Cách trồng cây phật thủ loại cây quý cho phúc lộc đầy nhà

seminoon seminoon @seminoon

Cách trồng cây phật thủ loại cây quý cho phúc lộc đầy nhà

18/04/2015 07:08 PM
3,278

Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.

Cây phật thủ thuộc loại thân gỗ , dạng bán bụi ; cây cao khoảng 1-2m , phân cành nhiều , cành mềm , mọc ngang là trên mặt đất , từ gốc đến ngọn ; trên thân có nhiều gai ngắn , nhọn . Lá phật thủ hình trứng hay hình O-van to trung bình , mép lá có nhiều răng cưa nhỏ , không có eo lá ; Lá non có màu tím hồng (màu của sắc tố antoxian ); mặt phiến lá có nhiều túi tinh dầu nhỏ , có mùi thơm đặc trưng. Hoa phất thủ mọc thành từng chùm , màu trắng , cuống hoa , bầu nhụy , chỉ nhị , cánh hoa có nhiều túi dầu tinh nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường . hoa phật thủ thường bất dục hoặc không có phấn hoa , hoặc không có noãn , có giống bị bất dục đực cả 2 , nuốm nhụy thường không có Necta để giúp cho hạt phấn nảy mầm. Vì vấy hoa phật thủ rất nhiều , nhưng khả năng đậu quả rất thấp . Một cây phật thủ có thể có hàng vài chục nghìn hoa , nhưng chỉ đậu được 6-8 quả . Quả phật thủ có hình tay phật , có thể có từ 11- 22 “ngón” , là những tâm bì , hay còn gọi là tử phòng– là những múi quả ở các loài cam quýt khác . Có giống “các ngón” bố trí giống hình tay phật xòe ra , có giống có hình bàn tay phật nắm lại . Quả phật thủ có thể to như quả bưởi , nhưng cũng có giống nhiều quả thì quả nhỏ giống như hình bàn tay vàng của tượng phật . Ruột quả phật thủ không có múi , và thịt quả chỉ chứa đầy một chất trắng xốp gọi là Albedor , thành phần gồm nước , đường , vitamin và các chất khoáng. Vỏ quả khi chín có màu vàng tươi , vỏ dày có chứa nhiều túi dầu tinh thơm và dễ bảo quản . Trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta quả phật thủ có thể trưng bày qua tháng 5 dương lịch mà vấn tươi mới và thơm ngát cả gian phòng thơ cúng tâm linh .

Cây , lá , quả phật thủ đều có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau : cất tinh dầu để dùng trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm . Quả , rễ cây được dùng trong các bài thuốc dân gian từ thời rất xa xưa cho đến ngày nay ở cả phương Tây và phương Đông , nhất là các nước châu Á : Trung quốc , Nhật Bản và Việt Nam .

Đa số các nước vùng châu Á coi cây phật thủ là loài cây cảnh tâm linh , bắt đầu bằng những truyền thuyết linh thiêng có từ đời nhà Đường bên Trung Quốc , vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên , truyền đến Nhật bản , và Việt Nam . Người ta truyền lại rằng khi vị Đường Tăng đi Tây trúc lấy kinh , về qua Tây tạng , ven dãy Hymalaya chập chùng , âm khí nặng nề , khắp mọi nơi đầy những hang động của đủ các lòai yêu ma quỷ dữ . Một hôm trời đang sáng bỗn nhiên tối sầm ; khắp nơi chỉ một màu đen như mực . Xa xa trong các hang động của quỷ hiện lên những ngọn đèn màu đỏ quạch như màu máu chết khi tỏ khi mờ , khi như mời gọi những ai sa cơ lỡ bước . Nhưng kìa , lạ thay Thày trò Đường Tăng đang bối rối buồn rầu , bỗng Tề thiên đại thánh nhìn thấy rất nhiều cây mọc ven đường nhô lên những bàn tay sáng rực rỡ như ánh mặt trời vẫy gọi và tiêng nói của Phật vang lên trầm ấm “ Hãy đi theo ta , chớ có vào những hang động ở xa kia “ . Và thế là loài cây ấy với hương thơm dìu dịu làm cho thày trò Đường tăng hết mệt mỏi choáng váng , ánh sáng rực rỡ đã xua tan mọi bóng tốicủa tà ma . Có một vài con quỷ định đến gần cây phật thủ bên đường để nhổ bỏ , nhưng những chiêc gai sắc đã làm cho chúng không thể nào đụng váo được thân cây . Ra khỏi chân núi Hymalaya thày tró Đường tăng không quên mang theomột nhành cây với những bàn tay ấm áp của Phật. Lạ kỳ thay , khi về tới nhà thì nhành cây cũng mọc rễ vàxanh tốt bời bời . Về sau này laòi cây ấy đã phát tán đi mọi nơi từ Đông sang Tây , với sức sống kỳ diệu . Ở đâu có cây phất thủ mọc là nơi đó có cuộc sống yên lành . Đất và người sẽ chiến thắng mọi gian khó ;sinh sôi và phát triển .

Hiện công ty cổ phần giống vật tư công nghệ cao việt Nam đãcùng với các chuyên gia ở trong và ngoài nước đã chọn lọc và nhân được giống cây phật thủ có khả năng đậu quả rất cao , cây nhỏ có thể trồng trong chậu , trên ban công và trưng bày nơi phòng thờ cúng tâm linh ; quả nhỏ vừa bằngbàn tay với những ngón thon dài như bàn tay của phật . Giống phất thủ của công ty có thể ra hoa và đậu quả 2 lần trong năm – vụ xuân và vụ hè . Quả khi chín có màu vàng tươi , đặc trưng của loài . Nhưng nếu cho ra hoa quá muộn , vỏ quả có thể vẫn còn màu xanh khi tết đến xuân về . Vỏ quả cũng có thể xẫm màu hơn nếu ra hoa kết quả vào vụ xuận sớm . Tùy theo từng vùng miền mà có thể điều khiển cho ra hoa và đậu quả vào một thời điểm thích hợp trong năm .

Công ty chúng tôi cũng có thể chuyển giao các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phật thủ và cung cấp cây giống cho các nhà vườn ở trong va ngoài tỉnh

Hy vọng rằng trong thời gian không xa loài cây cảnh tâm linh mộc mạc và quý phái này sẽ được phát triển rộng rãi khắp mọc miền của đất nước , mang lại phồn vinh cho nghề trồng hoa , cây cảnh ở nước ta .

Ghê cho các loài cây sao mà đến tháng này thấy hoa rét trở về cũng như cảm thấy thèm thuồng ôm ấp, để cho đỡ lạnh lùng. Ấy là cây phật thủ. Ba mươi tám năm trước ở miền này (miền Nam), tôi chưa được thấy loại cây "tiến" ấy, nhưng bây giờ lạc bước đi vào vườn của mấy ông bạn chịu chơi, một vài gốc phật thủ đã thấy hiện ra, nhưng hầu hết chỉ tốt lá đẹp hoa mà bói thế nào cũng không chịu ra lấy một hai quả để bầy cho thơm nhà.
Ở Bắc, cứ vào cữ tháng Chín này, sao các cây phật thủ sai quả thế? Mà tại sao ở đây lại cứ đực ra? Hay là tại thổ ngơi? Hay là tại hơi bom đạn của Mỹ đã làm thui chột các quả đó ngay khi còn trứng nước?
Hóa ra nghĩ như thế là lầm. Có tìm được những người đã trồng phật thủ ở Bắc Việt vào đây mới biết là giống cây này tuy là mang cái tên rất đạo mạo trang nghiêm nhưng đến tháng Tám bước sang tháng Chín là lúc bói quả thì lại không chịu được sự lẻ loi, cô quạnh. Muốn cho sang đến tháng Chín phật thủ có trái thì từ tháng Bảy, tháng Tám nhà trồng tỉa đã phải ủ cho cây "một chất đàn bà" để cho ấm lòng.
"Nói bậy. Cây gì mà lại có cây khéo léo đa tình đến thế?"
"Ấy thế mà thực đấy, mới phiền. Không có chất đàn bà, cây nhất định cứ ì ra nằm vạ."
"Thế cái chất đàn bà ấy là chất gì?"
"Nói thì tục tĩu, nhưng thực, sợ gì mà không dám nói? Chất ấy có thể là một cái yếm, một cái quần, một cái khăn... nhưng điều cần là khăn ấy, quần ấy, yếm ấy phải do người đàn bà đã dùng rồi, nghĩa là phải có hơi hướng của người đàn bà mới được. Đem ra bón ở gốc cây, cũng như hoàng lan bón phân ngựa, mai vàng bón gạch non, sứ Thái Lan bón khô dầu, rồi lấy nước giặt quần dơ của đàn bà ra tưới, ấy thế là phật thủ đỏ màu hay hạt, sang đến tháng Chín thì quả cứ lúc lỉu ở trên cây. Lại lấy cái quần, cái yếm cũ của đàn bà ra bọc lấy trái cho đến khi da nó bóng lên, các cái móng dài cuốn lại đẹp như móng tay Phật, anh hái đem về để lên trên mâm ngũ quả, đến đêm hương dậy lên khắp cả nhà. So với thanh yên, và bưởi, hay hồng hạc, cam sành, trái phật thủ bổ ra ăn chơi một miếng, chửa chắc đã ngon bằng, nhưng từ xưa nó vẫn được tiếng là quí, thành ra lúc ăn, ai cũng làm trịnh trọng - nhiều khi cứ để đấy mà trông, thỉnh thoảng cầm lên mà nắn cho nó teo đi, để dành phòng khi đau bụng mang ra dùng chớ không dám ăn sợ phí. Những người ăn thuốc "sưa" rồi lại bày ra cái trò kỳ cục không chỗ nói:  Tiêm thuốc phiện vào trong phật thủ rồi để đấy cho nhuyễn vào vỏ và thịt của trái cây. Này, cứ thỉnh thoảng tiêm một chút như thế rồi để đấy, hàng năm không thúi; khi nào cần, lấy ra dùng một miếng, sợ còn hay hơn cả thuốc tiên, cụ ạ. Gớm cho cái giống Âu tây họ khôn chảy máu mắt ra: lấy vỏ phật thủ chế ra cái rượu cointreau ngon đáo để, ngọt cứ lừ, ấy thế mà say đảo đồng đảo địa lúc nào không biết."

Tháng 10/2011, trên chuyến bay của Vietnam Airlines, một đoàn Phật tử Hà Nội mang theo 15 cây Phật thủ thành tâm cung tiến để trồng tại thánh tích Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ), nơi khởi nguồn của đạo Phật. Thượng tọa Manor - Trụ trì Bồ đề Đạo tràng - hoan hỉ đón nhận và vui mừng hơn khi được biết, chính cây Phật thủ đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Đắc Sở ( Hoài Đức, Hà Nội).

Về Đắc Sở những ngày cuối năm, ai cũng bị hút hồn, ngây ngất với bạt ngàn màu xanh và vị thơm mát dịu nhẹ đến tinh khiết của Phật thủ. Xuống bãi, vườn nhà nào cũng trĩu chịt quả. May mắn, chúng tôi được gặp anh Nguyễn Đình Lê, người đầu tiên có công mang cây Phật thủ về địa phương, khi anh đang chăm chú tỉa bớt gai cho quả không bị xước.

Anh cho biết, năm 2001, khi đi bộ đội tại vùng Tây Bắc, thấy cây Phật thủ mọc bên suối nên đã mang về quê trồng thử. Không ngờ, cây lại rất hợp với vùng đất bãi của Đắc Sở và sau thành công của anh Lê, nhiều người trong xã đã trồng theo.

Ông Nguyễn Văn Bằng - Chủ tịch UBND xã Đắc Sở - phấn khởi cho biết, đến nay toàn xã đã có hơn 500 hộ trồng Phật thủ trên diện tích hơn 70 ha. Hộ trồng ít nhất cũng 1 sào, hộ nhiều nhất tới 5 mẫu.

Phật thủ được trồng chủ yếu ngoài bãi, thu hoạch quanh năm nhưng người dân tập trung làm quả vụ Tết để phục vụ nhu cầu thờ cúng của các  gia đình. Đời sống tâm linh của người dân ngày phát triển nên thị trường tiêu thụ của Phật thủ cũng mở rộng ra trong cả nước. Ngày rằm, mùng một,  Phật thủ được bán với giá từ 50.000 đồng/quả.

Vào dịp Tết giá bán dao động từ 100 – 500.000 đồng/quả, quả đẹp thì trên 1 triệu đồng. Tết năm 2011, quả Phật thủ đặc biệt nhất được khách hàng mua tới 6,7 triệu đồng ngay tại vườn. Còn những quả xấu, thải loại thì được người dân thái lát, sấy khô bán cho phố Thuốc Bắc và để xuất khẩu với giá khoảng 300.000 đồng/kg. Quả tươi hay quả sấy khô đều được các thương lái về tận xã cất buôn, và chính vì vậy, quả Phật thủ chưa bao giờ ế.

Theo ông Bằng, xã đã đưa Phật thủ trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, bởi thu nhập hàng năm do Phật thủ đem lại đã đạt 500 triệu đồng/1ha, cao gấp hàng trăm lần cấy lúa. Cả xã hiện có hàng chục hộ gia đình thu nhập 300- 400 triệu từ Phật thủ, hơn 10 hộ có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2011, xã này có 8 hộ gia đình đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.

Lão nông Tạ Văn Tuấn ở thôn Đông Hạ chính là người trồng Phật thủ nhiều nhất xã với 5 mẫu đất. Hồi trẻ, ông làm đủ nghề, đi khắp thiên hạ nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo. Năm 2005, ông Tuấn vay mọi người được 10 triệu để mua cây giống và làm giàn trồng Phật thủ và năm 2007, ông thu được 12 triệu đồng trong vụ đầu tay. Phấn chấn với thành công, những năm sau đó ông Tuấn liên tục mở rộng diện tích, khi đất bãi hết ông đi thuê thêm.

Từ năm 2009 đến nay, năm nào gia đình ông cũng thu được gần 1 tỷ đồng từ Phật thủ. Vụ Tết này, ông Tuấn dự tính cũng sẽ thu được bạc tỷ. Ông đã cưới được vợ, xây nhà khang trang cho 2 con trai đầu, con trai út của ông dự kiến cưới nốt trong đầu năm tới. “Chính nhờ cây Phật thủ mà nhà tôi từ nghèo khó đã trở nên giàu có, có 3 con trai nhưng không còn là “tam nam bất phú nữa”- ông Tuấn hoan hỷ.

Khi được hỏi thế nào là một quả Phật thủ đẹp, ông Tuấn cho biết quả đẹp cần to và cân đối. Quả phải có nhiều ngón, ngón dài và tạo thành các vòng tròn tương xứng; các ngón của vòng ngoài cùng trùng với các số đẹp thì thường rất được khách hàng ưa chuộng, bán được giá cao. Theo ông, giá Phật thủ nghe qua có vẻ thấy đắt nhưng thật ra không đắt vì quả thờ được tới 2-3 tháng, không bao giờ bị hỏng và khi khô quắt lại làm vị thuốc được.

Ông Nguyễn Quang Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức - cho biết, huyện sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây Phật thủ sang các xã lân cận có vùng đất bãi phù hợp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân. Huyện Hoài Đức coi Phật thủ là một loại cây đặc biệt, bởi ngoài giá trị kinh tế, còn mang ý nghĩa tâm linh, mang lại an lành, phúc lộc cho mọi nhà.

Quả và hoa Phật thủ đều có thể dùng làm thuốc. Quả Phật thủ không những có thể dùng làm thuốc, làm mứt mà còn là thứ quả đẹp dùng trong trang trí, trưng bày. Quả, hoa và lá Phật thủ đều chứa tinh dầu, có thể chưng cất thành hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa.

Theo Đông y, Phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa...

Trong lâm sàng, Đông y thường dùng Phật thủ phối hợp với thanh bì, xuyến luyện tử để chữa can khí uất kết dẫn đến đau vùng dạ dày; phối hợp với trúc như, hoàng cầm trị nôn mửa khi thai nghén; phối hợp với giáng hương, trầm hương, kê nội kim chữa chứng nôn ợ, làm dễ tiêu, điều hòa chức năng dạ dày...

Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy, Phật thủ chứa nhiều vi-ta-min C, đường, a-xit hữu cơ, dầu chanh, glu-cô-xít, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tì vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu... Ngoài ra, hoa Phật thủ cũng là vị thuốc Đông y rất tốt, tính ấm, vị hơi đắng, có tác dụng lợi tì vị, trị nôn và các chứng bệnh như quả Phật thủ.

Phật thủ đang là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều vùng, trong đó phải nhắc đến xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Đây là vùng trồng nhiều phật thủ nhất Hà Nội. Mỗi năm các hộ gia đình thu lãi từ mô hình này hàng trăm triệu đồng.

Năm 2010, không có đất để trồng cây ăn quả, anhTạ Văn Tâm ở xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội đã mạnh dạn thuê 6 sào đất bãi để trồng phật thủ. So với những loại cây anh Tâm trồng trước đây như cam Canh, ổi , thì cây phật thủ có giá trị hơn rất nhiều. Mỗi năm trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu anh Tâm thu lãi từ 300-400 triệu.

Anh Tâm chia sẻ: “Vốn đầu tư thì 1 năm đầu chúng ta phải bỏ tiền ra tất từ phân bón, thuốc trừ sâu… mất khoảng 30-35 triệu/1 sào. Nếu chúng ta không phải thuê đất thì chúng ta tiết kiệm được khoảng 10 triệu.”

Phật thủ thường dùng để thờ cúng và để được lâu từ 5-6 tháng. Ngoài ra phật thủ có vị cay, đắng, chua, và tính ấm, dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Khi chín, phật thủ được thu hái, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô và để dùng dần.

1 kg phật thủ hiện nay được bán với giá 30 - 40 nghìn đồng, những quả phật thủ đẹp có thể bán lẻ với giá từ 100-200 nghìn đồng, thậm chí lên tới 300 nghìn đồng.

Với những quả phật thủ to đẹp, anh Tâm sẽ để dành làm hàng bán vào dịp tết sắp tới, với giá bán cao hơn ngày thường gấp 2-3 lần.

Cây phật thủ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh.Phật thủ có bộ rễ chùm, rễ chỉ ăn sâu từ 40-50cm, vì vậy khi chọn đất trồng anh Tâm đã rất chú ý chọn loại đất cát pha giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt.

Phật thủ không chịu được úng nhưng lại là cây ưa ẩm, anh Tâm có cả một hệ thống vòi phun nước đủ để cung cấp nước tưới cây, khi thời tiết nắng nóng kéo dài.

Anh Tâm cho biết: “Điều kiện để trồng được phật thủ phụ thuộc vào đất thổ nhưỡng, tốt nhất là đất cát pha, thứ hai là đất không ngập nước, và kỹ thuật chăm sóc phải chuẩn.”

Phật thủ thuộc giống họ cam thân mềm, cành cây thường bò lan trên mặt đất. Do đó, ngay từ lúc  cây đạt chiều cao từ 1,7-1,8m,  Anh Tâm đã làm giàn tre để đỡ cho cây.

Nhờ cách làm này, gốc cây luôn thoáng mát, nhiều ánh sang do đó giảm được sâu bệnh hại cây và quả phật thủ to đều hơn.

Khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng là 4m, tương ứng anh Tâm làm giàn cho mỗi gốc phật thủ có kích thước chiều dài 4m, rộng 4m và cao 1,7-1,8m.

Phật thủ là loại cây cho thu hoạch quanh năm. Tùy vào mức độ chăm sóc mà thời gian cây cho quả tính từ khi bắt đầu đặt cây trồng là khác nhau. Nếu chăm sóc tốt thì chỉ sau một năm trồng mới cây đã cho quả, và tiếp tục đậu quả trong 5 năm tiếp theo.

Trước đây phật thủ chỉ được trồng ở những vùng núi cao như Tuyên Quang, Yên Bái…và bây giờ đang phát triển tốt trên đồng đất của xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Hiện nay trên toàn xã Đắc Sở có khoảng 15 ha trồng phật thủ. Do phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện tự nhiên tại đây nên mô hình này đang được chính quyền địa phương khuyến khích nhân rộng để bán cây giống và bán quả.

Cây phật thủ thuộc loại thân gỗ , dạng bán bụi ; cây cao khoảng 1-2m , phân cành nhiều , cành mềm , mọc ngang là trên mặt đất , từ gốc đến ngọn ; trên thân có nhiều gai ngắn , nhọn . Lá phật thủ hình trứng hay hình O-van to trung bình , mép lá có nhiều răng cưa nhỏ , không có eo lá ; Lá non có màu tím hồng ( màu của sắc tố antoxian ) ; mặt phiến lá có nhiều túi tinh dầu nhỏ , có mùi thơm đặc trưng. Hoa phất thủ mọc thành từng chùm , màu trắng , cuống hoa , bầu nhụy , chỉ nhị , cánh hoa có nhiều túi dầu tinh nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường . hoa phật thủ thường bất dục hoặc không có phấn hoa , hoặc không có noãn , có giống bị bất dục đực cả 2 , nuốm nhụy thường không có Necta để giúp cho hạt phấn nảy mầm . Vì vấy hoa phật thủ rất nhiều , nhưng khả năng đậu quả rất thấp . Một cây phật thủ có thể có hàng vài chục nghìn hoa , nhưng chỉ đậu được 6-8 quả . Quả phật thủ có hình tay phật , có thể có từ 11- 22 “ngón” , là những tâm bì , hay còn gọi là tử phòng – là những múi quả ở các loài cam quýt khác . Có giống “các ngón” bố trí giống hình tay phật xòe ra , có giống có hình bàn tay phật nắm lại . Quả phật thủ có thể to như quả bưởi , nhưng cũng có giống nhiều quả thì quả nhỏ giống như hình bàn tay vàng của tượng phật . Ruột quả phật thủ không có múi , và thịt quả chỉ chứa đầy một chất trắng xốp gọi là Albedor , thành phần gồm nước , đường , vitamin và các chất khoáng . Vỏ quả khi chín có màu vàng tươi , vỏ dày có chứa nhiều túi dầu tinh thơm và dễ bảo quản . Trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta quả phật thủ có thể trưng bày qua tháng 5 dương lịch mà vấn tươi mới và thơm ngát cả gian phòng thơ cúng tâm linh .
Cây , lá , quả phật thủ đều có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau : cất tinh dầu để dùng trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm . Quả , rễ cây được dùng trong các bài thuốc dân gian từ thời rất xa xưa cho đến ngày nay ở cả phương Tây và phương Đông , nhất là các nước châu Á : Trung quốc , Nhật Bản và Việt Nam .
Đa số các nước vùng châu Á coi cây phật thủ là loài cây cảnh tâm linh , bắt đầu bằng những truyền thuyết linh thiêng có từ đời nhà Đường bên Trung Quốc , vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên , truyền đến Nhật bản , và Việt Nam . Người ta truyền lại rằng khi vị Đường Tăng đi Tây trúc lấy kinh , về qua Tây tạng , ven dãy Hymalaya chập chùng , âm khí nặng nề , khắp mọi nơi đầy những hang động của đủ các lòai yêu ma quỷ dữ . Một hôm trời đang sáng bỗn nhiên tối sầm ; khắp nơi chỉ một màu đen như mực . Xa xa trong các hang động của quỷ hiện lên những ngọn đèn màu đỏ quạch như màu máu chết khi tỏ khi mờ , khi như mời gọi những ai sa cơ lỡ bước . Nhưng kìa , lạ thay Thày trò Đường Tăng đang bối rối buồn rầu , bỗng Tề thiên đại thánh nhìn thấy rất nhiều cây mọc ven đường nhô lên những bàn tay sáng rực rỡ như ánh mặt trời vẫy gọi và tiêng nói của Phật vang lên trầm ấm “ Hãy đi theo ta , chớ có vào những hang động ở xa kia “ . Và thế là loài cây ấy với hương thơm dìu dịu làm cho thày trò Đường tăng hết mệt mỏi choáng váng , ánh sáng rực rỡ đã xua tan mọi bóng tối của tà ma . Có một vài con quỷ định đến gần cây phật thủ bên đường để nhổ bỏ , nhưng những chiêc gai sắc đã làm cho chúng không thể nào đụng váo được thân cây . Ra khỏi chân núi Hymalaya thày tró Đường tăng không quên mang theo một nhành cây với những bàn tay ấm áp của Phật. Lạ kỳ thay , khi về tới nhà thì nhành cây cũng mọc rễ và xanh tốt bời bời . Về sau này laòi cây ấy đã phát tán đi mọi nơi từ Đông sang Tây , với sức sống kỳ diệu . Ở đâu có cây phất thủ mọc là nơi đó có cuộc sống yên lành . Đất và người sẽ chiến thắng mọi gian khó ;sinh sôi và phát triển .
Phật thủ được người dân ưa chuộng
Cây phật thủ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Phật thủ có bộ rễ chùm, rễ chỉ ăn sâu từ 40-50cm, vì vậy khi chọn đất trồng anh Tâm đã rất chú ý chọn loại đất cát pha giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt.
Phật thủ không chịu được úng nhưng lại là cây ưa ẩm, nên có một hệ thống vòi phun nước đủ để cung cấp nước tưới cây, khi thời tiết nắng nóng kéo dài.
Điều kiện để trồng được phật thủ phụ thuộc vào đất thổ nhưỡng, tốt nhất là đất cát pha, thứhai là đất không ngập nước
Phật thủ thuộc giống họ cam thân mềm, cành cây thường bò lan trên mặt đất. Do đó, ngay từ lúc cây đạt chiều cao từ 1,7-1,8m, nên làm giàn tre để đỡ cho cây.


Nhờ cách làm này, gốc cây luôn thoáng mát, nhiều ánh sang do đó giảm được sâu bệnh hại cây và quả phật thủ to đều hơn.
Khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng là 4m, tương ứng làm giàn cho mỗi gốc phật thủ có kích thước chiều dài 4m, rộng 4m và cao 1,7-1,8m.
Phật thủ là loại cây cho thu hoạch quanh năm. Tùy vào mức độ chăm sóc mà thời gian cây cho quả tính từ khi bắt đầu đặt cây trồng là khác nhau. Nếu chăm sóc tốt thì chỉ sau một năm trồng mới cây đã cho quả, và tiếp tục đậu quả trong 5 năm tiếp theo.

Trên diện tích hơn 3.000 m2 đất, mô hình trồng cây phật thủ của anh Đỗ Mạnh Hùng (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) đang cho hiệu quả kinh tế cao. Đây là một trong những mô hình phát triển kinh tế trang trại phát huy lợi thế về đất đai, mang lại thu nhập ổn định cho người sản xuất.

Anh Đỗ Mạnh Hùng (sinh năm 1979 tại thôn Bài xã Yên Bài) là một thanh niên với bản tính năng động, sáng tạo nên sau khi xuất ngũ về địa phương anh luôn trăn trở tìm hướng đi để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2009, sau lần đi tham quan mô hình trồng cây phật thủ ở thôn Yên Sở (Đắc Sở, Hoài Đức), nhận thấy giống cây này cũng có thể trồng được trên đồng đất xã Yên Bài, anh đã mạnh dạn quyết định bán 1 con bò và vay thêm tiền của bạn bè được hơn 10 triệu đồng để mua cây giống.

Thật bất ngờ, chỉ sau gần 2 năm nhân giống với 8 sào đất canh tác, vườn phật thủ nhà anh đã cho thu lãi 80 triệu đồng. Có thêm vốn, anh lại tiếp tục mở rộng diện tích trồng, mạnh dạn đốn bỏ hơn 1 mẫu chè để trồng cây phật thủ với tổng diện tích 2 mẫu. Cây phát triển ổn định, cuối năm 2011 vườn phật thủ nhà anh đã cho thu nhập 310 triệu đồng, diện tích cây mới trồng đang phát triển tốt.

Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc họ cam, có thân gỗ nhỏ cao từ 2- 2,5m, cho thu hoạch quanh năm. Cây phật thủ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cây có bộ rễ chùm, chỉ ăn sâu từ 40-50cm, vì vậy khi chọn đất trồng anh Hùng đã rất chú ý chọn loại đất giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt, dùng phân chuồng hoai mục làm phân bón chủ yếu, trong quá trình chăm cây cần chú ý nhất giai đoạn cây chuẩn bị cho thu hoạch.

Nhiều năm nay nhân dân xã Yên Bài luôn tích cực đưa các giống cây trồng mới và thực hiện nhiều dự án của Nhà nước như: trồng dâu nuôi tằm, trồng nho Mỹ, trồng cây thanh hao hoa vàng, măng điền trúc, nhưng không mang lại hiệu quả cao; lần đầu tiên giống cây phật thủ đang mang lại giá trị kinh tế cho người dân nơi đây.

Giá bán 1 quả phật thủ hiện nay từ 50 - 70 nghìn đồng, những quả phật thủ đẹp có thể bán lẻ với giá 150 nghìn đồng. Phật thủ để được lâu từ 4-6 tháng, nên những quả to, đẹp anh Hùng sẽ để dành làm hàng bán vào dịp tết, với giá bán cao hơn ngày thường gấp 2-3 lần. Trong vườn nhà anh có những quả đẹp được trả tới 2- 5 triệu đồng.

Phật thủ thường dùng để thờ cúng, song cũng được dùng ăn tươi, làm mứt, làm thuốc. Giống quả này có vị cay, đắng, chua, tính ấm, chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Đối với những quả kém mã, những quả được tỉa khi còn nhỏ hay bị rụng, anh Hùng tận dụng thái từng lát mỏng, phơi khô, bán 300 nghìn đồng/ kg.

Hiện nay, anh Hùng đang hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc phật thủ cho 20 hộ mới phát triển diện tích phật thủ trong xã Yên Bài. Trong thời gian tới anh mong muốn có thể mở rộng thêm diện tích phật thủ và nhân rộng trong toàn xã.

Cách làm vòng tay bằng dây cực đẹp, chỉ trong nháy mắt

Cách làm chả quế thơm lừng ngon ơi là ngon

Cách làm chả ốc lá lốt cực ngon và lạ miệng

Cách làm chả cốm thơm ngon chiêu đãi cả nhà

Cách làm vịt nướng hấp dẫn cả nhà

Cách nấu canh cải cá rô đồng cực ngon, không bị tanh

Cách làm canh cà bung cho ngày cuối tuần thêm ấm áp

Dấu hiệu chàng chán bạn

Cách để quên một người một cách dễ dàng

Vì sao trẻ biếng ăn

Vì sao trẻ chậm tăng cân

Làm sao để trẻ ăn ngon miệng mẹ bớt vất vả

Cách chữa chuột rút hiệu quả

Ý nghĩa của cây xương rồng trong tình yêu

Các loại hoa màu tím kiêu sa

Những kiều nữ của Ưng Hoàng Phúc

Dấu hiệu chàng muốn cưới bạn

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cay phat thu trong cay nay nhu the nao de cay cho qua tot nhat.
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
minh o da nang thi mua cay o dau
mọi người ai có tài liệu về cây phật thủ không, nếu ai có cho tớ xin để tìm hiểu thềm về loài cây này được không. thanks
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
trên mạng có nhiều mà bạn
co tai lieu ve ky thuat trong phat thu chi minh voi. cam on truoc nha!
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Các bậc thầy phật thủ biết cách cho phật thủ za quả sai đều to giúp xư đệ với.Xin đa tạ!
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Tôi muốn biết mua giống cây phật thủ tại đâu?và thời tiết trong khu vực Vũng Tàu có thể chồng được cây này không?Ai biết xin mách dùm tôi.Xin cảm ơn nhiều.
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
về hà nội , đắc sở hoài đức. đất nào cũng trông được nhưng phải thoát nước.
Mình thấy trên các trang bán hàng online có bán rất nhiều giống cây phật thủ. Bạn liên hệ thử xem: ĐT : 012. 1999.1996 ĐC : 179 Phan Đình Phùng , f17 , Q.Phú Nhuận. Bạn có thể hỏi và xin tư vấn nhé
toi muon lay giong cay phat thu thi mua o dau va can bao nhieu dat thi trong dc loai cay nay?
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
mua tai trung tam giong cay an qua DHNN ha noi
thanh oai, ha noi, khong cach 4m.4m
Bạn có thể tham khảo mấy trang bán hàng online, mình thấy rất nhiều đó
Xin hỏi cây phật thủ có mấy loại.loại nào mang lại hiệu quả hơn xin cho biết.cảm ơn?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Qua phat thu ban o dau
2 loai, moi koai co mot uu diem khac nhau
Toi muon mua cay phat thu cho qua voi so luong lon thi mua o dau
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
thon khe thuong*xa viet dan*huyen dong trieu tinh quang ninh
giong cay phat thu gia bao nhieu tien ? cay giong co ban tai dau
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
toi muon mua giong cay phat thu thi lien he o dau
chào bác, chúng tôi là nhà vườn tại Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Bác có nhu cầu có thể liên hệ 01642 232 630 Anh Lượng, 01682 360 968 Anh Thắng để có giống tốt nhất cũng như được hỗ trọ kỹ thuật trong quá trình trồng và thăm quan trực tiếp mô hình trồng tại vườn chúng tôi!
giá khoảng 30000đồng/1cây khoảng 30-50cm
minh o nghe an nhung tren vung nui, khong biet dat o day co thich hop de trong loai cay quy nay khong.neu ai biet xin chi cho minh voi, thanhks
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Trước đây phật thủ chỉ được trồng ở những vùng núi cao sau đó mới được nhân giống ở vùng đồng bằng. Vì thế ở bạn hoàn toàn có thể trồng được cây phật thủ nhé!
toi muon mua giong thi mua o dau. cay nay trong duoc tren vung dat nao
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Hầu hết ở các địa phương đều có bán giống Phật thủ. Bạn tìm trên google địa chỉ nào gần nhà bạn nhất để mua cho dễ dàng. Cây Phật Thủ lúc đầu được trồng nhiều ở vùng núi nhưng sau này đã được đưa về đồng bằng trồng nhiều hơn. Bạn có thể thử trồng một vài cây trên đất nhà mình, nếu thấy hợp và cây phát triển tốt thì tập hợp thành mô hình lớn. Chúc bạn thành công!
Toi o vinh phuc muon hoi cac ban gan xa xin cho biet muon mua cay phat thu o dau va cach cham soc ntn??
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
chào bác, chúng tôi là nhà vườn chuyên cưng ứng cây phật thủ giống và quả phật thủ thành phẩm tại Đắc Sở, Hoài Đức, Hà nội, bác có nhu cầu có thể liên hệ để có cây giống tốt nhất cũng như được hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình trồng! anh Tạ văn Lượng 01642 232 630 anh Lê Công Thắng 01682 360 968
khi hau o da lat co the trong duoc khong va cach cham bon nhu the naoxin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
xin duoc cac chuyen gia cho biet cay phat thu duoc trong vao thang may trong nam thi phat trien tot va cho nhieu qua nhat
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
triển thcs doãn khuê
Mình nghĩ vào mùa xuân là ok nhất
em muon mua giong thi mua o dau ai biet giup em voi
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
địa chỉ tại xã đắc sở,huyện hoài đức ,thành phố hà nội. Bạn thử đến đó hỏi xem sao nhé
EM O SONG MA KHI HAU CO THICH HOPKHONG AI BIET GIUP EM VOI
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Cây này chỉ thích hợp trồng trên cao thôi, chứ sông nước thì khó trồng lắm
e ở hòa bình, liệu có trồng được loại cây này hay không ạ, xin tư vấn cho e với
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
cay nay thic hop voi dat pha cat neu dat tren ban nhu vay co the trong duoc
toi muon mua gjong cay phat thu va ga dong tao nguoi ban co the giao hang tan noi dc hong;
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Minh cung muon trong cay phat thu o Tuyen Quang khong biet co duoc khong? Mua cay giong o dau ai giup minh voi
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
minh muon trong cay phat thu o Khanh Hoa , mua cay giong o đâu giup minh voi
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Bạn có thể liên hệ với TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO KHÁNH HÒA Điện thoại: 0583.740.828; Fax: 0583740828- 3740285 Hotline: Võ Văn Thắng - PP KH-KD (09.05.00.99.20) Website: http://Agriviet.com/ E-mail: ttnncnc@khanhhoa.gov.vn - thangcnc@gmail.com Địa chỉ: Tân Xương 1- Suối Cát - Cam Lâm-Khánh Hòa
có thể liên hệ với công ty cổ phần giống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam bằng cách nào, mình muốn trồng ở Đông Anh, Hà Nội
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Bạn liên hệ theo địa chỉ: CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG - VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT NAM Địa chỉ : Khu 1 - Vân Phú - Việt Trì - Phú Thọ Điện thoại : 0210.3970.404/970405/970406 - 0913.282.306/0989.071.678 Email : mail@giongvtnncongnghecao.com.vn
ngoài xã đắc sở trồng phật thủ thì ở huyện hoài đức còn xã nào trông cây này không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Tôi ở Tây Ninh, muốn trồng Phật thủ nhưng không biết có phù hợp thổ nhưỡng và khí hậu không?Nếu trồng được thì tìm nhà cung cấp giống ở đâu?Trân trọng.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
TÔI Ở LÀO CAI MUỐN TRỒNG CÂY PHẬT THỦ THÌ CÓ TRỒNG ĐƯỢC KHÔNG VÀ MUA GIỐNG Ở ĐÂU
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Toi muon mua kay phat thu o dak lak thi mua o da
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
O vung tay nguyen cho nao ban cay giong phat thu
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý