Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu

seminoon seminoon @seminoon

Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu

18/04/2015 08:07 PM
849

Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu. Phòng ngừa và điều trị bệnh đa hồng cầu như thế nào.

Bệnh đa hồng cầu là gì:


Bệnh đa hồng cầu  (tăng hồng cầu) là một dạng bệnh tăng sinh tủy, tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều tế bào máu, trong đó hồng cầu chiếm ưu thế làm cho máu cô đặc (tăng độ quánh) và có nguy cơ bị tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn.

Đó là một loại ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, tiến triển chậm, là một trong những bệnh lý tăng sinh tủy ác tính không rõ căn nguyên.

Bệnh đa hồng cầu thường gặp ở những người tăng huyết áp, béo phì, có bệnh động mạch vành, bệnh tiến triển chậm, nếu điều trị tốt bệnh nhân có thể sống bình thường trong nhiều năm.

Biểu hiện của bệnh đa hồng cầu:


Các biểu hiện thường gặp của bệnh là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, bầm tím tự nhiên trên da, ngứa, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, mặt và lòng bàn tay đỏ, đau nhức xương, gan lách to và các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não. Xét nghiệm máu ngoại vi có tăng số 3 dòng tế bào máu và lượng huyết sắc tố.

Ảnh minh họa - nguồn internet

Nguyên nhân

Có hai thể tăng hồng cầu: thể nguyên phát và thể thứ phát (hội chứng tăng hồng cầu).

Tăng hồng cầu thứ phát hay hội chứng tăng hồng cầu là một hiện tượng nhất thời khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải do ra quá nhiều mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, bỏng nặng hoặc bị sốc…Ngoài ra, tăng hồng cầu thứ phát còn có các nguyên nhân khác như: ống ở vùng núi cao, do suy tim, do bệnh nặng đường hô hấp…

Còn đối với tăng hồng cầu nguyên phát thì đến nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh này, nhưng có thể do một số nguyên nhân như: trạng thái thiếu oxy mãn tính của tủy xương, ung thư, người bệnh quá thừa yếu tố nội tại, bệnh của hệ thống tạo máu ở tủy, tăng tổng lượng máu. Bệnh phát triển chậm và ít gặp, bệnh không có tính di truyền và thường xảy ra ở người lớn. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 lần nữ giới.

Triệu chứng

Các đầu ngón tay có máu tụ đỏ bầm hoặc tím là một trong những triệu chứng của bệnh tăng hồng cầu. -  Ảnh minh họa.

Người bệnh tăng hồng cầu thường có các biểu hiện:

Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, đau cương, đau viêm các dây thần kinh.
Da đỏ hoặc xanh tím ở mặt, môi, cổ và các đầy chi, đặc biệt là khi trời lạnh.
Lách to, cứng nhẵn.
Nghẽn mạch, tăng áp lực tâm thu và phì đại tim, gan to. Bệnh cũng có thể phối hợp với viêm bể thận, u nang thận…


Điều trị bệnh đa hồng cầu như thế nào:

Có 2 phương pháp điều trị bệnh đa hồng cầu là: trích máu và dùng thuốc.

- Trích máu:
Trích máu định kỳ là liệu pháp quan trọng nhất trong xử trí đa hồng cầu, duy trì lượng hematocrit không vượt quá 45%,  nhưng phương pháp điều trị này làm tăng nguy cơ thiếu sắt và có thể gây ra các rối loạn huyết động ở một số bệnh nhân. Ngoài ra, trích máu cũng kích thích tủy xương và quá trình sinh mẫu tiểu cầu, từ đó làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.

- Thuốc:

Dùng thuốc

Hiện nay, có 3 loại thuốc chính được sử dụng để giảm số lượng hồng cầu trong máu là hydroxyurea, interferon-alfa và anagrelide.

Hydroxyurea

Hydroxyurea (HU) hiện là một trong những thuốc quan trọng nhất trong điều trị bệnh đa hồng cầu, sau khi phốt pho phóng xạ (32P) và các tác nhân hóa trị liệu khác như clorambucil đã không còn được sử dụng do làm tăng nguy cơ chuyển dạng thành ung thư máu. Mặc dù nguy cơ gây chuyển dạng thành ung thư máu của thuốc này không rõ rệt trên lâm sàng, nhưng rõ ràng nó có khả năng gây đột biến và các loại ung thư nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc này cho những bệnh nhân trẻ tuổi. Bên cạnh đó, HU gây ức chế tủy xương và do đó, làm giảm không chọn lọc cả số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, đồng thời có thể gây ra thiếu máu. Đáp ứng với HU thường dao động trong quá trình điều trị. Sau khi ngừng dùng thuốc, bệnh thường chỉ ổn định trong thời gian ngắn và có tình trạng tăng tiểu cầu trong máu ngoại vi. Do đó, HU cần được sử dụng liên tục kéo dài, nhưng điều này có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, HU còn có thể gây các tác dụng phụ khác như rối loạn sắc tố móng hoặc các ổ loét ở mắt cá chân, các ổ loét này thường chậm liền sau khi ngưng dùng thuốc và có thể cần phải điều trị bằng ghép da. HU có thể qua được rau thai và gây dị dạng thai nên cần tránh sử dụng ở những phụ nữ đang mang thai.

Interferon-alfa

Interferon-alfa (IFN-a) được sử dụng trong điều trị đa hồng cầu sau khi có những bằng chứng cho thấy hiệu quả của thuốc này trong điều trị một loại bệnh tăng sinh tủy ác tính khác là bệnh lơxêmi kinh dòng hạt. IFN-a có tác dụng ức chế tủy xương nên cũng gây giảm cả hematocrit, số lượng tiểu cầu và bạch cầu trong máu ngoại vi. Ưu điểm của thuốc này là tác dụng được duy trì sau khi ngưng dùng thuốc và không gây chuyển dạng thành ung thư máu và không gây đột biến gen, do đó, có thể sử dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi. Tác dụng phụ thường gặp của IFN-a trong giai đoạn đầu dùng thuốc là hội chứng giống cúm, nhưng nếu dùng kéo dài, thuốc có thể gây các triệu chứng tiêu hóa và tâm thần kinh ở 15 - 30% số bệnh nhân, các tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều dùng. Liều dùng thông thường của IFN-a là 3 - 5 triệu đơn vị/ngày cho đến khi đạt được mục đích điều trị, sau đó giảm dần liều. IFN-a không qua được rau thai nên có thể dùng được ở phụ nữ có thai. Một nhược điểm quan trọng của IFN-a là rất đắt tiền.

Anagrelide

Anagrelide là một chất ức chế men prostaglandin synthase. Đầu tiên, thuốc này được sử dụng với mục đích ức chế sự trưởng thành của mẫu tiểu cầu, từ đó ức chế sự sinh sản của dòng tiểu cầu, tuy nhiên, người ta nhận thấy tác dụng phụ gây thiếu máu của thuốc ở một số bệnh nhân với cơ chế chưa được biết rõ. Đây là lý do anagrelide được sử dụng trong điều trị bệnh đa hồng cầu. Anagrelide không gây giảm số lượng bạch cầu và không gây ức chế tủy xương, không có nguy cơ gây chuyển dạng thành ung thư máu nhưng có thể qua được rau thai và gây giảm số lượng tiểu cầu của thai nhi.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt:

Người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, vận động quá mức, tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không gắng sức, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, không dùng rượu, bia, thuốc lá, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để hạn chế tình trạng cô đặc máu.


Phòng bệnh

Để phòng bệnh, tốt nhất nên có một chế độ sống lành mạnh. - Ảnh minh họa.

Vì chưa xác định được nguyên nhân cơ bản của bệnh nên cũng không có cách phòng tránh, tuy nhiên, nên giữ một chế độ sống lành mạnh để phòng tránh các bệnh có thể dẫn đến tăng hồng cầu.

Bệnh thiếu máu biermer

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở trẻ

Bệnh bạch cầu

Thiếu máu khi mang thai

Thăm dò tác dụng bổ huyết của nhung hươu,nhung na

Tiểu ra máu

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
benh da hong cau co nguy hiem hok?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
em kham vien sot ret-kst-ct tphcm xet nghiem mau hong cau cao em co the bi da hong cau chu au em cung thay nhin mat hoa va tang huet ap
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
em 34 tuổi em đi khám họ thì được biết hồng cầu cao 10'8 h có nguy hiểm đến sức khỏe 0 hiện tại có thể em thấy bình thường
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý