Tìm hiểu về bệnh viêm gan siêu vi C

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tìm hiểu về bệnh viêm gan siêu vi C

18/04/2015 07:45 PM
412

Vấn đề tìm hiểu và điều trị viêm gan siêu vi C tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh. 15 năm kể từ khi phát hiện viêm gan siêu vi C , tỉ lệ điều trị thành công tăng gấp 3 lần do kết hợp điều trị interferon với ribavirin , và gần đây là các interferon thế hệ mới . Sau đây chúng tôi sẽ bàn về phương cách điều trị mới , các chiến thuật tăng hiệu quả điều trị và những hướng phát triển trong tương lai.

ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI C HIỆN TẠI:

Pegylate interferon (alfa 2a và 2b) là thuốc điều trị chủ yếu nhất cho viêm gan siêu vi C mãn tính. Khi kết hợp với Ribavirin hiệu quả đạt được 54---63% . Người ta cũng thấy rằng genotype của siêu vi C có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị. Genotype 1 chiếm đa số bệnh nhân ở Hoa Kỳ, thường kháng với điều trị và ít đáp ứng điều trị so với genotyp 2,3.

Những nghiên cứu cho thấy rằng genotype 1 nên điều trị 48 tuần peginterferon và ribavirin 1000—1200mg/ngày , genotype 2, 3 chỉ cần điều trị 24 tuần peginterferon và ribavirin 800mg. Bệnh nhân genotyp 3 đáp ứng điều trị kém hơn genotyp 2. Số lượng virus thấp , nhỏ hơn 2 triệu copy /ml máu thì đáp ứng điều trị tốt hơn số lượng virus nhiều.

1. Đáp ứng virus sớm :

Khi bắt đầu điều trị genotype không thể giúp tiên đoán khả năng thành công, sự thay đổi nồng độ virus trong quá trình điều trị giúp tiên đoán hiệu quả điều trị và quyết định thời gian chấm dứt điều trị.

Đáp ứng virus sớm được định nghĩa là sau 12 tuần điều trị , HCVRNA trở thành âm tính hay lượng siêu vi C giảm hơn 100 lần so với trước khi điều trị. Trong những cuộc nghiên cứu mới đây , điều trị Peginterferon , nếu bệnh nhân có hiện tượng đáp ứng virus sớm thì 97---100% sẽ thành công sau quá trình điều trị.

Hiện tượng đáp ứng virus sớm , một phần nào phụ thuộc vào genotype của siêu vi C . Thật vậy , người ta thấy rằng bệnh nhân genotype 2, 3 hầu hết đều có hiện tượng đáp ứng virus sớm , vì vậy xem xét hiện tượng đáp ứng virus sớm ở genotype 2,3 có thể không cần thíêt . Tuy nhiên ở genotype 1 là rất cần thíêt , nếu sau 12 tuần điều trị , có hiện tượng đáp ứng virus sớm , sẽ tiếp tục điều trị, hy vọng bệnh nhân hết bệnh. Bệnh nhân không có hiện tượng đáp ứng virus sớm , phải xem xét , nếu lượng virus giảm hơn 10 lần mới tiếp tục điều trị , nếu không giảm hơn 10 lần phải chấm dứt điều trị và chuyển sang phương pháp điều trị khác. Trường hợp tiếp tục sau 24 tuần nếu HCVRNA âm tính thì điều trị cho đủ liệu trình 1 năm , nếu HCVRNA vẫn dương tính phải chấm dứt điều trị vì không đáp ứng.

2. Sự hạn chế của đáp ứng virus sớm:

Việc hiểu và áp dụng hiện tượng đáp ứng sớm để quyết định điều trị phải hết sức cẩn thận .Trong một số bệnh nhân tuy không đáp ứng điều trị hoàn tòan là mất siêu vi nhưng tế bào gan cũng được cải thiện , ngăn chận tiến trình xơ gan , giảm biến chứng của các bệnh ngoài gan.

Thêm vào đó dấu hiệu đáp ứng virus sớm có thể xuất phát từ một số thử nghiệm lâm sàng , có thể không đúng cho tất cả các nhóm bệnh nhân . Thông tin đáp ứng virus sớm ứng dụng nhiều ở những nhóm bệnh nhân: đồng nhiễm HIV , người Mỹ gốc Phi , bệnh nhân ghép gan với HCV tái phát. Sau cùng những phân tích này định nghĩa đáp ứng virus sớm khi lượng virus giảm hơn 100 lần so với trước điều trị ở tuần thứ 12 . Trong thực tế sự thay đổi của virus có thể không rõ ràng do sự thay đổi những thử nghiệm HCV. Ở genotype 1 sự giảm virus chỉ có thể từ 10 lần----50 lần , không đạt đến 100 lần ở tuần 12 , phải đánh giá ở tuần 24 trước khi quyết định chấm dứt điều trị.

III.NHỮNG KHUYNH HƯỚNG MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ HCV:

1.Chú ý những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đáp ứng tối đa:

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có những yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đối với điều trị kháng virus để đạt được hiệu quả cao . Sự ngăn cản lớn nhất là tác dụng phụ của Interferon và Ribavirin. Trong vô số tác dụng phụ , tác dụng phụ về tâm thần kinh là phải chấm dứt điều trị sớm . Sự giảm liều của Peginterferon thuờng là giảm bạch cầu , giảm liều Ribavirin là do thiếu máu. Sự giảm liều ít ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hơn là chấm dứt điều trị sớm . Những nghiên cứu cho thấy rằng liên quan sự giảm liều phụ thuộc vào yếu tố để giảm liều. Những bệnh nhân diễn tiến xơ gan hay xơ gan đã thất bại với điều trị kháng virus trước đây được tái điều trị với Peg-interferon alfa và Ribavirin , tỉ lệ điều trị thành công thấy chỉ 28% đối với người trước đó điều trị chỉ Interferon , 12% ở người trước đó điều trị Interferon và Ribavirin . Một quan sát quan trọng cho thấy rằng việc giảm liều ribavirin sớm trong vòng 20 tuần đầu điều trị , hứa hẹn thành công sau điều trị hơn là giảm liều Ribavirin trễ hoặc là giảm liều Peginterferon . Những bệnh nhân đã điều trị đầy đủ Interferon và Ribavirin tái điều trị Peg-interferon và Ribavirin nên được chọn lựa kỹ lưỡng , chỉ điều trị bệnh nhân thất bại điều trị do tác dụng phụ hay lý do khác , không nên điều trị bệnh nhân đã kháng interferon nguyên phát .

Cuộc tranh luận đang tiếp diễn về cách giải quyết tốt sự thiếu máu do ribavirin gây ra.

2. Dùng Epoeitin alfa hạn chế tối thiểu giảm liều do Ribavirin .

Những thử nghiệm lâm sàng trước đây ngăn cấm dùng yếu tố tăng trưởng, chẳng hạn epoetin alfa hoặc dùng yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt để duy trì điều trị khi có giảm tế bào máu trong quá trình điều trị. Mới đây Afdhal và cộng sự đã công bố kết quả của thử nghiệm lâm sàng dùng Epoetin alfa trong trường hợp thiếu máu do dùng ribavirin . Khi dùng Epoetin alfa không cần giảm liều ribavirin khi Hb< 12g/dl , bệnh nhân cảm thấy thoải mái , dễ chịu và khỏe hơn . Tuy nhiên nghiên cứu này chưa nói rõ ảnh hưởng của Epoetin alfa đối với đáp ứng điều trị sau cùng. Vì vậy khi dùng Epoetin phải nghiên cứu kỹ hơn , chọn bệnh nhân để điều trị cho thích hợp , trước khi đưa vào sử dụng thường qui cho tất cả bệnh nhân thiếu máu.

3. Thông tin về những nhóm bệnh nhân đặc biệt:

Bệnh nhân viêm gan siêu vi C với đặc điểm địa lý khác nhau , đặc điểm bệnh khác nhau , yếu tố di truyền …….. thì đáp ứng điều trị khác nhau. Đáp ứng điều trị rất khác ở những nhóm bệnh nhân đặc biệt: đồng nhiễm HIV, người Mỹ gốc Phi , bệnh nhân lọc thận………cần có những nghiên cứu kỹ hơn mới biết rõ đáp ứng đặc biệt ở những nhóm bệnh nhân này.

4.Đáp ứng điều trị ở nhóm bệnh nhân men gan bình thường

Người ta đã thực hiện nhiều nghiên cứu ở nhóm bệnh nhân nhiễm siêu vi C , men gan bình thường . Những bệnh nhân này được điều trị với Peg-interferon alfa-2a 180mcg/ tuần + Ribavirin 800mg/ngày trong 24 tuần hay 48 tuần . Đáp ứng điều trị 30% ở nhóm dùng 24 tuần , 52% ở nhóm dùng 48 tuần . Như vậy thuật ngữ ‘men gan luôn bình thường’ thật là sai lầm vì người ta thấy có sự tăng men gan thoáng qua trong quá trình điều trị.

5. Đáp ứng điều trị ở nhóm bệnh nhân genotype 1 và lượng virus cao

Bệnh nhân genotype 1 và lượng siêu vi cao thường thấy ở bệnh nhân viêm gan C , đặc biệt chiếm phân nửa bệnh nhân viêm gan C ở Mỹ. Tỉ lệ đáp ứng điều trị ở nhóm bệnh nhân này thấp. Những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng đáp ứng điều trị cao hơn khi dùng Peg-interferon+Ribavirin so với dùng Interferon+Ribavirin. Tỉ lệ đáp ứng điều trị tăng từ 32% khi dùng Interferon+Ribavirin lên 41---46% khi dùng Peg-interferon + Ribavirin . Mặc dù vậy vẫn thấy phân nửa bệnh nhân không đáp ứng điều trị. Vì vậy, nhóm bệnh nhân này cần có cách điều trị mới hơn : thuốc mới, kéo dài thời gian điều trị , tăng liều ribavirin

6. Đáp ứng điều trị Peg-interferon+Ribavirin ở bệnh nhân đồng nhiễm HCV+HIV

Bệnh nhân nhiễm HCV+HIV có đặc điểm lâm sàng đặc biệt . Những bệnh nhân này có nguy cơ phải ngưng điều trị vì nhiễm acid lactic , thiếu máu , ngộ độc gan ……..Những bệnh nhân này dễ đưa đến diễn tiến nặng hay tử vong do bệnh gan nhiều hơn là do HIV . Đáp ứng điều trị tốt hơn khi dùng Peg-interferon+ribavirin so với Interferon+ribavirin. Tỉ lệ đáp ứng điều trị thấp hơn là chỉ nhiễm HCV mà thôi. Đáp ứng điều trị thấp ở nhóm bệnh nhân này do giảm liều Ribavirin hay do tác nhân kháng thuốc cần được nghiên cứu kỹ hơn.

7.Đáp ứng điều trị Peg-interferon+Ribavirin ở bệnh nhân người Mỹ gốc Phi

Đáp ứng điều trị với Peg-interferon+ribavirin hay Interferon+ribavirin rất thấp ở người Mỹ gốc Phi so với người châu Au. Nghiên cứu mới đây dùng Peg-interferon alfa –2a 180mcg/tuần+Ribavirin 1000-1200mg/ngày , tất cả đều genotyp 1 , điều trị trong 48 tuần , tỉ lệ đáp ứng điều trị người Mỹ gốc Phi là 26% , người châu Au 39% . Nguyên nhân đáp ứng điều trị thấp ở người Mỹ gốc Phi chưa bíêt rõ . Phối hợp nhiều nghiên cứu mới đây , người ta thấy rằng có thể do đặc điểm lâm sàng, virus học , miễn dịch , do di truyền……..nhiều nghiên cứu cho thấy đáp ứng điều trị ở người da đen thấp hơn ở người da trắng.

IV.THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN C:

1.Viramidine: là tiền thân của ribavirin với đặc điểm làm tăng sự hấp thu thuốc vào gan và giảm sự tiếp xúc xung quanh tế bào. Viramidine chuyển hóa thành ribavirin trong tế bào gan do men adenosine deaminase. Viramidine hạn chế tối đa sự tán huyết do ribavirin. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng Peg-interferon kết hợp viramidine cho hiệu quả tương tự như khi kết hợp ribavirin , nhưng sự tán huyết giảm đáng kể.

2. BILN 2061: là chất ức chế men protease NS3 có khả năng chống lại virus đặc biệt đã được dùng trong nhiều thử nghiệm lâm sàng ở nhiều nhóm bệnh nhân khác nhau: bệnh nhân mới điều trị, bệnh nhân đã thất bại với điều trị interferon, bệnh nhân diễn tiến xơ gan. Chỉ sau 48 giờ điều trị , lượng siêu vi C giảm từ 100----1000 lần so với trước điều trị ở hầu hết bệnh nhân genotype 1. Nếu chỉ điều trị ngắn rồi dừng lại thì lượng virus lại tăng trở lại. Hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều genotype của siêu vi . Việc nghiên cứu nhiều hơn bị dừng lại do độc tính cho tim được thấy ở vật nghiên cứu. Tuy nhiên nền tảng của cuộc nghiên cứu vẫn phát triển để giúp điều trị đồng nhiễm HIV.

3.NM283 : Là chất ức chế men polymerase NS5b . Cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy sau 2 tuần điều trị lượng virus giảm từ 50----100 lần tùy theo liều điều trị.

V. KẾT LUẬN:

Trong 10 năm qua đã có nhiều thành tựu trong điều trị viêm gan C . Sự sử dụng ribavirin trong phối hợp điều trị đã làm tăng hiệu quả lên 40%. Mới đây sự ra đời của Peg-interferon đã cải thiện hiệu quả điều trị rất nhiều. Nhưng không may , những bệnh nhân đã kháng điều trị interferon thì cũng khó thành công với điều trị Peg-interferon. Càng có những phương pháp giúp kết hợp điều trị Peg-interferon và ribavirin có hiệu quả. Sắp tới các nhà nghiên cứu càng hiểu nhiều về tác nhân kháng virus để cho ra đời phương thức điều trị mới. Sau cùng chúng ta càng đi vào khuynh hướng ức chế sự nhân đôi của virus cho ra thế hệ thuốc kháng virus mới. Các nhà lâm sàng sốt ruột chờ đợi thuốc thế hệ mới để cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân viêm gan siêu vi C.

Viêm gan vi-rút C được nhận biết như "một căn bệnh thầm lặng" vì nhiều người bị nhiễm không cảm thấy mình bị bệnh và cũng không biết mình đã bị nhiễm vi-rút, ngay cả bác sĩ cũng khó có thể chẩn đoán chính xác. Vì vậy việc xét nghiệm vi-rút viêm gan C khi đi khám sức khỏe là hết sức cần thiết.

Viêm gan siêu vi C là gì?

Vi-rút viêm gan C được phát hiện lần đầu năm 1989, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh viêm gan mạn tính trên thế giới. Có khoảng 170 triệu người trên thế giới bị nhiễm vi-rút viêm gan siêu vi C, chiếm tỷ lệ trung bình vào khoảng 3%. Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Hội Gan mật, tỷ lệ người nhiễm vi-rút viêm gan C vào khoảng 1,8-4% dân số. Nhưng chỉ một phần rất nhỏ những người này hiện đang được điều trị. Theo các chuyên gia về dịch tễ học, vi-rút viêm gan C chiếm khoảng 20% các trường hợp viêm gan cấp tính, 70% trường hợp viêm gan mạn tính, 40% trường hợp xơ gan giai đoạn cuối, 60% trường hợp ung thư gan và trong 30% trường hợp ghép gan.

Tại sao lại bị viêm gan siêu vi C?

Sự lây nhiễm của vi-rút viêm gan C chủ yếu qua đường máu. Những đường lây nhiễm vi-rút viêm gan C quan trọng là:

- Truyền máu hoặc các sản phẩm từ máu có nhiễm vi-rút viêm gan C: thường là những trường hợp truyền máu trước năm 1991.

- Dùng chung kim tiêm có nhiễm vi-rút viêm gan C như tiêm chích ma túy.

- Xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không được khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách.

- Dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, móng chân.

- Nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm chứa vi-rút viêm gan C trong quá trình làm việc.

- Lây từ mẹ sang con, nhưng với tỷ lệ thấp.

- Lây qua đường tình dục với tỷ lệ thấp nhưng không phải là không đáng kể, nhất là những người có tổn thương niêm mạc, hoặc quan hệ trong thời gian hành kinh.

- Ngoài ra, có một tỷ lệ đáng kể bị nhiễm vi-rút viêm gan C không rõ nguyên nhân.

"Tên sát nhân" thầm lặng

Viêm gan vi-rút C được nhận biết như "một căn bệnh thầm lặng" vì nhiều người bị nhiễm không cảm thấy mình bị bệnh và cũng không biết mình đã bị nhiễm vi-rút. Một số người chỉ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu... và một số triệu chứng: đau cơ, đau khớp, viêm khớp, đổ mồ hôi đêm, ngứa da, mắt khô, loét miệng, hạch lớn. Chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi C chủ yếu dựa vào xét nghiệm. Khoảng 85% trường hợp nhiễm vi-rút viêm gan C sẽ chuyển sang viêm gan mạn tính.

Những người bị viêm gan vi-rút C có tốc độ suy giảm chức năng gan rất khác nhau, ngay cả bác sĩ cũng khó có thể chẩn đoán chính xác. Hiện nay, các chuyên gia ghi nhận một số yếu tố có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn như: nhiễm vi-rút ở người lớn tuổi, bệnh nhân uống rượu, nhiễm đồng thời với vi-rút viêm gan B, nhiễm đồng thời với vi-rút HIV, nhiễm bệnh ở những người tiểu đường, béo phì, gan thoái hóa mỡ, hút thuốc...

Hậu quả chính của viêm gan mạn tính do vi-rút viêm gan C là tiến triển tới xơ gan và những biến chứng: xuất huyết tiêu hóa, suy gan và ung thư gan nguyên phát. Nhiều trường hợp bệnh chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối là xơ gan. Khi đã bị xơ, gan khó hồi phục lại, cho dù tình trạng viêm có thuyên giảm. Vì vậy, nên xét nghiệm vi-rút viêm gan C khi đi khám sức khỏe. Vì những hậu quả nặng nề của bệnh ở giai đoạn trễ, nên cố gắng chẩn đoán và điều trị trước khi bị xơ gan là điều quan trọng nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan.

Bệnh có chữa khỏi không?

Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên chi phí điều trị hiện nay khá cao do phải sử dụng các loại biệt dược điều trị đắt tiền. Vì vậy, tốt nhất phải phòng ngừa đừng để lây bệnh.

Việc điều trị có 2 mục tiêu: Chữa khỏi bệnh bằng cách loại vi-rút ra khỏi cơ thể. Nếu không đạt được thì trì hoãn hoặc làm ngừng tiến triển bệnh. Tỷ lệ điều trị thành công không phải lúc nào cũng đạt 100% mà dao động từ 46% đến 76% tùy theo từng kiểu gen khác nhau. Tác dụng phụ trong lúc điều trị nhiều và phức tạp nên khi bị viêm gan vi-rút C mạn tính, bệnh nhân cần được khám, tư vấn, điều trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay chưa có vắc-xin để chích ngừa hiệu quả viêm gan siêu vi C, do đó việc phòng ngừa lây nhiễm vi-rút viêm gan C vẫn dựa trên những biện pháp cổ điển nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm vi-rút viêm gan C, đồng thời phát hiện và chữa trị cho bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn để hạn chế nguồn lây bệnh.

1. SIÊU VI VIÊM GAN C - TỔNG QUAN


Siêu vi viêm gan C (SVVG C) là một loaị virut có khuynh hướng xâm nhập tế bào gan, gây ra bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan siêu vi C mới được phát hiện từ năm 1989, do đó xét nghiệm chẩn đoán bệnh chỉ có thể làm được trong những năm gần đây.
Cách lây nhiễm siêu vi viêm gan C
Siêu vi viêm gan C lưu hành trong máu, do đó bệnh viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Những đường lây nhiễm siêu vi C chủ yếu:
1. Người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C: Mặc dù các biện pháp lựa chọn người cho máu đang được áp dụng, SVVG C vẫn có thể lọt lưới và được truyền sang người nhận.
2. Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C: Sử dụng chung kim tiêm ở những người nghiện ma túy làm gia tăng đáng kể lây nhiễm bệnh viêm gan C.
3. Nhân viên Y tế: Bất kỳ nhân viên Y tế nào (Bác sỹ, Nha sỹ, Y tá, Y công.) cũng có thể bị nhiễm SVVG C do tiếp xúc với bệnh phẩm chứa siêu vi trong qúa trình làm việc.
4. Ðường tình dục: Có nguy cơ lây nhiễm siêu vi C qua quan hệ tình dục nhưng hiếm hơn bệnh viêm gan B.
5. Mẹ truyền sang con: Người ta ghi nhận có sự lây truyền từ mẹ sang con, nhưng tỉ lệ thấp.
6. Nguyên nhân khác: xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi C.
7. Không rõ đường lây nhiễm: chiếm 30-40% trường hợp.

2. DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C

Nhiễm trùng cấp tính:
Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Một số khác có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, có thể vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu.Chẩn đoán bệnh dựa vào xét nghiệm máu.
Nhiễm trùng mạn tính:
Khoảng 85% trường hợp nhiễm SVVG C sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, nghĩa là không đào thải được virut sau 6 tháng. Ðặc điểm nổi bật của bệnh viên gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10-30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều trường bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng nghiêm trọng: xơ gan với biểu hiện báng bụng (ổ bụng có nước), giãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong. Một biến chứng nữa là ung thư tế bào gan.
Khi đã xơ, gan khó hồi phục lại, cho dù tình trạng viêm có thuyên giảm. Vì vậy, các thầy thuốc khuyên nên điều trị sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan.

HÌNH 1: SƠ ÐỒ NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN C

3. CHẨN ÐOÁN BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C

3.1. XÉT NGHIỆM MÁU
Men gan tăng chứng tỏ tế bào gan đang bị phá hủy. Kháng thể chống siêu vi C dương tính trong hầu hết các trường hợp. Chức năng gan có thể rối loạn tùy mức độ và thời gian bị bệnh.
3.2. KHÁM CHUYÊN KHOA GAN
Sau khi xác nhận đang có quá trình viêm gan, Bác Sỹ sẽ khuyên Bạn làm thêm các xét nghiệm:
1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
2. Siêu âm gan: Nhằm nghiên cứu cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.
3. Sinh thiết gan: Xét nghiệm này cho phép các chuyên gia quan sát tế bào gan dưới kính hiển vi, xác định mức độ viêm nhiễm, chẩn đoán giai đoạn bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị.
4. Xét nghiệm HCV RNA: Phát hiện trực tiếp siêu vi trong máu, đồng thời định danh dưới nhóm để lựa chọn phác đồ hợp lý. Xét nghiệm này còn được sử dụng để tiên lượng đáp ứng tốt với điều trị.

4. LỜI KHUYÊN CHẾ ÐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG

CHẾ ÐỘ ĂN:

Bạn nên hạn chế uống rượu bia, bởi vì xơ gan dễ xảy ra hơn ở người viêm gan đồng thời nghiện rượu. Bệnh nhân viêm gan C có thể duy trì chế độ ăn lành mạnh bình thường. Khi đã có xơ gan, Bác Sỹ khuyên nên áp dụng chế độ ăn giảm muối.
Lối sống
Như đã nêu ở trên, siêu vi viêm gan C lây truyền qua đường máu. Nếu bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng dung dịch sát trùng. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm thấp, bạn vẫn nên áp dụng phương pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.


ÐIỀU TRỊ


Bệnh viêm gan C mạn tính cần được điều trị càng sớm càng tốt nhằm:
1. Giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan.
2. Ðào thải hoặc giảm bớt lượng siêu vi C trong cơ thể, đặc biệt là ở gan.

5. ÐIỀU TRỊ ÐẶC HIỆU

Cho đến nay, biện pháp cơ bản điều trị viêm gan siêu vi C là Interferon alpha. Ðây là một chất tự nhiên của cơ thể, được sản xuất bởi các tế bào đề kháng khi bị nhiễm siêu vi. Như vậy, khi được dùng để điều trị bệnh viêm gan C, interferon alpha bắt chước đáp ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta.
Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Sau những lần tiêm đầu tiên, hầu hết bệnh nhân có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi giống như cúm trong vài giờ. Lý do là việc điều trị Interferon alpha sẽ khởi động đáp ứng của cơ thể chống lại siêu vi trùng C, tương tự như đối với siêu vi trùng cúm. Những triệu chứng này giảm dần sau một vài tuần. Ðể hạn chế tác dụng phụ này, nên tiêm thuốc vào buổi tối và uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm﮼br> Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc đợt điều trị, cần tiếp tục theo dõi 6 tháng tiếp theo, bởi vì một số bệnh nhân có thể tái phát sau khi ngưng điều trị.
Hiên nay, một số phác đồ phối hợp kháng sinh chống virut cho kết quả khỏi bệnh cao hơn, ví dụ kết hợp Interferon alpha với Ribavirin.

Nhiều người khi cầm kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh viêm gan siêu vi C thường lo lắng vì sợ bị xơ gan, lây bệnh cho người khác...

Điều trị bệnh viêm gan tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Trong khi đó theo bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, không phải trường hợp nào mắc bệnh viêm gan siêu vi C cũng bị biến chứng.

Theo bác sĩ Hương, tại Việt Nam ước lượng 4-6% dân số mắc bệnh viêm gan siêu vi C. Như vậy, nước ta hiện có khoảng 4 triệu người mắc bệnh viêm gan siêu vi C. Số người mắc bệnh viêm gan siêu vi C đang có xu hướng tăng do đến nay chưa có thuốc chủng ngừa.

Tiếp tục tranh cãi

Trên thế giới đã có nhiều loại thuốc điều trị viêm gan siêu vi C nhưng giới y khoa vẫn tiếp tục tranh luận về chỉ định điều trị của căn bệnh này. Mới đây, trong cuộc hội thảo khoa học “Cập nhật điều trị viêm gan virut C” được tổ chức tại TP.HCM, bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương trình bày một nghiên cứu theo dõi bệnh nhân trẻ mắc bệnh viêm gan siêu vi C mà không điều trị. Nghiên cứu này lấy mẫu máu từ 8.568 người được tuyển vào quân đội Mỹ từ năm 1948-1954, có 17 người (0,2%) mắc viêm gan siêu vi C. Sau 45 năm không điều trị, trong số 17 người chỉ có hai người phát triển thành bệnh gan, trong đó một người chết vì bệnh gan và sáu người khác tử vong bởi những nguyên nhân khác.

Qua nghiên cứu này, các chuyên gia thấy những người mắc bệnh viêm gan siêu vi C không điều trị thì tỉ lệ tử vong và bệnh tật thấp. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là số người mắc bệnh viêm gan siêu vi C được theo dõi còn ít. Khi có những báo cáo như vậy, nhiều người lập luận viêm gan siêu vi C nếu không điều trị cũng rất ít người diễn tiến xấu thì tại sao phải điều trị, trong khi chi phí điều trị rất mắc tiền? Trái lại, một nghiên cứu khác trên 96 bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn đầu do siêu vi C được điều trị và theo dõi trong 10 năm. Kết quả cho thấy 41% số bệnh nhân (39 ca) được loại siêu vi hoàn toàn, 18 bệnh nhân được cải thiện điểm gan xơ. Có 35% (27 bệnh nhân) không cải thiện khi điều trị bị biến chứng như xơ gan và ung thư gan. Rõ ràng điều trị đã mang lại lợi ích cho những người được điều trị hiệu quả.

Khi nào cần điều trị?

Có người bệnh còn hiểu lầm nhiễm viêm gan siêu vi C cũng giống như nhiễm HIV không có cách gì chữa được. Có người bệnh lại lo sợ những biến chứng của bệnh. Một số người sợ khi mắc bệnh sẽ lây cho người khác.

Bác sĩ Hương khẳng định không phải tất cả người mắc bệnh viêm gan siêu vi C đều cần điều trị. Dù bệnh này chưa có thuốc chủng ngừa và có nguy cơ lây lan, nhưng nếu người bệnh biết cách bảo vệ thì cũng không phải quá lo lắng. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường máu, lây qua vợ chồng chỉ 3% và một số ít lây từ mẹ qua con.

Người bệnh mắc bệnh viêm gan siêu vi C nếu ở giai đoạn bệnh chưa tiến triển hoặc tiến triển chậm thì không cần điều trị. Hiện nay chỉ sinh thiết lá gan cho bệnh nhân các bác sĩ mới xác định chính xác bệnh tiến triển ở giai đoạn nào. Sinh thiết lá gan tức là phải bấm một mảnh gan và đem quan sát dưới kính hiển vi. Thường bác sĩ và bệnh nhân ít chọn sinh thiết để xác định mức độ tiến triển bệnh mà dựa vào xét nghiệm máu, men gan, hình ảnh siêu âm gan dù độ chính xác không bằng sinh thiết gan.

Bác sĩ Lý Hương cho biết phần lớn bệnh nhân đến bệnh viện và phòng mạch điều trị khi thấy men gan tăng. Dấu hiệu thường gặp để bác sĩ chỉ định chữa bệnh viêm gan siêu vi C là men gan đang tăng (điều này cho thấy gan bị tổn thương). Nhưng xơ gan vẫn có thể xảy ra ngay cả khi men gan bình thường. Lúc đó bác sĩ đề nghị bệnh nhân phải sinh thiết hoặc theo dõi bệnh nhân.

Trên thực tế bác sĩ Hương đã gặp nhiều người bệnh rất lo lắng đòi điều trị, nhưng khi bác sĩ thấy chưa ở mức độ cần điều trị sẽ từ chối, vì theo dõi bệnh cho bệnh nhân trong một thời gian dài nhưng men gan không tăng, các chỉ số máu ổn định, hình ảnh siêu âm gan đẹp. Những bệnh nhân này sẽ được bác sĩ hẹn để theo dõi ba tháng tái khám/lần.

Có những người đã trong “tình trạng yên ổn” như vậy suốt 10-15 năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, những người nhiễm viêm gan siêu vi C thì siêu vi C vẫn luôn nằm trong người và có thể tấn công cơ thể bất cứ lúc nào. Cách theo dõi như vậy cũng có thể bỏ sót một số bệnh nhân vì có bệnh nhân tiến triển bệnh nhưng bác sĩ không phát hiện được vì men gan bình thường. Có những bệnh nhân khi theo dõi năm năm mới thấy hình ảnh gan thô đi, dù vậy lúc này bác sĩ vẫn can thiệp được nếu tuổi tác và sức khỏe chung cho phép tiến hành cuộc điều trị.

Một yếu tố cũng khá quan trọng trong quyết định điều trị hay không là tuổi bệnh nhân. Bác sĩ Lý Hương đưa ra ví dụ một bệnh nhân 65 tuổi, mọi xét nghiệm đều bình thường thì có thể không cần điều trị. Do bệnh tiến triển chậm nên bệnh nhân vẫn an toàn cho đến ít nhất 10 năm sau. Nhưng ở những người trẻ, ở độ tuổi lập gia đình thì người bệnh thường muốn điều trị ngay. Ưu điểm của nhóm điều trị này là thành công cao hơn và khả năng chịu đựng tác dụng phụ tốt hơn do tuổi còn trẻ. Tỉ lệ thành công trên những bệnh nhân có men gan bình thường và men gan tăng là tương đương nhau.

Hiện nay, thuốc điều trị bệnh viêm gan siêu vi C không những mắc tiền mà còn có nhiều tác dụng phụ như chán ăn, mệt mỏi, sụt ký, ngứa da, rụng tóc...và phải điều trị kéo dài từ sáu tháng đến một năm.

Hiện có rất ít người quan tâm đến viêm gan do siêu vi C (HCV) so với viêm gan do siêu vi B (HBV), nhưng thật tế viêm gan siêu vi C nguy hiểm không kém viêm gan siêu vi B.

Bác Trương Thanh Hòa (sinh năm 1953,  ở TP.HCM) phát hiện bị nhiễm virus viêm gan siêu vi C năm 2006 khi chú cảm thấy trong người không khỏe, hay mệt mỏi, đau ở phía mạn sườn phải, da sạm đen, ăn không ngon miệng và ngày nào cũng uống rất nhiều rượu bia.

Đây là cú sốc về tinh thần đối với chú và gia đình vì tìm hiểu qua thông tin đại chúng, chú biết được bệnh viêm gan siêu vi C rất khó điều trị và khả năng lây nhiễm cao. 80% những người bị nhiễm HCV thì bệnh sẽ tiếp tục phát triển sang tình trạng mang HCV mạn tính và ít nhất có 20% của nhóm người này bệnh sẽ tiếp tục chuyển sang xơ gan sau 20 năm nhiễm bệnh.

Từ đó hằng tháng chú đi tái khám và mua thuốc về uống. Quá trình điều trị kéo dài nhưng chú thấy trong người không khỏe, không hết bệnh, dẫn đến bi quan, chán nản.

Qua báo chí, chú được biết ở Singapore có các bệnh viện hiện đại, có thể chữa được các bệnh về gan. Vì vậy tháng 6.2011, chú đến Trung tâm điều trị các bệnh về Gan và cấy ghép gan Á Châu ở Singapore để khám chữa bệnh và được tư vấn đến Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu - chi nhánh đầu tiên của Trung tâm điều trị các bệnh về Gan và cấy ghép Gan Á Châu tại TP.HCM để điều trị bằng các loại thuốc đặc trị dưới sự hướng dẫn và theo dõi thường xuyên của các bác sĩ.

Viêm gan siêu vi C: điều trị sớm, đúng cách và kiên trì thì có thể chữa thành công 1
Hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị các bệnh về gan

Chú Hòa chia sẻ: “Trong suốt thời gian điều trị tại Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu tôi được các bác sĩ Singapore và bác sĩ Việt Nam thường xuyên tư vấn cùng với thái độ ân cần, lịch sự của các bác sĩ và các nhân viên phòng khám đã cho tôi nhiều niềm tin hơn. Hiện nay sức khỏe tôi ổn định, cảm thấy lạc quan và cuộc sống của tôi có ý nghĩa hơn. Tôi ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn và tập thể dục nhiều hơn, đồng thời tôi đã bỏ hẳn rượu bia. Một số bệnh nhân tự ý mua thuốc để diều trị bệnh HCV, đây là suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng bởi thuốc điều trị HCV đáp ứng khác nhau tùy theo từng người và có thể gây tác dụng phụ. Bệnh nhân nên tìm đến những trung tâm y tế, phòng khám uy tín và chất lượng để điều trị. Hiện nay, y học hiện đại có thể chữa khỏi các bệnh về gan của bạn”.

Hiện nay, dù chưa có thuốc phòng ngừa viêm gan siêu vi C, nhưng bệnh nhân vẫn có khả năng được chữa khỏi bệnh nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng chuyên khoa, kiên trì tuân thủ điều trị liên tục.

Chương trình tư vấn miễn phí Viêm gan siêu vi và Ung thư gan

Nhân ngày thế giới phòng chống bệnh Gan (28.7.2012) và nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống các bệnh về gan, Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu tổ chức chương trình tư vấn miễn phí Viêm gan siêu vi và Ung thư gan cho cộng đồng.

Trong trường hợp cần thiết và khi bệnh nhân có yêu cầu, với tư cách liên doanh chúng tôi cũng sẽ giới thiệu bệnh nhân cần phẫu thuật hay cấy ghép sang Trung tâm Điều trị Gan và cấy ghép gan Á Châu (Singapore) nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Viêm gan siêu vi C (HCV) đang trở thành mối quan tâm của xã hội khi Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết đến tháng 3/2011 đã có hơn 170 triệu người trên toàn cầu, chiếm 3% dân số mắc căn bệnh được coi là “kẻ giết người thầm lặng” này.

Trong khi kẻ thù giấu mặt viêm gan siêu vi B làm hơn 350 triệu người trên thế giới mắc bệnh đứng thứ hai, thì viêm gan siêu vi C được ví như “kẻ giết người thầm lặng” đã khiến hơn 170 triệu người mắc bệnh giai đoạn mạn tính và gần 4% trong số này tử vong mỗi năm. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo con số không chỉ dừng lại ở đây khi lượng bệnh nhân mắc bệnh ngày càng tăng lên, nhưng việc điều trị gần như vẫn còn bỏ ngỏ.

Báo động

Viêm gan siêu vi C (HCV) đang trở thành mối quan tâm của xã hội khi Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết đến tháng 3/2011 đã có hơn 170 triệu người trên toàn cầu, chiếm 3% dân số mắc căn bệnh được coi là “kẻ giết người thầm lặng” này và 3-4 triệu người mới nhiễm bệnh mỗi năm. Trong đó hơn 4 triệu người ở Mỹ bị viêm gan siêu vi C mạn tính. Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, tình trạng viêm gan siêu vi C cũng đang báo động khi tính đến nay đã có 2 triệu người đang mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm gần 4%. Nguy hiểm hơn khi có 85% trường hợp nhiễm HCV sẽ diễn tiến thành viêm gan siêu vi C mạn tính trong khoảng 10-20 năm.

Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Gan Trung tâm y khoa Medic TPHCM, một trong những người đi sâu tìm hiểu về thực trạng căn bệnh này cho biết, ở Việt Nam nguy cơ gia tăng viêm gan siêu vi C không chỉ ở thời gian quá khứ mà nguy cơ bị viêm gan siêu vi C hiện tại vẫn tiếp tục tăng lên.
Nghiên cứu của phòng khám viêm gan thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, đối với tất cả bệnh nhân viêm gan siêu vi C điều trị nội và ngoại trú tại đây, bác sĩ Bành Vũ Điền, Trưởng đơn vị viêm gan của bệnh viện cảnh báo tỷ lệ ung thư gan do viêm gan siêu vi C cao hơn và nhanh hơn so với viêm gan siêu vi B. Y học hiện mới chỉ có thuốc chích ngừa viêm gan siêu vi B mà chưa có thuốc ngừa viêm gan siêu vi C. Năm 2005 phòng khám khoa Viêm gan đã tiếp nhận gần 1.800 bệnh nhân mắc viêm gan sieu vi C đến khám, chiếm 20% so với tổng số các bệnh nhân đến khám vì các bệnh viêm gan và hơn 350 bệnh nhân trong số này phải nhập viện điều trị do các tổn thương gan trầm trọng và vĩnh viễn do viêm gan siêu vi C gây ra. Tuy nhiên trong năm 2010 số ca tăng lên chóng mặt với hơn 3.000 người được phát hiện mắc viêm gan siêu vi C đến khám và gần 1000 bệnh nhân phải điều trị do các tổn thương.

Hiểm nguy chực chờ

“Viêm gan siêu vi C là bệnh rất dễ lây nhiễm”, BS Bành Vũ Điền khẳng định và theo ông: “Nhiều người bệnh vẫn còn mù mờ về căn bệnh cũng như cách phòng ngừa viêm gan siêu vi C. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, càng nhiều người có nhu cầu chăm sóc sắc đẹp. Người dân đến các thẩm mỹ viện, chăm sóc sắc đẹp, đặc biệt là xâm môi,mắt ở những nơi không bảo đảm kỹ thuật vô trùng, cũng rất dễ lây nhiễm viêm gan siêu vi C”.
Trong khi bác sĩ Nguyễn Đại Biên- Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115 cho biết hiện có khoảng 20% dân số Việt Nam phơi nhiễm siêu vi C, trong đó ước tính 85% các trường hợp viêm gan siêu vi C phát triển thành mạn tính. Theo bác sĩ Biên, mối lo hiện hữu đặc biệt với bệnh nhân chạy thận lâu dài cũng cần phải làm những xét nghiệm để tầm soát viêm gan siêu vi C. “Theo nguyên tắc, mỗi bệnh nhân chạy thận phải thay một màng lọc mới. Nhưng trong điều kiện hiện nay, nhiều cơ sở phải dùng lại màng lọc. Tuy có thể sử dụng kỹ thuật thanh vô trùng màng lọc, với thời gian chạy thận thường kéo dài đến suốt đời nên nguy cơ lây nhiễm virus C là khó tránh khỏi do chạy thận có điều kiện tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với máu”, ông nói.
Nguy hiểm hơn, theo bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Trưởng phân khoa Tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM , viêm gan siêu vi C là một bệnh dịch thầm lặng bởi vì phần lớn những người bị viêm gan siêu vi C không có triệu chứng gì. Do vậy những người này không biết điều gì đang xảy ra cho họ trong suốt một thời gian dài . Khoảng 25% bệnh nhân HCV có men gan bình thường trong nhiều năm và họ được gọi là “người mang siêu vi C mạn tính không triệu chứng”. Số bệnh nhân còn lại có viêm gan mạn tính tiến triển chậm, men gan có lúc tăng, lúc giảm về bình thường. Do vậy, bệnh nhân thường chủ quan không chịu theo dõi bệnh thường xuyên. Sau 10 - 20 năm, ít nhất có 20% số bệnh nhân HCV mạn tính tiến triển sang xơ gan rồi thành ung thư gan.
 Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm viêm gan siêu vi C tại Việt Nam, bác sĩ Thu Thủy dẫn chứng: “Tỷ lệ nhiễm viêm gan siêu vi C mạn tính càng tăng nếu thời gian nhiễm càng lâu, nếu nhiễm hơn 60 năm, xơ gan 71%. Sau khi bị xơ gan do viêm gan siêu vi C tỉ lệ đưa đến ung thư gan 1,4-3,3% mỗi năm và tử vong 2,6-4% mỗi năm”.

Viêm gan siêu vi C đang ngày càng trở thành gánh nặng cho xã hội khi bệnh nhân được chẩn đoán không tỷ lệ thuận với bệnh nhân được điều trị và tỷ lệ bệnh nhân mắc nhiễm viêm gan siêu vi C không ngừng tăng cao.

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Toi xin hoi:toi bi viem gan sieu vi C cach day 12 nam, toi da chich thuoc dac tri viem gan sieu vi C peg- Intron du 1 nam la Am tinh duoc 1 nam ruoi la no quay lai Duong tinh da hon 1 nam. Chuc nang cua toi van binh thuong nhung hom thang 9.2012 toi dinh luong sieu vi C la 900.000 copy/ml ma ngay 20.12.2012 toi xet nghiem lai la virus len toi 15.400.000 copy/ml. vay gio toi phai dieu tri the nao xin ban tu van giup toi, Toi chan thanh cam on. Thuy Dao
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Các thuốc điều trị viêm gan B mãn tính hiện nay nhằm mục đích làm cho siêu vi B ngưng hoạt động, không sinh sản được (đưa về dạng người lành mang mầm bệnh)và như vậy ngăn chặn và giảm thiểu tối đa biến chứng xơ gan và ung thư gan. Khi ấy thử máu chỉ còn vỏ HBsAg mà không thấy HBV - DNA (HBV - DNA = 0). Tỉ lệ này đạt được sau một năm điều trị với lamivudine khoảng 39-72%. Người bệnh vẫn phải được bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện có chuyên khoa viêm gan siêu vi lên kế hoạch điều trị và theo dõi liên tục bởi vì siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ thể và vẫn có khả năng tái hoạt động gây biến chứng tại gan. - Rất ít trường hợp cơ thể loại cả vỏ HBsAg tỉ lệ loại trừ hoàn toàn siêu vi B (HBsAg âm tính) khoảng 1% sau một năm điều trị. Vì vậy trong trường hợp của bạn, bạn vẫn phải được bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện có chuyên khoa viêm gan siêu vi lên kế hoạch điều trị và theo dõi liên tục
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý