Cách cho bé uống thuốc

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách cho bé uống thuốc

18/04/2015 07:47 PM
942

Nhiều bà mẹ cảm thấy khó khăn khi cho con nhỏ dưới 1 tuổi uống thuốc, trong khi đây là giai đoạn trẻ dễ bị "ươn mình". Không nên ép trẻ bằng cách bóp mũi, cạy miệng vì rất nguy hiểm.

Vị giác của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, đối với thuốc đắng thường không chịu uống, hoặc uống rồi nhổ ra ngay. Có nhiều trường hợp cha mẹ bóp mũi bé, cạy miệng ra, hoặc chờ con khóc rồi đổ thuốc vào cho xong.

Tất cả những cách trên đều hết sức nguy hiểm, vừa không bảo đảm thuốc có thể được nuốt hết để phát huy hiệu quả vừa có thể làm bé sặc, thậm chí dẫn đến tắc thở.

Vì vậy, khi cho bé uống thuốc cần chú ý những điều sau:

Với bé 1-3 tháng tuổi

Do năng lực mút kém, động tác nuốt của bé tương đối chậm nên khi cho uống thuốc, bạn phải thật cẩn thận. Để đề phòng bé sặc, có thể nâng cao đầu và vai bé.

Trước tiên, dùng ngón tay cái ấn nhẹ môi dưới khiến bé mở miệng, có thể xoa má. Sau đó, hút thuốc nước vào ống nhỏ giọt hoặc đầu vú cao su, lợi dụng bản năng bú mút của bé để bé mút thuốc vào. Sau khi uống thuốc lại cho uống thêm chút nước, để cho thuốc trong miệng bé xuống hết.

Nếu bé không chịu nuốt thì có thể dùng hai ngón tay bóp nhẹ hai má giúp cho bé nuốt. Uống xong thuốc, cần bế bé lên vỗ nhẹ lưng giúp thải không khí trong dạ dày ra.

Với bé 4-12 tháng tuổi

Có thể đặt bé ngồi chếch trên đùi, không được để đầu ngửa quá nhiều về phía sau. Cho bé uống một hớp nước lọc tráng miệng trước. Khi cho uống thuốc, nếu bé không chịu mở miệng, có thể bóp nhẹ hàm dưới, đổ thuốc từ mép theo dưới lưỡi hoặc khe răng.

Để bé nuốt từ từ, chờ tới khi nuốt hết toàn bộ thuốc nước rồi bỏ chén (thìa) thuốc ra, đề phòng bé nghịch, nhổ thuốc ra khỏi miệng.

Bé nhà em không uống được thuốc bổ máu cũng như canxi bổ sung do hay bị nhợn và ọc khi uống vitamin siro này. Vậy có cách nào khắc phục không thưa bác sĩ?

Xin bác sĩ tư vấn giúp. Bé gái nhà em được 5 tháng 2 tuần tuổi rồi. Lúc tròn 5 tháng tuổi bé cân nặng 6.9kg, cao 66cm. Bé được chuẩn đoán là bị còi xương và thiếu chất sắt. Hiện tại khẩu phần ăn của bé như sau:

9h: bú 90ml sữa công thức
11h: ăn dặm khoảng 05ml bột ngọt
11h30: bú 90ml sữa công thức
14h30: bú 60ml sữa công thức
17h00: ăn dặm 05ml bột ngọt
17h30: bú 90ml sữa công thức
19h30: bú 90ml sữa công thức
21h30: bú 90ml sữa công thức
Suốt đêm ngủ bú mẹ 2 lần khoảng 60ml.

Xin hỏi bác sĩ khẩu phần ăn của bé như thế đầy đủ chưa? Có cần bổ sung thêm gì không? Bé không uống được thuốc bổ máu cũng như canxi bổ sung do hay bị nhợn và ọc khi uống vitamin siro này. Vậy có cách nào khác để bổ sung những chất này không bác sĩ?

Rất mong bác sĩ tư vấn giúp. Xin cảm ơn. (tran tam - tamnhu...@yahoo.com)

 

Mách mẹ cách cho con uống thuốc



Trả lời:

Bạn thân mến!

Con gái của bạn tăng trưởng cân nặng, chiều cao phù hợp với lứa tuổi (trung bình bé gái 5 tháng tuổi nặng 6,9kg, cao 64cm). Bé đã được khám và điều trị bệnh còi xương và thiếu máu thiếu sắt.

Bạn cần cho bé uống theo đơn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn và khám ngay khi có biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị. Bạn cần tập cho bé làm quen dần với thuốc, nên pha loãng với nước và đổ thìa cho bé, trong những ngày đầu nên chia nhỏ liều.

Có thể bạn nhầm về lượng bột dặm của bé (50ml chứ không phải là 05ml/bữa), như vậy trong ngày bé ăn khoảng 680ml sữa và 100ml bột dặm ăn liền. Bạn nên cho bé ăn bột nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm. Bạn có thể tăng dần lượng bột và giảm dần lượng sữa cho phù hợp với khẩu phần khuyến cáo sau:

Ở lứa tuổi này (cho đến tròn 7 tháng tuổi) trong ngày (24 giờ) bé cần khoảng từ  500ml sữa (sữa mẹ là tốt nhất, sữa mẹ không đủ có thay thế sữa công thức phù hợp với lứa tuổi, giai đoạn này chưa nên cho bé ăn các sản phẩm từ sữa: sữa chua, pho mai, váng sữa…) và 2 bữa bột/cháo xay loãng 5% (400ml/ngày) đầy đủ 4 nhóm thực phẩm tổng gồm khoảng 20g gạo tẻ trắng, 20g thịt, 10g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…

Từ tháng thứ 8 tăng 3 bữa bột (600ml/ngày) đặc dần. Bạn lưu ý cho bé ăn bổ sung theo nguyên tắc: ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm…

Nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm, ăn nhạt. Khi tròn 7 tháng sang tháng thứ 8 mới nên cho bé tập ăn tôm (cá, cua…).

Nên thay đổi cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm… Bạn nên xem xét cho bé ăn đầy đủ, cân đối phù hợp với hướng dẫn trên.
Bạn nên tăng cường cho bé bú (việc này giúp lượng sữa mẹ tăng lên), bạn nên ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, uống nhiều nước, ăn thêm bữa hoặc 200ml sữa công thức trước khi ngủ (sữa mẹ được tiết nhiều vào đêm).

Chúc bạn và bé luôn được mạnh khỏe và hạnh phúc!

Các bé thường coi việc uống thuốc là một “cực hình”. Còn các mẹ thì kêu: “Việc cho con uống thuốc là màn kịch bi đát”. Hiện nay, nhiều loại thuốc uống dành cho các bé được thêm mùi vị hay hương hoa quả vào, nhưng dường như chưa cải thiện được tình hình.

Mẹ hãy thử các mẹo sau, dụ bé uống thuốc nhé!

1. Để sẵn tất cả các loại thuốc cần uống trong tầm với tay. Thuốc bột được pha sẵn vào các cốc và một cốc nước nóng ấm. Dùng xilanh hút thuốc và bơm thuốc vào miệng bé. Các mẹ lưu ý không nên bơm trực tiếp vào cổ họng bé mà bơm vào thành má thôi để bé không bị sặc. Đây là cách mà các bác sỹ, y tá vẫn thường áp dụng cho bé uống thuốc.

2. Trước khi cho bé uống thuốc, mẹ hãy cho bé ngậm kẹo vị bạc hà và dâu tây. Vì nó sẽ làm giảm vị đắng của thuốc rất nhiều. Tốt nhất, mẹ chuẩn bị sẵn kẹo mút vị này và dỗ bé: “Con uống nước (thực chất là thuốc đã pha) rồi ăn kẹo tiếp nhé”.

3. Bé rất thích bắt chước và làm theo người lớn. Mẹ có thể pha thuốc ra một cốc nước và lấy một cốc nước có mầu giống như thuốc của bé đưa cho bố và nói: “Hai bố con cùng thi xem ai uống hết nước trước, sẽ được một phần thưởng là .... (phần thưởng tùy theo sở thích của bé)”. Chắc chắn, bé sẽ cầm cốc và uống một hơi hết liền cốc thuốc.
Mẹ nên cho bé uống thuốc bằng nước lọc ấm nhé!

4. Khi cho bé uống thuốc, mẹ hãy nhờ bố hoặc bà vỗ tay hoan hô, khích lệ bé uống nước nhanh và giỏi thế hoặc dùng một vật mà bé thích để thu hút sự chú ý của bé. Mẹ nhanh tay đút thìa nước thuốc cho bé uống.

Hoặc mẹ cho bé uống nước lọc trước. Đợi lúc bé không để ý, mẹ đút cho bé một thìa nước thuốc.

Lưu ý:
Bố mẹ và ông bà cũng tạo tâm lý thoải mái, nói cho bé biết việc uống thuốc là điều bình thường. Chỉ có uống thuốc, con mới có thể hết đau họng, hết sốt... Nếu con không chịu uống thuốc, không khỏi bệnh, sẽ không thể đi học, đi chơi được.

Việc bố mẹ dỗ dành, giải thích, khuyến khích bé cũng rất quan trọng, làm cho bé cảm thấy yên tâm và không sợ phải uống thuốc.

Khi pha thuốc cho bé, mẹ nên pha bằng nước lọc và pha thêm một chút nước ấm để làm giảm đi vị đắng của thuốc và giúp bé không có cảm giác muốn nôn/trớ khi uống thuốc.
Ngoài việc uống thuốc, mẹ nên chú ý đến cả chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại cho bé.

Khi cho con nhỏ uống thuốc, không nên ép trẻ uống bằng cách bóp mũi, cạy miệng hay làm cho trẻ khóc rồi đổ thuốc vào, như thế rất nguy hiểm vì dễ làm trẻ sặc, tím tái, ho thậm chí không thở được.

Vậy chúng ta làm thế nào để cho trẻ uống thuốc được an toàn và hiệu quả ?

Tốt nhất ta sử dụng các loại thuốc có vị ngọt, mùi trái cây để trẻ bớt sợ. Trường hợp tình trạng bệnh của bé phải sử dụng một số loại thuốc đắng thì pha thêm chút đường để vị đắng của thuốc dịu đi để cho trẻ uống.

Ta ngâm thuốc đến khi thuốc tan hoàn toàn (thêm đường nếu cần), đỡ cho trẻ ngồi dậy trên đùi, thẳng lưng, đầu hơi nghiêng về phía sau, không ngửa quá nhiều.

Đối với trẻ lớn có thể để trẻ đứng hoặc ngồi đầu hơi nghiêng ra sau.

Dùng muỗng cà phê đút một muỗng nước lọc để tráng miệng, sau đó đút từng muỗng thuốc vào dưới lưỡi hay khóe miệng của trẻ để trẻ nuốt hết thuốc thì mới đút muỗng tiếp theo.

Tránh đút liên tục làm trẻ nuốt không kịp, có khi trẻ sợ phun hoặc ói ra ngoài. Trong khi uống thuốc ta có thể làm cho trẻ quên đi mình đang bị uống thuốc, ta có thể dùng ống bơm tiêm (bỏ kim) rút thuốc và nhỏ từng giọt vào miệng trẻ giúp cho việc uống thuốc dễ dàng hơn.

Nếu trẻ ngậm chặt miệng ta có thể dùng tay bóp nhẹ hàm dưới, đổ thuốc từ mép miệng theo dưới lưỡi hoặc khe răng. Đối với những trẻ đã lớn ta có thể khuyến khích trẻ tự cầm uống... Sau khi trẻ đã uống hết thuốc ta có thể đút thêm vài muỗng nước để trẻ nuốt hết thuốc.

Khi cho trẻ uống thuốc ta cần lưu ý những điều sau:

Phải cho trẻ dùng thuốc đúng theo toa của bác sĩ.

Không cho thuốc chung với thức ăn hay thức uống của trẻ, vì như thế sẽ làm mất đi mùi vị thơm ngon của thức ăn, thậm chí nó còn tạo ra mùi vị lạ làm trẻ bỏ ăn và sợ món ăn hay thức uống đó. Đối với trẻ đã biết nhận thức, việc trộn thuốc vào thức ăn hay thức uống thì có thể làm trẻ mất lòng tin vào cha mẹ vì trẻ đã cho rằng mình bị lừa.

Không nên cho trẻ nằm khi uống thuốc.

Không nên uống thuốc chung với sữa bò, tốt nhất nên uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn 1,5 giờ.

Không nên uống thuốc chung với nước trái cây.

Không nên cho trẻ uống quá nhiều loại thuốc cùng một lúc. Trường hợp trẻ phải uống nhiều loại thuốc, các bà mẹ nên phân chia thời gian uống thuốc cho con em mình, mỗi loại thuốc nên uống cách nhau khoảng 1 giờ.

Cách cho trẻ nhỏ uống thuốc

Những điều nên tránh khi cho trẻ uống thuốc

- Không tự ý dùng thuốc cho trẻ vì có thể gây ngộ độc, lờn thuốc. Luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khi dùng bất kỳ thuốc gì cho trẻ.

- Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc. Không sử dụng toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống.

- Không bóp mũi trẻ, đè đổ thuốc. Giải thích và dỗ dành trẻ nếu trẻ khóc hoặc không chịu uống thuốc.

- Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hay đang co giật.

- Không pha thuốc vào sữa, nước ép trái cây hoặc thức ăn của trẻ.

- Không nên cho trẻ uống thuốc lúc bụng đói, nhất là các thuốc giảm đau, kháng viêm như: aspirine, corticoide… để phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày.

Cho trẻ uống những loại thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ

- Đối với trẻ nhỏ, trẻ nhũ nhi: cần chọn dạng thuốc lỏng như sirô, hỗn dịch, nhũ dịch (hỗn dịch, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều) hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ thích uống. Cũng có thể chọn những loại thuốc có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ.

- Đối với những trẻ lớn, thường từ 5 tuổi trở lên, có thể nuốt được viên thuốc: ta có thể cho trẻ uống thuốc dạng viên nén hoặc thuốc hình bao con nhộng. Không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm cho trẻ sợ hãi. Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc.

- Không pha thuốc vào bất cứ loại nước nào hoặc thức ăn của trẻ

Chỉ nên pha thuốc với nước đun sôi để nguội để đảm bảo dược tính của thuốc và duy trì hiệu quả điều trị. Thành phần và hiệu quả tác dụng của thuốc sẽ bị thay đổi nếu pha thuốc vào những loại dịch uống hoặc thức ăn sau đây:

- Pha thuốc vào bình sữa cho trẻ bú: sữa công thức (sữa bò) chứa nhiều kali và sắt. Những chất này khi gặp một số thuốc sẽ phản ứng, tạo ra một số tạp chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thụ thuốc của lòng ruột và dạ dày. Thậm chí, có những loại thuốc còn bị những chất này phá hủy. Ngoài ra, canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.

- Pha thuốc vào nước ép trái cây: trong nước trái cây, nhất là nước cam, chanh có thành phần acid tương đối nhiều. Khi dùng nước trái cây để uống thuốc có thể làm xảy ra một số phản ứng hóa học dẫn đến thay đổi tính chất của thuốc. Nếu pha với nước nho ép có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Lý do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.

- Pha thuốc vào thức ăn hoặc thức uống của trẻ: mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi vị lạ của thuốc. Trẻ kén ăn hoặc nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng, từ chối thức ăn, thức uống đã được pha thuốc, dù đó là những thứ mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế trẻ sẽ cho là mình bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ.

Để 'dụ' con uống thuốc, nhiều bậc cha mẹ đã sáng tạo ra những cách 'đặc biệt' nhưng lại gây phản tác dụng.

Con cô bạn mới hơn 3 tuổi bị ốm nên mẹ Num tranh thủ ghé qua thăm. Ngồi chơi một lúc thấy bạn ‘rục rịch’ đi lấy thuốc cho con. Lát sau, bạn cầm ra cốc sữa, giọng vừa đe dọa, vừa nịnh nọt 'Con không uống hết, mẹ không chơi với con...'. Thế là bé mặt mày bí xị, rùng mình uống cố hết cốc sữa. Cô bạn quay sang phân bua với mình ‘Phải dùng chiêu này chị ạ...!'.

Mẹ Num biết, việc cho trẻ uống thuốc là một vấn đề đầy thử thách với các bậc cha mẹ. Thế nên, để ‘dụ’ con, nhiều người đã sáng tạo ra những cách ‘đặc biệt’ như: trộn thuốc vào sữa hay đồ ăn hoặc nói rằng thuốc là kẹo… thậm chí, có người con ép con uống bằng cách bóp mũi, cạy miệng con… Nhưng những cách đó rất dễ gây phản tác dụng, khiến bé sợ thuốc.

5 'Không' cho trẻ uống thuốc
Cần chọn đúng dạng thuốc thích hợp cho trẻ khi bị ốm. (Ảnh minh họa). 

Để trẻ uống thuốc dễ dàng hơn và không sợ hãi, mẹ Num xin chia sẻ một số điều:

-    Trước hết, cần chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ. Đó là dạng thuốc lỏng như siro, hỗn hợp, nhũ dịch (hỗn hợp, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều) hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ rất thích uống. Ngoài các thuốc này còn có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ. Thuốc dạng viên uống chỉ nên dùng cho những trẻ lớn.

- Không trộn thuốc vào thức ăn hoặc sữa nếu đó chưa phải biện pháp duy nhất để tre uống thuốc. Thuốc vào cơ thể trẻ cùng với sữa hoặc thức ăn sẽ chuyển hóa chậm hơn và có nhiều trường hợp, trẻ sợ thuốc sợ luôn cả thức ăn. Đặc biệt lưu ý, khi nghiền thuốc trộn với thức ăn, bạn phải điều chỉnh lượng thức ăn sao cho trẻ ăn hết, nếu không sẽ không đủ liều thuốc.

- Không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm trẻ sợ hãi.

- Không được gọi thuốc là kẹo. Trẻ không được nghĩ rằng thuốc là thứ ăn được. Lưu ý cất giữ thuốc ở những nơi trẻ không thể với tới.

- Không nên cho trẻ uống quá nhiều loại thuốc cùng một lúc. Trường hợp trẻ phải uống nhiều loại thuốc, các bà mẹ nên phân chia thời gian uống thuốc cho con em mình, mỗi loại thuốc nên uống cách nhau khoảng 1 giờ.

- Không phải tất cả các thìa cà phê đều có khối lượng giống nhau. Hãy sử dụng thìa tiêu chuẩn ở các hiệu thuốc.

- Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc.

Lưu ý: Với những trẻ mà bất kỳ loại thuốc nào cũng không dung nạp được và nôn mửa thì cần đưa đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.

Tìm hiểu về bệnh gout

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản

Tìm hiểu về bệnh gai cột sống

Cách chế biến cá cơm khô cực ngon

Cách chế biến cá hồi cho bé yêu mau lớn, thông minh

Cách chế biến đậu ván không bị mất chất

Cách làm bì chay

Cách làm muối tôm Tây Ninh khiến chị em mê mẩn

Cách làm xíu mại bánh mì

Cách làm tương miso món tương ngon của xứ sở hoa anh đào

Cách làm ngan om sấu cực ngon

Những bí quyết làm giàu giúp bạn thành công nhanh chóng

Bí quyết trẻ lâu của Lưu Hiểu Khánh

Cách làm thịt bò khô miếng ngon tha hồ nhâm nhi

Cách làm cơm kẹp ngon, hấp d���n trong những ngày giao mùa

Cách làm giò gà lạ miệng, đổi khẩu vị cho cả nhà

Phong cách Gangnam gây sốt trên toàn thế giới

Bí quyết làm trắng da với nước vo gạo rất an toàn và hiệu quả

Bí quyết làm trắng da dưới cánh tay

Bí quyết làm trắng da cấp tốc không cần đến trung tâm làm đẹp

Bí quyết làm món giả cầy ngon

Cách làm bánh bột lọc Huế hương vị khó quên

Cách làm bánh lọt lá dứa thơm ngon

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý