Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày

18/04/2015 07:45 PM
630

Đại đa số bệnh nhân ung thư dạ dày khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh mới đến viện khám và được chẩn đoán K dạ dày, họ rất bất ngờ. Vì họ chỉ nghĩ mình bị viêm dạ dày thông thường, cũng đau rát vùng thương vị, đầy bụng, khó tiêu…

Dễ nhầm với viêm dạ dày

Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa nội 1, Bệnh viện K Hà Nội cho biết, mỗi năm Việt Nam có trên 15.000 ca mới được chẩn đoán ung thư dạ dày và hơn 11.000 ca tử vong vì bệnh này. Điều này đã khiến ung thư dạ dày trở thành loại ung thư phổ biến hàng thứ 3 trong số 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp tại nước ta. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn phụ nữ khoảng 3 lần. Bệnh hay gặp nhất ở tuổi trung niên, tuy nhiên cũng có những người dưới 30 tuổi đã mắc.

“Có tới 3/4 số người bệnh đi khám khi đã quá đau, bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, gầy sút nhanh. Nhưng họ không hề nghĩ mình bị ung thư dạ dày mà chỉ cho rằng mình bị viêm dạ dày mãn tính. Bởi giữa hai căn bệnh này, việc phân biệt giữa các triệu chứng lâm sàng vô cùng khó khăn, đến bác sĩ cũng không thể khẳng định nếu không làm nội soi dạ dày để có thể nhìn thấy tổn thương và lấy mẫu tế bào để sinh thiết tổn thương, làm các xét nghiệm khác”, BS Mai cho biết.
Bị ung thư lại ngỡ viêm dạ dày
Các thương tổn ở dạ dày (cả với ung thư dạ dày) dễ nhìn thấy qua nội soi

Theo đó, khi bị ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, có các biểu hiện khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không ngon miệng… Còn ở giai đoạn trung bình, người bệnh thấy mệt mỏi, đầy bụng sau khi ăn. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có đau bụng, nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sút cân, xuất huyết tiêu hóa… “Những dấu hiệu này có nhưng không đặc hiệu so với các bệnh lý thông thường về dạ dày, tiêu hóa, trong khi rất ít người có thói quen đi khám định kỳ, sợ nội soi mà vẫn tự mua thuốc về uống”, BS Mai nói.

Giáo sư Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch hội ung thư Việt Nam cho biết, khá nhiều người có tâm lý ngại đi khám. Cứ đau bụng, đầy hơi, khó tiêu họ nghĩ ngay đến viêm dạ dày, căn bệnh mà “ai chẳng bị” nên mua vài liều thuốc về uống, thấy đỡ rồi thôi chứ không có ý thức đi khám, kiểm tra.. Nhiều người cũng lại chỉ yêu cầu khám nội, không dám nội soi. Trong khi đó, dạ dày là một tạng rỗng, có thể hình dung nó như một quả bóng, vì thế khám bên ngoài sẽ không thể thấy được những tổn thương bên trong. Việc siêu âm, chụp dạ dày có cản quang cũng chỉ phát hiện ở một chừng mực nhất định, khi bệnh đã ở giai đoạn muộn do khối u quá lớn. Vì thế, không có cách nào khác để chẩn đoán ung thư dạ dày là phải làm nội soi. Phương pháp nội soi không chỉ phát hiện mà còn là phương pháp điều trị. Như với người mắc bệnh ở giai đoạn sớm, người ta có thể qua phương pháp nội soi hớt phần niêm mạc bị K và giữ nguyên dạ dày.

Sống ít ỏi

“Cới tới 3/4 bệnh nhân K dạ dày ở nước ta được phát hiện muộn nên tiên lượng rất xấu, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm, trong khi đó, cùng bị căn bệnh này nhưng ở Nhật Bản, có tới 50% bệnh nhân sống thêm được 5 năm”, TS Đức nói.

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh ung thư tại 10 nước trong khu vực ASEAN được công bố mới đây cũng cho thấy, tỷ lệ tử vong của ung thư dạ dày tại Việt Nam cao hơn 4 đến 5 lần so với Lào, Philippines và Thái Lan.

"Đối với ung thư dạ dày, việc phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bệnh nhân mắc ung thư này ở giai đoạn khởi phát sớm chỉ cần phẫu thuật hớt niêm mạc, vẫn giữ nguyên được dạ dày và cơ hội khỏi là 99%. Trong khi đó tại Việt Nam chỉ khoảng 6% bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn này qua khám sức khỏe định kỳ. Bệnh phát hiện càng muộn, việc điều trị càng khó khăn và cơ hội sống càng ít ỏi. Như ở giai đoạn muộn thì người bệnh vừa phải phẫu thuật, điều trị hóa trị nhưng cuxng chỉ nhằm mục đích giảm đau, kéo dài cuộc sống người bệnh chứ họ không có cơ hội sống thêm nhiều”, BS Mai nói.

Theo bác sĩ Tuyết Mai, hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (chiếm khoảng 25-50% số ca mắc bệnh); Do chế độ ăn: ăn mặn, các thức ăn có chứa nhiều nitrat, béo phì, Do hút thuốc lá, uống rượu. Khoảng 10% số bệnh nhân ung thư dạ dày do di truyền và có yếu tố gia đình.

Tại buổi họp báo “Liệu pháp trúng đích phân tử trong điều trị ung thư dạ dày” diễn ra hôm 19/8, TS Yoon Koo Kang, Khoa chống ung thư, trường Y khoa Asan, Đại học Ulsan, Seoul, Hàn Quốc cho biết, ở Hàn Quốc, cho biết hơn một nửa số bệnh nhân ung thư dạ dày được chẩn đoán và phẫu thuật ngay từ giai đoạn 1 nên thời gian sống được kéo dài hơn nhiều. Ông chia sẻ cách phát hiện sớm bệnh chính là việc thực hiện chương trình tầm soát toàn quốc gia, áp dụng cho những người từ 40 tuổi trở lên thực hiện soi dạ dày 2 năm một lần. Bản thân ông là một người bị viêm teo dạ dày nên năm nào ông cũng phải nội soi dạ dày và xem xét kết quả này một cách kỹ càng.

Theo giáo sư Đức, việc tầm soát ung thư dạ dày bằng nội soi nên được thực hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi chưa có điều kiện, thì những người có bệnh lý đường tiêu hóa, dạ dày cần phải quan tâm tới mình trước tiên, đi khám, nội soi dạ dày ngay khi có dấu hiệu đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, nôn, buồn nôn… Những người từng bị chẩn đoán viêm loét dạ dày hay bị các rối loạn tiêu hóa mà điều trị nội khoa lâu không đỡ cũng cần đi nội soi lại để kịp thời phát hiện bệnh nếu có.

Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên bản tin Eurosurveillance - Pháp cho biết ăn nhiều con hàu sống có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột non do norovirus gây ra.

 Ăn hàu có nguy cơ bị viêm dạ dày ruột non
Nên ăn hàu chín thay vì hàu sống
 

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh những người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh mãn tính, nếu thường xuyên ăn hàu sống nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột non cao hơn những người khoẻ mạnh rất nhiều lần.

Hơn 330 bệnh nhân mắc căn bệnh viêm dạ dày ruột non đến từ các nước Anh, Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch và Pháp và đều thường xuyên ăn hàu sống đã tham gia vào nghiên cứu này. Sau khi tiến hành các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, các nhà nghiên cứu nhận thấy chính loại virus có tên norovirus có trong hàu sống là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh viêm dạ dày ruột non ở những người này. Đa số những người này đều có thể trạng yếu hoặc mặc một căn bệnh mãn tính nào đó.

Hàu sống là một món ăn hải sản được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, norovirus có trong hàu sống lại một loại virus gây ra căn bệnh nguy hiểm. Vậy, khi quyết định đưa món ăn này vào bữa ăn của mình, bạn hãy cân nhắc đến hậu quả của nó.

Viêm dạ dày mãn tính là bệnh về đường tiêu hoá thường gặp với biểu hiện như khó chịu, trướng ở phần bụng trên, đau nhức, hơi thở dồn dập, chán ăn, gầy đi, đi ngoài...

Khi bộc phát bệnh viêm dạ dày mãn tính, nhân tố “ẩm thực” chiếm một vị trí rất quan trọng. Vì thế hình thành một thói quen ăn uống tốt là diệu pháp để trị liệu bệnh này. Đây là điểm khác biệt trong điều trị bệnh này so với các bệnh khác. Tóm lại, khi ăn uống cần chú ý những điểm sau:

1. Ăn chậm nhai kỹ, như thế có thể giảm thiểu đi thức ăn “thô cục” kích thích đến niêm mạc dạ dày.

2. Sinh hoạt, ăn uống nên có quy luật, kỵ ăn nhanh uống nhanh và không đúng giờ giấc.

3. Chú ý vệ sinh thực phẩm, kiên quyết không để cho vi sinh vật ở thế giới bên ngoài xâm nhập và làm nguy hại đến niêm mạc dạ dày.

4. Dung nạp những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng thanh đạm, ít ăn thực ăn chứa nhiều chất béo, cay, ngọt, hạn chế uống rượu và trà đặc.

Đối với những người bị viêm dạ dày mãn tính trầm trọng, đặc biệt là viêm dạ dày do thu co, chỉ dựa vào biện pháp ăn uống để cải thiện là không đủ, mà nên phối hợp với phương pháp trị liệu bằng thuốc đông y.

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, có thể nhịn ăn trong vòng 24 - 48 giờ đối với trường hợp viêm dạ dày cấp tính vì cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương.

  Dinh dưỡng cho người đau dạ dày
Người bị đau dạ dày nên hạn chế các món rán xào

Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hoá, có hình dáng giống một cái túi để đựng thức ăn, có lỗ mở ở hai đầu, phần trên nối với thực quản gọi là tâm vị, phần dưới nối với ruột gọi là môn vị. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Cơ chế sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axít làm viêm, loét có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Viêm dạ dày cấp tính thường do dùng thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm trong bệnh xương khớp. Ngoài thuốc còn do các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, càphê, ớt, tiêu... Thêm nữa, các yếu tố tâm lý căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới tiết nhiều axít.

Trọng tâm của dinh dưỡng trong điều trị viêm, loét dạ dày là dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày. Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị. Dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm, ít có tác dụng cơ giới. Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên, xào.

Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng...

Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt...; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà...); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc... Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo...) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích...); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tiết axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal. Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường. Nếu là viêm dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

Tuỳ giai đoạn đau, cách ăn riêng

Giai đoạn 1: Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày, chỉ nên ăn sữa, cứ 1 – 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần khoảng 1/3 – 1/2 ly (khoảng 100ml). Tổng năng lượng chỉ cần 1.200kcal. Sau từ 2 – 3 ngày, nếu dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng năng lượng.

Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, xúp… mỗi lần 100ml sau đó tăng dần, nên ăn sáu bữa/ngày. Sau đó ăn các loại thức ăn khác như: cơm nếp, bánh mì, bánh quy; thịt, cá nghiền nát. Khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.

Giai đoạn 3: Vẫn tiếp tục ăn từ 5 - 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ cho đến khi cơn đau dứt hẳn.

Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày (Gastritis) là một nhóm bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày biểu hiện bởi sự hư hoại của lớp tế bào biểu mô kèm theo hiện tượng viêm. Viêm dạ dày khác với bệnh dạ dày (Gastropathy) vì bệnh dạ dày không có hiện tượng viêm kèm theo. Tuy nhiên, để bệnh nhân không quá rối rắm vì vấn đề từ ngữ, các bác sĩ thường dùng chung khái niệm viêm dạ dày cho nhóm các tổn thương niêm mạc không do u và loét. Đây là một bệnh rất thường gặp, chẩn đoán khá dễ dàng nhưng điều trị tương đối phức tạp.

 Nguyên nhân gây viêm dạ dày?

Viêm dạ dày chủ yếu gây ra bởi tác nhân nhiễm khuẩn (Helicobacter Pylori) và các rối loạn miễn dịch, bệnh tự miễn, và rất nhiều nguyên nhân khác. Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể cấp tính hay mạn tính, có thể chỉ ở một phần hay toàn thể dạ dày. Lúc đầu, bệnh chỉ thể hiện như tình trạng viêm nông ở niêm mạc nhưng dần dần có thể dẫn đến teo niêm mạc. Cũng do sự hiện diện của vi khuẩn HP, viêm dạ dày có liên hệ mật thiết với bệnh loét và ung thư dạ dày. Chính vì vậy, viêm dạ dày cũng phải được chẩn đoán bằng nội soi chứ không thể xác định qua thăm khám  bên ngoài.

Các yếu tố rối loạn ăn uống, thói quen về uống rượu, thuốc lá, thuốc giảm đau, các thay đổi về thần kinh, nội tiết v.v.. cững được cho là nguyên nhân gây viêm dạ dày.

Các triệu chứng của viêm dạ dày?

Viêm dạ dày cấp có biểu hiện khá rõ ràng với:

- Đau bụng vùng thượng vị thường xuất hiện ngay sau khi ăn, đau liên miên hàng giờ, đau có thể tăng lên dần.
- Buồn nôn và nôn ói ra thức ăn.
- Thường không có sốt.

Viêm dạ dày mạn có biểu hiện thầm lặng hơn với:

- Cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, sôi bụng.
- Giảm cảm giác ngon miệng.
- Tính tình cáu gắt

Đây chỉ là các triệu chứng chủ quan của bệnh nhân nhận thấy.Tuy nhiên, khi khám lâm sàng, bác sĩ thường không phát hiện được gì ngoài điểm đau ở vùng thượng vị. Do đó, chẩn đoán viêm dạ dày hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh của tụy hay đường mật.

Cách chẩn đoán viêm dạ dày?

Trong một số trường hợp, nếu có bệnh sử gợi ý và bệnh mới xảy ra trong thời gian ngắn, bác sĩ có thể cho thuốc điều trị ngay dựa vào hỏi bệnh, khám và kết quả thử máu.Tuy nhiên, nếu bệnh đã lâu và triệu chứng không rõ ràng, cần phải nội soi để xác định chắc chắn bệnh và sự nhiễm Helicobacter Pylori.

Các kết quả nội soi có thể mô tả nhiều dạng khác nhau của viêm dạ dày. Các dạng thường gặp nhất là:
- Viêm dạ dày nông và viêm dạ dày teo niêm mạc.
- Viêm dạ dày sướt và viêm dạ dày xuất huyết thường liên quan đến rượu, các thuốc giảm đau hay do stress tâm lý.
- Ngoài ra còn rất nhiều loại viêm dạ dày thể đặc biệt mà bệnh nhân không cần chú ý nhiều vì đó là những thông tin chuyên sâu cho bác sĩ điều trị. Thông thường những thể viêm dạ dày này cần phải được sinh thiết để làm các xét nghiệm chuyên sâu.

Vấn đề bệnh nhân cần phải biết là mình có bị nhiễm Helicobacter Pylori hay không vì nó liên quan rất nhiều đến phác đồ điều trị và theo dõi về lâu dài. Trong đa số trường hợp, bệnh nhân chỉ cần biết kết quả CLO test là dương tính (có nhiễm) hay âm tính (không nhiễm). Trong các trường hợp phức tạp, đòi hỏi những kỹ thuật chẩn đoán khác hơn, bệnh nhân cần hỏi trực tiếp bác sĩ nội soi hay bác sĩ điều trị.

Các biến chứng thường gặp?

Bản thân viêm dạ dày ít khi có biến chứng nặng. Một số ít trường hợp viêm dạ dày nặng ở thể xuất huyết hay mưng mủ có thể diễn tiến đưa đến tử vong do xuất huyết ồ ạt hay do nhiễm khuẩn huyết. Các trường hợp viêm dạ dày cấp có nôn ói nhiều có thể làm rách niêm mạc và gây ói ra máu.

Mặt khác, viêm dạ dày với nhiễm khuẩn HP có sự liên hệ rõ rệt với bệnh lý loét, bệnh ung thư dạ dày và một thể đặc biệt của ung thư hạch (MALT Lymphoma). Do đó, nếu xác nhận có viêm dạ dày kèm nhiễm HP, bệnh nhân phải được điều trị thích đáng để loại trừ các nguy cơ này.

Ngoài ra, bệnh lý viêm dạ dày cũng thường gặp và có thể phối hợp với một bệnh lý khác. Cần chú ý là kết quả nội soi có thể làm bác sĩ điều trị ngộ nhận và bỏ sót một nguyên nhân khác gây đau từ mật hay tụy.

Viêm dạ dày được điều trị như thế nào?

Trong trường hợp không có nhiễm khuẩn HP: Điều trị với các biện pháp:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: đúng giờ, đủ chất, ít chất kích thích (quá chua, quá cay), ít mỡ, dễ tiêu.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi thích hợp, hạn chế bớt các căng thẳng trong công việc và sinh hoạt.
- Ngưng rượu, thuốc lá và các thuốc giảm đau trong quá trình điều trị.

Bác sĩ có thể chỉ định một thuốc điều trị triệu chứng như các thuốc băng niêm mạc, các thuốc giảm co thắt hay an thần nhẹ. Thời gian và liều lượng điều trị không theo phác đồ nhất định mà tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Trong trường hợp có nhiễm khuẩn HP, bệnh nhân phải theo đúng phác đồ điều trị được chỉ định từ 7-14 ngày. Phác đồ thường dùng nhất hiện nay gồm 3 thuốc: 1 thuốc chống tiết (Omeprazol như Losec, Nexium, Pantoloc…) và phối hợp hai loại kháng sinh.

Bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc, liều lượng, thời gian, cách uống tùy từng trường hợp cụ thể nhưng bệnh nhân cần uống đúng theo toa, đủ liều và đủ ngày để đảm bảo vi khuẩn HP bị tiệt trừ và không bị kháng thuốc.

Làm sao để uống thuốc đúng cách?

Các bệnh nhân lớn tuổi có thể hay quên về vấn đề uống thuốc, sau đây là một số cách giúp bệnh nhân có thể uống đúng và đủ thuốc:
- Luôn uống thuốc vào giờ cố định trong ngày, ví dụ sau khi đánh răng hay trước hay sau khi ăn.
- Nhờ một người thân trong gia đình theo dõi và nhắc nhở việc uống thuốc.
- Đánh dấu việc uống thuốc mỗi ngày vào lịch tờ hay sổ tay.
- Để thuốc ở một nơi dễ thấy như đầu giường, cạnh bàn ăn, cạnh ti vi.
- Dùng một hộp đựng thuốc có từng ngăn chia ngày

Nếu bệnh nhân lỡ quên uống thuốc, cần tiêp tục uống như thường lệ chứ không được dồn lại uống liều gấp đôi.

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh mãn tính thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới, chiếm khoảng 10% dân số, nam có tỷ lệ mắc nhiều hơn nữ và trong đó, loét tá tràng chiếm 80%, loét dạ dày chiếm 20%. Đây là một bệnh cần được quan tâm và điều trị ngay từ đầu nếu không sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng là một biến chứng thường gặp nhất, thủng ổ loét gây viêm phúc mạc cấp tính, hẹp môn vị và nguy hiểm nhất là có thể gây ung thư hóa.

Bệnh xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ. Sự mất cân bằng này thường xảy ra khi có yếu tố làm tăng yếu tố gây loét mà “hàng rào” bảo vệ niêm mạc dạ dày không củng cố kịp thời, hay đúng mức hoặc khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày giảm không đủ khả năng chống lại dịch vị có độ acid thấp hoặc bình thường.

Ngoài ra,một yếu tố rất quan trọng được đề cập đến trong những năm gần đây là sự nhiễm Helicobacte pylori và việc sử dùng các thuốc kháng viêm steroid và không steroid lâu ngày là các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất làm tăng lực tấn công lên “hàng rào” bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trên 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori (Hp), tương tự, tỷ lệ này chiếm từ 90% trong bệnh loét dạ dày, 95% ở bệnh loét tá tràng.

Ngoài ra, các yếu tố làm cho bệnh ngày một trầm trọng thêm là:

- Dùng các thức ăn cứng, khô, nhiều chất xơ, nhai không kỹ, nuốt vội. Thức ăn có nhiều vị chua, cay, nóng, lạnh. Lạm dụng rượu, bia và thuốc lá;

- Quá căng thẳng về thần kinh, áp lực công việc, chấn thương về tinh thần, sau một cuộc phẫu thuật, sau một bệnh nội khoa nặng;

- Yếu tố di truyền: những người có nhóm máu O tỷ lệ loét tá tràng cao hơn các nhóm máu khác. Gia đình có người bị bệnh tiêu hóa thì tỷ lệ bệnh cao hơn các gia đình khác;

- Liên quan đến một số bệnh khác: viêm khớp dạng thấp, bệnh phổi mãn tính, xơ gan, cường chức năng tuyến cận giáp, suy thận mãn, sỏi thận.

Điều trị bệnh này hiện nay có gì mới?

description

Nội soi tiêu hóa

Sự xuất hiện của nội soi tiêu hóa là một cuộc cách mạng trong chẩn đoán cũng như điều trị bệnh lý nầy và các biến chứng của nó,sự xuất hiện của nội soi đã làm thay đổi các quan điểm điều trị trước kia qua đó có thể khảo sát đánh giá,phân loại ổ loét,kết hợp với sinh thiết tầm soát ung thư,xét nghiệm tìm Hp để có hướng điều trị thích hợp, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các thuốc mới góp phần điều trị hiệu quả hơn cho bệnh lý này như: rabeprazol - chất ức chế bơm proton thuộc thế hệ thứ 2, được giới chuyên môn đánh giá cao như có tác dụng nhanh hơn nên giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và mau lành vết loét, cho hiệu quả diệt H. pylori cao hơn trong các phác đồ khi phối hợp với kháng sinh. Thuốc ít bị tương tác với các chất ức chế bơm proton khác nên dễ dàng phối hợp thuốc. Sự hấp thu của thuốc cũng không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn nên có thể uống trước hoặc sau ăn.

Ngày nay trên 90% các biến chứng của bệnh lý này đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa dưới sự hổ trợ của nội soi.Nên nhớ rằng phương pháp chẩn đoán và điều trị dù có hiệu quả đến mấy thì ý thức hợp tác của người bệnh vẫn giữ một vai trò quyết định cho sự thành công hay thất bại của phương pháp điều trị,như dùng thuốc đủ liều ,đủ thời gian,thay đổi thối quen xấu để giảm bớt yếu tố nguy cơ,..., thì không có một ổ loét nào mà có thể tồn tại được

Rối loạn dạ dày khiến bạn đau đớn thường xuyên, bị chuột rút, buồn nôn hoặc tiêu chảy và thực sự khó chịu trong cả ngày dài hoạt động.

Một số thực phẩm gần gũi dưới đây có thể xoa dịu tình trạng dạ dày và chứng khó tiêu của bạn, cùng các chất dinh dưỡng sẽ điều chỉnh hoạt động cơ thể tốt nhất nếu bạn bổ sung chúng thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Chuối

Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày. Được biết đến với chức năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định.

7 thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày, Sức khỏe đời sống, Thuc pham giam dau da day, benh da day, con dau da day, roi loan tieu hoa, tieu chay, tao bon, chuoi, du du, com trang, sua chua, suc khoe, bao.

Chuối giúp cân bằng hệ tiêu hóa

Cơm trắng

Nếu dạ dày của bạn lộn xộn, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, hoặc khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình. Bên cạnh việc không làm căng thẳng thêm hệ thống tiêu hóa đang nhạy cảm, các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

Gừng

Gừng như một phương thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể. Nếu bạn yêu thích hương vị và tính năng đa dạng của gừng, cũng nên lưu ý sử dụng 4 gram gừng/ ngày, sử dụng gừng dạng bột hoặc các sản phẩm tinh chế khác cách nhau bốn giờ đồng hồ. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương đương.

Soup hoặc hỗn hợp táo

Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin, giúp giảm các triệu chứng bệnh tiêu chảy. Nếu bạn đang bị rối loạn dạ dày, táo nấu hoặc chế biến trong các hỗn hợp sẽ dễ dàng cho hệ thống tiêu hóa của bạn hơn.

Đu đủ

Thêm một loại trái cây nhiệt đới khác được liệt kê vào danh sách thân thiện với dạ dày là đu đủ. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp tiêu thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh. Nếu bạn không thích ăn đủ đủ hoặc mùi vị của chúng trực tiếp, sử dụng thêm các viên thuốc chiết xuất từ đu đủ để bổ sung cũng là ý tưởng tốt cho cơ thể.

7 thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày, Sức khỏe đời sống, Thuc pham giam dau da day, benh da day, con dau da day, roi loan tieu hoa, tieu chay, tao bon, chuoi, du du, com trang, sua chua, suc khoe, bao.

Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu

Trà thảo mộc

Một tách trà ấm, bạc hà và hoa cúc được chứng minh có những đặc tính giúp chữa bệnh liên quan đến dạ dày. Bạc hà kích thích kênh sản xuất antipain tại đại tràng, chống lại buồn nôn và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng liên quan đau dạ dày. Hoa cúc giúp giảm đau bụng và khó chịu trong dạ dày.

Sữa chua

Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua thích hơp vì trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý