Tìm hiểu về bệnh viêm họng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tìm hiểu về bệnh viêm họng

18/04/2015 07:45 PM
773

Viêm họng là một bệnh gặp khá phổ biến, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng tỷ lệ viêm họng cấp tính thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, viêm họng mạn tính gặp ở lứa tuổi lớn hơn. Họng là cửa ngõ của các cơ quan hô hấp trên, hô hấp dưới, hệ thống xoang, mũi và hệ tiêu hóa. Khi họng bị viêm rất dễ làm ảnh hưởng đến các cơ quan có liên quan do chúng có sự liên thông với nhau hoặc do cơ chế miễn dịch của cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng như hơi hóa chất, khói thuốc lá, bụi (trong bụi có rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau), không khí bị ô nhiễm và vi sinh vật (vi khuẩn, virus và vi nấm). Căn nguyên vi sinh vật là một trong những căn nguyên hay gặp nhất gây nên viêm họng. Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến căn nguyên này.

Đối với vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn, có những loài gây viêm họng và để lại những hậu quả rất nặng nề, ví dụ như bệnh thấp tim do viêm họng bởi vi khuẩn Streptococcus pyogenes (liên cầu nhóm A : LCA).

Biểu hiện khi bị viêm họng

Thông thường có hai loại viêm họng: viêm họng cấp và viêm họng mạn tính.

Viêm họng cấp tính có thể tự phát cũng có thể xảy ra sau một sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc do một số bệnh khác có liên quan như viêm xoang, viêm mũi cấp tính hoặc mạn tính... Triệu chứng điển hình là sốt cao, rét run, đau họng, đặc biệt là khi nuốt, sau vài ngày xuất hiện ho khan sau đó có thể có xuất tiết có đờm.

Viêm họng mạn tính thường được gọi là viêm họng hạt. Sốt nhẹ hoặc không sốt, họng rát, ngứa, có cảm giác nuốt hơi vướng và luôn cảm thấy có chất nhày chảy xuống họng.

Ở những đối tượng tổ chức amidan đang phát triển thì thường viêm họng có kèm theo viêm amidan (viêm họng và viêm amidan cấp tính).

Viêm họng mạn tính thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc amidan đã teo nhỏ, hoặc đã được phẫu thuật cắt bỏ thì chỉ thấy họng đỏ, có nhiều tổ chức hạt lổn nhổn ở trụ trước, trụ sau và thành sau họng. Cũng có một số ít trường hợp viêm họng kèm theo chảy máu có thể là do ung thư vòm họng.

Phòng bệnh viêm họng

Cần vệ sinh răng, miệng, họng hằng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng. Khi có các bệnh về răng, miệng, xoang, mũi... cần được điều trị dứt điểm tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan vào vùng họng hầu và vệ sinh răng miệng, họng hầu cũng để khai thông đường thở, làm cho thở thông thoáng, nhẹ nhàng hơn.

Khi thầy thuốc khám bệnh và xác định có viêm họng, cần điều trị thật nghiêm túc, đúng phác đồ. Những loại kháng sinh thầy thuốc kê đơn, người bệnh cần dùng đúng liều, đúng thời gian. Không nên tự mua thuốc để điều trị ngay cả các thuốc điều trị triệu chứng, đặc biệt là kháng sinh để tránh vi khuẩn nhờn thuốc (kháng thuốc) làm cho những đợt viêm họng sau này rất khó điều trị.

Nên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh bụi vì trong bụi có vô vàn vi sinh vật gây bệnh, ngoài ra đeo khẩu trang còn có nhiều tác dụng khác như hạn chế hít phải không khí ô nhiễm khi đi qua vùng không khí không được sạch. Những người hay bị viêm họng không nên uống nước lạnh quá hoặc nước đá, đặc biệt là mùa hè hay dùng trong giải khát như bia lạnh, nước giải khát ướp lạnh...

Đối với phòng bệnh thấp tim, việc tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu biết về tác hại của viêm họng và hậu quả của bệnh thấp tim do viêm họng bởi LCA là rất cần thiết. Việc này nhằm nâng cao sức khỏe cho mọi người, tránh nhiễm và mắc bệnh do LCA.

Phòng bệnh thấp tim còn được tiêm dự phòng bằng kháng sinh penicilin chậm hằng tháng hoặc 3 tuần một lần trong vài năm sau đó tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân (nếu bị dị ứng thì có thể thay bằng loại kháng sinh khác).

Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mãn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)

Viêm họng hạt được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.

Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp thì kháng sinh sẽ là cần thiết

Chúc bạn mạnh khỏe

Vì phần lớn bệnh viêm họng do nhiễm trùng bởi virút, thuốc kháng sinh – dùng cho vi khuẩn – thuờng không cần thiết để đẩy nhanh sự hồi phục do viêm họng. Một số bệnh viêm họng, như viêm họng do khuẩn liên cầu (streptococcus), không cần dùng thuốc kháng sinh. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nắm rõ bệnh.

viem-hong_.jpg

Những phuơng pháp điều trị tại nhà

. Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nuớc.

. Dùng Tylenol (acetaminophen) hay ibuprofen để giảm đau.

. Dùng viên thuốc kẽm. Tuy vẫn chưa rõ, nhưng một vài nghiên cứu cho thấy kẽm có thể giảm nhẹ viêm họng và những triệu chứng cảm lạnh khác.

. Súc miệng bằng nuớc muối ấm (1 muỗng muối hòa với một ly nuớc).

. Ngậm thuốc viêm họng (throat lozenge) hay kẹo cứng.

. Sử dụng phương pháp trị liệu lạnh (như kem que).

. Dùng máy giữ độ ẩm không khí.

. Để giúp làm nhẹ cơn đau, dùng túi chườm nóng hay cái gạc ở cổ. Bạn cũng có thể thử phương pháp dùng hoa cúc: trộn 1 muỗng hoa cúc khô vào 1 hoặc 2 tách nước sôi, ngâm trong 5 phút, rồi lọc lấy nước. Nhúng một chiếc khăn sạch vào trong nước hoa cúc, vắt nuớc, sau đó đắp lên cổ họng. Lấy khăn ra khi nguội. Lặp lại nhiều lần nếu cần.

. Đắp muối cũng giúp làm giảm đau. Trộn 2 tách muối biển với 5-6 muỗng nuớc ấm. Muối chỉ ẩm chứ không đuợc uớt. Bỏ muối vào giữa khăn, và cuộn khăn theo phía chiều dài. Quấn khăn xung quanh cổ, bao quanh bằng một chiếc khăn khô khác. Để yên bao lâu tùy bạn.

. Phương pháp xông hơi. Dùng một chậu nuớc nóng, choàng khăn lên đầu để giữ hơi nước. Hít thở sâu bằng miệng và mũi từ 5-10 phút. Lặp lại nhiều lần trong ngày. Hãy luôn cẩn thận không để bị bỏng bởi nước sôi hay hơi nước.

Nguyên nhân

Tác nhân gây viêm họng - amidan cấp là virus và vi trùng, cụ thể là liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A (GABHS), còn gọi là viêm họng do Strep A. Đa số các trường hợp viêm họng cấp là do virus (chiếm hơn 3/4 các trường hợp) không cần dùng kháng sinh, thường tự lành và không để lại biến chứng. Chỉ khoảng dưới 1/4 các trường hợp viêm họng cấp là do nhiễm trùng Strep A, cần được chuẩn đoán sớm và điều trị bằng kháng sinh. Các nguyên nhân nhiễm trùng khác hiếm gặp hơn là: Liên cầu khuẩn tiêu huyết beta nhóm khác, Neisseria gonorrhoeae, Mononucleosis, Vincent s Angina...

Triệu chứng

Triệu chứng chính gồm: sốt và đau họng. Ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện biểu hiện nhợn ói, ói, quấy khóc, đau bụng, tiêu chảy... Đối với viêm họng cấp do virus, ngoài sốt - đau họng thường kèm theo những triệu chứng: sổ mũi - nhảy mũi, ho khan, viêm kết mạc mắt, khàn tiếng... Đối với viêm họng - amidan cấp do nhiễm trùng Strep A, triệu chứng thường xảy ra trong vòng 2-4 ngày sau khi nhiễm Strep nhóm A do tiếp xúc với người bệnh. Người bệnh cảm thấy sốt, đau họng và mệt mỏi. Khám thấy họng - amidan bị sưng to, đỏ, có xuất huyết nhiều đốm mủ, mảng trắng hoặc vàng trên thành họng và amidan, hạch cổ thường sưng và đau khi sờ vào.

hong1.jpg

Phân biệt

Việc phân biệt viêm họng - amidan cấp do virus hay nhiễm vi trùng Strep A là vấn đề quan trọng và rất khó đối các bác sĩ lâm sàng để đi tới quyết định có cần dùng kháng sinh cho bệnh nhân hay không. Viêm họng - amidan cấp do vi trùng không gây biến chứng nguy hiểm, vì vậy chỉ cần theo dõi và điều trị triệu chứng. Đối với viêm họng do vi trùng, cần phải dùng kháng sinh để điều trị và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Biến chứng

Biến chứng cấp tại chỗ có thể gây áp xe amidan, áp xe thành họng, viêm thanh thiệt cấp, gây nhiễm trùng nặng, nguy hiểm. Vi trùng từ họng có thể xâm lấn sâu vào mô, cơ quan trong cơ thể gây viêm tai giữa cấp, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết... Nguy hiểm hơn, viêm họng - amidan cấp do Strep A còn gây biến chứng hậu nhiễm Strep A. Đây là bệnh lý tự miễn dịch gây bệnh sốt thấp khớp cấp, thấp tim.

Những biến chứng này xuất hiện với tỷ lệ thấp, nhưng nếu xuất hiện thì gây nên tình trạng bệnh lý trầm trọng, gây bệnh lý van tim, di chứng lâu dài, điều trị rất khó khăn và tốn kém. Tình trạng viêm họng - amidan do nhiễm Strep A tái đi tái lại nhiều lần là nguồn lây bệnh dễ xảy ra trong cộng đồng. Trường hợp viêm họng - amidan tái phát nhiều lần, amidan quá phát, gây tắc nghẽn đường thở thường cần phải cắt amidan mới giải quyết được vấn đề.

Bạn cần biết!

Để điều chế dung dịch nước súc miệng có aspirin, hãy hòa tan 1 viên aspirin trong 1 ly nước. Súc miệng bằng dung dịch này và nuốt từ từ, bạn sẽ thấy giảm đau họng do aspirin được nuốt có tác dụng là chất giảm đau.

Loại dung dịch này rất hiệu quả trong việc điều trị, tuy nhiên theo khuyến cáo, bạn không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Tốt nhất nên sử dụng sau ăn do aspirin sẽ gây khó chịu bao tử nên sử dụng lúc đói. Aspirin có thể tương tác với một số thuốc khác và chống chỉ định trong một số bệnh lý. Cần hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn gặp vấn đề về sức khỏe.

Thưa bác sĩ, thế nào mới gọi là viêm họng?

Họng hay hầu, được hiểu như một "ống họng" bắt đầu từ nóc hầu cho tới tận cùng thanh quản. Họng bao gồm nhiều thành phần cấu thành và được chia thành 3 phần chính: Họng mũi - Họng miệng - Họng thanh quản. Viêm họng là tình trạng viêm, nhiễm trùng của bất kỳ thành phần nào thuộc họng, kể cả VA, Amidan và thanh quản là những vị trí thường bị viêm nhất.

Viêm họng bị nhiễm và lây lan như thế nào?

Cả vi trùng và virus đều bị nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường hô hấp của bệnh nhân khi nhảy mũi hoặc ho. Khi vào cơ thể, vi trùng hoặc virus xâm nhập vào các dịch và mô ở họng, nơi khởi phát bệnh. Cơ thể bệnh nhân phản ứng lại sự tấn công này bằng triệu chứng sốt cao và đau họng.

Vậy việc điều trị viêm họng cấp sẽ được tiến hành ra sao?

Đối với viêm họng - amidan cấp do virus, không cần dùng kháng sinh vì kháng sinh không diệt được virus, dùng không đúng sẽ gây tốn kém và tạo ra tình trạng kháng thuốc. Viêm họng do virus chỉ cần điều trị triệu chứng, theo dõi ngăn ngừa bội nhiễm và đi khám bác sĩ khi cần thiết. Thường thì các triệu chứng sốt, đau họng... giảm và tự hết sau 4 - 5 ngày. Đối với viêm họng - amidan cấp do vi trùng (Strep A), bệnh nhân cần được chỉ định dùng kháng sinh để ngăn ngừa những biến chứng cấp tính và biến chứng hậu nhiễm khuẩn Strep A nguy hiểm như sốt thấp khớp, thấp tim, gây bệnh lý van tim.

Chỉ định dùng kháng sinh do bác sĩ quyết định cho từng bệnh nhân, sau khi đã khám bệnh và chính xác hơn cả là dựa vào kết quả dương tính với phết họng cấy vi trùng hoặc Test nhanh đối với Strep A (Rapid Strep Test), vì chỉ có khoảng 1/4 các trường hợp viêm họng cấp là do nhiễm Strep A.

Theo BS. Trần Cao Khoát

Có đến 80% bệnh nhân viêm họng do virus và viêm họng mãn tính. Với dạng này thì dùng kháng sinh không có tác dụng gì.

Vào những ngày giao mùa, khi gặp các triệu chứng như ho, rát họng, giọng nói khàn khàn, không ít người đã vội vàng ra hiệu thuốc mua kháng sinh. Đó là thói quen sai lầm.

Kháng sinh chỉ phát huy hiệu quả với loại viêm họng do vi khuẩn. Do vậy, để không tốn tiền mà lại "hành xác" bằng kháng sinh, trước khi chữa trị bạn cần phải nhận dạng các loại viêm vọng.

Viêm họng mãn tính: Xảy ra do hít phải bụi, khói thuốc lá, rượu. Người bệnh không có triệu chứng rõ rệt, không sốt toàn thân, người chỉ hay mỏi mệt. Dấu hiệu rõ nhất là rát họng, nuốt vướng, ho từng cơn liên tục. Người bệnh nên thường xuyên xúc miệng bằng dung dịch kiềm để đảm bảo độ pH trong họng. Thói quen xúc miệng bằng nước muối vào buuổi sáng và tối cũng rất tốt để giữ sạch vòm họng và hạn chế cơn ho.

Viêm họng mãn tính tái phát lâu ngày thành viêm họng hạt. Các ổ vi khuẩn hình thành xung quanh vòm họng. Trường hợp này cần đến bệnh viện điều trị đốt hạt, chữa viêm xoang để trị tận gốc các ổ vi khuẩn thì mới khỏi bệnh.

Viêm họng cấp tính: là bệnh phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C. Bệnh do virus, có thể tự khỏi trong 3-4 ngày, chỉ cần dùng thuốc hạ sốt, giảm ho bằng siro. Nếu do nhiễm khuẩn thì có dấu hiệu môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, mặt bơ phờ.

Viêm họng cấp có thể xảy ra dưới dạng: viêm họng đỏ hoặc viêm họng trắng. Viêm họng đỏ khiến niêm mạc họng đỏ rực, amidan sưng to, đỏ.

Viêm họng trắng (viêm họng giả mạc) là viêm họng rất nguy hiểm với người cao tuổi. Giả mạc người già thường mỏng, bám vào amidan gây khó thở, ho có đờm. Đây là viêm họng xảy ra không nhiều nhưng phần lớn đối tượng là người già.

Khi mắc bệnh do virus không cần dùng kháng sinh, nếu lạm dụng có thể sẽ gây hại người. Nhưng nếu có dấu hiệu do vi khuẩn, cần dập tắt ngay bằng kháng sinh trong 5-7 ngày. Đặc biệt, viêm họng trắng cần đến bệnh viện truyền nhiễm chữa trị bởi đây là loại viêm họng nguy hiểm, có thể gây biến chứng cho tim thận.

Tôi thường bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, sổ mũi nên tự thu thập các bài báo để đọc và chữa trị. Nhận thấy đây là những căn bệnh rất phổ biến trong môi trường sinh hoạt hiện nay ở Việt Nam nên tôi mạnh dạn tập hợp lại những bài báo thu thập theo chủ để. Do chưa có thời gian, điều kiện và kiến thức chuyên môn để chỉnh lý phù hợp, kính mong các tác giả cho phép trích dẫn và mọi người cùng tham khảo và góp ý . (Hoàng Kim).

Bốn triệu chứng chính của bệnh viêm xoang

Viêm xoang gây đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi. Viêm xoang nhẹ khó phát hiện: chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang năng dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên. (Cần phân biệt viêm xoang với với bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi ; viêm xoang hàm do răng.chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi). 

1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
a. Xoang hàm: nhức vùng má.
b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy dịch
Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.

3. Nghẹt mũi
Mũi có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

4. Điếc mũi
Viêm xoang nặng, phù nề nhiều ngửi không biết mùi do mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Theo BS Phi Thái Hà, Khoa Tai - Mũi- Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, viêm xoang do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ thể... Bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Đặc trưng của viêm xoang là luôn đi kèm viêm mũi hoặc nếu đã viêm xoang rồi thì chắc chắn mũi sẽ viêm hoặc viêm mũi giai đoạn đầu và sau đó là viêm mũi xoang. Nếu không điều trị kịp thời và đúng hướng, bệnh khó dứt và dai dẳng, để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây viêm não, suy thận, viêm võng mạc dẫn tới mù mắt thậm chí tử vong.

Theo BS Đông y Nguyễn Quốc Thành (Phòng Đông y Thiên Bảo, 49B Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, viêm xoang trong Đông y gọi là "vị uyên". Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp). Ở trẻ em, viêm xoang thường gây sốt cao, dịch mũi chảy ra thường đục, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu và chảy với số lượng nhiều, có mùi hôi. Người bệnh thường xuyên ngạt, tắc mũi, ngứa mũi, chất tiết mũi trở nên đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và đau họng. Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt... Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập, ấn thấy đau phía dưới mắt. Trong thời gian này, người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và sinh hoạt, thường ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bệnh cũng rất dễ tái phát.


Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang thi có nhiều, nhưng phổ biến là

1- Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang.

2-  Một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.

3- Cơ thể đề kháng kém, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật không đủ sức chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.

4- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

5-   Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.

6- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi...), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.

7. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

  Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang

Để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

1. - Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.

2. - Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.

3. - Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.

4. - Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy 1 tay bịt một bên lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi. Hiện nay một số bể bơi ở thành phố vệ sinh kém khi chúng ta di tắm phải cẩn thận tránh để nước vào xoang, dễ gây viêm xoang.

5. - Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

6. -  Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.


Cách chữa trị bệnh viêm xoang 

1. Day huyệt, xông mũi chữa xoang

Cũng theo BS Thái Hà, phương pháp day bấm huyệt rất có tác dụng trong điều trị viêm xoang. Đầu tiên nắm bàn tay lại, dùng đốt đầu tiên ngón tay cái xát mạnh hai cánh mũi cho nóng lên, mỗi lần 1- 3 phút. Sau đó day bấm huyệt nghinh hương, huyệt cốc (nằm cách hai bên cánh mũi khoảng nửa phân) từ 1- 2 phút. Dùng hai ngón trỏ vuốt xung quanh hốc mắt, mũi tắc, bấm khoảng giữa hai bên mũi, day huyệt nghinh hương từ 3- 5 phút. Hàng ngày làm 2 lần vào các buổi sáng sớm và trước khi ngủ. Ngoài ra, nên massge bằng cách chườm nước nóng tại chỗ hai bên sống mũi giữa hai lông mày. Xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng chất tiết hàng ngày cũng là cách phòng bệnh viêm xoang rất tốt.


 
Theo BS Đông y Nguyễn Quốc Thành, những người có thói quen xì mũi cần phải chú ý vì có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Không nên bịt cả hai bên lỗ mũi xì cùng lúc, vì sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đồng thời chất ứ đọng cùng đi ngược vào xoang hay xuống họng, gây viêm phế quản. Khi xì mũi, nên sử dụng khăn hoặc giấy vệ sinh che ở trước lỗ mũi nhằm ngăn các chất xì tung toé, làm bệnh lan ra.

2.
Cây cỏ chữa viêm xoang

BS Thành tư vấn một số các loại cỏ chữa được bệnh xoang hiệu quả như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau diếp cá... Hoặc cũng có thể mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.

Hoa kim ngân là một trong số các loại cỏ chữa được bệnh viêm xoang hiệu quả.
(Ảnh minh họa)


Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
viem hong co mu
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
lam the nao de chua duoc benh viem hng co mu
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý