Ý nghĩa của hoa quỳnh hương

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Ý nghĩa của hoa quỳnh hương

18/04/2015 08:07 PM
4,454

Hoa là món quà thanh tao của tạo hóa ban cho con người, đem lại cho con người những giây phút dịu dàng êm ái thoải mái khi thưởng ngoạn , hoa tô điểm cho cuộc sống tất bật vốn dĩ vô thường nầy… Mỗi loài hoa mang một tên riêng, một tiếng nói riêng, một biểu lộ tình cảm khác nhau : âu yếm, trìu mến, ngọt ngào, hờn dỗi, hững hờ, thầm lặng, tế nhị, sâu sắc, chung thủy, tin yêu và hy vọng …. Ai mà chẳng thích ngắm những bông hoa mơn mởn phô trương vẻ đẹp muôn sắc muôn màu, như muốn lả lơi đùa cợt , hoa tỏa ra những hương thơm ngào ngạt, ngây ngất đê mê , như muốn quyến rũ, say đắm người xem …




Lặng lẽ bốn mùa với nắng mưa, hoa có thể nở bất cứ giờ phút nào trên trái đất này, từ lúc tinh mơ khi những hạt sương óng ánh còn vắt vẻo trên cành cây, hoặc lúc ban trưa với những vạt nắng xiên khoai gay gắt, hay những buổi chiều chạng vạng … Nhưng có lẽ không nhiều người được tường tận một thế giới huyền bí kỳ ảo của những loài hoa chỉ khoe sắc tỏa hương lúc hoàng hôn phủ kín dương gian, khi mặt trời lặn nhường chỗ cho những vì sao lấp lánh trên bầu trời đen . Đó là thế giới của loài hoa diễm lệ chỉ nở về đêm, theo ánh trăng rờ rỡ trên cao …Những loài hoa nầy nhờ những côn trùng sống đêm (con nhậy –moth-, bướm đêm, dơi ) mà thụ phấn, kết bông và nở hoa …. Thế giới ban đêm của loài hoa kỳ diệu là thế đó, thi nhau đua nở, tỏa hương thơm ngát, trong lúc phần đông chúng ta đang chìm đắm trong giấc ngủ chập chờn mộng ảo… Và có thể nói hoa Quỳnh là nữ hoàng kiều diễm lộng lẫy của thế giới về đêm nầy …

Người tây phương đã nói Hoa quỳnh tượng trưng cho "sắc đẹp phù du" (transient beauty) , nở đó để rồi tàn đó :

Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để mà tan
Người gần để ly biệt

(Xuân Diệu)

và thật là luyến tiếc cho thoáng hương quỳnh trong đêm, một thoáng phù du đã vội cùng cánh gió bay xa ..

Nửa đêm hoa quỳnh nở
Gửi chút hương cho đời
Nửa đêm em làm vợ
Sưởi chút ấm cho tôi
Sáng ra hương tan mất
Sáng ra tình pha phôi
Đời người hư hay thực
Thoáng hương em đâu rồi

(Hương Quỳnh -Nguyễn Đăng Trình)

Nhưng cũng có thể nói rằng hoa quỳnh tượng trưng cho cái " vẻ đẹp chung thủy" (loyal beauty), vì hoa chỉ nở một lần rồi tàn tạ, cũng như một tình yêu đầu tiên nguyên thủy và duy nhất dâng hiến cho người tình trăm năm:

"Tóc em ngọn gió trăm nguồn
Chở đầy thương nhớ vây buồng phổi ta
Từ em hơi thở quỳnh hoa
Nụ thơ hàm tiếu ru ta tình đầu
" (VNL)

"Yêu nhau như cánh hoa quỳnh
Cánh hoa chỉ nở một mình trong đêm
" (VNL)

Thưởng thức hoa quỳnh là một thú vui tao nhã … Các cụ ngày xưa mỗi lần biết hoa sắp nở , mời thêm vài người bạn thân đến chơi, trong khi chờ ngắm thưởng ngọan hoa nở, cụ thường hay trịnh trọng pha một ấm trà thật ngon, khói bốc thơm nghi ngút, vừa nhấm nháp trong khi chờ dợi khai hoa nở nhụy ... Hãy chiêm ngưỡng nhan sắc của một loài hoa :

Ôm ấp dáng tinh hoa của trời đất
Cánh ngọc ngà, hương khép nép lời dâng
Một phút giây tô điểm nét giang san
Một phút giây mà nghìn thu dậy sắc

(Hoàng Ngọc Quỳnh)

Khi hoa nở những cánh trắng tươi nõn nà mềm mại xòe ra, tỏa hương thơm dìu dịu như quyến rũ người xem vào cõi bát ngát tận cùng của hư không ... rồi từ từ khép lại giữa những đài hoa phong kín như ban đầu ....

" Hoa trăng với lại hồn tôi
Phút giây hư thựïc đất trời trôi qua.
Đến khi thức dậy nhìn ra
Ánh trăng vừa tắc, sắc hoa vừa tàn"

(Tế Hanh)

Vì kiếp hoa sớm nở chóng tàn, Quỳnh Hoa đã được ví như một cuộc tình mong manh lơ lửng trên cánh gió, nhưng đó là cuộc tình đẹp nhẹ nhàng và thanh tao :

Em Quỳnh Hoa e ấp
Anh lửa ấm đêm đông
Tình lên cao chất ngất
Nghĩa sâu nặng nghìn trùng
Hai tim rung một nhịp
Có nói cũng không cùng …

(Lạc Thủy Đỗ Quý Bái – Tình Trên Cánh Gió)

Và có khi Hoa Quỳnh là biểu tượng của kiếp hồng nhan bạc mệnh :

Xót hoa thầm nở đêm sầu
Mới khoe trinh bạch đã đau héo tàn
Đem theo cả cái hồng nhan
Không nghe ai chạnh thở than nỗi mình

(Kiếp Hoa – Nguyễn Đỗ Lưu)

Hoa tàn... làm thổn thức xao xuyến người xem ... thấm thía bùi ngùi như lời Mẹ ru :
"Bông quỳnh rụng xuống cội quỳnh ...
Dù ai ngậm ngọc dỗ mình đừng xiêu ..."


Không có gì tuyệt vời cho bằng khi xem hoa quỳnh nở, nhâm nhi một tách trà khói thơm nghi ngút và nghe ca khúc DẠ QUỲNH HƯƠNG của Nhạc Sĩ Phạm-Anh Dũng phổ nhạc từ thơ của Thi-Sĩ Tiểu Quỳnh , với những âm điệu trữ tình, trầm bổng, chất ngất hồn người …

Em ơi, đêm thơm một đóa quỳnh
Cùng em hương vương không gian
Cho ta mơ say mộng ngát tình
Quyện màu sắc thắm môi em

Rồi tình ta như trăng sáng ngát trên cao
Bầy chim uyên lao xao theo gió đêm về
Ngàn vì sao đua nhau thắp nến lung linh
Dòng sông đêm dâng lên tiếng hát long lanh

Đêm khuya trăng sao vàng dáng quỳnh
Hồn ta ngây say tơ duyên
Môi em dâng thơm một chút tình
Ngạt ngào sắc đóa trinh nguyên

Nồng nàn quỳnh hương thơm giữa cánh môi xinh
Lòng ta nghe xôn xao cây lá xanh tình
Màu thời gian như ngưng khép thoáng mong manh
Trần gian đêm hân hoan tiếng hát reo vang

Da. Quỳnh Hương, hoa ơi! Da. Quỳnh Hương, em ơi!

( thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, nhạc Phạm Anh Dũng)




Tùy Dạng Đế là ông vua vô đạo của Trung Quốc. Một đêm, ông vua này nằm mơ thấy một cây trổ hoa rất đẹp. Cũng đúng lúc đó, trước cửa ngôi chùa cổ kính Dương Ly tại thành Lạc Dương, tỉnh Dương Châu, có một luồng sáng rực lên như lửa cháy, nhưng không gây mùi khét mà tỏa hương thơm sực nức.

Sáng hôm sau, dân chúng bàng hoàng khi thấy gần giếng nước trong sân chùa mọc lên một cây hoa lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới. Mùi hương của loài hoa này thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi, lan xa đến ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa quỳnh.

Được tin hoa đẹp, Tùy Dạng Đế liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn. Nhưng khốn nỗi khi thuyền rồng của nhà vua chưa cập bến Dương Châu thì cũng là lúc bông hoa quỳnh đẹp kia vừa độ rụng cánh sau trận mưa lớn. Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa song chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác. Tức giận, nhà vua ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi. Từ đó loài hoa quỳnh không nở ngày và không thơm cho khắp thế gian nữa. Nó chỉ khiêm nhường nở về đêm và chỉ dành cho những tâm hồn thanh tao biết đợi chờ.


Hoa quỳnh

               Hoa quỳnh thích nở giữa đêm trong            Lặng lẽ gửi hương tới các phòng.             Nụ rủ phình đầu chồn cánh bướm           Đài xoè căng mật mỏi lưng ong.    Lá dầy hé mắt chờ mưa nội              Cánh mỏng trề môi đón gió đồng.               Mặc khách tao nhân nhìn đắm đuối                Nâng ly sóng sánh bóng trăng lồng.
                        Nguyễn Anh Tuấn


       

THANH TỊNH

               Khe khẽ hoa cười, tiếng rất trong

                     Tỏa hương thơm ngát khắp cô phòng
                    Đang khuya ngõ lối nhiều sương gió
                      Chửa sáng sân vườn thiếu bướm ong
                  Quỳnh chọn lúc này khoe nhụy sắc
       Dao tìm nơi ấy kết tâm đồng
                   Trăng thanh đêm vắng hồn thơ tịnh
                   Người với cảnh tiên thỏa bóng lồng

                                       



       

           alt
 
                Bông quỳnh trắng đẹp cánh hoa mong
         Được thấy trông xem nức nở lòng
          Tuyệt lắm kìa nàng khoe tâm nhụy
   Đêm về vắng vẻ bướm và ong
***
      Thích nở về đêm một đóa quỳnh
           Lung linh trắng muốt đợi thi huynh
             Khẽ khàng nhả ngọc mùi thơm phức
       Họa nhé! nào mời! hãy đến dinh
   





Quỳnh hương.

       E ấp hương quỳnh giữa đục trong.
          Đoan trang kiều diễm ở khuê phòng.
    Thây cha nhí nhố bày dơi chuột.
       Mặc mẹ quay cuồng lũ bướm ong.
       Thanh khiết nồng nàn mùi gió nội.
         Tinh khôi đằm thắm vị hương đồng.
           Đêm khuya đợi ngắm hoa quỳnh nở.
           Đáy nước hồ bên bóng nguyệt lồng.

                            Nguyễn Văn Vụ


      CHIÊM QUỲNH
               Quỳnh mở rạng ngời đẹp trắng trong
          Sắc hương e ấp đượm khuê phòng
       Vươn đài bẽn lẽn hoa bung cánh
    Trở giấc êm đềm nhụy lánh ong
           Gió mát nghe lòng vui mãn nguyện
              Đêm khuya nhấp chén rộn hòa đồng
            Lâng lâng cảm xúc niềm thanh tịnh
     Diệu ảo trời sao bóng thỏ lồng.
                          08-9-2012
                        Trương Nữ Hương Thủy

                                      Giờ Phút hiếm hoi


          Đêm thu trăng toả sáng trời trong
                   Chợt thấy hương thơm khắp các  phòng

       Giờ phút hiếm hoi mà vắng bướm
            Sang canh đơn độc cũng không ong
Quỳnh xoè cánh mỏng khoe mùi nhuỵ
      Giao vẫy cành tơ gọi vị đồng
Anh với em cùng say gió mát
  Vầng mây bay bổng ý thơ lồng


I. Danh pháp:

Hoa Quỳnh (danh pháp khoa học: Epiphyllum), là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ Xương rồng (Cactaceae) có tên khoa học là Epiphyllum grandilobum, Epiphyllum oxypetallum, Phyllocactus grandis , Selenicereus grandiflorus, có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là quỳnh, hoa được gọi là hoa quỳnh. Các loài quỳnh thường được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm. Thân và lá một số loài quỳnh cũng được thêm vào trong một số dạng của loại đồ uống gây ảo giác ở khu vực rừng mưa Amazon là ayahuasca.

II. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm

Theo quyển "Epiphyllum" của tác giả người Đức Marga Leue thì hoa Quỳnh được các thủy thủ người châu Âu khám phá lần đầu tiên tại nam Mỹ cách nay 250 năm. Thế nhưng mãi đến một thế kỷ sau đó, hoa Quỳnh mới được biết nhiều tại Anh rồi sau đó lan tràn sang Pháp, Đức và toàn Châu Âu. Đến thập niên 1920 hoa Quỳnh mới sang tới Mỹ và nơi đây trở thành lò sản xuất hoa quỳnh lai giống (hybrid) hàng đầu thế giới.

Các loài trong chi quỳnh có thể thấy ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, phần lớn Châu Á cũng như được trồng ở những vùng khí hậu tương đối ấm áp của Mỹ và Châu Âu. Trong tự nhiên, quỳnh mọc bám vào thân cây khác trong những khu rừng nhiệt đới nhưng không phải sống ký sinh mà chỉ sống dựa vào chất đất mùn bám trên vỏ cây. Quỳnh có thể mọc ở độ cao tới 2000m.

Thân cây rộng và dẹp, rộng 1–5 cm, dày 3–5 mm, thường với các rìa tạo thùy. Hoa lớn, đường kính 8–16 cm, có màu từ trắng tới đỏ, nhiều cánh hoa.

Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, mặc dù quả của nó không to như vậy mà chỉ dài khoảng 3–4 cm.

Chi tiết về Hoa Quỳnh


Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet. Hoa chỉ nở duy nhất một đêm vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Cánh hoa mỏng như lụa, bề mặt như phủ sáp nhưng lại rất mềm mại trong sắc trắng với nhị vàng đẹp lộng lẫy, cuống hoa được phủ lên một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Đường kính hoa khoảng 10 cm và có thể đạt tối đa là 20 cm. Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh tao, nhưng lại không kém phần nồng nàn, quyến rũ làm thơm ngát cả một vùng không gian xung quanh. Trái hình bầu dục độ dài khoảng 8 cm . Khi hoa quỳnh nở, hoa không nở hết ngay mà từ từ hé nở để dần đạt đến kích thước tối đa, rồi sau đó các cánh hoa cụp dần và tàn lụi. Hoa nở vào khoảng 9 đến 10 giờ tối, và lại tàn rất nhanh vì thế hoa quỳnh càng trở nên hiếm.

Có một số người cho rằng hoa quỳnh phơi khô còn là một vị thuốc chữa bệnh đái đường rất công hiệu .

Hiện nay, ở Đà Lạt còn có loại hoa quỳnh màu vàng, đỏ (Quỳnh Nhật) nở ban ngày rất đẹp. Bên cạnh cây hoa quỳnh, người ta thường trồng cây daọ (hay giao) nên mọi người hay gọi chung là cây Quỳnh Dao. Sở dĩ quỳnh và dao trồng cùng với nhau vì cây quỳnh luôn có gốc rễ mọc từ dưới đất, riêng biệt, để nuôi sống cây. Vả lại, thân cây quỳnh mềm mại, nên cần có cây khác hoặc cột nào cứng để nâng đỡ cho cây đứng lên và giao là cây rất thích hợp vì nó sẽ càng làm tăng vẻ đẹp của quỳnh, hơn là cây quỳnh phải dựa trên một cây hay sào nhọn hoặc lưới mắt cáo để leo lên.








Epiphyllum caudatum: hoa màu trắng bên ngoài màu xanh ngọc, hương nhẹ.






Epiphillum pumilum: không hương nhưng hoa đẹp.

Hoa cỡ trung bình, đường kính từ 5-7 inch:







Epiphyllum aguliger: hoa trắng, bên ngoài có màu vàng, còn có tên riêng là Darahii.






Epiphyllum cartagense: hoa trắng, bên ngoài có màu hồng pha vàng.

Hoa cỡ lớn, đường kính 7-9 inch:






Epiphyllum guatemalese: hoa trắng, nhị như màng nhện vàng, hương nhẹ.






Epiphyllum hookeri (E. strictum): hoa đẹp nhưng hương nồng.






Có một loài quỳnh hoa rất lớn, đường kính hơn 9 inch là Epiphyllum thomasianum, hoa trắng, có ánh đỏ, giống như cái chuông, hương thơm nhẹ. Hiện nay, việc lai tạo đã cho ra đời rất nhiều loại quỳnh lai (hybrid) có màu sắc rất phong phú, hoa có thể nở được trong 2-3 ngày. Theo "Hội Hoa quỳnh Hoa Kỳ", có trụ sở tại Monrovia (gần Los Angeles), thì hiện có khoảng hơn 10.000 loại quỳnh lai được đăng ký bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc Latinh như Epiphyllum saigon, Epiphyllum madonna,..

Ở Việt Nam, có thể thấy một số loài quỳnh sau:









Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum) là một loài quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa quỳnh trắng này còn có tên gọi khác, xuất phát từ chữ Hán là đàm hoa nhất hiện (昙花一现) nghĩa là hoa chỉ nở thoáng qua. Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet, cuống phủ một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Quỳnh trắng thường nở vào khoảng tháng 6, tháng 7 và chỉ nở duy nhất một đêm, từ 3-4 tháng sau có thể ra hoa một đợt nữa. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong sắc trắng với nhị vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa (đường kính khoảng 10–20 cm), rồi cụp dần và tàn đi nhanh chóng (trong khoảng 1-2 giờ).






Quỳnh đỏ (Epiphyllum ackermannii), cây nhỏ hơn Quỳnh trắng, hoa màu đỏ hoặc đỏ pha da cam, hoa cũng nhỏ hơn và không nhiều cánh bằng Quỳnh trắng.

Ngoài ra còn có một số loài quỳnh được lai tạo, hoa màu hồng, da cam, tím, vàng ...với kích thước hoa rất khác nhau. Ở Đà Lạt, sau 5 năm công phu lai ghép giữa quỳnh với thanh long và dùng đèn điện thắp sáng, năm 2004, ông Mười Lới, một người trồng hoa đã tạo ra được loài quỳnh hoa nở ban ngày, gọi là nhật quỳnh. Hiện nhật quỳnh đã phát triển thêm được nhiều loại có màu sắc phong phú.













IV. Công dụng:

1. Quỳnh trong đời sống

Từ đặc tính của loài hoa này, ở Việt Nam, hoa quỳnh tượng trưng cho:
Những gì đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi: sớm nở, chóng tàn.
Vẻ đẹp e ấp, dịu dàng, thanh khiết của người thiếu nữ.

Khi trồng quỳnh, người Việt Nam thường trồng cùng với cây cành giao (thuộc họ Thầu dầu, danh pháp khoa học: Euphorbia tirucalli, còn có tên khác là xương khô, san hô xanh, thập nhị), lá của nó đã thoái hóa nên rất nhỏ và rụng ngay khi vừa mọc. Quỳnh trông như chỉ có lá và trĩu xuống như cần nâng đỡ; giao lại chỉ có cành nên hai loài cây khi đứng bên nhau như là sự bổ sung, hòa hợp âm dương và cây quỳnh cành giao trở thành một biểu tượng của tình yêu đẹp. Nhiều người còn tin rằng khi trồng bên cạnh cành giao, quỳnh sẽ cho hoa nở rộ, đẹp hơn và hương thơm nồng nàn hơn.

2. Trong Văn chương

Truyện Kiều (Nguyễn Du):

Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao.

Khi chén rượu, lúc cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên
Bài thơ Hoa Quỳnh (Lâm Thị Mỹ Dạ):
Đời của hoa thơm ngát
Con ong nào biết đâu
Hoa nở trong lặng lẽ
Âm thầm vào đêm sâu

E ấp mà kiêu hãnh
Hoa nghiêng trong trăng sao
Như đàn thiên nga nhỏ
Sắp bay lên trời cao.

Đêm này đêm
Buồn bã với những môi hôn
Trong vườn trăng
Vừa khép những đóa mong manh

3. Trong Y học

Hoa và thân của cây hoa quỳnh đều có thể sử dụng làm thuốc. Hoa thu hái khi nở, có thể dùng tươi, phơi khô, hay ngâm rượu. Thân có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi.

Theo Đông y:

- Hoa quỳnh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh phế (mát phổi), chỉ khái (chống ho), hóa đàm (làm loãng đờm, tan đờm), tiêu viêm (sưng đỏ đau), cầm máu. Liều dùng: 9-18g sắc uống.
- Thân cây có vị chua mặn, tính mát; có tác dụng tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ thống (chống đau).

Ở nước ta, dân gian thường dùng hoa quỳnh chữa ho ra máu trong bệnh lao phổi, chữa tử cung xuất huyết, viêm họng, khản tiếng, dùng ngoài chữa đinh nhọt, chấn thương da bầm tím (ứ máu cục bộ). Vùng Vân Nam (Trung Quốc) toàn cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương, đau tâm vị (tâm vị khí thống, đau quanh rốn), thổ huyết, lao phổi.

Hoa quỳnh cũng có thể sử dụng để chế biến món ăn, nhưng theo chúng tôi nghĩ, đó là loại món ăn dùng để chữa bệnh (dược thiện), chỉ nên sử dụng trong trường cơ thể bị mắc một số chứng bệnh nhất định, không nên dùng thường xuyên giống như cơm gạo.

Trong điều kiện gia đình, bạn có thể sử dụng hoa quỳnh để làm thuốc chữa bệnh, theo một số cách thức như sau:
(1) Chữa ho ra máu trong bệnh lao phổi: Dùng hoa quỳnh 3-5 bông, đường kính 15g; sắc nước uống trong ngày.

(2) Chữa lên cơn hen: Dùng hoa quỳnh, kim ngân hoa - mỗi thứ 9-12g; sắc nước uống thay trà trong ngày.

(3) Chữa đinh nhọt, đòn ngã sưng đau: Dùng hoa quỳnh hoặc thân cây giã nát, đắp vào chỗ da bị bệnh.

(4) Món ăn chữa tử cung xuất huyết: Dùng hoa quỳnh 2-3 bông, thịt lợn nạc 50-100g, thái nhỏ, thêm mắm muối gia vị, cùng chưng cách thủy, làm thức ăn trong bữa cơm chính.

(5) Rượu hoa quỳnh: Khi hoa quỳnh nở, cắt hoa cho vào bình thủy tinh lớn, đổ thêm rượu gạo, ngập trên mặt hoa 3-5cm. Hoa ngâm trong rượu có thể bảo quản tới hàng năm, nên vẫn có thể thưởng ngoạn (ngắm) và sử dụng làm thuốc mỗi khi cần thiết. Khi bị đau bụng do ăn uống, có thể uống 1-2 thìa cà phê (khoảng 5-10ml), như uống rượu quế chữa đau bụng; khi bị viêm họng, ho, rát họng, có thể ngậm 1-2ml, sẽ thấy đỡ ho và rát họng; còn khi trên da mọc đinh, nhọt, hoặc chẳng may bị té ngã, da tím bầm, có thể dùng bông thấm rượu thuốc bôi vào, ngày 2-3 lần

Thông thường, kiếm được 5-7 bông hoa quỳnh, đã là việc khó, trong khi đó vườn nhà bạn lại đang có rất nhiều hoa quỳnh, đúng là một cơ may hiếm có. Vì vậy, khi hoa quỳnh nở, bạn nên gom lại, phơi khô hoặc ngâm rượu, để sử dụng mỗi khi cần đến.


V. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng, có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó. Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón " Peters 20-20-20", "Miracle Gro", hoặc "Super Bloom" mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).

Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, nãm nay mới có hoa.

Ðất trồng quỳnh phải sốp, dễ thoát nước. cần nhiều chất hữu cơ. Mua ðất ở các tiệm bán cây giống, không lấy ðất vườn. Nên dùng "Miracle-Grow Potting Mix". Ở Việt Nam nếu ðược bón bằng ðất mùn trộn với lông gà, lông vịt rất tốt.

Chăm bón: Luôn ðể đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước. Lúc quỳnh chưa ra hoa ðầu mùa, ðể cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hẵng tướị

Không tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non. Không có hoa.

Không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 12" (inch) Vì qúa nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa ðược.







Cách thay đất:

Ðổ chậu quỳnh ra, giũ nhẹ cho HẾT TẤT CẢ ðất, cắt bớt rễ. Vứt bỏ bớt các cành quỳnh nhỏ, hoặc các thân quá cỗi, chỉ giữ lại những cành to, thân (lá) dầỵ. Cành nào cao quá cắt ngắn bớt, ðể riêng những canh vừa cắt cất vào trong chỗ mát, một tuần sau ðem ra cắm lại vào chậu hay trồng vào chậu mớị (ðể trong mát một tuần cho vết cắt lành, không bị nhiễm nấm )

Bỏ cây quỳnh vào chậu cho ðất vào, ấn nhẹ cho chắt gốc, tưới cho ðẫm nước. Sau ðó ðể chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi mới mang ra phõi nắng. Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới ðất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài nãm. Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi nãm(tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh)




Các loại hoa màu tím kiêu sa

Ý nghĩa các loài hoa

Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể

Mẫu hoa cưới độc đáo

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hoa cưới bằng hoa rum đẹp

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Ý nghĩa của hoa lavender

Ý nghĩa của hoa lay ơn

Ý nghĩa của hoa lan chuông

Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp

Ý nghĩa của hoa thủy tiên

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Ý nghĩa của hoa thiên lý

Làm tóc xoăn tự nhiên bằng giấy

Làm tóc xoăn tự nhiên không cần uốn

Cách làm tóc mái phồng cực đẹp

Chữa thâm quầng mắt bằng tự nhiên

Mặt nạ trị thâm quầng mắt từ thiên nhiên

Mặt nạ trị tàn nhang hiệu quả nhất

Mặt nạ trị nám bằng trái cây

Ý nghĩa của biển số xe

Tự may váy cho bé cực yêu

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Ý nghĩa của hoa hồng trong tình yêu

Ý nghĩa số điện thoại của bạn

Ý nghĩa của Gangnam style

Ý nghĩa của ngày 20 tháng 11

Tự chế kem dưỡng da mùa đông

Tự chế kem dưỡng da ban đêm cực hiệu quả

Tự chế kem dưỡng vùng mắt

Tự chế sữa rửa mặt cho da nhờn

Tự chế sữa rửa mặt cho da mụn

Cách làm lông mi cong tự nhiên

Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng

Ý nghĩa của hoa sen

Ý nghĩa của hoa tulip

Ý nghĩa của hoa thạch thảo

Ý nghĩa của hoa lavender

Ý nghĩa của hoa lay ơn

Ý nghĩa của hoa lan chuông

Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp

Ý nghĩa của hoa thủy tiên

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Ý nghĩa của hoa thiên lý

(ST).


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin hoi e du dinh dat ten con gai sinh nam 2012 la thu thuy vay co hop phong thuy va y nghia cua ten do nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
e tên Quỳnh Hương nèk ! hehehe!
Toi ten kim moun hoi nha toi co loai hoa quynh huong ray nhieu,neu nhu vay tot hay xau? Va toi muon hoi them neu giu lai de phoi kho roi nau nuoc uong co duoc khong?toi xin cam on nhung cau hoi cua toi.
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý