Chuẩn bị trước khi mang thai

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chuẩn bị trước khi mang thai

18/04/2015 07:41 PM
475

Khi bạn chuẩn bị mang thai, bên cạnh những chuẩn bị về tâm lý và tài chính, một điều không thể thiếu là sự chuẩn bị về sức khỏe của hai vợ chồng. Vậy bạn cần phải chuẩn bị những gì?
 
Sau đây là một số việc cần làm theo thứ tự thời gian:
 
6 tháng trước khi mang thai
 
Nếu bạn quá gầy hay quá béo thì đây là thời điểm thích hợp để bạn thay đổi chế độ ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cân nặng của mình nằm trong giới hạn chuẩn. Chỉ số BMI - hay gọi là chỉ số khối cơ thể - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của mỗi người. Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = Cân nặng / (chiều cao x chiều cao). Trong đó: Cân nặng tính theo đơn vị Kg, chiều cao tính theo đơn vị Met.
 
* Nếu chỉ số BMI < 18,5: Bạn quá gầy. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có BMI < 18,5 có nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường 17%.
* Nếu chỉ số BMI > 23: Bạn quá béo và nếu có thai, trẻ đẻ ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì và bệnh tiểu đường.
 
Bạn và chồng cũng cần thống nhất về việc ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích... vì các chất này ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như làm tăng các nguy cơ: sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, gây dị tật cho thai nhi...
 
3 tháng trước khi mang thai
 
Bạn có thể đi tiêm phòng một số bệnh như: cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao.
 
Nếu ở Hà Nội bạn có thể tiêm phòng ở một số địa chỉ:
 
* Trung tâm Y tế dự phòng sở Y tế Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh, điện thoại: 04.7730268
* Trung tâm Y tế dự phòng sở Y tế Hà Nội - 50C Hàng Bài, điện thoại: 04.8229263
* Trung tâm tiêm chủng Quốc Tế - 4 Sơn Tây, điện thoại: 04.7339803
 
Nếu bạn ở TP. Hồ Chí Minh bạn có thể tiêm phòng ở:
 
* Viện Pasteur TP.HCM tại số 282 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Phường 8 Quận 3 TP.HCM
* Đội Y tế Dự phòng của các Trung tâm Y tế Quận Huyện..
 
Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc đang đặt vòng thì đây cũng là thời điểm thích hợp để dừng thuốc hoặc tháo vòng và chuyển sang sử dụng biện pháp tránh thai khác thích hợp hơn (VD: bao cao su).
 
Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn tiêm vaccin ít nhất trước khi mang thai 1 tháng.
 
2 tháng trước khi mang thai
 
Bạn và gia đình nên tẩy giun vì bạn sẽ ko thể tẩy giun trong khi mang thai. Đặc biệt cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây chéo ngược lại.
 
1 tháng trước khi có thai
 
Bạn hãy bắt đầu uống bổ sung viên Sắt và acid Folic để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Việc bổ xung Acid folic quan trọng nhất là trước khi mang thai 1 tháng và sau đấy 3 tháng. Và tiếp tục uống acid folic kèm với sắt đến khi sau khi sinh một tháng (Bạn nên lựa chọn viên sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, và acid folic: 400mcg).
 
Ngoài ra hai vợ chồng bạn nên thu xếp đi kiểm tra sức khỏe toàn diện. Bác sỹ sẽ cho các bạn làm một số xét nghiệm sau:
 
* Xét nghiệm công thức máu: Xem bạn có bị mắc các bệnh về máu như: thiếu máu, bất thường tế bào máu... cũng như cho bạn biết nhóm máu của mình.
 
* Xét nghiệm hóa sinh máu: Xem bạn có bị mắc bệnh tiểu đường, đánh giá chức năng gan, thận cũng như phát hiện các bất thường khác nếu có.
 
* Xét nghiệm nước tiểu: Tìm các yếu tố bất thường trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, protein, glucose, vi khuẩn...
 
* Siêu âm ổ bụng: Đánh giá về hình thái học và phát hiện các bất thường các tạng trong ổ bụng như: gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
 
* Điện tâm đồ: Phát hiện các bệnh về tim như: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim...
 
* Xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua đường máu: như Viêm gan B, HIV...
 
* Khám phụ khoa: Phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc mang thai như: Viêm nhiễm đường sinh dục, polyp cổ tử cung..
 
* Khám nha khoa: Rất nhiều bà mẹ vì không coi trọng mà bỏ qua bước khám này. Trên thực tế, phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc các bệnh răng miệng do phải ăn số lượng nhiều, ăn nhiều bữa. Thao tác đơn giản là lấy cao răng sẽ giúp các bạn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh: viêm lợi, viêm quanh cuống, abces răng... vì nếu mắc các bệnh này trong thời kỳ mang thai hay thời kỳ cho con bú sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.
 
Ngoài các công việc nói trên, bạn nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình.

Không như trước đây, các bà mẹ thường bồi dưỡng cơ thể sau khi bắt đầu biết mình có thai, với quan niệm cố hữu là “ăn cho hai người”. Giờ đây, khi quyết định sẽ sinh con, các bà mẹ sẽ đến gặp bác sỹ xin lời khuyên, ăn uống bồi bổ và chuẩn bị sẵn sàng để thụ thai.

Những lời khuyên được bác sỹ đưa ra dưới đây là danh sách các việc bạn cần phải thực hiện trước khi bước vào thời kỳ bầu bí:

- Bổ sung axit folic hàng ngày để giảm nguy cơ con sinh ra bị dị tật ống thần kinh và cần nhớ rằng không nên chờ cho đến khi mang thai mới bổ sung mà phải từ trước đó vài tháng. Nguồn axit folic phổ biến nhất có trong đậu đỗ, cam quýt, rau súp lơ, cải xanh… Tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều bởi nhiều axit folic quá cũng gây nguy hiểm cho thai nhi.

- Uống nước đầy đủ và đảm bảo đủ 2l/ 1 ngày. Không được uống các loại thức uống có ga, cồn, nước đóng hộp, nước tăng lực… bởi hầu hết các nước này có chứa chất ngọt và màu nhân tạo. Vì thế, chỉ nên bổ sung nước lọc hàng ngày mà thôi.

- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá ngay cả khi chưa mang thai, vì các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy rằng, thuốc lá sẽ khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Chuẩn bị sẵn sàng trước khi bầu bí - 1
Không uống rượu, bia, hút thuốc lá ngay cả khi chưa mang thai. (ảnh minh họa)

- Hạn chế ăn các loại mỡ động vật bởi nó có khả năng tổng hợp các chất hóa học, gây tích lũy trong cơ thể và gây ra những bệnh đặc biệt nguy hiểm. Không nên ăn các món rán và tốt nhất là không nên ăn nhiều thịt.

- Thủy hải sản là nguồn bổ sung canxi dồi dào nhưng đồng thời cũng chứa nhiều thủy ngân, PCBs (một chất gây ung thư) nên hãy chọn các loại cá nhỏ, mức độ ô nhiễm thấp hơn.

- Ăn uống, bổ sung đủ chất để đảm bảo sức khỏe trước khi mang thai.

- Đi khám tổng quan về cơ thể để tìm ra các căn bệnh tiềm ẩn và để xem bạn có đủ sức khỏe để mang thai hay không.

- Đi gặp bác sỹ nha khoa để lấy cao răng, kiểm tra răng sâu và khám tổng quát trước khi có thai bởi sau đó, bạn sẽ tuyệt đối không thể động vào răng lợi khi đã có thai.

- Uống các loại vitamin bổ sung, đa vitamin.

- Tham dự các lớp tập luyện thể dục như Yoga, đi bộ… để có sức khỏe tốt, sẵn sang cho thời kỳ quan trọng.

- Chuẩn bị tài chính vững vàng khi một thành viên mới chuẩn bị xuất hiện trong gia đình bạn. Sau khi có con, vợ chồng bạn hầu như sẽ không tiết kiệm được đồng nào nữa bởi bé sẽ tiêu tốn gần như toàn bộ số tiền hai vợ chồng bạn kiếm được.

Cùng với việc từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia; bổ sung những dưỡng chất quan trọng như axit folic, sắt, canxi… chị em cũng nên đi khám tổng thể sức khỏe trước khi mang bầu.

Trong thời gian đi khám bác sĩ trước khi mang bầu, chị em nên hiểu rõ về tình hình sức khỏe bản thân và có những hiểu biết nhất định về vấn đề này. Dưới đây là 5 câu hỏi bạn cần được giải đáp bởi bác sĩ về tình hình sức khỏe trước khi bầu bí. Bạn nên khi nhớ 5 câu hỏi này để tham khảo ý kiến bác sĩ khi khám bệnh:

Chuẩn bị kiến thức trước khi mang bầu, Bà bầu, chuan bi mang thai, mang thai, ba bau, mang bau, suc khoe,

Trước khi mang thai, chị em cần có những kiến thức nhất định
về vấn đề này. (Ảnh minh họa)

  • 1

    Cơ thể tôi cần bổ sung thêm những dưỡng chất gì trước khi mang thai?

  • 2

    Làm thế nào để nhận biết được những dấu hiệu mang thai?

  • 3

    Khi đã mang thai, tôi cần làm gì khi không nhận thấy những dấu hiệu thai kỳ?

  • 4

    Tôi cần cẩn trọng những gì để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu và có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

  • 5

    Hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai rất nguy hiểm. Nếu tôi cũng bị rơi vào tình trạng trên thì cần làm gì?

    Đầu tư cho tương lai từ lúc “hạt nảy mầm” chưa phải là thượng sách. Mà cần phải từ khâu làm đất, chuẩn bị cho “hạt giống”.



    1. Ăn những thực phẩm tốt nhất, an toàn nhất

    8 bước đơn giản để có được chế độ ăn tốt nhất sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ tích lũy các chất độc hại trong cơ thể.

    Tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh, đậu đỗ và chất xơ để thải loại chất độc.

    2. Bổ sung axit folic trước khi thụ thai và trong khi mang thai

    Nguồn bổ sung axit folic lý tưởng gồm các loại đỗ (xanh, đen, trắng…), hoa quả họ cam quýt, rau chân vịt và súp lơ xanh.

    Nạp đủ lượng axit folic rất cần cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là giai đoạn đầu.

    Lưu ý: quá nhiều axit folic cũng có thể gây ra các nguy cơ khác. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ để có liều lượng thích hợp.

    3. Giảm các chất cồn, cafein và thuốc lá

    Phụ nữ nhiễm khói thuốc (tự hút hay hút thuốc thụ động) đều ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi. Trẻ sinh ra thường có xu hướng nhẹ cân.

    Chất cồn và cafein có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của thai nhi.

    4. Giảm chất béo động vật và cá để hạn chế sự tích lũy chất dioxin, thủy ngân…

    Mỡ và da động vật rất ngon nhưng nên hạn chế mỡ và thịt các loại cá (như cá ngừ, cứ hồi).

    Hạn chế các món cá, thịt nướng.

    Nên chọn các chế phẩm từ sữa đã rút bớt kem.

    5. Uống nhiều nước lọc

    Xét nghiệm nước uống, kiểm tra nồng độ clo… Nếu có chứa các chất độ hại thì cần thay bằng nguồn nước khác và mang theo bên người chai đựng nước làm bằng thép chống gỉ.

    6. Kiểm tra sơn tường

    Chì thường được tích lũy trong xương và có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

    Một số loại sơn tường có chứa chì và đó là lý do vì sao các chuyên gia y tế khuyến nghị phụ nữ trong độ tuổi mang thai và đang mang thai nên tránh xa cac skhu vực có sơn.

    7. Lựa chọn nhựa an toàn

    Một số loại đồ vật bằng nhựa có thể thôi nhiễm các chất độc vào thực phẩm, gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

    Tốt nhất nên dùng loại cho được vào lò vi sóng hay có thể đựng các thực phẩm nóng.

    8. Hạn chế các sản phẩm chăm sóc cá nhân

    Nhiều người “nghiện” các loại hóa mỹ phẩm và các chất hóa học có trong những loại kem, nước thơm tho sẽ gây rối loạn hormone, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

    9. Sử dụng các hóa chất tẩy rửa không độc

    Không cần phải dùng tới các loại hóa chất tẩy rửa độc hại, có thể dùng baking soda và dấm để vệ sinh cho ngôi nhà của mình.

    10. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

    Đất, nước hay không khí bị ô nhiễm đều sẽ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của bé.

    Trọng lượng khỏe mạnh
     
    Thừa cân có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hormone sinh sản kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng vì thế cần thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh trước khi thụ thai. Cách tốt nhất để duy trì một trọng lượng khỏe mạnh là ăn uống hợp lý, đáp ứng đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể.
     
    Tăng cường axit folic
     
    Folate (dạng tự nhiên của axit folic) một loại vitamin B được tìm thấy trong đậu, rau lá xanh và các loại trái cây họ cam quýt, đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và tăng trưởng của tế bào. Nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung axit folic tổng hợp 1 tháng trước khi thụ thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ làm giảm sự xuất hiện các khuyết tật ống thần kinh của thai nhi lên đến 70%. 
     
    Vận động
     
    Tập thể dục trước khi mang thai sẽ cho bạn một thai kỳ thoải mái và năng động. Hoạt động vừa phải trong khi bạn đang mang thai có thể giảm đau lưng và tăng cân quá nhiều. 
  • Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

    Cách nấu cháo lươn cho trẻ

    Cách nấu cháo lươn ngon bổ

    Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

    Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

    Cách làm cá nướng da giòn

    Cách làm cải chua hấp dẫn

    Cách làm gà xào sả ớt ngon

    Cách làm gà rang muối ngon

    Cách làm gỏi sứa tươi

    Cách làm gỏi xoài xanh

    Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

    Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

    Cách làm gỏi ngó sen tai heo

    Nghệ thuật nói chuyện hài hước

    Nghệ thuật nói chuyện có duyên

    Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

    Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

    Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

    Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

    Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

    Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

    Cách làm ếch chiên giòn ăn cực đã

    Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon

    Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

    Cách làm thịt xá xíu ngon

    Nghệ thuật tỉa hoa từ trái cây đẹp mê ly

    Cách làm thịt chà bông ngon mà không tốn sức

    Cách làm thịt chưng mắm tép cực ngon

    Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon

    Cách pha nước mắm chay ngon

    Cách làm nước mắm me chua chua cay cay

    Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã

    Cách làm nước mắm gừng ngon

    Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng

    Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da

    Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp

    Cách làm thạch găng thơm mát

    Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh

    (ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi muốn coppy lại 1 số bài đăng của Phunu.net để những lúc không có mạng vẫn có thể xem lại các công thức nấu ăn, các kinh nghiệm thực tế... Vậy tại sao lại không coppy được ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý