Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

seminoon seminoon @seminoon

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

18/04/2015 07:27 PM
266

Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Làm sao để bạn có thể vượt qua những thử thách đó. Thật đơn giản chỉ với một chút thời gian luyện tập.

- Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.

- Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.

- Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.

- Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình.

- Bạn sẽ vượt qua thôi mà! Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả. Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ!

Hai ngày trước đó

1) Ghi ý tưởng ra giấy

Sau khi đã liệt kê tất cả những ý tưởng muốn đề cập, bạn hãy soạn ra một sơ đồ để từ đó có thể theo dõi một cách thật tự nhiên (logic). Bạn có thể loại bớt một vài ý tưởng để giữ cho phần trình bày của bạn được gắn bó. Bạn cũng nên chuẩn bị vài mẩu chuyện hay cách nói ẩn dụ đểm làm cho sự diễn đạt có vẻ ứng khẩu tự nhiên.

2) Lặp lại to giọng

Hãy đọc to bài nói chuyện để ghi nhớ cũng để xem nó có dài lê thê hay buồn bã không. Nên đứng trước gương để xem bạn có nói nhanh, đơn điệu hay quá kịch liệt chăng.

Buổi sáng cùng ngày

3) Chọn trang phục thích hợp

Trang phục tốt là trang phục thích nghi với công chúng và nhất là làm cho bạn thoải mái. Nếu bị dị ứng với cà vạt, bạn chớ nên đeo vào ngày này. Nên chọn các trang phục mà bạn thường mặc: rộng và nhẹ để không quá nóng. Tránh bó người trong chiếc quần dài hay một chiếc váy khiến bạn không thể thở nổi.

4) Ăn nhẹ

Không có gì tệ hại hơn là vừa nói chuyện mà bụng vừa đói meo hay sôi lên sùng sục. Nên nhấm nháp chút gì đó để tỉnh táo, dĩ nhiên phải ăn thứ dễ tiêu. Trước khi bắt đầu, bạn cũng có thể nhai một mẩu đường hay chocolate. Không nên uống rượu bia, nước có gaz, cà phê vì chúng có thể khiến bạn nói năng không suôn sẻ. Dĩ nhiên, uống một li nước là tốt.

Năm phút trước khi bắt đầu

5) Nên vào phòng vệ sinh

Trút bầu tâm sự, nhìn qua một lượt trang phục, răng, cửa quần và nút áo có đóng khuy kĩ chưa? Cà vạt, cổ áo có bẻ gập đúng chưa.

6) Bỏ hết đồ vật trong túi ra

7) Hít, thở

Thư giãn bằng cách thở sâu, thở bằng bụng là cách hiệu quả nhất. Hít vào sâu bằng cách phình bụng và thở ra thật dài trong khi tập trung tư tưởng.

8) Làm thông giọng

Trong khi tìm cách tập trung trước khi nói chuyện, bạn có thể đứng yên một chỗ, nhưng tốt hơn là nói vài câu với cử tọa chung quanh. Điều này không chỉ cho phép bạn thư giãn mà còn là cách để "khởi động" và thông giọng cho rõ ràng.

Trong khi trình bày

9) Nên bắt đầu bằng một câu hài hước

Không nên bắt đầu một cách nghiêm trang quá. Hãy vào đề bằng một câu nói hài hước, một giai thoại để thu hút sự chú ý của thính giả và làm không khí đỡ căng thẳng. Sau đó hãy trình bày với mỗi thính giả bằng cách nhìn vào mắt họ và tìm cách thuyết phục họ với tư cách cá nhân. Nếu phòng rộng và có nhiều người, bạn nên lần lượt "ghé mắt" vào tất cả.

10) Nói ít, nhưng nói hay

Cũng như việc pha trò, những câu nói ngắn gọn lại là những câu hay nhất. Loại bỏ những gì thừa thải và hãy dùng những từ ngữ mà ai cũng hiểu. Như thế, bạn không có nguy cơ đánh mất dần khá giả "ở giữa đường". Hãy tránh lối nói trích dẫn "như ông X đã nói... " vì chúng chỉ làm nặng nề đề tài mà thôi.

11) Thay đổi giọng nói

Để lôi cuốn thính giả, giọng nói cần rành rọt, thong thả. Do vậy, phụ nữ cần giữ cho giọng tương đối trầm và ngược lại, nam giới cần giữ giọng cho cao hơn một chút. Giọng nói phải thay đổi đa dạng như một cuộc trò chuyện thường ngày, với những lúc nghỉ, lúc nói nhanh và những thay đổi về âm điệu.

12) Hãy cử động

Bằng cách phối hợp cử chỉ và lời nói, bạn sẽ thuyết phục được mọi người hơn. Bàn tay giữ một vị trí rất quan trọng, với điều kiện không để chúng vung vẩy đủ mọi hướng. Không nên ngại ngùng bước tới bước lui bày tỏ các thí dụ bằng điệu bộ và đôi lúc sử dụng tấm bảng để phác họa các sơ đồ nhỏ trực tiếp. Tuy nhiên cũng đừng lạm dụng quá.

13) Duy trì sự chú ý của công chúng

Mở miệng ngáp, ghế kêu răng rắc, nhiều người tụm năm tụm ba nói chuyện... đó là những dấu hiệu cho thấy công chúng bắt đầu mệt mỏi. Không có gì tốt hơn là bạn hãy nói nhanh để kết thúc mau hơn. Hãy phát triển một thí dụ khôi hài... sử dụng một ẩn dụ độc đáo để làm cho mọi người cười. Nhờ cách này sự chú ý của thính giả sẽ tự trở lại.

14) Hãy nói chậm khi có sự cố

Quên, lúng túng,... là điều thường gặp khi trình bày. Lúc này, nên nói chậm lại để làm khớp lại vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể bám vào ý tưởng sau cùng mà bạn vừa phát triển trong khi tìm lại mạch trình bày.

15) Nở nụ cười khi kết thúc

Kết thúc tốt đẹp là kết thúc kèm theo một nụ cười và một câu nói vui nhộn. Điều tốt nhất mà bạn có thể hy vọng là một tràng cười vang lên trong phòng. Điều này sẽ để lại một kỉ niệm tốt đẹp, nhưng không xóa nhòa mục đích thật sự của bài nói chuyện.

Biết rõ về địa điểm.
Nên làm quen với địa điểm nơi bạn sẽ nói chuyện.
Đến sớm, đi 1 vòng quanh khu vực diễn thuyết và tập sử dụng microphone và những giáo cự trực quan khác.

Tìm hiểu về khán giả.
Chào người nghe khi họ bắt đầu đến.
Nói chuyện với bạn bè, người quen dễ hơn hẳn nói chuyện với một nhóm người lạ, vì vậy nên tạo cảm giác thân thiện.

Biết rõ về những gì bạn chuẩn bị nói.
Luyện tập bài nói và chỉnh sửa nếu cần thiết.
Nếu bạn không nắm rõi chủ đề bạn sắp nói hoặc không cảm thấy thoải mái, sự sợ hãi sẽ tăng gấp đôi gấp ba.

Thư giãn.
Thư giãn, giảm căng thẳng bằng việc làm một vài động tác thể dục.

Hình dung hình ảnh của bản thân đang nói
Thử hình dung cách bạn nói, âm lượng to, rõ và chắc chắn.
Nếu bạn hình dung được là bạn sẽ thành công, thì nhất định bạn sẽ thành công.

Nên nhớ là mọi người đều muốn bạn thành công.
Họ không muốn bạn thất bại.
Khán giả muốn bạn phải thú vị, cởi mở, đưa ra thông tin bổ ích và thoải mái, giúp họ vui, giải trí.

Đừng xin lỗi với khán giả.
Nếu bạn nhắc đến sự sợ hãi của mình, hay là xin lỗi cho những lỗi bạn nghĩ mình đã mắc phải trong khi nói, tự dưng bạn lại khiến khán giả để ý đến phần có thể họ không nghĩ tới. Tốt nhất là hãy giữ im lặng.

Tập trung vào nội dung chứ không phải là môi trường xung quanh.
Xua đuổi căng thẳng ra khỏi đầu bạn, và hướng sự chú ý của bạn thân đến nội dung buổi nói chuyện và khán giả.
Sự sợ hãi sẽ tan biến!

Chuyển sợ hãi thành năng lượng tích cực.
Tận dụng năng lượng đó để tăng sự nhiệt tình, hứng khởi!

Rút kinh nghiệm.
Kinh nghiệm nhiều sẽ khiến bạn tự tin hơn, và đó là điều vô cùng quan trọng trong việc nói trước đám đông.

Hiện nay nói chuyện/ diễn thuyết trước công chúng (public speaking) hay trình bày (presentation) trở thành yêu cầu tiên quyết cho sự thành công của các nhà quản lý hiện đại. Kỹ năng này là phần nổi quan trọng của năng lực lãnh đạo, giúp bạn gây được ấn tượng tốt đối với đồng nghiệp và cấp trên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự tin nói chuyện hay diễn thuyết một cách trôi chảy trước đám đông. Nếu bạn còn e ngại về kỹ năng này của mình, Hotdeal mang đến cho bạn cơ hội “có 1 không hai” khi đăng ký tham gia Khóa học Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng trong vòng 3 buổi do công ty IPL tổ chức. Voucher 150.000 VNĐ cho giá trị sử dụng lên đến 1.200.000 VNĐ.

Làm thế nào để có một bài nói chuyện trước công chúng hấp dẫn, lôi cuốn? Hay làm thế nào để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, khiến họ phải quyết định chọn bạn vào vị trí mà bạn mong muốn? Câu trả lời sẽ có trong 3 buổi học đầy hữu ích của khóa học Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng. Với mục tiêu giúp các bạn trẻ khắc phục kỹ năng nói chuyện/ diễn thuyết còn chưa lưu loát, thiếu tự tin, khóa học còn giúp bạn:

+ Biết cách chuẩn bị một bài nói chuyện trước công chúng thật hiệu quả với cấu trúc chặt chẽ, logic và thu hút người nghe.

+ Biết cách chế ngự sự hồi hộp, làm chủ cảm xúc tốt khi đứng trước đám đông.

+ Nắm bắt được các nghệ thuật diễn cảm như: biết cách điều khiển phi ngôn ngữ: ánh mắt, nụ cười, tạo điểm nhấn trong lời nói, cử chỉ… làm cho bài phát biểu trở nên sinh động, gần gũi.

+ Biết cách lắng nghe từ đó nắm bắt tâm lý người nghe để sẵn sàng tự tin ứng phó thông minh trong mọi tình huống bất ngờ nhất.

+ Có một hình ảnh về bản thân hoàn toàn mới khi xuất hiện với sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng về: trang phục, giọng nói, phong cách…

Nội dung của khóa học được đầu tư chú trọng nhằm đem đến những hiệu quả tốt nhất cho học viên. Thông qua trình tự các đầu mục được sắp xếp thông minh, bạn sẽ nhanh chóng nắm được những nguyên tắc cơ bản để có thể tự tin nói chuyện hoặc thể hiện mình trước đám đông.

• Những gợi ý cho bài thuyết trình thành công.

• Những dấu hiệu của sự hồi hộp và phương pháp chế ngự sự hồi hộp.

• Sáu bước lên kế hoạch và chuẩn bị.

• Nghệ thuật diễn thuyết.

• Nghệ thuật chinh phục người nghe. 90 giây gây thiện cảm.

• Nghệ thuật làm chủ cảm xúc khi nói trước đám đông.

• Nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

• Phong cách dí dỏm trong giao tiếp.

• Các nguyên tắc cơ bản để tạo sự giao tiếp tốt.

• Các tác động trong giao tiếp trực diện.

• Các hành vi của nhóm và các cảm giác có thể có của họ.

• Kỹ năng lắng nghe.

• Kỹ năng đặt câu hỏi.

Đặc biệt, khóa học Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng do công ty IPL tổ chức có sự tham gia giảng dạy của Diễn giả Lê Văn Hiển. Chuyên gia tâm lý – đạo diễn Lê Văn Hiển là một người thầy rất tâm huyết trong công tác nghiện cứu giảng dạy và truyền thụ kiến thức. Với phương châm “Gieo giá trị, gặt thành công”, thầy đã đem lại kiến thức, niềm tin và sự thành công  cho rất nhiều các bạn trẻ. Thầy đã có trên 100 talk show lớn từ các trường đại học, các doanh nghiệp, các công ty, các tập đoàn,  các tổ chức xã hội tại Việt Nam. Phong cách diễn thuyết của thầy mang đậm nét biểu cảm nghệ thuật cao đã tạo được sự thu hút tuyệt đối với người nghe.


Cách kiếm tiền trên Youtube hiệu quả cao


(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý