Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào

18/04/2015 07:41 PM
931

Trẻ sinh non là những trẻ chào đời sớm trước 37 tuần tính từ ngày kinh chót của bà mẹ và cân nặng dưới 2.500g. Trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ dễ bị tử vong hơn, và nếu sống được lại thường bị bệnh và phát triển kém hơn những trẻ có cân nặng khi sinh trên 2.500g. Do đó, trẻ sinh nhẹ cân cần được chăm sóc đặc biệt và đúng cách để trẻ sẽ sống và khỏe mạnh như trẻ sinh có cân nặng bình thường.

Tại sao sinh non là một vấn đề cần quan tâm?

Những trẻ sinh non gần 32 tuần có các triệu chứng của sinh non như: Không thể bú bằng đường miệng, không thể thở đều, không có thân nhiệt ổn định.
Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt vì cơ thể nhẹ cân có lượng mỡ ít và hệ thống điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh.
Dễ bị hạ đường huyết vì năng lượng dự trữ trong cơ thể trẻ rất ít.
Dễ gặp các vấn đề khó khăn về nuôi dưỡng vì cơ thể nhỏ, thiếu năng lượng, dạ dày nhỏ và không đủ sức để bú.
Sức đề kháng của trẻ sinh non chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn.
Trẻ càng non thì những nguy cơ này càng cao.

Nguyên nhân nào gây sinh non?

Mặc dù có rất nhiều yếu tố về di truyền, về thai, dinh dưỡng, môi trường, về nhau - tử cung có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, nhưng trong một vài trường hợp, người ta không rõ nguyên nhân gây sinh non. Những nguyên nhân thường gặp là:
Nhau bong non
Đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba
Mẹ bị nhiễm trùng
Mẹ bị tiền sản giật
Vấn đề bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung

Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào?

Giữ ấm cho trẻ
Trẻ sinh non thiếu lớp mỡ dưới da cần thiết để duy trì thân nhiệt. Vì vậy trẻ cần được giữ ấm. Nếu sờ bàn tay, bàn chân trẻ thấy lạnh, bạn nên mang bao tay, mang vớ cho trẻ. Khi trẻ ngủ nên đắp mền.
Làm sao biết trẻ bị bệnh?
Trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Những dấu hiệu trẻ bệnh là:
Trẻ thay đổi kiểu thở, thở bất thường
Trẻ khóc nhiều, kích thích                       


Bú ít
Khó đánh thức
Ho
Oïc sữa hầu hết cử bú
Tiểu ít
Da xanh tái
Sốt
Tắm trẻ
Không cần tắm trẻ mỗi ngày nếu bạn giữ vùng quấn tả sạch. Nếu tắm thường xuyên da trẻ dễ bị khô. Mỗi tuần tắm một hoặc hai lần là đủ.
Lau mặt trẻ mỗi ngày với nước ấm. Chú ý lau vùng da dưới cằm, nơi dễ bị đọng sữa.
Cho trẻ ăn
Nên cho trẻ bú bao nhiêu cử một ngày? Hầu hết trẻ sinh non được cho ăn mỗi 2 giờ 30 phút đến 4 giờ. Tìm các dấu hiệu chứng tỏ trẻ đói. Trẻ sinh non thường không khóc, khi đói trẻ thường cử động nhiều, không nằm yên. Sau 4 đến 5 giờ bú nếu trẻ vẫn còn ngủ, bạn nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.
Cho trẻ bú bao nhiêu? Khi xuất viện, mỗi trẻ sinh non có thể bú từ 40 đến 60ml sữa mỗi 3 đến 4 giờ. Nếu trẻ còn đói, bạn có thể tăng lượng sữa thêm. Trẻ bú mẹ thường bú lâu hơn và mau đói hơn bú bình. Cách tốt nhất để biết trẻ bú đủ hay không là quan sát xem trẻ tiểu bao nhiêu lần một ngày. Mỗi ngày trẻ tiểu 6 đến 8 lần là đủ.
Trẻ sinh non khóc
Khóc là một cách thông tin. Trẻ có thể khóc do những nhu cầu khác nhau.
Những nguyên nhân khóc thường gặp là:
Đói, đặc biệt nếu trẻ bú xong đã 2 giờ
Khó chịu, do tả ướt, hoặc dơ, quần áo quấn quá chặt, quá lạnh hoặc quá nóng.
Trẻ cần được thay đổi tư thế
Trẻ nghẹt mũi
Trẻ sinh non dễ bị kích thích. Trẻ thường không chịu được quá nhiều đụng chạm từ người xung quanh.
Trẻ bị bệnh

Cần làm gì khi trẻ khóc thường xuyên?
Xem trẻ có bị ướt, bị đói không?
Vỗ lưng cho trẻ ợ mỗi 5 phút trong khi bú
Chú ý xem trẻ có bị bệnh không? (sốt, tiêu chảy, màu da tái)
Dùng khăn quấn gọn tay và chân trẻ
Đu đưa trẻ
Ôm trẻ vào ngực bạn, cho trẻ tiếp xúc da qua da.
Cho trẻ vào xe nôi đẩy bộ
Giữ cho đầu trẻ cao hơn thân trẻ trong khi trẻ ăn
Đắp mền phía dưới bụng trẻ khi trẻ nằm
Cho trẻ tắm nước ấm.
Phải làm gì khi trẻ sinh non ngưng thở trong khi bú?
Trẻ sinh non thường ngưng thở khi đang bú. Khi trẻ sinh non nút, trẻ có thể không thở hoặc không nuốt nhịp nhàng. Chú ý xem trẻ có dấu hiệu xanh tái quanh miệng hay không. Nếu có:
Phải ngưng cho bú
Cho trẻ ngồi vào lòng bạn. Vỗ lưng cho trẻ thở. Tạm ngưng bú cho trẻ ợ.
Mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Có nên cho khách vào thăm trẻ sinh non không?
Sau sinh có nhiều người muốn đến thăm trẻ. Cần lưu ý rằng:
Những người đang bị cảm cúm không nên vào thăm trẻ ngay, có thể thăm trẻ vào những ngày sau.
Trẻ sinh non dễ nhạy cảm với kích thích, do vậy nên hạn chế tiếp xúc hoặc sờ vào trẻ.
Khách thăm không nên hút thuốc trong phòng trẻ.
Bạn là người bảo vệ trẻ tốt nhất. Bạn có thể nói rằng bác sĩ khuyên tốt nhất khách không nên thăm cho đến khi trẻ lớn hơn.
Khi nào có thể mang trẻ đi chích ngừa?
Trẻ sinh non thường được chủng ngừa ở cùng thời điểm sau sinh như trẻ đủ tháng.
Có nên đặt trẻ nằm sấp không?
Trẻ sinh non có thể đặt nằm sấp khi điều trị trong bệnh viện, nơi có phương tiện theo dõi trẻ. Nhưng tại nhà, không nên đặt trẻ nằm sấp trong lúc ngủ vì nguy cơ ngưng thở trong khi ngủ.

Tại các b���nh viện nhi, trẻ sơ sinh nhập viện không quá lớn nhưng chiếm tỉ trọng đáng kể về số giường bệnh do thời gian nằm viện kéo dài, đặc biệt với các bé sinh non. Vậy chăm sóc trẻ sinh non như thế nào để các bé sớm bắt kịp sức khỏe cùng các bé sinh đủ tháng?

Đến bệnh viện Nhi đồng 1 ở TP HCM, rất dễ gặp những trường hợp trẻ sinh thiếu tháng. Có những em bé, sinh ra chỉ nặng hơn 1kg, không tự ăn, tự thở được mà phải có sự hỗ trợ của máy móc. Để chăm sóc được cho những bé như vậy, hàng ngày mẹ của bé phải chuyển sữa vào cho con chứ không thể tự mình chăm sóc.

Theo dự đoán của các bác sĩ ở đây, các bé như vậy nằm trong phòng chuyên sâu sơ sinh 1 tháng là có thể chuyển ra ngoài điều trị tiếp. Nếu bé phát triển bình thường có thể sớm xuất viện. Với trẻ sinh non, nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nhiều so với trẻ sinh bình thường.

Thống kê của bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM - trung tâm chỉ đạo tuyến về bệnh nhi với các tỉnh phía Nam cho thấy, mỗi năm tử vong sơ sinh chiếm khoảng 1/3 tử vong chung của bệnh viện.
Do sinh non, ngay khi chào đời, một số em bé đã mắc các dị tật bẩm sinh về tim, võng mạc hoặc có bé sinh non chỉ 800 gram, rất khó khăn trong việc nâng thể trạng hoặc chống nhiễm khuẩn cho các bé. Tất cả các bé đều đòi hỏi một sự chăm sóc đặc biệt với các máy móc hiện đại, trình độ chuyên môn cao và chế độ dinh dưỡng riêng để có thể kịp thời xử lý những bất thường xảy ra.
Nhiều bà mẹ rất lo lắng khi con được xuất viện vì sợ không chăm sóc tốt như tại bệnh viện. Tuy nhiên, các bác sĩ lưu ý, trẻ vẫn phát triển tốt nếu các bà mẹ thực hiện đúng các nguyên tắc chăm sóc riêng.
Theo tư vấn của các bác sĩ ở bệnh viện Nhi đồng 1, để hạn chế sinh non, giúp các bé khỏe mạnh, các bà mẹ khi mang thai cần có chế độ nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý, tránh các chất kích thích như thuốc lá và một số loại thuốc độc hại, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong thai kỳ. Nếu trẻ sinh non cần làm tốt các nguyên tắc chăm sóc sẽ giúp trẻ chóng hồi phục sức khỏe trong tương lai.

Với sự phát triển nhanh chóng của y học hiện đại, tỷ lệ cứu sống những em bé bị sinh non ngày càng được nâng cao. Trong đó, sự đóng góp của vấn đề dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng.

Thể trạng bé sinh non

Những em bé bị sinh non thường có chiều dài cơ thể ngắn hơn và trọng lượng cân cũng nhẹ hơn so với những em bé sinh đủ tháng. Bình thường, bé sinh đủ tháng là khoảng 37 tuần tuổi. Những em bé sinh non thường nặng không quá 2,5 kg và có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 33 cm. Em bé bị sinh non nếu thường có hệ hô hấp kém, nếu không có kỹ năng chăm sóc, bé sẽ dễ bị ngạt thở, nôn mửa, tiêu chảy và bị đầy bụng.

Thông thường, trẻ bị sinh non có sức đề kháng rất yếu nên các bác sĩ khuyên rằng tốt nhất là nên để cho trẻ bú sữa mẹ. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì cũng có thể xem xét việc bổ sung thêm nguồn sữa non bên ngoài cho trẻ. Trẻ sơ sinh có thể hấp thụ đường và protein tương đối tốt, tuy nhiên việc hấp thụ chất béo thì lại khó khăn hơn nhiều. Vì thế, người lớn tốt nhất là nên chọn loại sữa có tách kem.

Thời gian cho ăn

Đối với trẻ bị sinh non thì việc cho ăn là quan trọng và cần chú ý nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Sau 2 – 4 giờ trẻ ra đời, người lớn đã có thể cho trẻ ăn. Nếu trẻ ăn và bị nôn hoặc trớ thì sau 6 đến 8 giờ, người lớn nên thay đổi cách cho bé ăn.Trẻ sinh ra, nếu khi cho ăn có dấu hiệu bị trớ nhiều, da bầm tím và thở khó khăn thì người lớn cần bổ sung cho trẻ truyền dung dịch glucose.

Khoảng thời gian cho ăn

Lượng thức ăn cần phải được căn cứ trên trọng lượng cơ thể của trẻ. Trẻ nặng dưới 1 kg thì 1 giờ cho ăn 1 lần. Trẻ nặng từ 1 – 1,5 kg thì cách 1,5 tiếng cho ăn 1 lần. Trẻ nặng từ 1,5 – 2 kg thì cách khoảng 2h cho ăn 1 lần. Đối với trẻ nặng từ 2 kg – 2,5 kg thì cách 3 tiếng cho ăn 1 lần. Thời gian cho ăn này tính cả ban đêm.

Phương pháp cho ăn

Trẻ sinh non nên được bú sữa mẹ là tốt nhất. Nếu sữa của người mẹ chưa về thì có thể cho trẻ bú bình. Đối với bình sữa, các tia cần phải được thông để trẻ bú được dễ dàng. Nếu kích cỡ tia sữa to quá, trẻ không bú kịp sẽ dễ bị sặc, còn nếu tia quá nhỏ lại khiến trẻ bú rất khó khăn. Vì vậy, người lớn nên chú ý chọn loại bình có tia sữa phù hợp với trẻ.

Với một số trường hợp trẻ bị nhẹ cân do sinh quá sớm, không thể ăn bằng cách bú mẹ thì có thể dùng ống để cho ăn. Tuy nhiên, cách làm này phải được sự hướng dẫn của các bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ ăn vì như vậy có thể khiến trẻ bị tổn thương thực quản gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với trẻ sinh non ở 32 tuần tuổi và có trọng lượng là 1,5 kg, nguồn sữa mẹ có chứa nhiều loại axit amin và chất béo, trong đó có 10% đường, viatamin và các chất điện giải, hàng ngày chỉ nên cho trẻ bí từ 65 – 100 ml/ngày mà thôi. Những trẻ có đường tiêu hóa không tốt hoặc trẻ bị bệnh đường hô hấp, nhẹ cân có thể dùng cách truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Mặc dù trẻ sinh non cần đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng người lớn cũng cần chú ý là không nên cho bé ăn quá nhiều, cần nhờ đến sự tư vấn khoa học của các bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Trẻ sơ sinh thiếu tháng thường chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên rất dễ bệnh tật và suy hô hấp, nên việc chăm sóc theo dõi các bé là cực kỳ quan trọng.

Về chức năng hô hấp

Trẻ sinh non thường dễ bị suy hô hấp vì lồng ngực dễ biến dạng, do các xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn còn yếu, phổi chưa giãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, cấu tạo của trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, nhu mô phổi giãn nở không đầy đủ để trao đổi khí. Trong thời gian này, trẻ thường thở bằng miệng, phình bụng lên khi hít vào, thở theo chu kỳ, có thể ngưng thở dưới 15 giây. Nếu thời gian ngưng thở kéo dài hơn 15 giây kèm theo tím tái, nhịp tim chậm thì cần được theo dõi và xử trí kịp thời, vì suy hô hấp là nguyên nhân dễ gây tử vong cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Chức năng điều hòa thân nhiệt

Trẻ dễ bị nhiễm lạnh vì trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn yếu, kém vận động do trương lực cơ yếu, kết hợp với lớp mỡ dưới da chưa phát triển nên dễ bị mất nhiệt. Khi lạnh, trẻ không run được để sinh ra nhiệt chống lại môi trường lạnh. Vì vậy, việc theo dõi ủ ấm lau khô cho trẻ là hết sức cần thiết. Nếu để thân nhiệt trẻ hạ xuống dưới 350C sẽ có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng suy hệ hô hấp, tổn thương thần kinh và có khi gây xuất huyết ở não.

Tốt nhất, nên giữ nhiệt độ trong phòng trẻ nằm thích hợp, tối thiểu là 24 -26oC, trẻ được ủ ấm bằng lò sưởi, lý tưởng là trẻ được sưởi trong lồng ấp chuyên biệt, bé được mang bao tay, tất và đắp chăn ngang bụng.
Bố mẹ phải quan tâm đến bé sinh non nhiều hơn đấy nhé!

Chức năng tuần hoàn

Do trẻ sinh non, các mao mạch dễ vỡ, những yếu tố đông máu chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ bị xuất huyết cao, vì vậy thường phải được bổ sung vitamin K để phòng xuất huyết.

Chức năng tiêu hóa và dinh dưỡng

Trẻ thiếu hụt enzyme chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp nên thường bị vàng da nặng và kéo dài, cần được theo dõi thường xuyên.

Dạ dày của trẻ thời kỳ này có thể tích nhỏ, nằm ngang, thiếu hụt các men tiêu hóa nên hấp thu không hết thức ăn, cho dù chỉ là sữa mẹ, do đó dễ bị đầy bụng, ói. Với đặc điểm như vậy, nên cho bé bú từ 40 - 60ml sữa trong khoảng thời gian từ 2 - 4 giờ, tùy vào sức bú của bé, có thể tăng dần lượng sữa. Bé bú sữa mẹ thường bú lâu hơn và mau đói hơn bú bình.

Nếu bé sinh trên 32 tuần, cân nặng trên 2.300g đã có phản xạ bú thì tập cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, bú theo nhu cầu của trẻ, bú cạn một bên vú rồi hãy chuyển sang bên kia. Nếu sữa mẹ quá nhiều mà bú không hết thì nên nặn lấy sữa đầu ra ly, rồi sau đó dùng muỗng đút sữa cho bé uống dần thay nước lọc, không nên cho bé uống thêm các loại nước khác, vì sử dụng bú sữa mẹ là đủ. Nếu trẻ sinh dưới 32 tuần chưa có khả năng bú, phải nặn sữa mẹ rồi cho ăn qua ống thông dạ dày 8 - 10 lần trong ngày.

Những chăm sóc khác

Việc chăm sóc và giữ cuống rốn cho bé cũng không kém phần quan trọng vì rất dễ nhiễm trùng, giữ cuống rốn càng khô và sạch thì càng mau rụng. Cần đảm bảo vô trùng cho bé, hạn chế người thân đến thăm, tiếp xúc hoặc sờ vào người bé do trẻ sinh non dễ nhạy cảm với kích ứng và nhiễm trùng, bé cần được tiêm phòng như các bé sinh đủ tháng.

Khi chăm sóc ở nhà không nên tắm hàng ngày vì da bé dễ bị khô. Giữ sạch, hấp hoặc ủi, khử trùng đối với tã lót trước khi sử dụng, có thể tắm cho bé 1 -2 lần trong tuần, đặc biệt là khi trời lạnh cần lưu ý giữ ấm. Tắm nắng cho bé để tận hưởng nguồn vitamin D từ ánh sánh mặt trời, thời gian tốt nhất để tắm nắng là trước 9 giờ sáng (khoảng 10 - 15 phút mỗi lần). Cũng không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ, cho dù là thuốc bổ.

Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng mất nhiều thời gian, công sức và tốn kém. Để phòng tránh nguy cơ sinh con thiếu tháng, trong quá trình chuẩn bị làm mẹ đòi hỏi cần có sức khỏe tốt, khi mang thai luôn chú trọng bồi dưỡng bằng chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá sức, giữ tâm lý vui tươi, thoải mái, lưu ý khám thai định kỳ, đặc biệt là trước 37 tuần.

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

Cách làm ếch chiên giòn ăn cực đã

Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Cách làm thịt xá xíu ngon

Nghệ thuật tỉa hoa từ trái cây đẹp mê ly

Cách làm thịt chà bông ngon mà không tốn sức

Cách làm thịt chưng mắm tép cực ngon

Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon

Cách pha nước mắm chay ngon

Cách làm nước mắm me chua chua cay cay

Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã

Cách làm nước mắm gừng ngon

Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng

Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da

Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp

Cách làm thạch găng thơm mát

Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh

(ST).

Chăm sóc trẻ sinh non

Ơ' nước ta, theo điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ sinh non vẫn còn cao, chiếm tới 9,5% tổng số trẻ sinh ra. Trẻ sinh non có rất nhiều nguy cơ, dễ mắc bệnh và khi mắc bệnh tỷ lệ tử vong rất cao. Nếu nuôi dưỡng không tốt trẻ sinh non rất dễ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc trẻ đúng thì chỉ sau vài tháng, trẻ vẫn phát triển bình thường như những trẻ sơ sinh đủ tháng khác. Bài viết này nhằm giúp cho các bà mẹ biết cách chăm sóc trẻ sinh non tốt.

Thế nào là trẻ sinh non


Trẻ sinh non là các trẻ có tuổi thai dưới 37 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến lúc sinh. Trẻ đủ tháng là các trẻ có tuổi thai từ 37 đến dưới 42 tuần. Từ 42 tuần trở lên là trẻ sinh già tháng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bà mẹ không nhớ rõ, do vậy dự đoán sai ngày sinh của mình. Trong trường hợp này để biết được một trẻ sinh non hay không, người ta phải dựa vào các đặc điểm hình thể và sinh lý của trẻ.

Những đặc điểm của trẻ sinh non


Cân nặng lúc sinh dưới 2.500g. Da đỏ, móng tay có nhiều lông tơ, lớp mỡ dưới da phát triển kém, có xu hướng phù nề và xung huyết. Móng tay, móng chân ngắn, mềm và không trùm kín được đầu ngón. Sụn vành tai chưa phát triển nên khi lấy tay ấn vành tai xuống thì nó không tự bật trở lại được v.v...

Trương lực cơ của trẻ sinh non giảm nên trẻ thường ít cử động và nằm ở tư thế duỗi. Trẻ thường thở không đều và có cơn ngừng thở ngắn; Trẻ dễ bị hạ nhiệt độ, nhất là vào mùa lạnh; Phản xạ mút và bú kém, trẻ thường ngủ nhiều; Khả năng đào thải nước tiểu và muối của thận kém nên trẻ dễ bị phù; Khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng cũng kém v.v... Ngoài ra trẻ sinh non thường có nhiều nguy cơ như: ngạt khi sinh, nhiễm khuẩn, chảy máu, suy hô hấp, hạ calci, hạ thân nhiệt, vàng da, thiếu máu, hạ đường huyết, viêm ruột hoại tử v.v...

Nuôi dưỡng và chăm sóc


Nguyên tắc chung trong nuôi dưỡng: Đảm bảo đủ sữa (cho trẻ bú ngay sau sinh, càng sớm càng tốt, giúp mẹ nhanh xuống sữa và nhanh co hồi tử cung).

  • Nếu trẻ không tự bú được do quá yếu, phản xạ mút vú kém, hãy vắt sữa ra cho uống từng thìa một.
  • Nếu trẻ không nuốt được, do đầu vú của mẹ bị tẹt, hãy hướng dẫn bà mẹ cách vắt sữa và xử trí tắc tia sữa (nếu có).

Cách tính tổng lượng sữa và dịch:

  • Ngày đầu tiên cho uống 60ml/kg/ngày.
  • Sau đó mỗi ngày cho uống 120ml/kg cho đến khi đạt tới 150ml/kg.
  • Chia tổng số lượng sữa này thành 8 - 12 bữa, mỗi bữa cách nhau 2 - 3 giờ.
  • Nếu trẻ có biểu hiện đói có thể cho tới 200ml/kg/ngày.
  • Tiếp tục cho ăn theo chế độ trên cho đến khi trẻ ăn được bằng thìa và cốc hoặc bú mẹ đầy đủ.

  • Rửa tay sạch trước khi vắt sữa.
  • Chọn cốc, ca, bát có miệng đủ rộng. Rửa sạch ca, cốc hoặc bát, sau đó đổ nước sôi vào và ngâm trong vài phút.
  • Bà mẹ ngồi ở tư thế thoải mái, đặt ca, cốc hoặc bát cạnh đầu vú.
  • Dùng cả bàn tay vuốt và đè ép nhẹ nhàng từ trên bầu vú xuống núm vú.
  • Đặt ngón tay trỏ và ngón cái vào hai bên quầng đen của vú, sau đó bóp và thả ra từng đợt cho sữa chảy ra đều thành tia.
  • Vắt sữa 1 bên vú ít nhất 2 - 4 phút cho đến khi dòng sữa chảy ra chậm thì chuyển sang vắt sữa ở vú bên kia. Cứ làm như vậy cho đến khi hết sữa ở cả hai vú.
  • Lúc đầu, thời gian một lần vắt sữa có thể mất khoảng 20 - 30 phút, đặc biệt trong những ngày đầu sau sinh vì lúc đấy chỉ có một ít sữa non hoặc sữa thường. Dần dần thời gian vắt sữa sẽ được rút ngắn. It nhất cứ 3 giờ cần vắt sữa một lần, kể cả ban đêm để bảo vệ và duy trì nguồn sữa mẹ.

Cách cho trẻ ăn bằng thìa và cốc (sau khi pha sữa ra cốc hoặc vắt sữa mẹ ra cốc):

  • Bế trẻ ở tư thế ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi trên lòng mẹ.
  • Đặt thìa sữa hoặc cốc nhỏ nhẹ nhàng vào môi dưới của trẻ.
  • Chờ cho trẻ mở miệng, hơi nghiêng thìa hoặc cốc để môi và lưỡi trẻ tự hớp sữa vào chứ không đổ thẳng sữa vào miệng trẻ.
  • Thời gian cho trẻ ăn bằng thìa và cốc có thể mất khoảng 15 - 20 phút.
  • Khi trẻ ăn no sẽ quay đầu đi, không nuốt nữa nên đùn một ít sữa ra miệng, khi đó người mẹ ngừng cho ăn.
    Ghi lại lượng sữa trẻ đã uống trong mỗi bữa để sau đó tính tổng lượng sữa trẻ uống được trong 24 giờ. Nếu lượng sữa trong ngày trẻ uống được quá ít thì chuyển sang cho ăn bằng ống thông.

Bổ sung thêm vitamin cho trẻ bằng cách:

  • Tiêm vitamin K 0,5mg - 1mg 1 lần trong ngày đầu sau sinh.
  • Từ tuần thứ 3 - 4 cho uống vitamin D 400 - 1.000đv/ngày.
  • Vitamin B1 0,01g 1 viên, vitamin C 0,1g x 1 viên/ngày trong 1 tháng.

Giữ ấm cho trẻ nhất là về mùa đông bằng các biện pháp sau:

  • Quấn tã lót cho trẻ đủ ấm, đội mũ, đi tất tay và chân...
  • Sưởi ấm phòng ở bằng lò sưởi, đèn hoặc điều hòa nhiệt độ...
  • Bế hoặc ủ ấm cho trẻ theo phương pháp Kangaroo: đặt trẻ lên ngực mẹ, da của trẻ tiếp xúc trực tiếp với da ngực mẹ, đầu trẻ gối giữa hai vú mẹ, sau đó mẹ mặc áo, trùm lên trẻ và đắp chăn bên ngoài.


Xem thêm về toàn tại www.chamsocbe.com

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý