Cảm giác thèm ăn khi mang thai

seminoon seminoon @seminoon

Cảm giác thèm ăn khi mang thai

18/04/2015 07:52 PM
3,487

Sự thay đổi sâu sắc những hormon trong thai kỳ, khiến thai phụ có thể có những cơn thèm ăn dữ dội. Bạn ham muốn được ăn một thứ gì đó, thậm chí là thứ trước đây bạn chẳng muốn ăn một chút nào.

Thèm những thứ là đồ ăn

Đa số các thai phụ thèm ăn những thứ sau đây, vì thế nếu bạn thèm ăn chúng thì bạn không phải là trường hợp cá biệt:

  • Những loại đồ ngọt
  • Những sản phẩm chế biến từ sữa
  • Nhựng thức ăn nhẹ có vị mặn
  • Trái cây chua như xoài, me, cóc, ổi
  • Thức ăn có gia vị cay nồng

Tuy nhiên, để tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó có thể dẫn đến những hậu quả không tốt (như me chua hay nước ngọt có gaz chẳng hạn), bạn nên chỉ nhấp nháp từng phần nhỏ cho dịu cơn thèm, xem như là một phần của chế độ ăn hàng ngày. Nhai kẹo cao su cũng là một giải pháp hay để giải quyết cơn thèm ăn.

Thèm ăn các thứ không phải là thức ăn

Đôi khi một số thai phụ lại thèm ăn những thứ không phải là thức ăn, chẳng hạn như than, nước đá hay đất cát. Hiện tượng này còn được gọi là Pica (thèm ăn tạp), nguyên nhân của nó hiện vẫn chưa xác định được. Theo một số nghiên cứu, thiếu chất sắt có thể là thủ phạm gây ra hội chứng này. Kết quả một vài nghiên cứu khác, hiện tượng pica có liên quan với giai đoạn cơ thể cố gắng hấp thụ dưỡng chất để bổ sung cho lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu qua đường ăn uống. Cũng có trường hợp, pica là hậu quả của các vấn đề tâm sinh lý.

Dù gì đi nữa, rõ ràng bạn cần phải có một chế độ cân bằng và kiềm chế những cơn thèm này vì chúng có thể gây hại. Tốt nhất, bạn nên báo với bác sĩ sản khoa của mình để được kiểm tra và xử trí hợp lý.

Nếu sinh con so, từ cuối tháng thứ 4, đầu tháng thứ 5 của thai kỳ, người mẹ đã có cảm giác thai máy (thai nhi cử động, búng nhẹ vào thành bụng, tạo cảm giác giống như sôi ruột). Với người sinh con rạ, hiện tượng này sẽ xuất hiện sớm hơn khoảng 2 tuần. Nếu không thấy thai máy, thai phụ nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Sau đây là một số vấn đề khác thường xảy ra trong thời gian mang thai:

1. Thèm ăn hay chán ghét một (hoặc nhiều) thức ăn: Đó là dấu hiệu của chứng ốm nghén, thường bắt đầu từ tháng thứ 2 đến cuối tháng thứ 3 của thai kỳ. Có người ốm nghén sớm hoặc muộn hơn. Có người vừa mang thai đã nghén và hiện tượng này kéo dài cho đến khi sinh. Nghén khiến bà mẹ không ăn uống được và nôn mửa nhiều. Hiện tượng sinh lý này thường tự khỏi mà không cần điều trị. Thai phụ vẫn có thể làm giảm sự khó chịu bằng các biện pháp sau:

- Tránh không để đói nhưng đừng ăn quá no. Đói làm hạ đường máu và khiến thai phụ dễ nôn mửa hơn. Nên ăn từ khi sáng sớm và lúc nào cũng nên ăn hoặc ngậm lặt vặt một thứ gì đó. Khi có cảm giác rất thèm thứ đồ ăn nào, cũng không nên ăn nhiều một lần, chỉ nên ăn từng tí một, chia làm nhiều lần.

- Tránh dùng thức ăn khó tiêu, ăn nhiều rau sạch và trái cây tươi.

- Nên chia 3 bữa chính thành 6-7 lần ăn. Điều này giúp thai phụ dễ tiêu hóa, không có cảm giác no hơi, chán ăn.

Nếu nôn mửa quá nhiều, nên đến các trung tâm y tế để truyền dịch nhằm bù nước hoặc uống thuốc chống nôn.

2. Rối loạn tiêu hóa: Trong suốt thai kỳ, người phụ nữ thường bị táo bón, ăn không tiêu, dễ tiêu chảy. Nên dự phòng bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, giữ vệ sinh thực phẩm.

3. Rối loạn tiết niệu: Vào những tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ thường đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân là tử cung lớn lên, chèn ép bàng quang. Đồng thời, dưới tác dụng của chất nội tiết thai nghén, nước tiểu được bài tiết nhiều hơn. Gần đến ngày sinh, thai nhi (nhất là phần đầu) sẽ lọt vào tiểu khung của người mẹ, chèn ép vào bàng quang khiến người mẹ cảm thấy buồn đi tiểu suốt ngày.

4. Tăng cân: Trong 3 tháng đầu tiên, do nghén nên thai phụ có thể không tăng cân, thậm chí tụt cân. Sau 3 tháng, do đã hết nghén, cơ thể thích hợp dần với việc mang thai nên thai phụ bắt đầu tăng cân. Lượng tăng cân trung bình cho toàn bộ thai kỳ là 12-13 kg. Nếu tăng cân ít, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân; người mẹ không dự trữ đủ năng lượng cho bản thân khi sinh và không đủ sữa cho con bú. Nhưng nếu tăng cân quá nhiều, sản phụ sẽ khó sinh và dễ bị béo phì sau khi sinh.

5. Cảm cúm: Khi có thai, người mẹ phải tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm. Nếu mắc bệnh, nên đi khám ngay, không tự ý dùng thuốc kẻo gây nguy hiểm cho thai nhi.

6. Những thay đổi bất thường: ra máu âm đạo, ra nước (có thể do vỡ ối), ra nhiều khí hư ngứa rát, có mùi chua; nhiễm nấm, đau bụng... Khi có các hiện tượng trên, thai phụ cũng cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Về việc giao hợp, nên nhẹ nhàng và ít thường xuyên hơn. Không nên giao hợp vào tháng cuối thai kỳ để tránh vỡ ối non, nhiễm trùng. Đối với bà mẹ có tiền căn sẩy thai, cần tránh giao hợp trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, nhất là trong thời kỳ mang thai. Táo bón tuy không quá nguy hiểm, nhưng rõ ràng khi bị mắc táo bón sẽ chẳng dễ chịu chút nào.

Thủ phạm” gây táo bón

Thường thì có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên chứng táo bón ở thai phụ, đó là do hoormon, chế độ ăn uống và sự phát triển của thai nhi.

- Do hoormon

Lượng hoormon trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ có những chuyển biến lớn, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột.

Cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giới tính duy trì thai, loại hormon này sẽ giúp thả lỏng các cơ và giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, việc các cơ được thả lỏng lại gây những tác động tiêu cực đến ruột, gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn.

 



- Do chế độ ăn uống:

Chế độ ăn uống cũng là một trong những “ thủ phạm” chính gây nên tình trạng bị “ mắc kẹt” khi bầu bí.

Đôi khi do trong quá trình mang thai, các chị em đã "nạp" vào cơ thể quá nhiều chất sắt, điều này là một trong số thủ phạm gây nên chứng táo bón.

Thêm vào đó, việc thay đổi hoormon trong cơ thể, kéo theo những thay đổi của vị giác trong thời kỳ mang thai sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, cũng gây nên ảnh hưởng đối với thai phụ.

- Do
sự phát triển của thai nhi:

Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mang thai phải chịu đựng cảm giác bị chèn ép. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

Ứng phó

- Quan tâm tới chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi và tình trạng chứng táo bón. Để dễ dàng khắc phục chứng táo bón, điều đầu tiên thai phụ nên quan tâm đó là chế độ ăn uống. Trong khẩu phần ăn thường ngày, bạn cần tăng cường các chất xơ bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như rau xanh ( đặc biệt các loại rau có lá màu xanh sẫm như rau bina, bông cải xanh) ngũ cốc, các chất xơ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

Thêm vào đó, cũng nên hạn chế những đồ ăn cay, nóng và nhiều giavị.

- Uống đủ lượng nước

Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải, loại trừ nguy cơ mắc táo bón. Mỗi ngày bạn nên uống từ 7-8 cốc nước.

Bạn có thể uống nước ép hoa quả thay thế nước ép thông thường, các loại nước ép trái cây vừa có thể cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất vừa có thể đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Trái lại, nếu bạn chỉ uống một chút nước trà hay cà phê thì sẽ khó có thể khắc phục tình hình.
- Luyện tập đều đặn

Đừng nghĩ rằng khi mang thai thì nên tránh vận động, mà trái lại bạn vẫn nên luyện tập. Tuy nhiên, hình thức tập luyện nên thích hợp với thể trạng sức khỏe, tránh vận động quá mạnh.

Tập luyện sẽ đem lại cho bạn những tác dụng như giảm cảm giác mệt mỏi, dễ dàng khi chuyển dạ về sau, giúp máu lưu thông tốt và đặc biệt là giúp cải thiện chứng táo bón.

Các bài luyện tập an toàn và thích hợp với bà bầu  là đi bộ, bơi lội, yoga. Mỗi tuần nên luyện tập tối thiểu ít nhất với cường độ từ 2- 3 lần, mỗi lần khoảng từ 20-30 phút.

- Mát - xa bụng

Mát xa bụng  sau khi ngủ dậy giúp không chỉ giúp việc tiêu hoá dễ dàng hơn, mà nó còn có thể kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác thèm ăn bữa sáng.

Cách mát xa rất đơn giản, chỉ cần xoa nhẹ lên bụng theo chiều kim đồng hồ, trong quá trính mát xa bạn có thể dùng thêm một số loại tinh dầu nhưng cần đảm bảo rằng, đó là những loại tình dầu không gây dị ứng nhưng tinh dầu chanh, tinh dầu dừa, dầu quả hạnh

- Áp dụng liệu pháp chữa vi lượng đồng cân

Liệu pháp vi lượng đồng cân đem lại hiệu quả cao và rất an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý áp dụng liệu pháp này, mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng

Lưu ý:

Nếu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng không mấy khả quan, bạn nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng một loại thuốc nhuận tràng nào đó. Bạn không phải lo lắng về tác dụng phụ của các loại thuốc này vì có rất nhiều loại an toàn cho cả mẹ và bé mà lại rất hiệu quả khi điều trị chứng táo bón.

Một người mẹ tâm sự: "Tôi đang mang bầu bé đầu lòng nhưng chẳng hiểu sao, tôi không thấy thèm ăn gì cả. Có khi, tôi chỉ uống sữa để qua bữa cũng được. Liệu có gì bất ổn với bé không"?.

Nhiều phụ nữ mang thai thèm ăn một số món nhất định (kể cả những món trước đây họ chưa từng đụng đũa tới) hoặc thèm những món bất thường (như đá lạnh, mùn...). Bên cạnh đó, cũng có những người mẹ không có chút cảm giác thèm ăn nào. Thèm hoặc không thèm ăn khi mang thai là hoàn toàn tự nhiên.

Chưa ai biết chắc chắn cảm giác thèm ăn của thai phụ tới từ đâu. Nó có thể do những thay đổi hormone xảy ra trong thời kỳ mang thai (có tác động mạnh tới sự thay đổi về mùi, khẩu vị của người mẹ). Điều này khiến một số người mẹ thèm những món nhất định mà ghê cổ với những món khác.

Một số người tin là thèm ăn phát sinh do thiếu hụt vitamin hoặc chất khoáng nhất định nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm ra mối liên kết cụ thể nói trên.

Thiếu cảm giác thèm ăn không đồng nghĩa với bất ổn ở bào thai. Thậm chí nếu bạn không thèm đồ ăn béo hay nhiều đường thì bạn càng dễ dàng chọn lựa những thực phẩm an toàn, lành mạnh. Điều này cũng dễ dàng hơn để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển bào thai.

Nhieu phu nu mang thai them an mot so mon nhat dinh (ke ca nhung mon truoc day ho chua tung dung dua toi) hoac them nhung mon bat thuong (nhu da lanh, mun...). Ben canh do, cung co nhung nguoi me khong co chut cam giac them an nao. Them hoac khong them an khi mang thai la hoan toan tu nhien.

Khong thay them an khi mang thai babau.jpg

Chua ai biet chac chan cam giac them an cua thai phu toi tu dau. No co the do nhung thay doi hormone xay ra trong thoi ky mang thai (co tac dong manh toi su thay doi ve mui, khau vi cua nguoi me). Dieu nay khien mot so nguoi me them nhung mon nhat dinh ma ghe co voi nhung mon khac.

Mot so nguoi tin la them an phat sinh do thieu hut vitamin hoac chat khoang nhat dinh nhung chua co nghien cuu khoa hoc nao tim ra moi lien ket cu the noi tren.

Thieu cam giac them an khong dong nghia voi bat on o bao thai. Tham chi neu ban khong them do an beo hay nhieu duong thi ban cang de dang chon lua nhung thuc pham an toan, lanh manh. Dieu nay cung de dang hon de dap ung du nhu cau dinh duong cho su phat trien bao thai.

Tìm hiểu về bệnh gout

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản

Tìm hiểu về bệnh gai cột sống

Cách chế biến cá cơm khô cực ngon

Cách chế biến cá hồi cho bé yêu mau lớn, thông minh

Cách chế biến đậu ván không bị mất chất

Cách làm bì chay

Cách làm muối tôm Tây Ninh khiến chị em mê mẩn

Cách làm xíu mại bánh mì

Cách làm tương miso món tương ngon của xứ sở hoa anh đào

Cách làm ngan om sấu cực ngon

Những bí quyết làm giàu giúp bạn thành công nhanh chóng

Bí quyết trẻ lâu của Lưu Hiểu Khánh

Cách làm thịt bò khô miếng ngon tha hồ nhâm nhi

Cách làm cơm kẹp ngon, hấp dẫn trong những ngày giao mùa

Cách làm giò gà lạ miệng, đổi khẩu vị cho cả nhà

Phong cách Gangnam gây sốt trên toàn thế giới

Bí quyết làm trắng da với nước vo gạo rất an toàn và hiệu quả

Bí quyết làm trắng da dưới cánh tay

Bí quyết làm trắng da cấp tốc không cần đến trung tâm làm đẹp

Bí quyết làm món giả cầy ngon

Cách làm bánh bột lọc Huế hương vị khó quên

Cách làm bánh lọt lá dứa thơm ngon

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
người mang thai thèm ăn vào tháng tứ mấy
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Cho e hoi , e mang thai đuợc 8 Tuan ma ko muon an lam , co sao ko các me . Giúp e voi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý