Khi nào nên cho trẻ ăn váng sữa

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Khi nào nên cho trẻ ăn váng sữa

18/04/2015 07:47 PM
27,445


Trong những năm gần đây, các bà mẹ Việt Nam thường đưa váng sữa vào khẩu phần thức ăn để bổ sung can-xi và dưỡng chất cho bé, nhưng không hẳn tất cả các bà mẹ đều biết nên cho bé ăn váng sữa thế nào là đúng cách. Bài viết này xin chia sẻ những kinh nghiệm cho con ăn váng sữa từ các bà mẹ Nga.

1. Váng sữa là gì?

Váng sữa (tiếng Nga: Сметана/Smetana) là thực phẩm được làm từ kem sữa cho lên men lactic. Smetana là một trong những thực phẩm tiêu biểu nhất của ẩm thực Nga, đồng thời cũng rất phổ biến ở Đông Âu – Ukraina, Belorussia, các nước vùng Baltic (Litva, Latvia và Estonia), Đông Đức cũ, Hungary, Rumania, Moldavia, các nước Nam Tư cũ, và cả ở Phần Lan. Smetana được sử dụng trong món khai vị, món chính, súp và tráng miệng. Smetana có lúc được sử dụng thay sốt mayonnaise trong món salad Olivie (nổi tiếng toàn thế giới với cái tên "Salad Nga"). Ngoài ra, smetana còn được dùng làm mĩ phẩm.

Váng sữa được sản xuất thế nào? Ngày trước khi chưa có công nghệ làm sữa, smetana được sản xuất một cách đơn giản: từ sữa để chua tách lấy lớp váng đóng trên cùng và bảo quản ở nơi thoáng mát. Cách này hiện này vẫn còn những người tự làm smetana tại nhà sử dụng. Còn trong sản xuất công nghiệp, đầu tiên người ta tách sữa ra thành kem và sữa tách bơ. Tiếp theo đó phần kem sẽ trải qua quy trình chuẩn hoá để đảm bảo độ béo cần thiết. Để loại trừ các vi khuẩn gây bệnh, kem này sẽ được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur. Sau đó kem được cho vào thùng, trộn men và ủ chua. Khi đạt được độ chua mong muốn, kem được để ở nhiệt độ khoảng 8°C cho lên men trong vòng một ngày. Kết thúc quá trình này, kem trở thành smetana với kết cấu đặc và mang hương vị đặc trưng riêng.

Để smetana không bị vón cục khi cho vào súp, sốt hoặc nước thịt, người ta trộn vào smetana một ít kem tươi hoặc sữa. Smetana có độ béo từ 10% (lỏng) đến 70% (rất đặc), nhưng loại thường được dùng là từ 15% đến 40%.

2. Công dụng của váng sữa

Smetana được sử dụng vừa phải mang lại nhiều lợi ích. Smetana ngoài việc có tác động tốt đến hệ tiêu hoá còn chứa rất nhiều dưỡng chất: các vitamin (A, E, B2, B12, C, PP, biotin (vitamin H), beta-carotene, vv), các axit hữu cơ. Smetana chứa nhiều khoáng chất phong phú trong thành phần: từ kali và canxi đến clo, phốt pho, natri, magiê, các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, iốt, đồng, selen, mangan, florua, molypden, và coban. Tất cả những chất khoáng này đều cần thiết để đem đến cho chúng ta một cuộc sống khoẻ mạnh. Canxi có nhiều trong smetana rất hữu ích cho việc tăng cường và phát triển của xương. Ngoài ra, smetana chứa rất nhiều các protein động vật, carbohydrat, axit hữu cơ và axit béo, đường tự nhiên. Smetana chứa ít cholesterol hơn so với bơ, nên có thể được dùng thay thế bơ trong việc chế biến nhiều món ăn, nhất là người bị bệnh béo phì hoặc tim mạch có thể sử dụng smetana thay bơ với liều lượng vừa phải. Một vài muỗng smetana trộn với đường và mật ong có thể giúp làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, giúp tinh thần phấn chấn.

3. Sử dụng váng sữa cho bé đúng cách: khi nào và bao nhiêu?

Cho bé dùng váng sữa thế nào? Smetana, cũng như các loại thực phẩm khác, cần được đưa vào khẩu phần ăn của bé tại thời điểm và với liều lượng phù hợp. Smetana chứa nhiều chất béo và được coi là thực phẩm có hàm lượng calorie cao, vì thế không nên đưa smetana vào khẩu phần ăn của bé trước khi bé tròn một tuổi. Smetana nên được sử dụng làm phụ gia tạo mùi vị cho món chính, chứ không phải như một món ăn độc lập. Nên đưa smetana vào khi đang nấu món ăn cho bé, để nó được đun chín bằng nhiệt độ cao nhằm loại trừ các vi sinh vật có hại.

Từ 1 cho đến 2 tuổi rưỡi, mỗi ngày bé chỉ cần nhiều nhất là 15 gram smetana. Đến khi bé được ba tuổi, khẩu phần smetana mỗi ngày của bé có thể tăng lên 20 gram.

Cách chọn và kiểm tra váng sữa

Nếu mua smetana tại cửa hàng, bạn cần lưu ý đến thời hạn bảo quản và thời hạn sử dụng (sau khi mở nắp) của sản phẩm. Nếu thời hạn sử dụng kéo dài – lên đến vài tháng – thì smetana này đã được dùng công nghệ nhiệt độ cao, và trong đó không còn lại dưỡng chất nào bổ ích nữa. Smetana tự nhiên thường có thời hạn sử dụng ngắn – không hơn một tuần.

Để kiểm tra chất lượng của smetana, bạn có thể hoà một muỗng smetana vào cốc nước nóng: nếu nó hoà tan ngay lập tức thì là bình thường, còn nếu nó lắng xuống đáy thì không phải smetana thật.

Khi chọn smetana cho bé, mẹ nên chọn loại ít béo (ăn kiêng) với độ béo tối đa là 10-15%.

Phân biệt các loại váng sữa trên thị trường

Tại Việt Nam hiện nay đang bày bán nhiều sản phẩm làm từ sữa nhập từ nước ngoài, đều với cái tên gọi mập mờ "váng sữa", nhưng không phải tất cả đều giống nhau.

- Váng sữa (Сметана/Smetana): Thành phần: cream, men vi sinh vật lactic (có thể có thêm sữa tách bơ). Hạn sử dụng: 7 ngày từ NSX. Bảo quản trong điều kiện từ 2 - 6°C

- Milk pudding: Thành phần: thường có sữa, đường, chất ổn định, cream, màu thực phẩm, hương liệu (vanilla, chocolate, dâu, etc.). Hạn sử dụng: 3 tháng. Bảo quản trong điều kiện từ 0 - 25°C

- Tvorog (творог/curd, cottage cheese): Thành phần: thường có sữa, sữa tách bơ, nấm men, phụ gia (đường, nước, sirup, chất điều vị, etc.). Hạn sử dụng: 14-30 ngày. Bảo quản trong điều kiện từ 2 - 6°C

Tùy theo nhu cầu mà các bạn có thể chọn loại nào cho em bé của minh. Chúc các bé mau khỏe chóng lớn.

Quan điểm váng sữa là những gì bổ dưỡng nhất của sữa, tương tự như sữa mẹ hay sẽ suy dinh dưỡng nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ trong thời gian dài là đúng? Dưới đây là giải đáp của ThS. BS Lê Thị Hải, GĐ TT Khám-Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng QG.

Cho con ăn váng sữa, sao mới đúng?


Dưỡng chất trong váng sữa rất ít

Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, nhà sản xuất sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng của sữa, đó chính là váng sữa. Tuỳ thuộc vào cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau. Ngoài ra, còn có váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò). Vì là chế phẩm của sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm có chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác trong sữa.

Trong váng sữa, thành phần chủ yếu là chất béo, chất đạm rất thấp, các vitamin và khoáng chất cũng thấp. Quan sát nhãn ghi trên hộp váng sữa, chúng ta sẽ thấy thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao. Điều này không đồng nghĩa với nhận định cho rằng “váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng”. Trái lại, thành phần dưỡng chất trong váng sữa rất ít. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho trẻ.

Bảo quản váng sữa phải đúng cách

Váng sữa rất dễ bị hư nên cần bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh, vì khi mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định.

Sau khi mua, nên sử dụng càng sớm càng tốt. Chỉ nên mua váng sữa ở những đại lý có uy tín, có đủ điều kiện bảo quản tốt. Khi mua cần chú ý hạn sử dụng, thành phần ghi trên hộp.

Dùng sao cho đúng?

Những trẻ nên dùng: như đã nói ở trên, váng sữa có thành phần chất béo cao, cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho: trẻ từ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Với những trẻ này, các bà mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là 1 – 2 hộp/ngày.

Những trẻ không nên dùng: trẻ dưới sáu tháng tuổi, trẻ bị thừa cân – béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò…

Lưu ý, chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ 6 - 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 - 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1 - 2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.

Không thể thay thế sữa mẹ

Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO), cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi, nhằm bổ sung thêm năng lượng, giúp trẻ tăng cân tốt hơn.

Không có một thực phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Váng sữa không thể thay thế sữa, nhất là sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm trong váng sữa thấp. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu… do thiếu các vi chất dinh dưỡng.

Làm công việc văn phòng nên chị Tuyết (Q.5, TP.HCM) ít có thời gian chăm sóc con. Nghỉ trưa được 1,5 giờ nên chị không thể về nhà cho con bú sữa mẹ. Nghe lời một người bạn, chị chọn váng sữa cho con bú thay thế sữa mẹ .Theo chị, váng sữa là những gì bổ dưỡng nhất của sữa và có thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa mẹ.

Váng sữa là gì?

Theo Thạc sĩ- bác sĩ Hoàng Thị Tín, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, váng sữa là 1 chế phẩm của sữa. Vào thế kỷ trước, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, nhà sản xuất sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng của sữa, đó chính là váng sữa. Tùy thuộc vào cách chế biến sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau. Ngoài ra, còn có váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ, …), bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò). Tại Việt Nam, hiện công ty Mộc Châu có sản xuất và bán váng sữa.

Ảnh: Internet

Thành phần dinh dưỡng của váng sữa

Thạc sĩ – bác sĩ Hoàng Thị Tín phân tích: váng sữa chứa nhiều chất béo và giàu năng lượng. Tỷ lệ chất béo dao động từ 10% - 40%. Dưới đây là một số váng sữa khác nhau trên thế giới.

- Váng sữa sản xuất tại Nga: Chất béo 10%-20%, đạm 3,5%, Carbonhydrat 4,3%, nhiều khoáng chất (Ca, Na, K..), vitamin A, E, B1, B2, C, PP…

- Váng sữa sản xuất tại Mỹ và một số nước châu Âu gồm nhiều chủng loại khác nhau:

. Half and half (10.5-18% chất béo): được chế biến bằng cách pha trộn sữa bò nguyên kem và váng sữa đồng thể tích.

• Light, coffee, or table cream: 18-30% chất béo

• Medium cream: 25% chất béo

• Whipping or light Whipping cream: 30-36% chất béo

• Heavy Whipping cream: ≥ 36% chất béo

• Extra-heavy, double, or manufacturer's cream: 38-40% chất béo hoặc nhiều hơn

• Extra light (or 'lite'): 12-12.5% chất béo.

• Light (or 'lite'): 18-20% chất béo

• Pure cream (váng sữa nguyên chất): 35-56% chất béo, không chứa chất làm sánh nhân tạo.

• Double cream: 48-60% chất béo

Chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ

Váng sữa là thức ăn giàu chất béo và năng lượng nên có thể sử dụng như một thực phẩm bổ sung cho trẻ. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi nhằm bổ sung thêm năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt hơn.

Những trường hợp trẻ bị dư cân hoặc béo phì thì không nên cho trẻ ăn váng sữa.

Váng sữa không thể thay thế sữa mẹ vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ kéo dài cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng thể phù.

Đa số trẻ dung nạp tốt váng sữa. Riêng những bé có tiền sử dị ứng sữa bò hoặc bất dung nạp đường lactose, rối loạn chuyển hóa glycogen, phụ huynh cần thận trọng khi cho con ăn váng sữa do váng sữa có chứa đạm sữa bò và đường lactose.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng váng sữa

Váng sữa rất dễ bị hư nên cần được bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh vì khi mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định.

Sau khi mua, bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Chỉ nên mua váng sữa ở những đại lý có uy tín, có đủ điều kiện bảo quản tốt. Khi mua cần chú ý hạn sử dụng, thành phần ghi trên hộp.

Tùy theo loại váng sữa mà có thể sử dụng cho từng món khác nhau. Loại váng sữa tráng miệng nhiều hương vị có thể cho trẻ ăn trực tiếp; váng sữa Light, coffee, or table cream thường được pha chế vào café; Medium cream, Whipping or light Whipping cream, Heavy Whipping cream, Pure cream có thể cho vào trong súp, sử dụng trong chế biến thức ăn, làm bánh, kẹo…

Thạc sĩ- bác sĩ Hoàng Thị Tín cũng lưu ý các bậc phụ huynh không nên thay thế sữa mẹ bằng bất cứ sản phẩm nào. Ngoài ra, dù tốt đến mấy, thực phẩm cũng luôn có hai mặt, sử dụng đúng và đủ sẽ mang lại lợi ích, nếu quá lạm dụng sẽ mang lại những hệ quả không mong muốn.

Nguyên Hạnh (ghi)

Hàm lượng váng sữa cho trẻ ăn trong ngày

Hàm lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ có thể ăn 1 -2 hộp/ngày, tùy vào mức độ dung nạp của trẻ. Dưới đây là cách giúp ước lượng khối lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày.

. Hàm lượng chất béo trong chế độ ăn của trẻ chỉ nên chiếm 20% – 30%, tối đa 40% tổng năng lượng. Trong đó, chất béo có chuỗi no (có trong váng sữa) chỉ nên chiếm khoảng 10% – 20%, 1 gram chất béo cho 9 kcal.

* Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Tổng năng lượng E = 100 kcal x [cân nặng (kg)]

* Trẻ > 12 tháng tuổi: Tổng năng lượng E = 1000 kcal + (100 Kcal x n) (trong đó n là số tuổi tính theo năm tuổi).

Ví dụ: trẻ có cân nặng 10kg thì E = 1000 kcal nên năng lượng do chất béo chỉ chiếm 10 - 20% = 100 – 200 kcal, mà 1 gr chất béo = 9kcal, vậy tương đương 10 – 20 gr chất béo. Như vậy nếu loại váng sữa bạn mua chứa 30% chất béo thì lượng váng sữa sẽ bằng 10g/0.3 – 20g/0.3 nghĩa là 30 – 70g váng sữa/ ngày

*Trẻ 4 tuổi thì E = 1000 kcal + (100kcal x 4) = 1400kcal nên năng lượng do chất béo = 140 – 280kcal, tương đương 14 – 28gram chất béo. Vì vậy, nếu loại váng sữa bạn mua chứa 30% chất béo thì lượng váng sữa sẽ bằng 14g/0.3 – 28g/0.3 nghĩa là dùng 45 – 90g váng sữa/ ngày

Với em bé bú sữa mẹ hoàn toàn mà lên cân tốt, chúng ta sẽ cho ăn dặm lúc tròn 6 tháng tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, vì như vậy giúp trẻ tận dụng được nguồn sữa mẹ, tránh tiếp xúc với nguồn thức ăn bên ngoài có nguy cơ nhiễm khuẩn và gây dị ứng cao. Tuy nhiên, với những bé không bú mẹ hoàn toàn, bé đã có nguy cơ nhiễm khuẩn và dị ứng từ khi uống thêm sữa ngoài, vấn đề cho ăn dặm sẽ cho phép trong khoảng 17-26 tuần tuổi, tùy thuộc mức độ lên cân của bé (khi tốc độ lên cân giảm là lúc cần ăn dặm). Đây là lúc nguy cơ dị ứng thấp nhất, đường tiêu hóa đủ trưởng thành và về tâm lý thích thú với những cái mới. Trước và sau thời điểm này đều không tốt vì nguy cơ mắc các bệnh dị ứng (da, suyễn...) sẽ cao, và trẻ khó thích nghi với thức ăn dặm.

 Mục đích của ăn dặm là cung cấp thức ăn đặc hơn, có nhiều đạm, có tinh bột, có nhiều chất sắt để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé ở giai đoạn này. Váng sữa là một chế phẩm của sữa bò tươi, với thành phần chủ yếu là chất béo sữa, có đạm sữa giống trong sữa tươi, có canxi, nhưng có rất ít sắt, như vậy không phù hợp để làm một thức ăn dặm chủ yếu cho bé khi mới tập ăn. Các nhà khoa học khuyến cáo không sử dụng sữa tươi cho trẻ dưới 1 tuổi vì đạm sữa bò tươi quá nhiều casein gây khó tiêu, quá ít chất sắt nên dùng nhiều có thể gây thiếu máu thiếu sắt và đầy bụng, quá tải thận. Thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Khi tập ăn dặm, bạn nên sử dụng bột sữa ,sau đó là bột mặn đã được chế biến phù hợp với lứa tuổi, một ít trái cây tán nhuyễn. .  Lúc trẻ khoảng 9 tháng trở đi, chúng ta mới nên cho trẻ dùng các chế phẩm làm từ sữa tươi (yauort, váng sữa, phomai...) với số lượng hạn chế để tahy đổi khẩu vị chứ không được thay thế hòan toàn cho sữa mẹ hay sữa công thức. Bạn có thể đến bệnh viện Nhi đồng 2, cũng như Nhi đồng 1 hoặc Trung tâm dinh dưỡng để học cách chế biến thức ăn dặm cho bé.

Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Thành phần của váng sữa cũng gồm có chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên tỷ lệ các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác so với sữa.

Trong váng sữa thành phần chủ yếu là chất béo, chất đạm các vitamin và khoáng chất thấp. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn năng lượng rất cao. Điều này không đồng nghĩa với nhận định cho rằng “váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng”. Trái lại, thành phần dưỡng chất trong váng sữa rất thấp. Khi ăn váng sữa thì cần bớt các thức ăn nhiều chất béo khác (sữa, dầu, mỡ, trứng…). Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho trẻ.

Váng sữa có thành phần chất béo cao, cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho trẻ từ trên 1 tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ mới ốm dậy, sử dụng như bữa phụ với lượng dùng hợp lý là 1-2 hộp/ngày. Đối với những trẻ dưới sáu tháng tuổi, trẻ bị thừa cân – béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò…thì không nên dùng.

Lưu ý, chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và thành phần loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ 6-12 tháng tuổi có thể ăn ½- 1 hộp váng sữa/1 ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1-2 hộp/ngày, tùy thuộc vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.

Váng sữa không thể thay thế sữa, nhất là sữa mẹ vì lượng chất dinh dưỡng không cân đối, thiếu hụt hẳn so với sữa mẹ, đặc biệt hàm lượng đạm. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu…do thiếu các vi chất dinh dưỡng.

Hỏi:Tôi đọc trong báo một số lời khuyên thấy con mới 4 tháng tuổi đã cho ăn sữa chua, váng sữa nhưng ở 1 số báo khác lại khuyên nên 1 tuổi mới cho ăn, kể cả trên hộp váng sữa cũng ghi là cho trẻ 1- 10 tuổi, vậy lời khuyên nào đúng? Con tôi gần 5,5 tháng, nặng 7,5kg. Sữa mẹ nhiều nên hiện nay tôi mới chỉ cho cháu ăn thêm 1 bữa bột: 1 muỗng bột hipp (hoặc bột gạo xay với đậu xanh, hạt sen, ý dĩ) + 1 thìa bột sữa, như vậy có được không? Tôi dự định hơn 6 tháng mới bắt đầu tập cho con bột mặn 2 bữa/ ngày và ăn thêm hoa quả như thế có nên không bác sĩ?

Trả lời: Váng sữa thì trẻ trên 6 tháng mới ăn được, còn sữa chua thì có thể ăn khi trẻ dưới 6 tháng nhưng phải là sữa được làm từ sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng, còn các loại sữa hiện bán trên thị trường phải trên 6 tháng mới ăn được, con chị hiện nay chỉ ăn được sữa chua tự làm lấy bằng sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng, có thể ăn 1 – 2 bữa bột/ngày, bú mẹ và ăn nước quả tươi hoặc quả xay ngày 1 – 2 bữa mỗi bữa 30 – 50 ml.


Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng

Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da

Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp

Cách làm thạch găng thơm mát

Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bac sy oi cho em hoi con nha em mo duoc 3 thang duoi thui e cho chau an vang sua rui. e thay chau an rat ngon, vua nay e doc thong tin tren mang noi rang tre tu 6 thang tuoi moi duoc an.nhu vay e cho be nha e an som nhu vay thi co sao khong a?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
em nghĩ là không nên . vì dạ dày của bé 4 tháng chưa phát triển hoàn toàn nên không tiêu hóa được thức ăn dành cho bé trên 6 tháng . cho ăn vẫn được nhưng sau này sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bé đó chị .
ui gioi cu cho an di chu vi co dia cua moi be khac nhau , ben= nha minh cung duoc 4 thang ,to cung cho an vang sua . trom via 4 thang 9kg nen cac me khong phai lo gi het
be nha minh vua tron 4 thanh minh cho an 1/2 hop vang sua. doc tren mang thay noi chua an dc minh cung lo qua k biet co anh huong nhieu k nua
con nhà em được 7 tháng rồi em cho cháu ăn váng sữa thì mọi người bảo ăn 1-2 lần/tuần chứ ko được ngày nao cũng ăn cho em hỏi như thế đúng ko a
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Bin nhà em được 6 tháng tuổi nặng 9kg, cao 71cm liệu có bị béo quá không các mẹ. E định cho ăn váng sữa nhưng sợ tăng cân lên quá. Cháu rất háo ăn cái gì cũng ăn được.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
thực ra thì bé con có nhiều giai đoạn phát triển, nếu bé ăn được thì cứ để bé ăn thôi
Có lên cho trẻ ăn váng sữa khi mới đựơc 3 tháng tuổi không
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Ăn váng sữa vào thời điểm nào trong ngày là tốt ạ?.ăn vào buổi tối có được k ạ??.
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Có nên cho bé ăn váng sữa vào buổi tối k a?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Moi nguoi oi con em duoc 4 thang muoi ngay roi ma hoi be khong bjet co the cho an vang sua chua ak
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Tre tren 6thang moi nen an vang sua
cho mình hỏi nên cho bé ăn bao nhiêu lần váng sữa trong 1 tuần ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
2 ngay 1 lan
2 ngay 1 lan
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý