Để trẻ ăn ngon miệng và tăng cân đều

seminoon seminoon @seminoon

Để trẻ ăn ngon miệng và tăng cân đều

18/04/2015 07:50 PM
584

Dạy con thói quen ăn uống lành mạnh là một cách kiểm soát trọng lượng hợp lý cho trẻ. Ngoài ra, thói quen ăn uống được hình thành từ khi còn nhỏ này sẽ được duy trì, trở thành một lối sống tốt khi trưởng thành. Để làm được điều này, các chuyên gia Mỹ có một số lời khuyên với các bậc cha mẹ:

Ăn uống điều độ. Liên tục ăn vặt có thể dẫn đến ngang bụng nhưng đồ ăn nhẹ được lên kế hoạch tại các thời điểm cụ thể trong ngày là phần quan trọng mà không làm hỏng cảm giác ngon miệng của trẻ. Tuy nhiên, ăn vặt nhưng phải là món ăn nhẹ mà bổ dưỡng, tránh để trẻ đầy bụng mà thiếu dưỡng chất.

Khuyến khích trẻ ăn từ từ. Một đứa trẻ có thể cảm nhận đói và no tốt hơn khi ăn chậm.

Duy trì bữa ăn gia đình. Đó là bữa ăn dễ chịu với những cuộc trò chuyện và chia sẻ, không phải là thời gian để la mắng hoặc tranh cãi. Nếu cảm thấy khó chịu, trẻ có thể cố gắng ăn nhanh để rời khỏi bàn ăn càng sớm càng tốt. Điều này gây áp lực căng thẳng mỗi khi ăn uống.

Cho trẻ tham gia mua thực phẩm và chuẩn bị bữa ăn. Những hoạt động này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về sở thích của con, cũng là cơ hội để giảng giải cho trẻ về dinh dưỡng, về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, trẻ được nấu cùng người lớn sẽ hào hứng hơn khi dùng món ăn mà có công lao đóng góp của chúng.

Cảnh giác khi con vừa ăn vừa xem tivi. Ăn vặt khi mắt trẻ “dán chặt” vào màn hình tivi làm cho trẻ không biết đến cảm giác no, từ đó dẫn đến ăn quá nhiều.

Khuyến khích trẻ uống nước thay vì đồ uống ngọt hay nước giải khát có gas.

Không nên dùng đồ ăn để trừng phạt hay khen thưởng. Ví dụ, trẻ có nguy cơ béo phì thường bị cha mẹ hạn chế ăn. Đứa trẻ lo lắng là mình bị đói, vì thế nó sẽ cố gắng ăn bất cứ khi nào có cơ hội. Tương tự như vậy, nếu dùng bánh kẹo để “nhử” con ăn rau, trẻ sẽ nghĩ sai về món rau, cho rằng ăn rau không bằng món bánh kẹo nhận được sau khi ăn.

Tìm hiểu bữa ăn ở trường. Chẳng hạn, nếu biết trưa ở trường con hay ăn gì, ở nhà có thể nấu những món ngoài các mục đó. Việc làm này đảm bảo cho con chế độ ăn cân bằng mà đa dạng.

Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cháo hay mẩu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì khó khăn quá?! Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.
Chiến tranh bên bát ăn thường xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.
8 bí quyết giúp bé ăn ngon miệng
Giúp trẻ ăn ngon miệng - Ảnh minh họa 
Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?
1. Nguyên tắc "mackeno"
"Mackeno" chính là "Mặc kệ nó". Nếu nhóc tì không đói, đừng cố để ép bé ăn một món nào đó hay đồ ăn vặt. Đặc biệt, tuyệt đối không mua chuộc, dụ dỗ bé bằng bất kỳ hình thức nào, ví như: cho tiền hay thưởng quà... để dụ bé ăn. Vì hành động này có thể có hiệu quả trong một vài lần nhất định, nhưng vô tình lại tạo cho bé quyền được "yêu sách" trước mỗi bữa ăn.
Trong một vài trường hợp, trẻ có thể chán ăn do mệt mỏi hoặc lo âu. Do đó, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ, cho trẻ quyền được lựa chọn thực đơn cho mình để tăng cảm hứng ăn uống. Chất còn hơn lượng! Dù trẻ chỉ ăn vài thìa nhưng trong những thìa nhỏ đó cũng đã đảm bảo đủ các chất cho trẻ vẫn hơn là cố nhồi nhét.
2. Thiết lập thói quen
Cho trẻ thưởng thức bữa ăn chính và bữa ăn phụ vào một giờ nhất định để biết đói, đồng thời hình thành thói quen ăn uống tốt. Cung cấp nước trái cây, sữa xen kẽ đều giữa các bữa ăn chính và ăn vặt.
3. Kiễn nhẫn với các loại thực phẩm mới
Sau khi nếm hoặc ngửi một loại đồ ăn mới, trẻ có thể nôn ra ngay hoặc từ chối tức thì. Phản ứng này là hoàn toàn bình thường vì để làm quen và thích một món ăn nào đó, trẻ cần thời gian. Có tips đơn giản để khuyến khích trẻ là bạn hãy ăn món ăn mới thật ngon và thích thú trước mặt trẻ. Đồng thời, miêu tả cảm giác, màu sắc và vị của món ăn cho trẻ nghe. Đảm bảo, với một món ăn tuyệt hảo và hấp dẫn, không một đứa trẻ nào có thể từ chối.
"Dục tốc bất đạt", hãy ghi nhớ rằng, khi cho trẻ làm quen với một món mới, hãy khéo sắp xếp món mới xen vào món ăn mà bé yêu thích và cho bé thử từ từ thôi nhé!
4. Trẻ con ăn bằng mắt
Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, hãy biến tấu các món ăn phổ biến thành những hình thù nhìn là lạ. Ví dụ, món cơm được vẽ thêm hình mặt cười hoặc bông cải xanh được cắt tỉa ngộ nghĩnh...
5. Cho trẻ tự bốc
Cho trẻ tự bốc. Trẻ khóc toáng hay tìm cách lẩn tránh ăn khi thấy bát cháo, chén bột, thìa, ghế ăn. Bạn hãy thay đổi chiến lược xem sao. Nếu trẻ chưa thể bốc ăn được, bạn hãy cho trẻ ăn bằng ngón trỏ (bạn quẹt bột/cháo vào ngón tay và cho trẻ ăn, nhưng nhớ giấu chén bột/cháo đi). Với trẻ đã có thể sử dụng tay, bạn hãy để trẻ tự do dùng tay bốc thức ăn. Tuy nhìn khá lem nhem, nhưng trẻ sẽ thích thú và hào hứng ăn.
6. Cùng trẻ lựa thực phẩm
Không có gì hay ho bằng việc dụ trẻ đi shopping cùng và gợi ý cho chúng chọn thực phẩm hoặc món rau mà chúng thích. Sau đó, chế biến theo khẩu vị của chúng, chắc hẳn trẻ sẽ hài lòng lắm vì được cha mẹ nuông chiều!
Đặc biệt, với trẻ lớn hơn một chút, hãy khuyến khích trẻ cùng tham gia nấu nướng, như: rửa rau hoặc khuấy bột... Trẻ sẽ ngon miệng hơn khi cảm giác món ăn là một phần thành quả lao động của mình.
7. Nguyên tắc 3 không khi ăn
3 không: Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi. Nguyên tắc 3 không này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một người mẹ chia sẻ: "Nếu trẻ chưa từng được ăn phải xem ti vi, được chơi đồ chơi, được đi rong thì làm sao biết giờ ăn là phải như thế. Tất cả đều do người lớn tạo thói quen".
Bữa ăn của trẻ chỉ lên kéo dài 15 - 30 phút. Nếu cho trẻ ăn khi đang xem tivi, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến trẻ phân tâm. Không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
8. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn
Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé một món, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.
Ở trẻ em có nhiều cháu biếng ăn (ăn ít, không muốn ăn) mặc dù cha mẹ rất quan tâm, lo lắng về vấn đề ăn uống của trẻ và thức ăn luôn có sẵn, đủ đầy.

Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn. Thứ nhất là thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của trẻ. Muốn trẻ ăn ngon miệng cần chế bi���n thức ăn sao cho phù hợp với trẻ và luôn thay đổi chủng loại thực phẩm cũng như cách chế biến. Biện pháp này không những vừa giúp trẻ ăn ngon, không chán ăn mà còn cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Một số bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn như các loại sữa đắt tiền, thịt bò, thịt lợn nạc, chim bồ câu, thịt gà… mới bổ và tốt cho trẻ và chế biến chỉ theo một kiểu nên trẻ ăn mãi sẽ chán.

Thực tế trẻ cần ăn đa dạng các loại thức ăn và tốt nhất là nên dùng các loại thực phẩm tươi để chế biến như: Dùng thịt, cá tươi thì tốt hơn so với ruốc, dùng thức ăn tươi thì tốt hơn các thực phẩm chế biến sẵn hoặc phơi khô. Lúc trẻ được 10-12 tháng, nếu trẻ không muốn ăn bột có thể chuyển sang ăn cháo. Và sau 12 tháng có thể chuyển sang ăn cơm nát. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý: Dù ăn bột, ăn cháo hay ăn cơm, khẩu phần ăn của trẻ vẫn phải đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng - nghĩa là phải có đủ chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Không nên ép trẻ ăn theo một chế độ cứng nhắc (ăn khoán). Những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã bị nhồi, ép ăn sẽ đâm ra chán và sợ ăn, có khi thành phản xạ, cứ thấy thức ăn là không muốn ăn và sinh chứng ngậm, mút thức ăn, làm cho bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Vì thế nên dỗ dành để trẻ cảm thấy thoải mái khi ăn, nếu trẻ ăn không hết suất thì không cố ép.

Có nhiều gia đình rất nuông chiều con, thường cho trẻ ăn bánh kẹo hoặc uống nước ngọt trước bữa ăn; Và đây cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ chán ăn. Nước ngọt và bánh kẹo sẽ gây cảm giác “no giả tạo” khiến trẻ không muốn ăn nhưng thực chất là trẻ vẫn “đói”, vẫn bị thiếu dinh dưỡng vì các chất dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin và muối khoáng chỉ có trong các thức ăn khác. Đó là chưa kể đến một số loại bánh, kẹo, nước ngọt có dùng các loại phẩm màu không được phép sử dụng chế biến thực phẩm, rất hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Trẻ biếng ăn cũng có thể do bị nhiễm ký sinh vật đường ruột như giun, sán… Cần giữ vệ sinh trong ăn uống và nơi ở cho trẻ. Nếu có điều kiện, nên làm xét nghiệm phân cho trẻ để tìm ký sinh trùng và điều trị kịp thời.

Khi đã loại trừ hết các nguyên nhân trên, trẻ có thể chán ăn do thiếu các men tiêu hóa nên thức ăn không được tiêu hóa hết. Trong trường hợp này, phân trẻ không mịn, thường có những hạt lổn nhổn gọi là phân sống. Bình thường trong cơ thể người có rất nhiều loại men để tiêu hóa các loại thức ăn (chất đạm, chất đường, chất béo…).

Các men tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm cho trẻ chóng đói, muốn ăn và ăn ngon miệng. Gặp phải những trường hợp này, có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hóa và nên cho uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ dùng men tiêu hóa trong một thời gian nhất định, nếu uống kéo dài sẽ không tốt vì sẽ gây ức chế các tuyến tiêu hóa trong cơ chế sản xuất men.

Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cháo hay mẩu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì khó khăn quá?! Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.

Chiến tranh bên bát ăn thường xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.

Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?

Trẻ ngon miệng: Nguyên tắc 'mackeno' - 1
Có nhiều cách để bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống (Ảnh minh họa).

1. Nguyên tắc 'mackeno'

'Mackeno' chính là 'Mặc kệ nó'. Nếu nhóc tì không đói, đừng cố để ép bé ăn một món nào đó hay đồ ăn vặt. Đặc biệt, tuyệt đối không mua chuộc, dụ dỗ bé bằng bất kỳ hình thức nào, ví như: cho tiền hay thưởng quà... để dụ bé ăn. Vì hành động này có thể có hiệu quả trong một vài lần nhất định, nhưng vô tình lại tạo cho bé quyền được 'yêu sách' trước mỗi bữa ăn.

Trong một vài trường hợp, trẻ có thể chán ăn do mệt mỏi hoặc lo âu. Do đó, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ, cho trẻ quyền được lựa chọn thực đơn cho mình để tăng cảm hứng ăn uống. Chất còn hơn lượng! Dù trẻ chỉ ăn vài thìa nhưng trong những thìa nhỏ đó cũng đã đảm bảo đủ các chất cho trẻ vẫn hơn là cố nhồi nhét.

2. Thiết lập thói quen

Cho trẻ thưởng thức bữa ăn chính và bữa ăn phụ vào một giờ nhất định để biết đói, đồng thời hình thành thói quen ăn uống tốt. Cung cấp nước trái cây, sữa xen kẽ đều giữa các bữa ăn chính và ăn vặt.

3. Kiễn nhẫn với các loại thực phẩm mới

Sau khi nếm hoặc ngửi một loại đồ ăn mới, trẻ có thể nôn ra ngay hoặc từ chối tức thì. Phản ứng này là hoàn toàn bình thường vì để làm quen và thích một món ăn nào đó, trẻ cần thời gian. Có tips đơn giản để khuyến khích trẻ là bạn hãy ăn món ăn mới thật ngon và thích thú trước mặt trẻ. Đồng thời, miêu tả cảm giác, màu sắc và vị của món ăn cho trẻ nghe. Đảm bảo, với một món ăn tuyệt hảo và hấp dẫn, không một đứa trẻ nào có thể từ chối.

'Dục tốc bất đạt', hãy ghi nhớ rằng, khi cho trẻ làm quen với một món mới, hãy khéo sắp xếp món mới xen vào món ăn mà bé yêu thích và cho bé thử từ từ thôi nhé!

Trẻ ngon miệng: Nguyên tắc 'mackeno' - 2
Luôn thay đổi thực đơn giúp trẻ ngon miệng và hứng thú ăn uống hơn. (Ảnh minh họa).

4. Trẻ con ăn bằng mắt

Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, hãy biến tấu các món ăn phổ biến thành những hình thù nhìn là lạ. Ví dụ, món cơm được vẽ thêm hình mặt cười hoặc bông cải xanh được cắt tỉa ngộ nghĩnh...

5. Cho trẻ tự bốc

Cho trẻ tự bốc. Trẻ khóc toáng hay tìm cách lẩn tránh ăn khi thấy bát cháo, chén bột, thìa, ghế ăn. Bạn hãy thay đổi chiến lược xem sao. Nếu trẻ chưa thể bốc ăn được, bạn hãy cho trẻ ăn bằng ngón trỏ (bạn quẹt bột/cháo vào ngón tay và cho trẻ ăn, nhưng nhớ giấu chén bột/cháo đi). Với trẻ đã có thể sử dụng tay, bạn hãy để trẻ tự do dùng tay bốc thức ăn. Tuy nhìn khá lem nhem, nhưng trẻ sẽ thích thú và hào hứng ăn.

6. Cùng trẻ lựa thực phẩm

Không có gì hay ho bằng việc dụ trẻ đi shopping cùng và gợi ý cho chúng chọn thực phẩm hoặc món rau mà chúng thích. Sau đó, chế biến theo khẩu vị của chúng, chắc hẳn trẻ sẽ hài lòng lắm vì được cha mẹ nuông chiều!

Đặc biệt, với trẻ lớn hơn một chút, hãy khuyến khích trẻ cùng tham gia nấu nướng, như: rửa rau hoặc khuấy bột... Trẻ sẽ ngon miệng hơn khi cảm giác món ăn là một phần thành quả lao động của mình.

7. Nguyên tắc 3 không khi ăn

3 không: Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi. Nguyên tắc 3 không này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một người mẹ chia sẻ: "Nếu trẻ chưa từng được ăn phải xem ti vi, được chơi đồ chơi, được đi rong thì làm sao biết giờ ăn là phải như thế. Tất cả đều do người lớn tạo thói quen".

Bữa ăn của trẻ chỉ lên kéo dài 15 - 30 phút. Nếu cho trẻ ăn khi đang xem tivi, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến trẻ phân tâm. Không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

8. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn.

Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé một món, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.

Việc khó khăn nhất đối với các bà mẹ cho con ăn dặm đó là bé biếng ăn, không ăn được thức ăn đặc, phải ăn một số lượng lớn.

Những bữa ăn dặm đầu tiên thật khó khăn đối mẹ và bé. Nhiều bé không quen ăn thức ăn đặc (do 6 tháng đầu chỉ bú mẹ, thức ăn lỏng hoàn toàn) nên thường nôn ói. Còn mẹ thì lúng túng không biết nấu bột thế nào để bé ngon miệng, đủ chất.
Những nguyên tắc quan trọng
- Ăn lừ lỏng tới đặc (độ đặc nên bắt đầu từ 10%)
- Ăn từ ít đến nhiều: Ở lần đầu tiên, cho bé nếm 1-2 thìa loãng rồi cho bú là chính. Nếu bé chịu ăn, không ói ọc, không sình bụng, không bị tiêu chảy thì có thể tăng dần. Ngược lại, nên tạm ngưng 1-2 tuần rồi mới tập ăn trở lại với lượng thức ăn ít và loãng hơn.
- Tập cho bé quen dần với các thức ăn mới: theo dõi khả năng hấp thu của bé với loại thức ăn mới này trong vòng 5-7 ngày rồi mới cho ăn tiếp món mới.
- Thức ăn phải lỏng mềm, dễ nuốt, phù hợp với từng tháng tuổi của trẻ.
- Phải đảm bữa ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa , đậu đỗ, vừng….), chất bột đường (gạo, mỳ, khoai, ngô), chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng), vitamin và khoáng chất (rau có màu xanh thẫm và các loại quả màu vàng đỏ).
- Đảm bảo VSATTP trong chế biến thức ăn (thực phẩm tươi ngon, an toàn, dụng cụ chế biến và tay người chế biến phải sạch sẽ).

Mỗi người mẹ đều biết rằng một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng sẽ cung cấp cho trẻ tất cả những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Thực tế không phải trẻ nào cũng dễ tính trong ăn uống, có rất nhiều trẻ kén chọn khi ăn rau quả, thịt cá…Vì thế bài toán đặt ra cho mẹ là phải tìm ra những món ăn hợp khẩu vị cũng như các cách trình bày món ăn thơm ngon hấp dẫn đủ sức lôi kéo trẻ.

Phải làm sao khi trẻ không chịu ăn rau?

Mẹ có để ý là bé rất thích mút ngón tay và sờ vào mọi đồ vật để khám phá và cảm nhận thế giới không? Hãy “nương” theo thói quen này để tập cho trẻ thói quen ăn rau thử xem! Trước tiên, lựa các loại rau củ nhiều màu sắc như dưa chuột, cà chua bi, cà rốt rồi thái ra thành từng miếng nhỏ và cho bé măm sống hoặc ăn chung với sốt mayonnaise chẳng hạn.

Nhớ là càng nhiều màu sắc, càng nhiều hình dáng càng dễ thu hút sự chú ý của bé. Bạn cũng có thể kéo cả bé vào quá trình chuẩn bị ví dụ như rửa, cắt, trộn…Biết đâu nhờ mẹo này mà bé trở thành “sâu rau” thì sao?

Nếu bé từ chối ăn thịt?

Nếu bé cứ thấy thịt là ngán thì cũng đừng lo. Còn rất nhiều loại thức ăn thay thế giàu chất đạm như cá, trứng và sữa tươi. Ngoài ra, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ thay đổi rất nhanh nên có thể chỉ trong vài tháng bé lại khoái khẩu các món thịt.

Nếu bé có nguy cơ thừa cân?

Khi trẻ có nguy cơ béo phì, tốt nhất là nên khuyến khích trẻ tham gia một môn thể thao nào đó và tập thể dục thường xuyên càng sớm càng tốt. Ngoài ra, cố gắng không cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn phương Tây quá sớm (như pizza, gà rán) để hạn chế khẩu vị của trẻ.

Khi trẻ lớn hơn một chút, mẹ có thể khuyến khích trẻ  tập thể dục: bơi lội, đạp xe hoặc chơi bất kỳ môn thể thao nào để giữ cho trẻ mạnh khỏe, cứng cáp và  săn chắc. Ngoài ra, nên quy định khung thời gian ăn cố định trong ngày để trẻ không ăn vặt quá nhiều và khuyến khích trẻ nhai kỹ chứ không được nuốt trộng, dễ gây đau bao tử.

Khi bé ăn quá ít?

Bạn lo lắng vì thấy bé chạy nhảy hết chỗ này sang chỗ khác mà rất ít khi thèm ăn? Đừng lo lắng quá! Theo nhiều nghiên cứu, trẻ không có thói quen ăn uống đều đặn như người lớn nên lúc ngán thì ăn rất ít nhưng khi thấy đói sẽ ăn rất nhiều.

Nếu bé nhà bạn rơi vào trường hợp này, không nên tìm mọi cách ép trẻ ăn mà chỉ cần cho bé ăn vừa đủ sau đó cho bé ăn dặm thêm. Chỉ cần thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng và trọng lượng của bé là được.

Khi bé ăn quá nhiều?

Trẻ em phát triển nhanh nên ăn nhiều là bình thường. Chỉ cần thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng và trọng lượng của bé để phát hiện các dấu hiệu “nguy hiểm” nếu có. Tuy nhiên ngược lại với trẻ ít ăn, các bà mẹ có con ăn nhiều nên để thức ăn và các món ăn vặt thật xa tầm tay của trẻ. Đặc biệt, không nên mua quá nhiều kẹo ngọt và sô cô la chất trong tủ lạnh để bé có thể “tiện tay” ăn bất kì lúc nào.

Còn nếu lúc nào bé cũng than đói và đòi ăn, mẹ nên cho trẻ nhiều thức ăn có chứa tinh bột như gạo, bánh mì và đậu thay vì chỉ cho trẻ ăn các loại thực phẩm có đường và béo. Và, tất nhiên, phải khuyến khích bé chơi một môn thể dục thể thao nào đó!

Nếu bé không thích ăn sáng?

Nếu bé không thích ăn sáng, hãy thử “đánh lừa” vị giác của bé bằng một ly nước ép trái cây trước xem sao. Nếu chiêu đó không hiệu quả, nhớ bỏ vào cặp bé một hộp sữa tươi sạch TH true MILK, một chai nước ép trái cây hoặc một ổ bánh mì kẹp chả thơm phức để bé có thể “xử lý” ngay nếu đói.

Nhưng đó chỉ là biện pháp nhất thời, cách tốt nhất vẫn phải tập cho bé thói quen ngồi và ăn sáng trong một thời gian thích hợp vì bữa sáng là bữa quan trọng nhất cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé. Mẹ nên tạo mọi điều kiện để bé được ăn sáng cùng cả gia đình vì đây là cách hay nhất để trẻ sẵn sàng ngồi vào bàn ăn!

Các loại hoa màu tím kiêu sa

Ý nghĩa các loài hoa

Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể

Mẫu hoa cưới độc đáo

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hoa cưới bằng hoa rum đẹp

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Ý nghĩa của hoa lavender

Ý nghĩa của hoa lay ơn

Ý nghĩa của hoa lan chuông

Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp

Ý nghĩa của hoa thủy tiên

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Làm tóc xoăn tự nhiên bằng giấy

Làm tóc xoăn tự nhiên không cần uốn

Cách làm tóc mái phồng cực đẹp

Chữa thâm quầng mắt bằng tự nhiên

Mặt nạ trị thâm quầng mắt từ thiên nhiên

Mặt nạ trị tàn nhang hiệu quả nhất

Mặt nạ trị nám bằng trái cây

Ý nghĩa của biển số xe

Tự may váy cho bé cực yêu

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa hồng trong tình yêu

Ý nghĩa số điện thoại của bạn

Ý nghĩa của Gangnam style

Ý nghĩa của ngày 20 tháng 11

Tự chế kem dưỡng da mùa đông

Tự chế kem dưỡng da ban đêm cực hiệu quả

Tự chế kem dưỡng vùng mắt

Tự chế sữa rửa mặt cho da nhờn

Tự chế sữa rửa mặt cho da mụn

Cách làm lông mi cong tự nhiên

Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng



(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
dạ, xin cho em hỏi bé gái nhà em được 12 tháng 7 ngày nặng co 7,2kg, từ mấy tháng nay cháu không thấy lên cân nữa, bé không ăn sữa ngoài mặc dù em đã cố ép mà chỉ bú mẹ.từ nhỏ bé rất hay bị táo bón dù em đã thay đổi khẩu phần ăn liên tục, ăn nhiều đồ mát, uống cốm vi sinh Bio;acimin new nữa.dạo này bé rất lười ăn, nhìn thấy cháo là đã lắc đầu nhưng em thử dưa cơm thì cháu ăn ngay, vậy giờ bé nhà em đã có thể ăn cơm được chưa ạh? ăn cơm sớm có ảnh hưởng đến dạ dày của bé không ạh?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Bé Trai nhà em nay đã được 11 tháng cân năng 10k, chiều cao 77cm, 3 tháng liền Bé không tăng cân, Ngày ăn 3 lần, mỗi lần 1/2 chén cháo đủ các thành phần gạo thịt( cá, trứng...) rau củ 1 muỗng dầu ăn.Ban ngày bé uống sữa công thức 2 lần nhưng rất ít mỗi lần khoảng 70ml, tối bú mẹ, hiện tại Bé rất lười ăn, Vậy cho em hỏi Bé nhà em có bị suy dinh dưỡng không? Làm cách nào để bé ăn ngon miệng và tăng cân đều.
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Chiều cao và cân nặng hiện tại của bé là hoàn toàn bình thường, bạn không nên quá lo lắng. Ở lứa tuổi này trong 24 giờ bé cần khoảng 500ml sữa (sữa mẹ là tốt nhất, nếu sữa mẹ đủ không cần ăn thêm sữa công thức và các sản phẩm từ sữa), 3 bữa bột có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm tổng gồm khoảng: {80-90g gạo tẻ trắng, 80-90g thịt (tôm, cá…), 15g dầu (mỡ), 30-40g rau xanh, 50-100g quả chín…)}. Ngoài ra, em cho bé dùng thêm sữa chua, phô mai, váng sữa vào các bữa phụ hoặc ngay sau bữa ăn chính (nếu bé ăn chưa đủ lượng). Chúc bé hay ăn chóng lớn
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý