Ý nghĩa của hoa thiên lý

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Ý nghĩa của hoa thiên lý

18/04/2015 07:57 PM
2,778
Trong vô số những loài hoa làm nên nét độc đáo của ẩm thực Việt có lẽ duy nhất chỉ có hoa thiên lý là có nhiều chuyện để nói nhất. Là loài hoa nhỏ nhắn, không có gì nổi bật song đằng sau nó là một chuyện tình đẹp, có sức lay động lòng người. Không chỉ có thế, thứ hoa mộc mạc này còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.

Thương chồng nấu cháo le le,
Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen.

Chuyện xưa kể rằng, có cặp vợ chồng nọ, rất mực yêu thương nhau, người chồng có tài thổi sáo. Tiếng sáo của chàng khiến cây cỏ, chim muông cũng phải mê mẩn. Chàng đã tham gia rất nhiều cuộc thi thổi sáo khắp nơi, nơi đâu chàng tham gia cũng đều đoạt giải. Trong số những con vật yêu thích tiếng sáo của chàng có con rắn lục tâm địa nham hiểm đã hóa thân giống vợ chàng như hai giọt nước nhằm chiếm đoạt chàng cho riêng mình. Chàng trai trở về nhà hoang mang không biết đâu là vợ mình thật bèn nhờ một ông cụ cao niên trong làng phân giải.

Trãi qua bao thử thách, cuối cùng con rắn lục độc ác cũng bị lộ tẩy, vợ chồng chàng trai tìm thấy nhau và có cuộc sống hạnh phúc bên nhau. Vợ chàng trai có tên Thị Lý, trong thử thách cuối cùng để phân biệt thật giả, thị có nói dù có cách xa ngàn dặm, thị vẫn nhận ra được chồng. Kể từ đó, dân gian dựa vào ý trong câu nói của thị để đặt tên cho loài thân leo, kết những chùm hoa nhỏ nhắn với tên gọi Thiên Lý có nghĩa là ngàn dặm.


Canh thiên lý cua đồng

Canh thiên lý cua đồng


Hoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, hoa nhỏ, màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh. Hoa thiên lý kết thành từng chùm, hương thơm dịu nhẹ thường được trồng phổ biến trong vườn nhà. Không giống như bông bí, hoa mướp, lục bình, bông điên điển… chỉ xuất hiện trong những bữa cơm đạm bạc đồng quê thì hoa thiên lý khá được ưa chuộng cả với người thành phố. Từ bông thiên lý có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu cho ra các món ăn hấp dẫn khác nhau. Mộc mạc như thiên lý nấu canh cua với hương thơm dịu nhẹ từ những cánh hoa, vị ngọt đậm đà nơi thịt cua đồng béo ngậy.

Trong khi đó thiên lý xào thịt bò, thiên lý xào tôm nõn là những món ăn thường trực trong bữa cơm người thành phố. Cũng có khi thiên lý xuất hiện trong món gỏi cá mè yêu thích của dân nhậu hay trở thành món ăn chủ lực bên nồi lẩu hoa thiên lý lạ lẫm, lôi cuốn.


Hoa thiên lý xào thịt bò


Hoa thiên lý xào thịt bò


Dung dị đúng như ý nghĩa của mình, nấu món hoa thiên lý không hề phức tạp. Hoa thiên lý chọn những bông chơm nở, ngâm trong chậu nước cho bay hết bụi bẩn đồng thời cho hết kiến, chùm to thì tách làm hai, ba. Trong tất cả mọi món ăn, muốn giữ được hương thơm tự nhiên cùng màu xanh tươi của bông thiên lý bao giờ người ta cũng cho hoa sau cùng, đợi nước sôi hay ngấm gia vị là bắc ra ngay. Không chỉ “đắt hàng” nơi bữa cơm đạm bạc hay trên bàn tiệc sang trọng, đủ làm hài lòng dù những thực khách khó chiều nhất, hoa thiên lý còn là vị thuốc đông y rất có lợi cho sức khỏe con người. Cộng với mùi hương thoang thoảng, thiên lý ngoài đem lại “sắc” còn là loại hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt cao, thích hợp cho mùa hè.




Ban đầu, nhiều người khi chưa quen nên không mấy mặn mà với những món hoa thiên lý, nhưng càng ngày càng có nhiều người yêu quý loài hoa có mùi hương dung dị và mộc mạc này. Nhiều gia đình còn trồng riêng một giàn thiên lý trước sân, ngoài chức năng làm đẹp lại có thêm một món rau thường trực sẵn trong vườn.


Ngày xưa, xưa xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Hay đến mức, một con rắn lục mê tiếng sáo của chàng, đã quyết tâm tu luyện cho thành người để giành chàng làm chồng, mặc dù chàng đã có vợ. Lần ấy, sau một chuyến mang cây sáo trúc đi thổi thi và đoạt được giải nhất trở về, vừa đến đầu làng, chàng trai đã thấy người vợ trẻ vừa xinh, vừa hiền của mình ra đón. Chàng vui lắm, đâu biết đấy chính là con rắn lục đã biến thành người và đã giả dông giống y hệt vợ chàng từ vẻ mặt, lời nói đến dáng đứng, dáng đi... Về đến nhà, chàng trai bỗng rụng rời thấy một người vợ thứ hai bước ra... Chàng trai không còn biết ai là vợ thật của mình nữa. Hai người đàn bà trẻ giống nhau còn hơn cả hai giọt nước. Chàng liền tìm đến một ông cụ nổi tiếng là tài giỏi trong việc tìm ra chuyện phải trái ở trên đời, để nhờ giúp đỡ. Nghe chàng nói rõ ngọn ngành, ông cụ nhận lời ngay và cho gọi hai người đàn bà trẻ đến.

- Cụ già lấy vải đen bịt mắt cả hai lại rồi đưa cho hai người ba cái áo có mùi mồ hôi của ba người đàn ông khác nhau và dặn:

- Cứ ngửi đi và cái nào là của chồng thì gật đầu, không phải thì lắc đầu! Cô vợ thật được ngửi trước. Cô vợ giả ngửi sau. Mắt cô vợ giả vốn là mắt rắn nên có thể nhìn xuyên qua vải đen. Vì vậy cô ta liếc nhìn người vợ thật, thấy cô này lắc đầu thì cũng lắc đầu, thấy gật đầu thì cũng gật theo. Thế là cả hai đều đã ngửi đúng được mùi áo của người chồng có tài thổi sáo. Ông cụ liền cho mang đến ba bát canh, một bát có vị gừng, một bát có vị hành và một bát có vị lá hẹ. ông cụ dặn:

- Thứ canh nào chồng thích ăn thì gật đầu, thứ nào chồng không thích thì lắc đầu. Sự việc lại diễn ra như lần thử trước. Thấy người vợ thật gật đầu khi nếm bát canh nấu với gừng, cô vợ giả cũng gật đầu theo. ông cụ cho cả hai cùng về, để cụ suy nghĩ thêm. Hôm sau, cụ lại cho mời hai người đến. Cụ để hai người đứng ở hai nơi, không trông thấy nhau nhưng cùng nhìn ra một con đường ở phía trước mặt, cách chỗ đứng khá xa.

- Ta sẽ cho ba chàng trai đi ngang qua đường. Nhận ra ai là chồng mình thì cứ vẫy gọi. Ai gọi đúng chàng thổi sáo tài giỏi thì người đó là vợ thật, ai gọi sai là vợ giả và sẽ phải chịu tội với dân làng. Cô vợ giả lúc đầu lo lắm. Nhưng sau cô ta đã nghĩ ra được một lối thoát. Cô ta định bụng khi nào nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng sẽ gọi ngay theo. Một người trai trẻ đi qua. Rồi hai người. Cô vợ giả không nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng im lặng theo. Cô ta mừng lắm. Như thế thì người còn lại đúng là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Vì vậy khi chàng trai thứ ba vừa xuất hiện thì cô vợ giả đã vẫy tay và gọi to:

- Anh ơi! Em ở đằng này này! Trong lúc người vợ thật vẫn đứng im. Vì đó vẫn chưa phải là chồng cô. Cụ già liền dẫn chàng trai thứ ba đến trước cô vợ giả và nói:

- Như vậy, cô đã tự nhận cô là kẻ manh tâm đi cướp đoạt chồng của người khác. Chàng trai này đâu phải là người mà cô đã nhận là chồng cô. Rồi cụ lại cho gọi cô vợ thật đến và hỏi:

- Trong ba chàng trai, không có ai là chồng cô sao?

- Thưa cụ, nếu là chồng cháu thì dẫu ở xa trăm dặm, ngàn dặm, cháu cũng nhìn ra! Cụ già liền cho ba chàng trai khác tiếp tục đi qua đường. Đến người thứ năm thì người vợ thật kêu to lên mừng rỡ:

- Anh ơi! anh ơi! Đúng đó là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Sự việc đã rõ ràng. Cụ già liền theo lệ của làng, nọc cô vợ giả ra đánh một trăm roi. Nhưng chỉ đánh được chục roi thì đau quá, cô vợ giả đã hiện nguyên hình con rắn lục và bò nhanh vào bụi cây trốn mất. Hai vợ chồng chàng thổi sáo vui mừng lạy tạ ông cụ. ông cụ tươi cười bảo:

- Tìm ra được kẻ gian cho đời là lão vui rồi. Bây giờ lão chỉ muốn được nghe điệu sáo hay nhất của ônh thôi! Chàng trai liền rút cây sáo trúc luôn giắt ở bên mình ra thổi. Tiếng sáo của chàng nghe réo rắt như tiếng chim, của trời, của sông, của nước nhưng nổi lên rõ hơn cả là tiếng của con người vui mừng được sống trong lẽ phải và tình thương. ai nghe cũng ngơ ngẩn say mê... Hai vợ chồng sau đó liền kéo nhau trở về nhà. Họ sống bên nhau đầm ấm vui vẻ. Hai vợ chồng cùng làm ruộng. Lúc rảnh chồng lại đem sáo ra thổi cho vợ và hàng xóm cùng nghe. Ngày hội, ngày Tết, tiếng sáo của chàng càng làm cho mọi người thêm yêu đời và quý mến nhau. Một buổi chiều, người vợ đang gội đầu, người chồng đang thổi sáo thì bỗng có con chim gì thả rơi ở bên chân người vợ một chùm hoa màu xanh phớt vàng có mùi thơm thoang thoảng. Đêm đến mùi hoa càng thơm hơn. Người vợ liền bảo chồng đặt bông hoa bên cạnh cửa sổ để có gió, hương hoa càng bay thơm khắp nhà.

Sáng hôm sau, thức dậy, cả hai vợ chồng đều lạ lùng thấy bông hoa đã kết liền vào một loại dây leo mọc ở cạnh cửa sổ. Và sau đó, không phải chỉ có một chùm hoa, mà rất nhiều chùm hoa khác lại nở tiếp theo. Hoa màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt. Loại hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa thiên lý. Vì sao lại có cái tên ấy? Các cụ xưa giải nghĩa: Vì tên cô vợ thật là Lý. Còn thiên lý là vì ông cụ có tài tìm ra mọi việc phải trái, đã dựa vào câu trả lời của cô vợ thật mà đặt tên mới cho cô và trêu cô:

- Tên cô từ nay không phải là Lý mà là Thiên Lý. Thiên Lý nghĩa là nghìn dặm, nghìn dặm mà vẫn nhận ra được chồng mình...! Các cụ còn nói thêm: Cô vợ giả, tuy đã trở lại kiếp rắn lục nhưng vẫn giữ trong lòng mình mối hận đối với cô vợ thật... Vì vậy ai yêu hoa Thiên Lý, rắn lục không thích đâu. Rắn lục thường bò nấp vào các dây hoa Thiên Lý để mổ cắn những ai thích ngắm hoa Thiên Lý, yêu mùi hương Thiên Lý. Nhưng cho đến nay càng ngày mọi người càng quý càng yêu loại hoa có mùi hương rất dung dị và mộc mạc này.

Ngày xưa, xưa xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Hay đến mức, một con rắn lục mê tiếng sáo của chàng, đã quyết tâm tu luyện cho thành người để giành chàng làm chồng, mặc dù chàng đã có vợ. Lần ấy, sau một chuyến mang cây sáo trúc đi thổi thi và đoạt được giải nhất trở về, vừa đến đầu làng, chàng trai đã thấy người vợ trẻ vừa xinh, vừa hiền của mình ra đón. Chàng vui lắm, đâu biết đấy chính là con rắn lục đã biến thành người và đã giả dông giống y hệt vợ chàng từ vẻ mặt, lời nói đến dáng đứng, dáng đi... Về đến nhà, chàng trai bỗng rụng rời thấy một người vợ thứ hai bước ra... Chàng trai không còn biết ai là vợ thật của mình nữa. Hai người đàn bà trẻ giống nhau còn hơn cả hai giọt nước. Chàng liền tìm đến một ông cụ nổi tiếng là tài giỏi trong việc tìm ra chuyện phải trái ở trên đời, để nhờ giúp đỡ. Nghe chàng nói rõ ngọn ngành, ông cụ nhận lời ngay và cho gọi hai người đàn bà trẻ đến.

-Cụ già lấy vải đen bịt mắt cả hai lại rồi đưa cho hai người ba cái áo có mùi mồ hôi của ba người đàn ông khác nhau và dặn:

-Cứ ngửi đi và cái nào là của chồng thì gật đầu, không phải thì lắc đầu! Cô vợ thật được ngửi trước. Cô vợ giả ngửi sau. Mắt cô vợ giả vốn là mắt rắn nên có thể nhìn xuyên qua vải đen. Vì vậy cô ta liếc nhìn người vợ thật, thấy cô này lắc đầu thì cũng lắc đầu, thấy gật đầu thì cũng gật theo. Thế là cả hai đều đã ngửi đúng được mùi áo của người chồng có tài thổi sáo. ông cụ liền cho mang đến ba bát canh, một bát có vị gừng, một bát có vị hành và một bát có vị lá hẹ. ông cụ dặn:

-Thứ canh nào chồng thích ăn thì gật đầu, thứ nào chồng không thích thì lắc đầu. Sự việc lại diễn ra như lần thử trước. Thấy người vợ thật gật đầu khi nếm bát canh nấu với gừng, cô vợ giả cũng gật đầu theo. ông cụ cho cả hai cùng về, để cụ suy nghĩ thêm. Hôm sau, cụ lại cho mời hai người đến. Cụ để hai người đứng ở hai nơi, không trông thấy nhau nhưng cùng nhìn ra một con đường ở phía trước mặt, cách chỗ đứng khá xa.

-Ta sẽ cho ba chàng trai đi ngang qua đường. Nhận ra ai là chồng mình thì cứ vẫy gọi. Ai gọi đúng chàng thổi sáo tài giỏi thì người đó là vợ thật, ai gọi sai là vợ giả và sẽ phải chịu tội với dân làng. Cô vợ giả lúc đầu lo lắm. Nhưng sau cô ta đã nghĩ ra được một lối thoát. Cô ta định bụng khi nào nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng sẽ gọi ngay theo. Một người trai trẻ đi qua. Rồi hai người. Cô vợ giả không nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng im lặng theo. Cô ta mừng lắm. Như thế thì người còn lại đúng là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Vì vậy khi chàng trai thứ ba vừa xuất hiện thì cô vợ giả đã vẫy tay và gọi to:

-Anh ơi! Em ở đằng này này! Trong lúc người vợ thật vẫn đứng im. Vì đó vẫn chưa phải là chồng cô . Cụ già liền dẫn chàng trai thứ ba đến trước cô vợ giả và nói:

-Như vậy, cô đã tự nhận cô là kẻ manh tâm đi cướp đoạt chồng của người khác. Chàng trai này đâu phải là người mà cô đã nhận là chồng cô. Rồi cụ lại cho gọi cô vợ thật đến và hỏi:

-Trong ba chàng trai, không có ai là chồng cô sao?

-Thưa cụ, nếu là chồng cháu thì dẫu ở xa trăm dặm, ngàn dặm, cháu cũng nhìn ra! Cụ già liền cho ba chàng trai khác tiếp tục đi qua đường. Đến người thứ năm thì người vợ thật kêu to lên mừng rỡ:

-Anh ơi! anh ơi! Đúng đó là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Sự việc đã rõ ràng. Cụ già liền theo lệ của làng, nọc cô vợ giả ra đánh một trăm roi. Nhưng chỉ đánh được chục roi thì đau quá, cô vợ giả đã hiện nguyên hình con rắn lục và bò nhanh vào bụi cây trốn mất . Hai vợ chồng chàng thổi sáo vui mừng lạy tạ ông cụ. ông cụ tươi cười bảo:

-Tìm ra được kẻ gian cho đời là lão vui rồi. Bây giờ lão chỉ muốn được nghe điệu sáo hay nhất của ônh thôi! Chàng trai liền rút cây sáo trúc luôn giắt ở bên mình ra thổi. Tiếng sáo của chàng nghe réo rắt như tiếng chim, của trời, của sông, của nước nhưng nổi lên rõ hơn cả là tiếng của con người vui mừng được sống trong lẽ phải và tình thương. ai nghe cũng ngơ ngẩn say mê... Hai vợ chồng sau đó liền kéo nhau trở về nhà. Họ sống bên nhau đầm ấm vui vẻ. Hai vợ chồng cùng làm ruộng. Lúc rảnh chồng lại đem sáo ra thổi cho vợ và hàng xóm cùng nghe. Ngày hội, ngày Tết, tiếng sáo của chàng càng làm cho mọi người thêm yêu đời và quý mến nhau. Một buổi chiều, người vợ đang gội đầu, người chồng đang thổi sáo thì bỗng có con chim gì thả rơi ở bên chân người vợ một chùm hoa màu xanh phớt vàng có mùi thơm thoang thoảng. Đêm đến mùi hoa càng thơm hơn. Người vợ liền bảo chồng đặt bông hoa bên cạnh cửa sổ để có gió, hương hoa càng bay thơm khắp nhà.

Sáng hôm sau, thức dậy, cả hai vợ chồng đều lạ lùng thấy bông hoa đã kết liền vào một loại dây leo mọc ở cạnh cửa sổ. Và sau đó, không phải chỉ có một chùm hoa, mà rất nhiều chùm hoa khác lại nở tiếp theo. Hoa màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt. Loại hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa thiên lý. Vì sao lại có cái tên ấy? Các cụ xưa giải nghĩa: Vì tên cô vợ thật là Lý. Còn thiên lý là vì ông cụ có tài tìm ra mọi việc phải trái, đã dựa vào câu trả lời của cô vợ thật mà đặt tên mới cho cô và trêu cô:

-Tên cô từ nay không phải là Lý mà là Thiên Lý. Thiên Lý nghĩa là nghìn dặm, nghìn dặm mà vẫn nhận ra được chồng mình...! Các cụ còn nói thêm: Cô vợ giả, tuy đã trở lại kiếp rắn lục nhưng vẫn giữ trong lòng mình mối hận đối với cô vợ thật... Vì vậy ai yêu hoa Thiên Lý, rắn lục không thích đâu. Rắn lục thường bò nấp vào các dây hoa Thiên Lý để mổ cắn những ai thích ngắm hoa Thiên Lý, yêu mùi hương Thiên Lý. Nhưng cho đến nay càng ngày mọi người càng quý càng yêu loại hoa có mùi hương rất dung dị và mộc mạc này.

=== một sự tích khác về hoa Thiên Lý ===

Xưa kia, nơi một miền quê hẻo lánh, có một gia đình họ Lý trú ngụ. Vợ chồng nhà quê này ăn ở với nhau sinh được hai người con: một gái và một trai. Nhưng không bao lâu, người chồng lại từ trần, để lại cho người vợ goá nuôi nấng hai con. Dần dần tuổi già sức yếu nên gia đình bà ta phải lâm vào cảnh túng cùng.
Cô con gái, mà người dân trong vùng quen gọi là cô Lý, năm ấy vừa lên mười bảy tuổi. Cô ta chuyên nghề trồng hoa màu để bán lấy tiền nuôi mẹ và em. Tuy sống trong cảnh thiếu thốn nghèo nàn, nhưng cô ta có một sắc đẹp mặn mà và tính tình rất nhân hậu, nên được mọi người mến thương.
Vào một buổi sáng nọ, nàng Lý đang tưới hoa nơi vườn, bỗng nghe có tiếng "chiêm chíp" trong một lùm cây. Nàng ta chạy vội đến thì thấy một con chim Vàng Anh còn non đang đứng run rẩy trên cành. Có lẽ vì đêm qua mưa to gió lớn nên nó té rơi lìa ổ. Nàng Lý liền bắt lấy, rồi chạy vào nhà nhóm lửa lên sưởi ấm cho con chim.
Thường ngày nàng đi bắt châu chấu về đút cho chim ăn và chăm sóc cho nó rất chu đáo, y như một người mẹ chăm sóc cho đứa con thơ. Vì thế mà con chim rất mến yêu nàng ta va không bao giờ nó xa nàng một bước.
Thấm thoát... con Vàng Anh đã khôn lớn, nó cất tiếng hót thánh thót, làm cho gia đình nàng Lý cũng vui lây. Mỗi sáng, Vàng Anh thức dậy thật sớm và theo nàng ra vườn hoa bắt sâu bọ. Tối đến, nó nhảy nhót hót vang như để tạo niềm vui cho gia đình nàng Lý. Đến lúc nàng vào buồng ngủ, nó cũng theo và đậu trên đỉnh màn.
Mãi cho đến mùa thu năm ấy... Nơi Kinh Đô, nhà vua cùng đoàn tuỳ tùng chuẩn bị mở cuộc săn bắn bên xứ Đông.
Một hôm, trong lúc săn bắn nhà Vua vì mải mê đuổi theo một con thỏ, đến lúc bắn được con vật thì ngài cũng mệt nhoài, Ngài bèn gò cương ngựa tạt vào một xóm dân dã gần đấy để nghỉ mệt. Nhưng lạ thay! Vừa đến trước sân một ngôi nhà thấp lè tè, nhà Vua chợt nghe tiếng hát lanh lảnh ở đâu đây vọng ra làm cho ngài xao xuyến lạ thường.
Nhà Vua bèn xuống ngựa nom theo một lối bước vào vườn cam thì thấy có một cô gái đang ngồi hát dưới gốc cam, ngước nhìn những quả cam vàng ối đang đu mình nặng trĩu trên cành. Ngài thấy thèm khác lạ. Tiếng hát lại im bặt vì cô gái nghe thấy tiếng động ở trong vườn. Nàng giật mình quay lại thì thấy một người đàn ông ăn mặc rất sang trọng có cốt cách quan quyền đang tiến bước về phía nàng. Người đàn ông vừa cười mỉm vừa cất tiếng khen rằng:
- Chà Cô bé hát hay quá nhỉ!
Nang Lý không biết đấy là nhà Vua, nên sau phút ngập ngừng e thẹn, nàng cũng vui vẻ nói với ông khách lạ rằng:
- Ông khen quá lời... chứ tôi chỉ hát hỏng lăng nhăng cho vui miệng vậy thôi!
- Cô cho ta mua ít cam...
- Chẳng hay...ông từ đâu đến?
- Ta từ..à. ta đang đi săn rồi lạc ngựa vào đây.
- Trông ông có vẻ khát lắm thì phải?
- Dĩ nhiên rồi ! vì trời thu mà sao lại nắng to như nắng hạ! Nàng Lý cười nhoẻn duyên dáng, rồi bẻ thoăt lấy hai trái cam to nhất, trao cho người đàn ông. Người khách vui vẻ đón lấy và bóc ra ăn. Bỗng thình lình co tiếng vó ngựa phi vang trời, và sau đấy là một đoàn quan quân kéo đến rầm rộ. Khi đoàn người vừa nhìn thấy người đàn ông thì họ có vẻ khép nép sợ hãi. Có một người trong bọn, ăn mặc theo lối quan quyền tiến vào vườn cam và quỳ dâng nước cho người đàn ông uống. Bấy giờ nàng Lý mới đoán biết rằng, chắc người khách kia cũng là bậc công hầu khanh tương chi đây. Bỗng nhiên nàng đâm ra sợ hãi, chạy biến lẩn tránh vào nhà.
Kể từ hôm ấy, nhà Vua không bao giờ quên được bóng dáng người con gái quê mùa có dáng điệu nhí nhảnh, lại ca hát hay hay... Ngài bèn lệnh cho quan quân đi rước cô gái để tiến vào cung tần.
Khi quan quân đến xứ Đông báo tin cho gia đình họ Lý biét ý định của nhà Vua, thì cả ba mẹ con nàng Lý đều hoảng hốt, ôm chầm lấy nhau mà khóc oà lên.

Theo thói thường, khi một gia đình nào vinh hạnh lắm mới có con được tiến vào cung. Nhưng với gia đình họ Lý thì khác, họ cho đó là một cực hình... Vì khi vào đấy rồi, thì kẻ bất hạnh ấy không bao giò còn được trông thấy mặt mẹ cha và suốt đời sẽ vĩnh viễn thu mình nơi cung cấm.
Nhưng lệnh vua đã ban truyền, làm sao gia đình họ Lý dám cưỡng lại. Nàng Lý đành ôm lòng sụt sùi từ biệt mẹ và em, rồi miễn cưỡng theo đám quan quân lên đường về kinh đô.
Lòng mẹ thương con bao la như biển như trời, khiến bà ta vật vã chạy theo đám quan quân, kêu gào thảm thiết... Tuổi già sức mỏi, bà ngã quỵ bên đường.
Em trai nàng Lý, lòng thương chị vô cùng cũng chạy theo đám quan quân mà gào khóc... Trước cảnh chia ly não ruột ấy, nàng Lý khóc ròng, ngoảnh lại gọi em mà bảo trong tiếng chan hoà:
- Em ơi! Sao em không về với mẹ già, lại chạy theo chị làm gì?
Em trai nàng vừa chạy bay đến vừa đưa tay gạt nước mắt, rồi thò tay lấy con chim Hoàng Anh trong bọc áo ra đưa cho chị, nức nở bảo rằng:
- Từ đây, gia đình ta đã xa lìa chị! Chỉ co con chim này là có thể theo chị được thôi. Vậy chị hãy mang nó theo đi đẻ sớm khuya co bầu bạn. Thôi em xin giã biệt chị, chị oi!
Thế là hai chị em chỉ biết nhìn nhau chan hoà giọt lệ. Đứa con trai vẫn đứng chết điếng bên vệ đường, mãi cho đến lúc đoàn người khuất dạng mới chịu lần mò trở về.
Trải qua mấy ngày đường, đoàn người đã về đến Kinh Đô. Nhà vua bèn truyền đưa nàng Lý vào cung để hầu hạ Công Chúa. Công Chúa kèm nàng ba tuổi, nhưng vóc dáng lại đẫy đà hơn. Tính Công Chúa thường hay gắt gỏng, và rất đanh ác. Vì vậy nàng Lý phải luôn gánh chịu mọi sự hành hạ và đầy đoạ của Công Chúa.
Có một buổi sáng, tự dưng Công Chúa thấy có một con chim Vàng Anh đậu trên cành liễu, đang cất tiếng hót líu lo nghe rất vui tai, Công Chúa lấy làm thích thú, bèn gọi nàng Lý bắt con chim dâng nàng. Nhưng nàng Lý thưa rằng:
- Con Vàng Anh ấy là của tôi. Nếu Công Chúa muốn bắt, thì tôi sẽ gọi nó xuống đây.
- Dứt lời, cô gái giơ cao tay ngoắt, miệng mấy tiếng thì con Vàng Anh liền bay sà ngay xuống và đậu trên vai nàng. Công Chúa lấy làm lạ mới hỏi rằng:
- Ngươi tìm đâu được con chim khôn ngoan vậy?
- Nàng Lý bèn thuật lại mọi nguồn cơn... Nghe xong, Công Chúa bảo rằng:
- Thế thì nhà ngươi phải dâng con chim Vàng Anh cho ta. Và ngươi hãy đi tìm ngay một chiếc lồng đẹp đẽ để cho ta nhốt nó vào, kẻo nó bay đi mất.
- Nàng Lý cúi đầu vâng dạ. Rồi chốc sau, tay xách một chiếc lồng son rất đẹp đến dâng cho Công Chúa. Công Chúa liền bỏ con Vàng Anh vào và treo trước cửa phòng. Nhưng từ đấy, con Vàng Anh không bao giờ hót nữa. Công Chúa tức giận mới gọi nàng Lý mà bảo rằng:
- Nhà ngươi phải bảo con chim nó hót cho ta nghe. Không ta sẽ đánh đòn nhà ngươi.
- Bẩm, vì Công Chúa không cho Vàng Anh ăn uống thì làm sao nó hót đươc!
- Công chúa liền thưởng cho nàng Lý mấy roi đích đáng bởi cái tội không nhắc để cho chim ăn uống. Rồi sai lấy gạo và nước đựng trong hai cái chén ngọc, tự tay Công Chúa để vào lông cho chim ăn. Nhưng lạ thay! Con Vàng Anh vẫn thu mình và đôi mắt lim dim đứng một xó, không hề nhích bước, Nàng Lý thấy thế, bước vội lại mà bảo khẽ rằng: " Vàng Anh ơi ! Hãy ráng ăn đi! Không thì rã ruột đấy!". Bấy giờ Vàng Anh mới chịu mổ lấy lệ mươi hạt gạo để nàng ta vui lòng. Song nó nhất định không chịu cất tiếng hót.
- Nàng Lý lất lét nhìn Công Chúa mà lòng hồi hộp vô cùng. Đoạn nàng ra từ tốn thưa rằng:
- Bẩm Công Chúa! Có lẽ Vàng Anh vì không quen ăn ở trong lồng nên nó không buồn hót
- Công Chúa liền đưa tay tháo cửa lồng ra. Con Vàng Anh bay vụt ra đậu trên cành liễu rồi cất tiếng hót thánh thót...
- Bỗng Công Chúa sắc mặt đỏ gay, đôi mắt nàng trừng trừng nhìn nàng Lý, tiếp theo là thưởng cho nàng mấy roi liền , bởi cái tội có con chim xấc láo, dám vô lễ trước mặt con Vua. Rồi Công Chúa hất hàm quát bảo nàng Lý:
- Ngươi hãy gọi con chim xuống đây cho ta!
Nàng Lý không dám cưỡng lời liền huýt mấy tiếng thì con chim bay sà xuống ngay. Nhưng ý chừng nó đoán biết là Công Chúa sẽ hành hạ mình nên Công Chúa vưa đưa tay bắt lấy thì nó kêu : " choé " lên và mổ luôn mấy cái vào tay Công Chúa. Công Chúa thu ngay tay về và tru tréo lên inh ỏi. Hoàng Hậu nghe thấy vội vã đến nơi thì thấy Công Chúa đang ôm lấy bàn tay rướm máu mà gào khóc vang dội. Bà vội ôm chầm lấy con, hỏi rằng:
- Con làm sao thế?
- Con chim Vàng Anh nó mổ co...on!
- Hoàng Hậu trợn đôi mắt, quát sai lính hầu căn nọc nàng Lý đánh cho mười roi, bởi cái tội dám để con chim mổ vào bàn tay ngọc ngà của Công Chúa. Đồng thời bà cũng truyền bảo lính hầu lấy cung tên ra bắn con chim Vàng Anh lúc ấy đang đậu trên cành cho chết đi. Từ trên cành, con Vàng Anh vừa nhác thấy tên lính hầu cầm cung tên thì nó vụt bay đi mất. Mãi cho đến trời tối mịt, nó mới lần mò bay về
Sáng sớm nào nàng Lý cũng ra đứng trên chiếc caauf bắc ngang dòng suối sau hậu cung, ngoảnh mặt về hướng mặt trời mọc mà khóc than sướt mướt... Đoạn nàng nhặt lấy một chiếc lá khô và nhỏ lệ vào đấy, rồi thả xuống dòng suối xuôi về phương Đông, có ý nhắn gửi tấc lòng mình xuôi về quê hương yêu dấu.
Và mỗi ngày, con Vàng Anh chỉ được có mỗi dịp duy nhất này để lân la bên nàng Lý. Vì tự lúc nó chết hụt hôm nào, khiến nó sợ hãi mọi người.
Rồi có một sáng sớm nọ, Công Chúa thức giấc sớm hơn mọi khi và không thấy bóng dáng nàng Lý đâu, mới rón rén lần bước tìm xem. Chợt bắt gặp cô gái đang đứng trên chiếc cầu sau hậu cung, Công Chúa vốn sẵn có tính tinh nghịch, liền rón rén chạy ra đưa tay xô nàng Lý ngã chúi xuống cầu. Bất ngờ nàng ta vì mất thăng bằng, nên đưa tay quơ mạnh về phía sau để gượng lại, không may xéo vào vạt ao của Công Chúa làm Công Chúa cũng bổ nhào xuống nước. Nhưng cũng may là con suối không sâu lắm, cho nên Công Chúa chỉ phải một phen mất vía và uống vài ngụm nước. Lính hầu trông thấy liền chạy vây xuống bồng x���c Công Chúa đem vào cung và phi báo cho Hoàng Hậu biết. Bà ta kinh ngạc chạy vào thì thấy Công Chúa đang khóc bù lu bù loa va mình mẩy ướt đẫm. Bấy giờ Công Chúa mới hoàn hồn mếu máo mà phao mách vói Hoàng Hậu rằng:
- Bẩm Mẫu Hậu, con kia nó định dìm con chết đuối...
Vừa nghe thế, mặt nàng Lý bỗng biến sắc và toàn thân run rẩy vừa kinh sợ. Nhưng Hoàng Hậu vốn là con người thừa xét đoán nên nghĩ rằng nàng ta không bao giờ dám làm một việc tày trời như thế. Bà ta liền truyền lệnh đem giam nàng Lý vào lãnh cung và suốt đời bị cấm cố ở đấy.
Thế là nàng Lý từ đây phải sống tàn tạ nơi cung tối. Hàng ngày chỉ được bà quản cung bố thí cho một ít gạo, củi và nước. Nàng đang ngồi gục đầu khóc sướt mướt, bỗng nghe tiếng hót của con Vàng Anh, nàng liền ngước nhìn lên và huýt mấy tiếng. Tức thì con Vàng Anh bay sà xuống với dáng điệu hớn hở. Kể từ hôm ấy nàng Lý cũng vơi được sự buồn rầu vì đã có con Vàng Anh bầu bạn sớm khuya.
Nhưng tiếng hót của con Vàng Anh đã thấu tai bà quản cung. Bà ta mở cửa cung tối, định tìm xem tiếng hót có phải xuất phát tại nơi này. Vừa bước chân vào, bà ta phải trố mắt ngạc nhiên nhìn thấy tận mắt con Vàng Anh đang cùng nàng Lý ăn chung bát cơm. Bà ta mới cất tiếng hỏi rằng:
- Này cô bé kia ơi! Con chim của cô nuôi đấy hử? Cô nuôi tự bao giờ mà chóng được khôn ngoan như thế?
- Thưa bà, tôi nuôi nó hồi con nhỏ từ lúc mới biết chuyền, và nó đã theo tôi từ quê nhà bên xứ Đông đến đây.
- Ồ, thích nhỉ!
- Bà xoa xít nhìn mãi con chim , rồi đánh tiếng rằng:
- Hay là... cô bé cho ta con chim này đi?
- Cô gái ở vào trong thế khong từ nan. Thôi thì đành cho bà ta để mong chờ nơi sự nương tay của bà, thì tấm thân của cô ta cũng đỡ phần cực nhọc.
- Vâng! Nếu bà thích Vàng Anh thì xin bà nuôi lấy, vì mùa lạnh sắp đến nơi rồi. E nó lạnh lẽo tội nghiệp.
- Bà ta vui mừng ôm lấy con Vàng Anh và đem nhốt vào một chiếc lồng son treo trước cửa phòng. Nhưng lạ thay! Cũng như lần trước, con Vàng Anh biếng ăn biếng uống và không bao giờ chịu cất tiếng hót. Bà quản cung tìm đủ mọi cách đẻ dỗ dành nó, nhưng tuyệt nhiên nó vẫn lạnh lùng, đứng ủ rũ trong một góc lồng, lại càng ốm o, lông xù như sắp chết. Bà ta đành ôm con chim vào trả lại cho nàng Lý, và nói rằng:
- Chịu thôi! Tôi không có cách nào dỗ dành nó ăn được! Vì con chim của cô nó có nghĩa hơn người. Nếu tôi cố giữ thì ắt nó chết mất!
- Bà quản cung vừa lỏng bàn tay thì con Vàng Anh vụt bay đến đậu trên vai nàng Lý hót líu lo. Chủ tớ hết sức mừng rỡ vì đã xa nhau bao ngày...
Thế rồi, một buổi sáng nọ, khi choàng thức giấc, nàng Lý không thấy Vàng Anh đâu, mới đưa miệng huýt mấy tiếng gọi nó. Nhưng con Vàng Anh biệt vô âm tín. Nàng ta hết sức lo lắng, e sợ có kẻ nào bắn chết nó đi chăng?

Nhưng cô gái nào có ngờ hiện thời con Vàng Anh đang trên đường bay về xứ Đông. Khi về đến ngôi nhà cũ, nó đậu trên cành cam trước nhà và hót lên inh ỏi... Bà mẹ cô gái và đứa con trai đang ngồi ăn cơm, bất thần bà lão buông rơi đũa, rồi hớn hở bảo con rằng:
- Con ơi tiếng hót ấy dường như quen thuộc lắm! Con mau chạy ra xem có phải con Vàng Anh của chị con nuôi trước kia không?
- Đứa con trai trưởng là chị nó đã về tới, bèn mở toan cửa hớn hở chạy ra ngõ, nhưng không thấy bóng dáng ai cả. Con Vàng Anh thấy mở cửa vụt bay vào đậu trên mâm cơm bà lão và mổ lấy mấy hạt. Thấy chim , bà lão xụt xùi rơi lệ. Bà lão nghẹn ngào ôm lấy nó, hỏi rằng:
- Chim ơi! Cô con hiện giờ ở đâu? Sống chết đường nào? Con mau nói cho ta rõ.
Nhưng khốn nỗi con chim Vàng Anh làm sao noi s được tiếng người! Nó chỉ biết chớp mắt nhìn bà lão rồi hót lên từng hồi nhặt khoan... Bà lão cũng không biết hỏi sao, thôi đành xé lấy một mánh áo cũ của con gái buộc vào chân con Vàng Anh, rồi ra vườn nhổ lấy một dây hoa nhỏ buộc vào chân kia của con chim. Bà lão nghĩ rằng, làm như thế may ra con gái bà còn sống sẽ bắt được dấu tích của gia đình.
Sáng sớm hôm sau, con Vàng Anh nhảy nhót mấy tiếng như có ý từ biệt mọi người, rồi cất cánh bay bổng lên trời. Và chiều tối hôm ấy, nó đã về tới lãnh cung, và đứng trên mái cung hót lên mấy tiếng.
Đã hai hôm rồi, nàng Lý vì thương nhớ con Vàng Anh nên khóc sưng cả mắt. Nay lại vừa nghe tiếng hót của nó, nàng vui mừng vô hạn, huýt mấy tiếng thì nó bay đạu trên vai nàng. Bỗng nàng hết sức ngạc nhên vì thây nơi hai chân con Vàng Anh có mang một vật chi lòng thòng. Nàng bèn tháo vội ra và đê mắt nhìn vào thi... Chao ôi! Đây là mảnh ao của chính nàng... đây la dây hoa mà chính tay nàng trồng lúc còn ở quê nhà. Không còn nghi ngờ gì nữa, con Vàng Anh đã vừa về qua xứ Đông và những vật này là dấu tích của gia đình nàng. Thế là mẹ và em trai nàng vẫn còn mạnh khoẻ.
Nàng ta trong lòng buồn vui lẫn lộn, ôm chập lấy hai vật dấu tích kia nhắm nghiền mắt lại và hình như thoáng thấy hình ảnh của mẹ và em nàng lởn vởn đâu đây. Nàng Lý bèn đem mảnh áo may gấp lại và đeo vào cổ, còn dây hoakia nàng nạy một viên gacgj ở trước cửa cung cấm lên rồi trồng nó xuống đất, vá mỗi ngày nàng thường tưới bón. Gặp mùa mưa phùn đất ẩm, không bao lâu sau, dây hoa nẩy rễ, sinh sôi tươi tốt. Nàng Lý bèn bắc một cái thân que cho dây hoa leo lên tường, thấm thoát... mùa hè đã đến. Những dây leo ấy nở hoa trổ sắc vàng vàng và hương bay ngan ngát. Trải qua ba mùa hoa nở như thế, bấy giờ dàn hoa đã phủ kín trên mái cung cấm và mùi hương bay toả khắp tam cung lục viện. Lúc ấy lại đúng vào lúc trăng tròn, nhà Vua và Hoàng Hậu thường đêm ngụ ra vườn Thượng Uyển để ngắm trăng. Nhưng bất ngờ nhà Vua khịt mũi mấy cái vì ngửi thấy mùi hoa lạ hơn thường ngày. Nhà Vua quay qua hỏi Hoàng Hậu: Hậu có ngửi thấy mùi hương là lạ không? Cũng vừa lúc Hoàng Hậu vừa gửi thấy, nên khe khẽ gật đầu. Nhà Vua đưa măt nhìn quanh tứ phía rồi lẩm bẩm: Lạ chưa, mùi hương rất kì lạ, xưa nay ta chưa từng ngửi thấy bao giờ; hay là... Thần hoa lại giáng lâm. Nhà Vua bèn sai truyền cung nữ đốt đèn đi lục tìm khắp nơi trong tam cung lục viện, khi đi đến một bức tường chợt nhìn thấy trên mái cung cấm có giống hoa chie phủ dày kín mít, và mùi hương lạ càng lúc càng nồng nặc hơn. Các cung nữ bèn xách đèn lồng đến gọi bà quản cung mở cửa cung cấm cho họ vào, khi bước vào cung tối, họ nhìn thấy một cô gái đang nằm ngủ dưới gốc dây hoa, bên cạnh là con Vàng Anh. Các cung nữ bèn lại gọi cô gái dậy và hỏi có phải mùi hương lạ là do giống hoa này tiết ra không? Thì cô ta chép miệng : "phải đó" Các cung nữ vội vàng chạy về báo tin cho nhà Vua biết. Nhà Vua cũng không hiểu tại sao nơi cung cấm lại có ai trồng giống hoa ấy tự bao giờ? ngay hôm sau, nha Vua bèn ngự đến cung cấm để xem giống hoa lạ ấy. Ngài thấy dây hoa sum sê và lá nó nhỏ như lá mơ, sắc hoa vàng hoecos mùi hương dìu dịu. Lấy làm lạ, ngài mới phán hỏi cô gái rằng: Cô bé kia, cô lấy giống hoa này ở đâu và tự bao giờ? Tâu Đức Vua, hoa này là một giống hoa mà nơi quê thiếp nó được mọc rất nhiều. Quê nhà ngươi ở đâu? và ai mang giống hoa ấy vào đây được?
- Tâu Đức Vua, con Vàng Anh này mang dây hoa ấy đến cho thiếp. Rồi cô gái bày tỏ mọi nguồn cơn cho nhà Vua nghe...Lúc ấy ngài mới sực nhớ lại bóng dáng một cô gái quê mùa nhí nhảnh nơi vườn cam dạo nọ, khiến ngài động lòng thương xót vô cùng. Sau vài phút chạnh lòng, nhà Vua phán hỏi cô gái rằng: Khi xưa, nơi ngôi nhà ấy ngươi ở với ai?
- Tâu Đức Vua, thiếp còn một mẹ già và đứa em trai. Bây giờ ngươi có muốn xin xỏ điều chi hãy khá tỏ bày, ta sẵn lòng ban cho. Vì ta vừa chợt nhớ lại thì... dẫu sao ta cũng còn nợ ngươi hai quả cam...
- Tâu Đức Vua, thiếp muốn được trở về quê quán để phụng dưỡng mẹ già. Bỗng nhà Vua tặc lưỡi, hạ giọng:
- Thế là ta lầm tưởng... ngươi được tuyển chọn vào cung tự bấy lâu nay là đã toại nguyện lắm rồi. Không ngờ... à, mà thôi, ta sẽ chiều ý ngươi...Sáng sớm ngày mai, ngươi có thể lên đường trở về quê quán. Quả nhiên hôm sau, nhà Vua truyền lệnh thả nàng Lý ra. Nàng cùng con Vàng Anh vừa đi vừa chạy để được chóng về xứ Đông... Thế rồi vào một buổi chiều nơi xứ Đông, trong lúc bà mẹ nàng Lý đang khom lưng mỏi mắt nhìn về phía chân trời, bỗng bên tai nghe tiếng : " Mẹ ơi". Bà lão giật mình quay phắt lại nhìn ra phía ngõ, thì rõ ràng là... chính cô con gái bà. Toàn thân bà lão run rẩy, bà lắp bắp nghẹn ngào chỉ thốt đứt quãng được mấy tiếng: "trời, con...ơi". Lúc ấy đứa em trai nàng Lý cũng vừa chạy ra, và ba mẹ con quán quýt ôm lây nhau mà chan hoà giọt lệ...

Và kể từ thủa ấy, Vua truyền sai quan quân đi đến xứ Đông, nhặt lấy giống hoa ấy đem về Kinh Đô vun trồng trong vườn Thượng Uyển. Ngài lai đặt tên cho giống hoa ấy là Hoa Lý, để ghi nhớ nàng cung tần họ Lý có lòng hiếu thảo vẹn toàn.
Về sau nơi Kinh Đô, thần dân thấy có vì "Thiên Tử" ưa chuộng giống hoa ấy, bèn gọi tặng là hoa " Thiên Lý"

Các loại hoa màu tím kiêu sa
Ý nghĩa các loài hoa
Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể
Mẫu hoa cưới độc đáo
Trồng hoa ban công chung cư như thế nào
Hoa cưới bằng hoa rum đẹp
Ý nghĩa của hoa cẩm chướng
(ST).
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý