Có nên cho bé bú nằm?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Có nên cho bé bú nằm?

18/04/2015 07:47 PM
4,723

Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tuỳ thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ǎn. Ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

1. Cách cho con bú.

- Cho con bú, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu. Bú càng sớm càng tốt vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau sinh.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho người mẹ cho con bú, cần cho trẻ nằm gần mẹ suốt ngày.

- Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tuỳ thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ǎn. Ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

- Trước khi cho bé bú mẹ nên dùng nước ấm và một cái khăn bằng gạc mỏng vầ mềm để lau rửa đầu vú thật sạch. Mẹ ngồi ở tư thế thoải mái, lưng thẳng và có chỗ dựa cho vững chắc. Một tay đỡ đầu con và ấp bé vào lòng, hai chân bé để lên đùi mẹ, miệng bé ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác mút được tốt hơn. Tay còn lại của mẹ có thể dùng để nâng tí cho bé dễ bú hoặc để chặn bớt sữa nếu sữa nhiều và chảy nhanh quá cho bé khỏi bị sặc. Thời gian cho bú tuỳ theo đứa trẻ.

- Khi cho trẻ bú, mẹ có thể nằm hoặc ngồi cho bú nhưng trong những tháng đầu đời khi trẻ còn rất nhỏ mẹ  nên hạn chế cho trẻ bú nằm, tư thế nằm vừa có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc mút và nuốt sữa lại vừa có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi trẻ bị sặc sữa.

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu. Khi trẻ bị bệnh,ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ bị ốm nặng, bị mất một số bệnh không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ǎn bằng thìa.


http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/2131475861-1-cai-sua-trong.gif


2. Cách nhận biết lượng sữa mẹ có về đủ hay không

- Phần lớn trẻ sơ sinh thỏa mãn được đến 90% nhu cầu bú sau 5 phút bú mẹ, hiếm thấy một đứa trẻ khỏe mạnh có nhu cầu bú mỗi bên tí mẹ quá 15 phút. Vì nếu sau thời gian trên mà bé vẫn bú thì có nghĩa là mẹ không đủ sữa. Thường thì mẹ nên cho con bú ti đầu trong khoảng 5 đến 10 phút, nếu thấy trẻ bú chậm lại thì chuyển sang tí bên kia trong khoảng 10-15 phút nữa. Bé no sẽ tự ngừng bú. Thường thì nếu sau mỗi cữ bú mà trẻ ngủ yên hoặc nằm chơi yên lành trong khoảng hai tiếng thì có nghĩa là trẻ đã bú no. Trong trường hợp chỉ một lúc sau trẻ đã khóc thì cha mẹ cũng đừng vội nghĩ bé còn đói.

- Mẹ có thể đếm số lần mút và số lần nuốt của trẻ, thường thì trẻ mút độ 3-4 cái rồi nuốt một lần. Nếu cha mẹ quan sát thấy trẻ mút rất nhiều lần mới nuốt được một lần thì có thể do trẻ mút yếu, hoặc có thể do lượng sữa mẹ ít. Nếu do trẻ mút yếu thì sau khi trẻ bú xong mẹ có thể vắt sữa cho bé ăn thêm bằng bình hoặc bằng thìa. Nếu do sữa đã hết thì mẹ nên chuyển bé sang tí bên kia và nếu bé bú vẫn chưa đủ thì có thể lại chuyển ngược lại thêm một lần nữa vì trong quá trình trẻ bú, sữa bên bầu vú kia cũng có thể chảy ra thêm một ít.

- Một cách khác để tính lượng sữa mẹ cho bé có đủ hay không là xem số lượng nước tiểu của bé qua số lần đi tiểu, số tã phải thay...Trẻ bú mẹ thường đi tiểu rất nhiều lần (20-30 phút một lần) hoặc uớt nhiều tã trong một ngày.


Câu hỏi: 

Em sinh non nên dù đã sinh được 4 ngày vẫn còn thấy rất mệt, khi cho bé bú em thường cho bé bú nằm. Nhìn thấy như vậy mẹ em rầy em, nói rằng như vậy không tốt cho bé. Bác sĩ hãy cho em biết nếu cho bé bú nằm có ảnh hưởng gì đến bé không, nên cho bé bú như thế nào là tốt nhất. Cám ơn bác sĩ!

Câu trả lời: 

Chị Huyền thân mến! Nhiều trường hợp các bà mẹ sau khi mới sinh hoặc đẻ khó như mổ đẻ, sinh non... cơ thể còn mệt, hoặc do một số bệnh lý mà các bà mẹ chưa thể ngồi dậy cho con bú được. Những trường hợp này các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho các mẹ cho con bú nằm những không khuyến khích cách này kéo dài.

Còn về căn bản, nếu có thể chị không nên cho bé bú nằm. Thực quản của trẻ sơ sinh và trẻ còn bú không có tuyến niêm dịch, các tổ chưc cơ chưa phát triển đầy đủ, kích thước dạ dày còn nhỏ và ở tư thế nằm ngang, lỗ tâm vị của dạ dày không khép kín như trẻ lớn, nên trẻ rất dễ bị nôn trớ. Khi cho trẻ bú nằm sẽ không xuống được phía dạ dày mà thường trào ngược lên thực quản, khiến bé bị trớ, có khi trớ sặc vào đường thở rất nguy hiểm cho bé.

Ngoài ra, sữa trớ chảy ra ngoài khi bé nằm có thể vào tai trẻ, đọng lại lâu ngày gây viêm tai. Nếu không được xử lý kịp thời khiến trẻ bị sốt, hoặc viêm tai tái phát nhiều lần là ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Vì vậy, khi bé trớ, cần lau sạch quanh miệng đến tai của bé ngay.

Bên cạnh đó, khung xương đầu của bé còn tương đối mỏng, các khớp xương sọ của bé chưa hoàn toàn liền với nhau. Người mẹ cần chú ý: tuyệt đối không được để cho trẻ có thói quen chỉ nằm ở tư thế nhất định, đặc biệt là cho trẻ bú nằm một phía. Khi đó, mảnh xương đầu của trẻ ở một vùng nào đó do thời ian dài phải chịu áp lực của trọng lượng, nên đầu trẻ dễ bị méo.

Trong trường hợp nhất định phải bú nằm, chị cần có sự giúp đỡ của cán bộ y tế hoặc người nhà để giúp bé bú ẹ ở tư thế thuận lợi nhất vì nếu cho bé không đúng cách có thể làm cho trẻ bị nuốt một lượng lớn không khí khi bú.

Lượng khí đó sẽ vào dạ dày dễ gây trớ và nếu tiếp tục xuống ruột có khi khiến trẻ khó chịu và đau bụng, biểu hiện là sẽ khóc nhiều và khi khóc, trẻ lại nuốt thêm không khí vào bụng, tạo thành vòng luẩn quẩn càng cho bú, trẻ càng khóc.

Nhưng tốt nhất, chị nên sớm ngồi dậy và tập đi lại sớm theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm hồi phục sức khỏe và cho con bú đúng cách.


Câu hỏi:

Thưa bác sỹ! Con em 2.5 tháng.Sinh 2.9kg hiện nay bé 5.4kg. Bé bú ít mẹ thiếu sữa ngày cho bé uống thêm 3 cữ sữa công thức 90ml/cữ còn lại bú mẹ theo nhu cầu ban đêm bé ngủ không bú mẹ mỗi lần thức bé dậy cho bé bú rất khó khăn em sợ cháu không đủ sữa chậm lớn. Mẹ lúc nào cũng rất lo lắng và căng thẳng. Ở tuổi như cháu không bú đêm như vậy có thiếu sữa không? ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé không? Xin Bác sĩ tư vấn.

Trả lời:

Chào bạn,

Hiện tại con bạn chưa bị suy dinh dưỡng, nhưng hơi chậm tăng cân so với lứa tuổi. Bạn lại rất căng thẳng vì nghĩ rằng mình không đủ sữa nên cũng làm cho cơ thể tiết sữa ít đi. Những bé bú thêm sữa công thức sẽ ít bú mẹ hơn, cũng làm cơ thể mẹ giảm bớt kích thích tạo sữa.

Bạn đừng quá lo lắng, khoa học đã chứng minh gần như tất cả bà mẹ đều đủ sữa cho con bú nếu có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi bình thường và biết cách cho bé bú. Bạn cứ cho bé bú mỗi khi bé đói, cứ bú cạn sữa trong ngực mẹ để kích thích tạo sữa mới nhiều hơn, khi nào bú cạn sữa mẹ mà bé còn đói thì bạn dùng sữa công thức bón thêm cho bé uống bằng muỗng và ly. Nếu bạn cho bé dùng bình sữa, bé quen với núm vú dài dễ ngậm, lượng sữa ngọt hơn và ra nhiều hơn, bé sẽ có thể chê vú mẹ, không chịu bú mẹ nên làm cho sữa mẹ ít dần đi.

Ban đêm bé được bú theo nhu cầu, bạn có thể cho bé bú 1 cữ lúc 12h đêm, sau đó bé ngủ đến 4-5h sáng, khi nào đói bụng dậy ọ ẹ thì bạn cho bú mẹ tiếp tục. Bú mẹ ban đêm cũng làm cho sữa mẹ tiết ra nhiều và đều đặn hơn.


Trong sáu tháng đầu đời, trung bình cứ 3 đến 4 tiếng bé lại cần bú một lần. Do đó, bú đêm là điều không thể tránh được. Những mẹo nhỏ sau sẽ rút ngắn khoảng thời gian cho bé bú, giúp bạn bớt mệt mỏi.
. Đèn trong phòng nên được điều chỉnh để sáng ở mức thấp nhất. Ánh sáng của đèn chỉ nên vừa đủ để bạn nhìn thấy bé. Điều này sẽ hạn chế việc bé bị đánh thức vì ánh sáng của đèn.

. Hạn chế làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Việc thay tã nên được thực hiện khi bé tỉnh giấc đòi bú. Chỉ khi bỉm của bé quá ướt hoặc bị trào ra ngoài, bạn mới nên thay tã cho bé. Tuy nhiên, bạn cần làm thật nhẹ nhàng để tránh đánh thức bé dậy.

. Bạn không cần đánh thức bé dậy để cho bú: Việc cho bé bú đúng giờ rất quan trọng, tuy nhiên, nếu bé không tỉnh giấc và đòi bú, bạn không cần đánh thức bé dậy.

Một số bé chỉ ngủ đêm vài tuần sau đó ngủ một mạch đến sáng. Đó là do cơ thể bé đã nhận đủ năng lượng từ bữa bú trước khi ngủ.

Nếu bạn vẫn lo lắng, hãy nhẹ nhàng bế bé lên để cho bú bởi vì dù đang ngủ say, các bé vẫn có phản xạ bú.

Bạn nên cho bé bú trước khi bé khóc đòi bú vì khi đó, việc cho bú sẽ trở nên khó khăn hơn. Bạn phải mất thời gian để dỗ dành rồi mới cho bé bú được. Chưa kể, khi khóc, bé thường bú ít hơn và khó dỗ giấc, giấc ngủ cũng không sâu.

. Bạn có thể tập cho bé bú nằm trên giường hoặc nơi có không gian rộng rãi, an toàn. Tránh  nằm trên ghế sô pha vì bạn có thể ngủ quên và để bé bị ngã xuống đất, rất nguy hiểm.

Cách cho bú này đặc biệt phù hợp với những người vừa trải qua sinh mổ. Thời gian đầu, khi vết mổ còn khá đau, bạn không vận động được nhiều nên đừng cố bế bé. Hãy đề nghị chồng hoặc người thân bế bé đến cho bạn.

. Trước khi đi ngủ, bạn hãy kiểm tra tất cả những thứ có thể dùng vào ban đêm như tã giẫy, quần áo, khăn… Hãy đặt tất cả những vật dụng đó ở một chỗ để khi đến giờ cho bé bú, bạn không cần phải chạy khắp nhà để tìm chúng.

. Khi được vài tháng tuổi, nếu bé trở mình trong đêm, bạn hãy đợi một đến hai phút để chắc chắn bé thực sự thức giấc vì đói. Một số bé mớ trong khi ngủ hoặc thức giấc một chút giữa các giấc ngủ chứ không có nhu cầu bú. Việc bế bé dậy khi này sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bé.

Vì vậy, bạn nên chờ một lúc để chắc chắn có phải bé muốn bú hay không. Bạn cũng có thể lấy tay vỗ nhẹ vào lưng để trấn an bé. Nếu không đòi bú, bé sẽ nhanh chóng ngủ lại.

Một số bé thức giấc trong đêm không hẳn đòi bú mà có thể bé đang khát nước. Nếu bé đang mọc răng hoặc cảm thấy lạnh hay nóng, bé cũng có thể thức giấc giữa đêm. Bạn nên dỗ dành để giúp bé yên tâm ngủ lại.

. Nếu bé bú đêm sớm, bạn nên cho bé bú nhiều hơn vào bữa cuối, trước khi đi ngủ để bé có thể ngủ trọn giấc mà vẫn đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng.


1. Cách cho con bú.

- Cho con bú, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu. Bú càng sớm càng tốt vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau sinh.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho người mẹ cho con bú, cần cho trẻ nằm gần mẹ suốt ngày.

- Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tuỳ thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ǎn. Ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

- Trước khi cho bé bú mẹ nên dùng nước ấm và một cái khăn bằng gạc mỏng vầ mềm để lau rửa đầu vú thật sạch. Mẹ ngồi ở tư thế thoải mái, lưng thẳng và có chỗ dựa cho vững chắc. Một tay đỡ đầu con và ấp bé vào lòng, hai chân bé để lên đùi mẹ, miệng bé ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác mút được tốt hơn. Tay còn lại của mẹ có thể dùng để nâng tí cho bé dễ bú hoặc để chặn bớt sữa nếu sữa nhiều và chảy nhanh quá cho bé khỏi bị sặc. Thời gian cho bú tuỳ theo đứa trẻ.

- Khi cho trẻ bú, mẹ có thể nằm hoặc ngồi cho bú nhưng trong những tháng đầu đời khi trẻ còn rất nhỏ mẹ  nên hạn chế cho trẻ bú nằm, tư thế nằm vừa có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc mút và nuốt sữa lại vừa có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi trẻ bị sặc sữa.

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu. Khi trẻ bị bệnh,ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ bị ốm nặng, bị mất một số bệnh không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ǎn bằng thìa.

2. Cách nhận biết lượng sữa mẹ có về đủ hay không

- Phần lớn trẻ sơ sinh thỏa mãn được đến 90% nhu cầu bú sau 5 phút bú mẹ, hiếm thấy một đứa trẻ khỏe mạnh có nhu cầu bú mỗi bên tí mẹ quá 15 phút. Vì nếu sau thời gian trên mà bé vẫn bú thì có nghĩa là mẹ không đủ sữa. Thường thì mẹ nên cho con bú ti đầu trong khoảng 5 đến 10 phút, nếu thấy trẻ bú chậm lại thì chuyển sang tí bên kia trong khoảng 10-15 phút nữa. Bé no sẽ tự ngừng bú. Thường thì nếu sau mỗi cữ bú mà trẻ ngủ yên hoặc nằm chơi yên lành trong khoảng hai tiếng thì có nghĩa là trẻ đã bú no. Trong trường hợp chỉ một lúc sau trẻ đã khóc thì cha mẹ cũng đừng vội nghĩ bé còn đói.


- Mẹ có thể đếm số lần mút và số lần nuốt của trẻ, thường thì trẻ mút độ 3-4 cái rồi nuốt một lần. Nếu cha mẹ quan sát thấy trẻ mút rất nhiều lần mới nuốt được một lần thì có thể do trẻ mút yếu, hoặc có thể do lượng sữa mẹ ít. Nếu do trẻ mút yếu thì sau khi trẻ bú xong mẹ có thể vắt sữa cho bé ăn thêm bằng bình hoặc bằng thìa. Nếu do sữa đã hết thì mẹ nên chuyển bé sang tí bên kia và nếu bé bú vẫn chưa đủ thì có thể lại chuyển ngược lại thêm một lần nữa vì trong quá trình trẻ bú, sữa bên bầu vú kia cũng có thể chảy ra thêm một ít.

- Một cách khác để tính lượng sữa mẹ cho bé có đủ hay không là xem số lượng nước tiểu của bé qua số lần đi tiểu, số tã phải thay...Trẻ bú mẹ thường đi tiểu rất nhiều lần (20-30 phút một lần) hoặc uớt nhiều tã trong một ngày.

Cách làm ếch chiên giòn ăn cực đã

Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Cách làm thịt xá xíu ngon

Nghệ thuật tỉa hoa từ trái cây đẹp mê ly

Cách làm thịt chà bông ngon mà không tốn sức

Cách làm thịt chưng mắm tép cực ngon

Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon

Cách pha nước mắm chay ngon

Cách làm nước mắm me chua chua cay cay

Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã

Cách làm nước mắm gừng ngon

Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng

Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da

Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp

Cách làm thạch găng thơm mát

Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tre so sinh bu nam lieu co tot k?va cach thuc cho be bu nam nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Chị Hạnh thân mến! Nhiều trường hợp các bà mẹ sau khi mới sinh hoặc đẻ khó như mổ đẻ, sinh non... cơ thể còn mệt, hoặc do một số bệnh lý mà các bà mẹ chưa thể ngồi dậy cho con bú được. Những trường hợp này các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho các mẹ cho con bú nằm những không khuyến khích cách này kéo dài. Còn về căn bản, nếu có thể chị không nên cho bé bú nằm. Thực quản của trẻ sơ sinh và trẻ còn bú không có tuyến niêm dịch, các tổ chưc cơ chưa phát triển đầy đủ, kích thước dạ dày còn nhỏ và ở tư thế nằm ngang, lỗ tâm vị của dạ dày không khép kín như trẻ lớn, nên trẻ rất dễ bị nôn trớ. Khi cho trẻ bú nằm sẽ không xuống được phía dạ dày mà thường trào ngược lên thực quản, khiến bé bị trớ, có khi trớ sặc vào đường thở rất nguy hiểm cho bé. Ngoài ra, sữa trớ chảy ra ngoài khi bé nằm có thể vào tai trẻ, đọng lại lâu ngày gây viêm tai. Nếu không được xử lý kịp thời khiến trẻ bị sốt, hoặc viêm tai tái phát nhiều lần là ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Vì vậy, khi bé trớ, cần lau sạch quanh miệng đến tai của bé ngay. Bên cạnh đó, khung xương đầu của bé còn tương đối mỏng, các khớp xương sọ của bé chưa hoàn toàn liền với nhau. Người mẹ cần chú ý: tuyệt đối không được để cho trẻ có thói quen chỉ nằm ở tư thế nhất định, đặc biệt là cho trẻ bú nằm một phía. Khi đó, mảnh xương đầu của trẻ ở một vùng nào đó do thời ian dài phải chịu áp lực của trọng lượng, nên đầu trẻ dễ bị méo. Trong trường hợp nhất định phải bú nằm, chị cần có sự giúp đỡ của cán bộ y tế hoặc người nhà để giúp bé bú ẹ ở tư thế thuận lợi nhất vì nếu cho bé không đúng cách có thể làm cho trẻ bị nuốt một lượng lớn không khí khi bú. Lượng khí đó sẽ vào dạ dày dễ gây trớ và nếu tiếp tục xuống ruột có khi khiến trẻ khó chịu và đau bụng, biểu hiện là sẽ khóc nhiều và khi khóc, trẻ lại nuốt thêm không khí vào bụng, tạo thành vòng luẩn quẩn càng cho bú, trẻ càng khóc. Nhưng tốt nhất, chị nên sớm ngồi dậy và tập đi lại sớm theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm hồi phục sức khỏe và cho con bú đúng cách.
em nghe nguoi ta noi cho tre bu nam se khien tre bi nang tai,nhu vay co dung k ak?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý