Làm thế nào để học giỏi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm thế nào để học giỏi

18/04/2015 07:40 PM
1,774

Đối với các bạn học sinh - sinh viên mùa thi là khoảng thời gian các bạn mong muốn có sự tỉnh táo, trí nhớ thật tốt để học và thu nhận khối lượng lớn kiến thức. Vậy phải làm gì để học thi cho tốt? Có loại thuốc nào giúp tăng trí nhớ, chống mỏi mệt, chống buồn ngủ để học dồn, học rút được không? Đó là những thắc mắc mà một số bạn sinh viên học sinh thường hỏi khi gần đến mùa thi.

* Hỏi: Để học tốt và đạt kết quả tốt nhất cho các kỳ thi, đầu tiên cần lưu ý điều gì?

- Đáp: Để có trí nhớ tốt và cả sức khỏe tốt trong mùa thi, trước hết nên lưu ý đến phương pháp học tập, ôn tập. Làm thế nào để trong thời gian học thi còn có sự nghỉ ngơi, thư giãn. Hoàn toàn nên tránh lối học "nước tới chân mới nhảy", không chịu học ôn tập ngay từ đầu mà lại đợi cận kề ngày thi mới học dồn học nén, học đêm học ngày, học như thế rất có hại cho sức khỏe. Nên lưu ý, trí não của ta chỉ hoạt động có hiệu quả liên tục trong vòng 45 phút đến 1 giờ, sau đó cần được nghỉ giải lao hoặc chuyển sang hoạt động chân tay độ 15 - 20 phút rồi mới hoạt động trí não trở lại. Người học thi theo kiểu "nước tới chân mới nhảy" rất dễ bị stress như thiếu an tâm, chỉ sợ học không kịp, tình trạng bị stress sẽ gây giảm trí nhớ, thậm chí đầu óc có thể bị "trống rỗng". Ở đây cũng cần lưu ý, gây stress cho các em còn có việc các bậc cha mẹ gây áp lực, thúc ép các em học quá đáng.

* Hỏi: Khi đang học thi, các bạn trẻ cần quan tâm đến chế độ ăn uống như thế nào?

- Đáp: Khi học thi, để có trí nhớ và cả sức khỏe tốt trong mùa thi, cần lưu ý đến chế độ ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất. Chú ý dùng đủ các thực phẩm như sữa (trong thời gian học thi mỗi ngày nên uống một ly sữa), trứng, thịt, cá, rau quả, đặc biệt nên dùng thêm các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành. Các loại thực phẩm vừa kể chứa nhiều dưỡng chất rất cần cho hoạt động trí não, tức hỗ trợ cho trí nhớ của ta.

* Hỏi: Có nên uống cà phê, trà đậm cho tỉnh táo khi phải thức đêm để học?

- Đáp: Do cà phê, trà đậm có chứa cafein là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương làm cho tỉnh táo chống lại cơn buồn ngủ nên nếu uống vào ban ngày, đặc biệt vào buổi sáng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên với các bạn trẻ đang học thi hoàn toàn không nên lạm dụng để thức đêm học thi, thức theo kiểu thâu đêm suốt sáng. Nên lưu ý buồn ngủ là dấu hiệu cho biết cơ thể đã mỏi mệt cần sự nghỉ ngơi. Dùng chất kích thích cho tỉnh táo vào lúc này là sự đánh lừa, làm cho cơ thể phải hoạt động quá sức của nó. Sau giai đoạn dùng chất kích thích, cơ thể sẽ mỏi mệt, suy sụp nhiều hơn, thậm chí trí óc không còn đủ sức tập trung nhớ những gì đã học.

1/ Đọc bài lý thuyết thật kỹ

Trước khi đi học (dù học trên trường hay học thêm) nên đọc kỹ bài lý thuyết hôm nay thầy hay cô giảng là bài gì, ghi nhớ những điểm chính của bài ra. Khi đến lớp thầy cô giảng mình sẽ nhớ ngay, thậm chí còn thuộc bài tại lớp nữa. Nhất là các môn tự nhiên,  khi đã ghi nhớ công thức việc áp dụng càng trở nên dễ dàng.

2/ Nên có quyển sổ đa dụng

Đâu là quyển vở đa dụng (không phải quyển vở nháp thông thường), ghi tất cả những gì mình không biết, từ kiến thức lớp cũ cho đến những bài toán, câu hỏi hay… Khi nào gặp những câu khó, đây là cuốn cẩm nang qúi giá để giúp cho ta giải bài nhanh. Nên giữ gìn cẩn thận, để thỉnh thoảng giở ra kiểm tra lại kiến thức đó mình đã nắm chắc hay chưa.

3/ Giải ngay bài tập khi về nhà

Nhất là đi học thêm, khi về nhà giải ngay tất cả các bài mà thầy vừa giải. Giải một mạch, không được nhìn lại bài giải của thầy trong quá trình giải lại. Chú ý phần lý luận tại sao như vậy, vì khi giảng giáo viên ít trình bày phần lý luận. Sau khi giải xong, đối chiếu với bài giảng của thầy, mình đã rút ngắn được bước nào, công thức nào mình còn chưa thuộc và chưa hiểu. Có như vậy, các chiến sĩ sẽ nắm chắc bài hơn và tự tin hơn trong giải những bài khó.

4/ Gặp bài khó không giải được thì phải làm gì?

Cách 1: Đi nhà sách, tìm bài giải, và sẽ phát hiện có nhiều cách giải hay.

Cách 2: Đem bài đó vào trong giấc ngủ… hahaha, thấy hay sử dụng cách này. Tìm những công thức hợp lý, những lý luận logic để suy ngẫm cách giải. Thầy đã nhiều lần thành công với cách giải này. Ban đêm giật mình dậy, hô lên một mình một cách rất hành phúc.

5/ Mạnh dạn hỏi bài giáo viên

Khi đi học, mạnh dạn hỏi giáo viên những bài mình chưa hiểu, một lần, hai lần thậm chí n lần. Cần phải tìm hiểu tận cùng của bài toán hay vấn đề đó. Không được cho qua, hay mặc kệ… nếu vậy rất dễ mất căn bản. Nếu ngại thì hỏi thầy nhé, hehehe.

6/ Mất căn bản, làm sao lấy lại căn bản

Chịu khó bỏ thời gian mỗi này 2 tiếng học lại chương trình lớp dưới. Tuy nhiên tốt nhất là có người hướng dẫn. Cần làm những bài đơn giản đến phức tạp. Đừng đốt cháy giai đoạn mà không hiệu quả. Chú ý đến những điều mình hạn chế để điều chỉnh tốt nhất.

7/ Trong khi học ở nhà ham đi chơi thì làm thế nào?

Nên khóa chân mình vào bàn, vứt chìa khóa ra xa. Học cho đến khi xong mới gọi mẹ đến mở giúp. Đến khi rèn luyện được tính kiên định, bíêt từ chối thì không cần làm nữa.

8/ Làm sao phát triển trí thông minh

Đọc sách và tưởng tượng. Khi đọc sách kiến thức tăng lên rất nhiều. Kết bạn với những người giỏi cũng là cách để mình thông minh hơn. Thầy bật mí nhé, toàn bộ BTC là những người cực kỳ thông minh đấy. Chú ý thêm về hình ảnh và âm thanh có tác động mạnh lên trí não. Đôi khi số hóa những vấn đề phức tạp để trở nên đơn giản và dễ nhớ hơn.



1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.

2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.


Phương pháp khác nhau mang lại kết quả khác nhau

Xin phép được hỏi bạn một câu. Khi nào bạn bắt đầu ôn bài cho kỳ thi cuối kì hoặc cuối năm? Thêm một câu hỏi nữa. Bạn ôn thi bằng cách nào? Hãy kể chi tiết từng bước trong cách ôn thi của bạn.

Câu hỏi trên đã được đặt ra cho hàng ngàn học sinh và bạn biết không? Thật thú vị là có hàng ngàn câu trả lời khác nhau. Đó chính là lý do tại sao mỗi học sinh khác nhau đạt kết quả khác nhau. Rõ ràng, khác nhau về phương pháp tạo ra sự khác nhau trong kết quả.

Có đến 90% học sinh sinh viên trả lời rằng họ bắt đầu học thật sự vào khoảng từ một đến ba tháng trước kỳ thi. Và thường trong quá trình học, họ chỉ thực hiện từ một đến năm bước sau đây tùy mỗi người.

Ví dụ: Một số học sinh học với chỉ…

1. Hai bước. Họ xem qua sách và các ghi chú (bước 1) rồi đi thi (bước 2). Những học sinh này luôn nằm ở ranh giới giữa đậu và trượt. Hoặc là họ thi trượt hoặc là họ đậu ở ngưỡng thấp nhất.

2. Ba bước. Họ xem qua sách và các ghi chú (bước 1), cố gắng nhớ bài (bước 2) rồi đi thi (bước 3). Những học sinh này thường đạt kết quả trung bình.

3. Bốn bước. Họ xem qua sách và các ghi chú (bước 1), cố gắng nhớ bài (bước 2), làm bài tập thực hành (bước 3) rồi đi thi (bước 4). Những học sinh này thường đạt kết quả khá hoặc thỉnh thoảng giỏi.

Vậy làm thế nào để đảm bảo một kết quả xuất sắc? Trên thực tế, các “siêu sao” thực hiện tổng cộng chín bước học để luôn giành được kết quả cao nhất trong mỗi kỳ thi. Thêm vào đó, họ bắt đầu học thật sự từ ngày đầu tiên khai giảng chứ không phải đợi đến một hoặc ba tháng trước kỳ thi. Đúng thế! Bắt đầu học từ ngày đầu tiên khai giảng.

QUÁ TRÌNH HỌC THÀNH CÔNG CÓ CHÍN BƯỚC BẮT ĐẦU TỪ NGÀY ĐẦU TIÊN KHAI GIẢNG.

Vâng, bạn có tin không, để thành công, bạn phải học từ ngày đầu tiên khai giảng khóa học, và bạn phải thông thạo chín bước của phương pháp học hiệu quả. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu sâu từng bước.

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU RÕ RÀNG

Nhiều học sinh nghĩ rằng bước đầu tiên phải là nghe giảng, đọc sách và ghi chú. Không phải vậy, việc đầu tiên mà bạn phải làm là xác định cụ thể bạn muốn đạt kết quả như thế nào trong khóa học này. Ví dụ: bạn muốn đạt bao nhiêu điểm 10?

Xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học của bạn và do đó, quyết định kết quả học của bạn. Nếu bạn xác định mục tiêu đạt loại xuất sắc trong môn toán, bạn có học với quyết tâm khác hẳn với khi bạn chỉ muốn đạt loại trung bình không? Dĩ nhiên là khác hẳn! Một khi bạn đã quyết tâm đạt thành tích xuất sắc, não bộ của bạn nhận thức rằng nó không thể phạm một sai lầm nhỏ nào. Việc này có khả năng khiến bạn học kỹ từng chi tiết trong môn học. Kết quả là bạn có thể đạt điểm 10 hoặc nếu không, bạn cũng sẽ đạt điểm chín là thấp nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn xác định mục tiêu chỉ đạt loại trung bình, não bộ của bạn biết rằng, nó được phép để mất phân nửa số điểm. Việc này có khả năng khiến bạn không bận tâm học tất cả mọi chi tiết và bỏ qua những phần mà bạn không hiểu rõ hoặc không thích học. Cuối cùng, bạn dễ dàng bỏ qua phân nửa kiến thức trong môn học. Hậu quả là bạn sẽ chỉ đạt kết quả dưới trung bình, hoặc thậm chí có thể trượt.

Tệ hơn cả là nếu bạn không xác định mục tiêu nào, não bộ của bạn sẽ tự động xác định một mục tiêu thảnh thơi nhất – đó chính là số điểm tối thiểu mà bạn cần có để vượt qua kỳ thi. Điều đó dễ dàng dẫn đến việc bạn thi trượt. Thật kinh khủng làm sao!

Bạn sẽ được học thêm về vấn đề này ở Chương 12: Dám Mơ Ước.

BƯỚC 2: LÊN KẾ HOẠCH CỤ THỂ VÀ SẮP XẾP THỜI GIAN

Bạn sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu to lớn mà bạn đề ra nếu không biết cách lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý.

Trong Chương 15: Thời Gian Là Tiền Bạc, bạn sẽ được học cách lên kế hoạch hoàn hảo để đạt mục tiêu và phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất.

BƯỚC 3: HÀNH ĐỘNG KIÊN ĐỊNH

Ai cũng có thể xác định được những mục tiêu to lớn và đề ra những kế hoạch hoàn hảo. Tuy nhiên, chỉ có những học sinh thật sự hành động kiên định từng ngày mới đạt được kết quả xuất sắc. Đó chính là khả năng kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài mỗi ngày.

Hầu hết các học sinh thường cảm thấy lười biếng hoặc muốn trì hoãn việc học. Thật đáng tiếc nếu bạn là một trong những học sinh này. Nếu bạn cứ tiếp tục như vậy, kỳ thi sẽ đến trước khi bạn kịp nhận ra là đã quá muộn.

Bạn sẽ được học cách làm thế nào để có thể luôn hành động kiên định và hiệu quả trong Chương 13: Động Lực Mạnh Mẽ – Vượt Qua Sự Lười Biếng, Chương 14: Công Thức Để Đạt Điểm Tuyệt Đối và Chương 16: Tạo Quyết Tâm Mạnh Mẽ Tức Thì.

Bốn bước tiếp theo là những bước áp dụng các Phương Pháp Học Siêu Đẳng mà bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn trong Phần II.

BƯỚC 4: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC ĐỂ NẮM BẮT THÔNG TIN

Phương Pháp Học Siêu Đẳng đầu tiên là bạn phải biết cách đọc sách và tài liệu một cách hiệu quả. Xin lưu ý rằng: không phải từ nào trong sách cũng quan trọng và cũng chứa đựng thông tin mà bạn thật sự cần học. Bạn phải biết cách lọc ra những từ cung cấp thông tin chính (còn gọi là “từ khóa”). Bạn sẽ được học về phương pháp này ở Chương 6: Phương Pháp Đọc Để Nắm Bắt Thông Tin.

BƯỚC 5: SƠ ĐỒ TƯ DUY (MIND MAPPING®)

Sau khi nắm bắt thông tin từ các từ khóa, bạn phải biết cách ghi chú bằng Sơ Đồ Tư Duy. Sơ đồ này sẽ giúp bạn sắp xếp lại thông tin nhanh chóng và tận dụng sức mạnh phi thường của não bộ mà bạn chưa từng được khám phá. Chương 7: Sơ Đồ Tư Duy (Mind Mapping®): Công Cụ Ghi Chú Tối Ưu sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.

BƯỚC 6: TRÍ NHỚ SIÊU ĐẲNG

Phương Pháp Học Siêu Đẳng tiếp theo là sử dụng kỹ năng Trí Nhớ Siêu Đẳng để tiếp thu thông tin dễ dàng. Hiện nay, nhiều hệ thống giáo dục đang chuyển dần sang việc học chú trọng vào tư duy và phân tích hơn là đơn thuần học thuộc lòng. Tuy nhiên, cũng xin nhấn mạnh rằng bạn chỉ có thể phân tích vấn đề tốt khi bạn tiếp thu và nhớ được những thông tin cốt lõi. Bạn sẽ được học các kỹ thuật ghi nhớ ở Chương 8, 9 và 10.

BƯỚC 7: NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VÀO THỰC HÀNH

Nếu bạn thuộc nằm lòng các bài học nhưng lại không biết cách áp dụng kiến thức để trả lời câu hỏi trong kỳ thi, bạn cũng không thể nào đạt được điểm 10. Ở Chương 11, chúng ta sẽ cùng khám phá các phương pháp áp dụng kiến thức được học, cũng như những kỹ năng phân tích và giải quyết câu hỏi.

BƯỚC 8: TĂNG TỐC CHO KỲ THI

Bước tiếp theo của phương pháp Học Siêu Đẳng là biết cách chuẩn bị cho kỳ thi. Bạn nên bắt đầu học tăng tốc vào khoảng hai tháng trước kỳ thi. Bước này sẽ được khám phá ở Chương 17: Tăng Tốc Về Đích.

BƯỚC 9: ĐI THI

Đi thi là bước cuối cùng nhưng quan trọng nhất. Xin nhấn mạnh rằng: thi cử là một trò chơi đặc biệt. Trong Chương 18: Chiến Thắng Và Vinh Quang, bạn sẽ được tìm hiểu về những bí quyết để đảm bảo thắng lợi trong trò này và đạt được vinh quang sau tất cả những nỗ lực.

Tâm lý của tuổi dậy thì là một tâm trạng không lấy gì làm dễ chịu. Các bạn trẻ lúc này thường lơ đễnh, thiếu tập trung, kết quả học tập nhiều lúc giảm đi. Tâm trạng khá thất thường: Đang nóng nảy, phóng túng bỗng trở nên nhút nhát, ủy mỵ. Tính khí cũng đa dạng: Lòng tự tin rất cao, thích làm mọi người ngạc nhiên, nhưng cũng rất dễ buồn vì những lý do ít ai hiểu nổi. Họ bướng bỉnh ở nhà cũng như ở trường, tỏ ra rất khó dạy dỗ.
 
Để giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt, bạn có bao giờ nghĩ đến việc tạo cho mình một không gian riêng để học tập? Một môi trường học thoải mái sẽ đem lại cho bạn sự hứng thú, khả năng tư duy, sáng tạo và tưởng tượng cao hơn hản một không gian bừa bãi, tối tăm và ngột ngạt đó bạn.
 
Đối với các bạn, dù có đang học ở phổ thông hay đại học thì cũng đều phải tạo cho mình một không gian hay nói khác đi là một môi trường thoải mái để bạn có thể học tập một cách tốt nhất. Còn môi trường đó thế nào thì do bản thân mỗi người.
 
Khu vực học tập thoải mái
 
Hãy sắp xếp một góc học tập thật “ấn tượng” để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công cụ học tập cho mình. Khu cửa sổ luôn được chọn là mảnh đất tốt cho chiếc bàn học. Ở đây có đầy đủ ánh sáng, khí trời – tự nhiên hơn hẳn thứ ánh sáng của chiếc đèn bàn cùng những luồng gió phát ra từ chiếc quạt điện. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi thì có thể thơ thẩn qua ô cửa sổ, điều đó cũng sẽ giúp bạn thư giãn, xả hơi nhanh và hiệu quả lắm đó.
 
Không cần quá gọn gàng nhưng cũng không quá bừa bộn với “địa hạt” của mình. Điều này tuỳ thuộc vào thói quen của mỗi người. Các bạn cứ làm thế nào cho thoải mái, tiện lợi với mình nhất là được.
 
Bạn cũng đừng quên sắm cho mình một chiếc đèn bàn nhé. Ánh sáng của chiếc đèn sẽ giúp bạn tập trung nhiều lắm đấy. Theo kinh nghiệm của nhiều người,
 
Những đồ vật dễ thương với màu sắc bạn ưa thích cũng làm cho không gian thêm sinh động hơn, cuốn hút bạn hơn và giúp bạn có sáng tạo, tưởng tưởng tốt hơn. Còn chờ gì mà không làm ngay?
 
Và cách học của bạn
 
Không phải cứ học nhiều là tốt. Không phải cứ lăm lăm cầm trên tay cuốn sách là sẽ thuộc bài, sẽ học giỏi. Cách học mới là điều quyết định cho bạn. Các bạn nên tập trung khi học bài, học theo chiều sâu, có ghi chép, kiểm tra trong lúc học. Tạo cho mình thói quen trả lời câu hỏi, ghi lại những nội dung chính mình vừa học để có thể nhớ ngay và nhớ lâu.
 
Trong khi học, các bạn đừng quá căng thẳng, đừng chỉ tập trung vào học không thôi, nó sẽ làm cho bạn mệt mỏi, tiếp thu không được nhiều. Khi học, bạn có thể nghe nhạc nhẹ nhàng, đi lại hay làm một việc gì đó tương tự để đầu óc thoải mái, biết đâu học sẽ nhanh hơn nhiều.
 
Bạn cũng không nhất thiết cứ ngồi trong “góc” học tập của mình. Bất cứ chỗ nào bạn cho là mình có thể học tốt hơn thì đừng ngần ngại lựa chọn. Thay đổi chỗ ngồi trong chốc lát cũng là một cách tránh sự nhàm chán và tạo ra được sự thích thú đối với bản thân. Trong những không gian lý tưởng, các bạn vừa có thể học vừa có thể thư giãn thì cũng đừng nên bỏ qua nhé.
 
Môi trường học có quyết định không nhỏ đối với cách học và tiếp thu bài của các bạn. Mỗi người đều có một thói quen riêng góp phần hình thành môi trường cho riêng mình. Hơn bất cứ ai, chính các bạn mới là người biết rõ điều gì và môi trường như thế nào là phù hợp với bản thân mình để có những cách sắp xếp và điều chỉnh sao cho hợp lý. Ngoài ra, khi các bạn có một môi trường học lý tưởng thì cũng đừng quên sưu tầm cho mình những phương pháp học sao cho thật hiệu quả nhất. Các phương pháp làm việc tập trung, cách ghi nhớ bài học hay cách nào đó của riêng các bạn sẽ là những điều cần thiết cho khởi đầu của sự thành công. Các bạn hãy có những sáng tạo mới mẻ và thú vị cho không gian riêng của mình để có một môi trường học hiểu quả nhé.
 
Tránh những cơn stress
 
Thế nào là stress?
 
Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội. Cụ thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ hoặc là ngủ quên. Ngoài ra, tìm đến rượu, thuốc, hoặc những biểu hiện khó chịu khác cũng là những dấu hiệu của stress. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi.
 
Nếu cảm thấy stress ảnh hưởng đến học tập của bạn thì hãy tìm cách giải tỏa nó:
 
Nghỉ ngơi, thư giãn, tặng cho bản thân một thời gian nghỉ ngắn mỗi ngày.
 
Đừng để tâm đến những việc lặt vặt: Việc nào thật sự quan trọng thì làm trước, và gạt những việc linh tinh sang một bên.
 
Thử thay đối cách bạn thường phản ứng nhưng hãy thay đổi từ từ, và có chọn lọc, từng bước một. Tập trung giải quyết một khó khăn nào đó và thử thay đổi cách bạn phản ứng trước khó khăn đó.
 
Tránh những phản ứng thái quá

Tại sao lại phải “Ghét” khi mà “Một chút xíu không thích” là ổn rồi?
 
Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà “hơi lo một tẹo” là được?
 
Tại sao phải “Giận sôi người” khi mà “hơi giận môt chút” đã đủ độ?
 
Tại sao phải “đau khổ tột cùng khi mà bạn chỉ cần “buồn một tẹo”?
 
Hãy làm điều gì đó cho những người khác để giúp đầu óc bạn nghỉ ngơi một lát, không phải nghĩ liên tục về những phiền muộn của mình.
 
Học cách thư giãn: Xoa bóp và những bài tập thở thư giãn rất hữu dụng để kiếm soát stress. Những thư giãn như vậy giúp xoa bớt ưu phiền khỏi tâm trí của bạn.
 
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ phần nào giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để tập trung học tập tốt”.
 

Bí quyết làm đẹp da và móng tay mùa hanh khô

Bí quyết làm đẹp của Midu để bạn lúc nào cũng xinh tươi, rạng rỡ

Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe

Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?

Cách trồng cây anh thảo nhiều màu, tô điểm cho căn nhà thêm rực rỡ

Cây trúc trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào?

Trồng cây thủy sinh trong hồ cá thế nào cho đẹp, hợp phong thủy

Cách kiếm tiền trên Youtube hiệu quả cao

Cách làm bánh kẹp lá dứa thơm ngon

Cách quyến rũ chồng trên giường

Cách thắt cavat chuẩn trong nháy mắt

Cách thắt khăn vuông đúng điệu

Cách làm tôm cuộn khoai tây hấp dẫn ai cũng mê

Làm sao để hết mùi tỏi khó chịu

Cách làm tôm nướng muối ớt ngon

Làm sao để hết hôi miệng

Ăn gì để tăng kích thước vòng 1 giúp bạn có body chuẩn

Cách làm cơm gà Quảng Ngãi

Cách làm tôm chiên trứng muối lạ miệng

Tác dụng của cây lược vàng - cây thuốc nam quý

Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe

Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?

Cách trồng cây anh thảo nhiều màu, tô điểm cho căn nhà thêm rực rỡ

Cây trúc trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào?

Trồng cây thủy sinh trong hồ cá thế nào cho đẹp, hợp phong thủy

Cách nấu món chay đơn giản

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
làm thế nào để đầu óc luôn được tỉnh táo?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
An gi` de hoc gioi
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
an ca se thong minh hon
Làm sao để đạt 3 năm học sinh giỏi của câp III ạ????
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Chăn chỉ học hành, cố gắng hết sức là ok
học học và học
có tham khảo ở tôi tài giỏi bạn cũng thế
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Ừm :P em thấy e ko đc thông minh nên dở mấy môn toán lý hóa chẳng hạn,giúp e với
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Môn học nào cũng cần thông minh đó em. Vấn đề "thông minh" của em ở đây có thể do thiếu đam mê, mất kiến thức cơ bản nên tự ti thì đúng hơn.
làm thế nào có thể học giỏi môn Lý hay môn sinh vậy chị
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Môn nào cũng phải có năng khiếu mình mới học được chứ ko có năng khiếu môn nào hết thì chán nản lém
lam the nao de hoc gio mon van va toan vay chi
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
làm thế nào đầu óc thông minh đây
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
tớ muốn học giỏi
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
ôi mình muốn mình học giỏi lên quá
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý