi tốt lắm mà”,… Nếu khách hàng tỏ ý không muốn quay lại công ty của bạn lần thứ hai, hãy vui vẻ nói cho họ biết những dự định, sản phẩm mới rất hấp dẫn của công ty mình, và mong họ suy nghĩ lại.

Nghề buôn bán xưa và nay dường như đã khác xa một trời một vực nhưng về căn bản vẫn dựa trên 10 Quy luật bất di bất dịch mà người Trung Hoa cho rằng nếu thuộc lòng các quy luật này thì cầm chắc giàu sang trong tay. Đó chính là quy luật: Tốc độ, bất ngờ, trọn gói, uy tín, lợi ích, linh động, dồi dào, chất lượng, thiện chí, mới lạ.

Quy luật tốc độ: Hãng giầy khéo giữ hồ sơ. Hãng giầy Hựu Liên Sơn đời nhà Minh có ông chủ hãng tên là Hảo Tịnh, cái tên Hựu Liên Sơn có nghĩa là liên tục tăng tiến. Cửa hàng khi lấy số đo của khách hàng thì lưu giữ rất cẩn thận, thậm chí ghi nhớ cả những đặc điểm về đôi chân của khách hàng nếu như có điều gì đó khác thường. Một hôm có một học giả tên là Trương Hồng Sơn lai kinh ứng thí đã tìm đến cửa Hựu Liên Sơn đặt đóng một đôi giầy. cửa hàng như bao lần cũng ghi chép cẩn thận số đo của chủ nhân mà không hề biết rằng sau lần đó học giả Trương Hồng Sơn đã đỗ khoa bảng cao.

Cách đó không lâu, có một vị quan đường triều cũng đến đặt một đôi giầy làm quà tặng. Chỉ cần nói tên khách hàng là Đại học sĩ Trương Hồng Sơn, cửa hàng đã mau chóng có được số đo của vị học giả lần trước. Giầy được giao cho khách hàng chỉ sau 3 ngày. Nhờ giữ được hồ sơ của khách mà hãng Hựu Liên Sơn mau lẹ đóng giầy vừa chân cho khách. Câu chuyện này cho thấy việc phải nghiên cứu, thu thập tin tức thị trường quan trọng đến mức nào, nhưng cần kịp thời sử dụng tin tức để quyết đoán cũng chính là điều quan trọng.

Quy luật bất ngờ: Câu đối quý giá của thiên tử. Vị hoàng đế sáng lập ra nhà Minh cuối năm đó ra lệnh: Nhân dịp đầu năm lệnh cho mọi nhà phải treo câu đối. Sau đó hoàng đế thân hành đi thăm xem dân tình treo câu đối ra sao. Có một cửa hàng kinh doanh thịt heo may mắn được thiên tử thân hành viết câu đối cho cửa hàng để thu hút khách: “Đôi tay mở cửa sinh tử. Một nhát chặt đứt thị phi”. Chủ cửa hàng ngay lập tức cho khắc câu đối đó của thánh hoàng ở hai bên cửa hàng. Người dân khắp nơi kháo nhau về cửa hàng thịt được nhà vua ban tặng câu đối, họ cho rằng thịt heo ở đây chất lượng tốt, đến thiên tử cũng phải thích nên kéo đến mua nườm nượp. Khéo dùng danh người làm nổi hàng hóa của mình là một bí quyết tạo ra sự bất ngờ dễ mang lại thành công.

Quy luật mới lạ: Cống Tử Giao làm đàn cổ. Mới lạ là điều rất đáng được nói đến trong kinh doanh, sản phẩm phải liên tục dồi dào, mẫu mã tân kỳ và khéo trình bày. Cống Tử Giao là nghệ nhân nổi tiếng chuyên làm đàn nguyệt, ông rất chú trọng trong việc chọn gỗ để làm đàn. Nhưng có một thời gian, người mua đàn chỉ thích những chiếc đàn nguyệt cổ, họ không biết chuộng đàn tốt khiến Cống Tử Giao phải suy nghĩ rất nhiều.

Ông bèn nhờ điêu khắc gia làm hoa văn xưa, nhờ nghệ gia sơn phết sơn có sắc cổ kính, sau đó ông chôn xuống đất một năm để cây đàn mang nét cũ và cổ. Khi đàn được đào lên, nhìn hoa văn và nước sơn đúng là “nguyệt cổ”, khách hàng trả giá rất cao. Đàn sau này được dâng cho vua khiến tiếng tăm của Cống Tử Giao được nhiều người biết đến.

Quy luật trọn gói: Trúng mối. Bao bì đẹp sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng. có một người nước Chu làm nghề bán ngọc trai. Ông ta làm ra những chiếc hộp đựng ngọc trai bằng gỗ Đàn Hương, viền đá quý quanh hộp, trang trí bằng hồng ngọc và lông chim để đựng ngọc. Người đời sau này vẫn kháo nhau rằng ông khéo bán hộp hơn bán ngọc. Trọn gói phải hấp dẫn, quảng cáo phải bắt mắt, đấy là bí quyết của người buôn ngọc trai, ông thường mua lại những viên ngọc trai của người đi thuyền chài, sau đó chọn gỗ Đàn Hương thật đẹp để làm những chiếc hộp thật đặc biệt, ngoài chạm hình long phượng để đựng ngọc quý, bên trong thuê người lót nhung tím tía.

Khách hàng nô nức đồn nhau về chất lượng ngọc trai của ông mà họ không hề kháo nhau về chất lượng chiếc hộp, chau truốt từ trong ra ngoài khiến ông lời trọn gói. Có những khách hàng mua hàng chỉ vì chiếc hộp chứ không phải mê ngọc của ông, có những khách hàng chỉ nhìn thấy chiếc hộp là đã ưng ngọc rồi, ông chủ trúng mối một cách ngon lành.

Quy luật chất lượng: Hàng thuốc tự hào về chất lượng. Thợ rèn rèn được kiếm báu nhờ khuôn đúc chính xác, thép ròng, độ nấu chảy vừa tầm. Không được mài nó chẳng cắt nổi sợ dây, nhưng một khi đã mài cẩn thận thì nó vô cùng sắc bén. Là một thương gia phải vươn lên không ngừng để cải tiến sản phẩm hàng hóa của mình. Hàng thuốc Tống Nguyên Đường ở Bắc Kinh rất tỉ mỉ trong việc chế thuốc, cửa hàng chỉ dùng những thứ cao cấp để chế thuốc.

Nào là vị thuốc quý ở miền sứ trung, nào là chỉ dùng thuần loại gà chân đen để làm thuốc ô kê bạch phụng hoàn, gà thì phải chọn loại đủ cân, đủ lạng, giết gà phải đúng cách để đảm bảo tiết gà trong cơ thể và làm tăng giá trị dinh dưỡng. Có hơn 40 cách để chế ra thuốc viên nhưng cách nào cũng tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất, bảo quản trong 3 năm nhằm hạ hỏa trong viên thuốc để thuốc có vị thơm ngon rồi mới đem ra bán. Đó là lý do không lạ gì mà tên tuổi tống nguyên Đường vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.

Quy luật sáng kiến: Lương Vũ Chu khống chế giá gạo. Trong thời nhà Đường, giá gạo ở Tuân Chu tăng vọt vì hạn hán. Một vị quan tên là Lương Vũ Chu thừa nhiệm của Thái thú Tuân Chu lo đối phó với việc này, ông yêu cầu quan lại ở vùng này phải trình sổ gạo còn trong kho rồi gia lệnh tuần sau cho xả kho gạo bán dưới giá chợ. Tin đồn Tân Thái thú sắp bán gạo tồn trong kho vào tuần sau lan rộng, cửa hàng nào cũng sợ gạo của mình bị ế nếu gạo trong kho được tuôn ra chợ với giá rẻ. Kết quả là giá gạo ở các cửa hàng giảm giá đồng loạt để mong bán hết, Lương Vũ Chu không cần xả kho an toàn chút nào. Lương Vũ Chu khéo khai thác dư luận để tạo ra thị trường tiêu dùng thuận tiện.

Quy luật linh động: Làm giàu nhờ buôn hàng Đôi ngả. Pháp luật làm ra là để chăm lo cho dân cho nước, lễ nghi đưa ra để dễ làm việc. Nhà trị nước sáng suốt biết chèo lái cho nước giàu, dân mạnh, không nên bám giữ luật cũ và cũng không nên bảo thủ lễ xưa chừng nào nó còn giúp ích cho dân. Để tồn tại và thành công trong một ngành biến chuyển rất nhanh như thương mại, nhà thương gia phải bình tĩnh hành động, tùy thuận hoàn cảnh từng bước một. Dưới triều Đông Hán, vùng liêu đông dân chúng nhưng chỉ nuôi heo đen.

Một gia đình nuôi heo nọ lại có lứa heo đẻ toàn heo trắng, rất lạ, ai biết được cũng rất thích và hiếu kỳ đến xem đàn heo. Ông chủ nuôi heo nghĩ rằng ở vùng này toàn heo đen bèn mang lứa heo đó đến chợ Nam Kinh để bán, sau 3 tháng đi đường ông mới tới nơi nhưng ở đây giá heo trắng lại rất rẻ mạt vì ở Nam Kinh không thiếu gì giống heo này. Ông chủ nghĩ ngay trong đầu, như vậy có thể khai thác giống heo trắng ở quê nhà thì sẽ được khá lời. Ông mua ngay giống heo trắng ở Nam kinh mang về quê và bán được rất nhiều, đồng thời ở Nam Kinh không có heo đen thì ông mang giống heo đen đến đó bán. Mới có một năm mà ông giàu lên nhanh chóng. Linh động là lợi khí tuyệt vời không những giúp ta đương đầu quyết liệt giành thắng lợi mà đôi khi còn đền bù được những sự thua thiệt.

Quy luật uy tín: Thật thà là cha Quỷ Quái. Nhà cai trị sáng suốt phải tạo dựng được uy tín, uy tín là thứ tối cần để làm thương mại. Nhà thuốc Hư Quỳnh Du Đường có lối thiết kế rất độc đáo, đại sảnh tiếp khách ở trong nhà, khách hàng phải đi qua hành lang vòng vèo dài 30m trước khi tới nơi làm việc, dọc 2 bên đại sảnh treo những tấm bảng đẹp trình bày 38 toa thuốc lừng dang, ở đâu cũng treo những tấm bảng to động viên khách hàng với giá cả đảm bảo, chất lượng thuốc hoàn hảo, không lừa bịp. khách hàng mua thuốc không ưng ý mang đến trả lại sẽ được bồi thường ngay thuốc mới, còn chỗ thuốc trả lại sẽ được hủy ngay tại chỗ bên một lò than. uy tín như thế thật là nhất hạng.

Quy luật lợi ích: Dọn Đường vì lợi ích chung. Luật lệ nào thi hành thuận tiện là hợp lòng dân. Khi dân chống đối là có điều gì ngược lại ý dân. Cho nên những ai biết “cho ra để nhận vào” là đã hiểu được bài học trị nước quý báu. Nhà thương mại nghĩ đến lợi là thường tình nhưng không nên bị ám ảnh vì nó, đó chính là sự lợi ích. Muốn thành công, người ta phải hiểu biết giá trị tiền bạc. Trên một ��oạn đường chở hàng của các lái buôn, đường dốc gồ ghề khó đi cộng thêm tuyết rơi khiến các xe chở hàng đi lại khó khăn, một xe chở hàng nặng bánh xe bị lún vào tuyết, trên xe chất đầy những chiếc lu to và nặng, người đi đường xúm vào đẩy giúp mà xe hàng chẳng nhúc nhích chút nào.

Trời sắp tối, đoàn xe chở hàng không biết tính sao vì đoạn đường ùn tắc, xe xếp hàng cứ dài dần trên đoạn đường dốc cheo leo. Có một lái buôn tên là Liêu Phổ cũng đi trên đoạn đường này rất nhanh trí, ông hỏi giá hàng hóa trên chiếc xe bị lún tuyết hết bao nhiêu, ông bèn mua hết số hàng trên xe rồi cắt dây buộc hàng, gỡ từng chiếc lu ra, nhờ mọi người ném xuống hẻm núi.

Xong việc, mọi người kéo chiếc xe một cách dễ dàng và giải phóng đoạn đường ùn tắc, ai cũng xôn xao muốn biết danh tính của người lái buôn hào hiệp đã bỏ tiền của mình ra để mở đường cho đoàn xe. Khi đoàn xe đã vào đến trong thành mà các lái buôn vẫn còn nói về Liêu Phổ, mọi người xúm nhau lại cảm ơn và đây cũng là cơ hội để Liêu Phổ bán thêm được hàng hóa của mình. Như vậy, hàng hóa được giao vào thành không bị muộn, vẫn đảm bảo được thời gian mà Liêu Phổ còn mở rộng thêm được mối làm ăn nhờ tấm lòng hào hiệp.

Quy luật thiện chí: Làm giàu nhờ thư bảo lãnh. Càng cho ra nhiều ta càng được nhiều. Càng đóng góp thêm lên ta càng thu về nhiều hơn. Có một người tên là Hứa Thế Vân trước buôn vải, sau làm nghề môi giới ngành mỹ thuật. Do tay nghề non kém nên ông bị thua lỗ nhiều, phải sống vất vưởng ở xử Chu. Cuộc sống vất vả, ông bèn nghĩ ra một cách là tìm mua tranh cổ ở những tiệm cầm đồ với giá rẻ, sau đó thuê người bồi lại tranh sao cho sạch sẽ rồi tìm mọi cách dâng và bán tranh cho những vị quan trong vùng có danh tiếng.

Dán tranh đã có lãi, ông còn nhờ những vị quan mua tranh viết cho mấy dòng thư giới thiệu đến những người thích chơi tranh cổ có tiếng tăm và có tiền. Cứ như vậy, nhờ những lá thư giới thiệu từ những người có uy tín, công việc làm ăn của ông trở nên thuận lợi. Có nhiều vốn, hứa thế vân tự mở một phòng tranh và sống dư giả từ đấy.

Làm thế nào để sản phẩm của mình nổi bật so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.?Nên hỏi khách hàng cái gì? Làm thế nào để tiến gần tới mục tiêu? Một số tác giả nổi tiếng của các loại sách và băng đĩa dạy bán hàng ở Mỹ sẽ trả lời những câu hỏi trên thông qua việc tiết lộ các bí quyết bán hàng thành công.

Brian Tracy: Mẹo bán hàng dành cho những người lần đầu tiên kinh doanh

1. Bán những lợi ích chứ không bán đặc tính của sản phẩm. Lỗi lớn nhất mà người bán hàng phạm phải là cứ tập trung miêu tả sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong khi việc tốt hơn nên làm là nói về những điều khiến cho sản phẩm đó trở nên quan trọng.

2. Bán cho những người có khả năng mua nhất. Khách hàng tiềm năng tốt nhất của bạn là người rất quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và có nguồn tài chính để mua nó. “Nếu bạn đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán nó cho những người chưa từng mua loại sản phẩm này trước đó”, Tracy khuyên. “Hãy bán cho những người đã từng mua sản phẩm này hoặc những người bạn biết là có nhu cầu mua. Hãy chỉ cho họ thấy các sản phẩm của bạn tốt như thế nào”.

3. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm của bạn. Tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn mà không nên mua sản phẩm do đối thủ cạnh tranh với bạn chào mời? Tracy gợi ý nên tạo ra ít nhất 3 lý do để khách hàng mua sản phẩm của bạn: Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoạt động nhanh hơn, giá rẻ hơn và có chất lượng cao hơn.
4. Tiếp cận khách hàng trực tiếp. Việc đầu tư một số tiền lớn vào quảng cáo trên các ấn phẩm hoặc gửi mail trực tiếp là một trong những cách kém hiệu quả nhất đối với những doanh nhân lần đầu làm kinh doanh. Không có đường tắt trong việc tiếp cận mang tính chất cá nhân. Hãy gặp gỡ với từng khách hàng của bạn, nếu không gặp trực tiếp thì ít nhất cũng gọi điện thoại.

5. Hướng tới lần bán hàng kế tiếp. Gần 85% các vụ mua bán diễn ra thông qua con đường truyền khẩu: “Chúng là kết quả của việc một ai đó nói với bạn bè hoặc đồng nghiệp rằng nên mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó bởi chính họ đã từng có được sự hài lòng”, Tracy nói. Vì vậy, cần tập trung xây dựng các vụ mua bán trong tương lai với mỗi khách hàng. "Tất cả những việc bạn làm đều phải hướng tới các lần mua bán tiếp theo".

Linda Richardson: Thành công trong cách thuyết phục khách hàng

Bạn có thể nâng cao hơn nữa tỷ lệ thành công trong các lần bán hàng bằng cách tìm hiểu hết mức có thể về khách hàng tiềm năng của bạn, đặc biệt tập trung tìm hiểu các nhu cầu của họ.

1. Xây dựng mối quan hệ. Trước khi thảo luận kinh doanh, cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Để làm điều đó, hãy làm một số công việc chuẩn bị. Tìm hiểu xem liệu bạn và khách hàng đó có cùng quen biết một người nào đó? Công ty của anh ta gần đây có xuất hiện trên các phương tiện thông tin? Anh ta có quan tâm tới thể thao? “Hãy tìm hiểu sâu thêm một chút về công ty và cá nhân khách hàng, nhờ đó bạn có thể tạo được mối quan hệ thật sự”, Richardson khuyên.

2. Hỏi nhiều câu hỏi khác nhau. Hãy hỏi những câu mà phần trả lời yêu cầu nhiều hơn là “Có” hoặc “Không”. Các câu hỏi không chỉ về giá cả, chi phí, thủ tục và các yếu tố kỹ thuật. Quan trọng nhất, theo Richardson, nên hỏi sao đó để câu trả lời có thể cho biết về động cơ mua sắm của khách hàng, các vấn đề cũng như nhu cầu của khách và quá trình đi đến quyết định.

 3. Thăm dò sâu hơn. Nếu một khách hàng tiềm năng nói với bạn rằng: “Chúng tôi đang tìm cách tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả”, và bạn ngay lập tức nói với anh ta bằng cách nào các sản phẩm của bạn đáp ứng các yêu cầu đó, thì lời nhận xét của Richardson là: “Một người bán hàng thực sự khôn ngoan sẽ không làm như vậy”. Cần hỏi thêm để thăm dò sâu hơn. “Tôi hiểu tại sao điều đó quan trọng. Có thể cho tôi ví dụ cụ thể được không?”. Richardson gợi ý: hỏi để biết thêm thông tin và nhờ vậy bạn có thể xác định vị trí sản phẩm của bạn tốt hơn và hiểu các nhu cầu của khách hàng.

4. Học cách lắng nghe. Những người bán hàng nói liên tục trong suốt thời gian giới thiệu sản phẩm khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán và thường làm mất cơ hội của mình. Bạn cần dừng lại lắng nghe ít nhất 50% số thời gian dành cho việc giới thiệu. Bạn có thể nâng cao kỹ năng lắng nghe của mình bằng cách ghi chép vắn tắt, quan sát ngôn ngữ hành động của khách, không nhảy xổ vào kết luận mà tập trung vào điều mà khách hàng đang nói.

5. Theo sát khách hàng. Hãy viết thư cảm ơn, gọi điện cho khách hàng sau khi bán hàng để đảm bảo họ hài lòng và duy trì mối quan hệ trong tương lai. “Bạn phải ở phía trước khách hàng và luôn bày tỏ sự quan tâm cũng như trách nhiệm”, Richardson nói. “Việc theo sát khách hàng là rất tích cực”.

Shari Posey: Chuẩn bị và đảm bảo

Một thuyết trình thành công bắt đầu với sự chuẩn bị cẩn thận và kết thúc bằng những đảm bảo về sự hài lòng của khách hàng. 5 chiến lược bán hàng hàng đầu của Posey chính là:

1. Viết ra giấy bài thuyết trình. “Đó không phải là điều bạn có thể làm tranh thủ lúc ngồi trên máy bay” Posey khuyến cáo. Luôn sử dụng bài thuyết trình đã được trình bày thành văn bản. Suy nghĩ về 6 điểm chủ yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình thuyết trình. Tìm những câu hỏi giúp thăm dò phản ứng và nhu cầu của khách hàng đối với mỗi điểm trên. “Điều này sẽ giúp bạn xác định những mục tiêu mà khách hàng của bạn muốn đạt tới và nhờ đó bạn có thể chỉ ra làm thế nào các sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể đáp ứng yêu cầu của họ”.

2. Viết ra giấy những ý kiến phản đối. Tỏ cho khách hàng tiềm năng của bạn biết bạn đang thực sự lắng nghe điều họ nói bằng cách viết vào sổ các ý kiến phản đối của họ. Bằng cách này, bạn có thể trả lời cụ thể vào các nội dung phản đối của họ và chỉ ra họ sẽ thu được những lợi ích từ sản phẩm và dịch vụ của bạn như thế nào.

3. Đưa ra chính sách khuyến khích cho lần đầu tiên. Đề nghị khách hàng một điều gì đó có ý nghĩa, nhờ đó nếu họ thích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ được khuyến khích đưa ra quyết định tức thì thay vì đợi vài hôm hoặc thậm chí bỏ qua nó. Đề nghị có tính khuyến khích cho lần mua đầu tiên có thể là: “Giảm giá 10% nếu bạn mua hôm nay” hoặc “Nếu mua hôm nay, bạn sẽ nhận được một giờ tư vấn miễn phí”.

4. Đề nghị một sự đảm bảo 100%. Hãy để khách hàng của bạn biết sự hài lòng của họ được đảm bảo. “Một chính sách bảo hành tốt giúp giảm thiểu các ý kiến phản đối của khách hàng và cho thấy bạn tin vào sản phẩm và dịch vụ của mình”, Posey nói. Bảo hành sản phẩm không nên kèm theo bất kỳ điều kiện nào như “Bảo hành chỉ trong 30 ngày”. Bạn có thể sử dụng chính sách bảo hành thậm chí nếu bạn bán một dịch vụ. “Đảm bảo bạn sẽ ngạc nhiên về chất lượng dịch vụ, nếu không chúng tôi sẽ làm lại miễn phí”.

5. Giới hạn với 2 sự chọn lựa. Thay vì hỏi “Sản phẩm đó như thế nào”, hãy đưa cho khách hàng của bạn một sự chọn lựa. Ví dụ, nếu bạn đang bán các sách giáo dục cho người phụ trách trường mẫu giáo, hãy hỏi họ xem họ muốn mua toàn sách hay mua sách và băng đĩa cùng với nhau. Khi họ đưa ra lựa chọn của mình, viết giấy đặt hàng ngay. “Khách hàng của bạn thường không ngăn bạn lại”, Posey giải thích. “Bởi vì trong tâm thức họ thừa nhận họ đã cam kết với bạn và họ vừa nói vâng đó thôi”.

20 bí quyết bán hàng của doanh nhân Mỹ thành đạt

Bob Bly: Tư liệu bán hàng

Bạn muốn thực sự gây ấn tượng với khách hàng và cung cấp cho họ những tài liệu khiến họ muốn đặt hàng ngay ư? Hãy áp dụng 5 bí quyết bán hàng quan trọng của Bob Bly.

1. Hãy chuẩn bị tài liệu của bạn nhằm phục vụ một khách hàng cụ thể. Bạn không thể hiểu và đáp ứng các nhu cầu của mọi khách hàng tiềm năng. Hãy cho thấy bạn là một chuyên gia, Bly nói. “Khi tài liệu bán hàng của bạn được chuẩn bị chỉ để phục vụ những đối tượng khách hàng cụ thể, bạn có ưu thế trong bán hàng và tìm được sự tin tưởng”, Bly giải thích.

2. Sử dụng các loại giấy chứng nhận. Khách hàng thường không tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể làm được những điều như bạn giới thiệu. Bạn có thể vượt qua điều này bằng cách trang bị cho mình những thư khen ngợi của các khách hàng trước đây hoặc hiện nay về bạn và công ty của bạn. Các loại giấy chứng nhận, thường được viết bằng ngôn ngữ riêng của từng khách hàng, được bao quanh bằng các dấu hiệu chỉ sự trích dẫn. Chúng có thể được sử dụng trong các bức thư bán hàng, các mẫu quảng cáo và tờ rơi.

3. Viết trên cơ sở ý kiến của khách hàng. “Bắt đầu tài liệu của bạn bằng một nội dung nào đó có liên quan khách hàng tiềm năng”, Bly gợi ý. “Thứ được hầu hết mọi người quan tâm chính là bản thân họ”.

Đại lý bảo hiểm thường sẽ bắt đầu tài liệu giới thiệu chương trình bảo hiểm sức khoẻ người lao động dành cho các doanh nghiệp nhỏ bằng câu: “Giới thiệu kế hoạch bảo hiểm sức khoẻ cho người lao động”. Đại lý bảo hiểm sẽ thu được những kết quả tốt hơn nếu họ viết một điều gì đó trực tiếp thu hút sự quan tâm của khách hàng. Đó có thể là: “Chi phí bảo hiểm tăng cao đe doạ hoạt động kinh doanh của công ty bạn?’. Theo giải thích của Bly, “Đó mới là điều những người chủ doanh nghiệp quan tâm”.

4. Sử dụng các câu hỏi. Một cách hiệu quả để gắn kết những khách hàng tiềm năng với bạn là đặt câu hỏi trong dòng đầu tiên của tài liệu. “Tất cả những người chủ cơ sở dịch vụ rửa xe ô tô cần biết 7 bí mật kinh doanh thành công này. Còn bạn?” hoặc “Tại sao những người chủ không được thông báo về sự thật này?”.

5. Biến tiêu cực thành tích cực. Nếu bạn là người mới trong kinh doanh và chưa bán được nhiều sản phẩm hoặc chưa ký được nhiều hợp đồng dịch vụ với khách hàng, đừng thất vọng. Bạn có thể viết về tình trạng của bạn theo cách này: “Chưa một ai trong số hàng ngàn khách hàng từng biết về những ưu điểm của mẫu thiết kế XYZ mới này”.
Cách bán hàng hiệu quả đạt doanh thu cao
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Tiếp cận khách hàng mới như thế nào
Kỹ năng tiếp cận khách hàng tiềm năng
Cách thuyết phục khách hàng để việc kinh doanh luôn suôn sẻ
Nghệ thuật ứng xử với khách hàng
Phong thủy trong kinh doanh lớn và nhỏ
Nhân viên bán hàng - Nghề của phụ nữ

Cách làm bánh mousse hawaii mát lịm, không bị ngán

Cách làm bánh Nhật Bản khiến bạn mê mẩn

Cách làm bánh nếp xào ớt của người Hàn Quốc

Cách làm thính gạo đảm bảo an toàn

Cách làm nước gạo rang, thức uống bổ dưỡng cho cơ thể

Cách làm nước cốt dừa, bí quyết không thể thiếu trong các món ăn

Tự làm túi xách đơn giản tiện lợi

Cách làm các món nhậu bình dân hấp dẫn không thể bỏ qua

Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể

Chăm sóc móng tay đơn giản hiệu quả

Cách làm các loại bánh từ bột mì vừa ngon vừa bắt mắt

Cách làm các loại bánh ngon hấp dẫn cả nhà

Cách làm muối ớt ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Cách làm tinh dầu gừng tuyệt đối an toàn

Những kiểu tóc bới dự tiệc đơn giản khiến bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đẹp

Những kiểu tóc đi dự tiệc không bao giờ lỗi mốt

Cách xào măng tây theo nhiều công thức khác nhau

Cách nhuộm tóc tự nhiên vừa an toàn lại tiết kiệm mà vẫn cực đẹp

Cách làm kem phủ bánh gato theo công thức cực chuẩn

Cách muối cà xổi ngon trong tích tắc

Cách làm cua rang muối ớt ngon ngây ngất

Những kiểu tóc búi Hàn Quốc dễ thương giúp bạn đẹp hơn bao giờ hết

Cách làm tinh dầu cam an toàn

Những kiểu tóc búi cao dự tiệc giúp bạn nổi bần bật giữa đám đông

Cách làm tinh dầu hoa hồng an toàn, thoải mái dưỡng da
(ST).
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý